334 18.792.000 PBL03 30/11 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
3.2.4. Về kế toán chi phí sản xuất chung
87
Để giải quyết việc chấm công không khả quan của nhân viên quản lý đội, cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên quản lý đội, công ty nên áp dụng hình thức lương khoán đối với nhân viên quản lý đội.
Mức lương khoán có thể được xác định dựa bởi nhiều cách thức khác nhau nhưng đối với doanh nghiệp xây lắp thì có 3 cách thức chủ yếu được các doanh nghiệp sử dụng. Bao gồm:
Dựa vào mức lương thời gian cũ; Dựa vào định mức chi phí gián tiếp; Dựa vào mức độ hoàn thành công việc.
Đối với công trình XDTH – Chiềng Châu, em xin đề xuất phương án xác định mức lương khoán dựa vào mức độ hoàn thành công việc. Với cách thức này nhân viên quản lý đội sẽ có trách nhiệm hơn trong công việc của mình, đồng thời nhà quản lý cũng thấy được tiến độ thi công của công trình.
- Việc trích lập dự phòng là quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp xây lắp nào. Để giảm bớt sự bất ổn định của chi phí giữa các kỳ, kế toán nên trích lập dự phòng chi phí bảo hành đối với các công trình, hạng mục công trình:
Trình tự hạch toán
Khi trích trước chi phí sửa chữa, bảo hành công trình, ghi Nợ TK 6275 – Chi phí sửa chữa, bảo hành công trình
Có TK 352 – Dự phòng phải trả
Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, ghi: Nợ TK 621, 622, 627
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 152, 153, 214, 331, 334, 338, …
Cuối kỳ, tổng hợp chi phí thực tế phát sinh liên quan đến sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp và tính giá bảo hành, ghi:
Nợ TK 1544 – Chi phí bảo hành xây lắp Có TK 621, 622, 623. 627
Khi công việc sửa chữa và bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 352 Có TK 1544
Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không bảo hành hoặc số trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, phải hoàn nhập số trích trước về bảo hành còn lại, ghi
Nợ TK 352
KẾT LUẬN
Xây dựng cơ bản là một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống ngày càng tăng lên khiến cho nhu cầu về chất lượng và kiến trúc thẩm mỹ ngày càng cao. Vì vậy, để cạnh tranh được, các doanh nghiệp xây lắp phải đảm bảo được cả hai mặt chất và lượng của công trình mới có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong khối ngành xây dựng được. Đồng thời việc tiết kiệm chi phí sản xuất với việc cố gắng hạ giá thành sản phẩm xây lắp nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng công trình sẽ thu hút hơn những nhà đầu tư, dẫn tới tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Thịnh Hưng đã giúp em có thêm sự hiểu biết về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị xây lắp. Được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn và các anh chị phòng kế toán Công ty cổ phần Thịnh Hưng, em đã học hỏi được rất nhiều những kiến thức ngoài sách vở đối với công tác kế toán tại công ty, đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp để hoàn thành bài khóa luận này với đề tài "Hoàn thành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Thịnh Hưng"
Tuy nhiên, với kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế cho nên bài khóa luận của em không thể tránh khỏi những sai sót, những ý kiến đóng góp vẫn mang tính chất chủ quan của riêng em nên chưa chính xác hoàn toàn. Vì vậy, em mong muốn nhận được sự đóng góp chân thành từ các thầy, cô giáo trong Khoa kinh tế - quản lý để em hoàn thiện bài khóa luận này một cách tốt nhất.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô Th.s Mai Thanh Thủy và anh chị Công ty cổ phần Thịnh Hưng đã tạo điều kiện để em có cơ hội được tiếp cận thực tế và hoàn thành bài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2015
Sinh viên