Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Thịnh Hưng (Trang 85)

334 18.792.000 PBL03 30/11 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN

3.2.3.Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên liệu trực tiếp

- Vì những nguyên vật liêu mua về chân công trình đa số dùng ngay cho công trình, hoặc dùng sau đó một, hai ngày, do vậy công ty nên lựa chọn cách thức sử dụng phiếu xuất nhập thẳng thay cho phiếu xuất – nhập kho như cũ để giảm bớt thời gian các thủ tục không cần thiết, đảm bảo tiến độ thi công nhanh chóng. Chỉ trong trường hợp số nguyên vật liệu mua về dự trữ lâu dài phục vụ dần cho công trình thi công, công ty mới nên sử dụng phiếu xuất nhập kho để theo dõi.

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỉ trọng lớn trong giá thành của công trình xây lắp. Do đó, việc tiết kiệm chi phí này luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Em xin nêu ra một vài giải pháp như sau để công ty tham khảo:

 Để đảm bảo luôn cung cấp đầy đủ nguồn nguyên vật liệu với số lượng nhiều, liên tục và đảm bảo chất lượng, công ty cần xây dựng mối quan hệ lâu dài, vững chắc, uy tín, gắn bó với các doanh nghiệp nhà cung cấp. Luôn nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong việc sử dụng, bảo quản vật tư để đảm bảo tối thiểu mức hao hụt trong thi công và vận chuyển.

 Cần yêu cầu mỗi kế toán đội lập bảng kê số nguyên vật liệu thừa chưa sử dụng hết ở mỗi công trình, để từ đó có căn cứ phản ánh chính xác hơn số nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh.

Để lập được bảng kê này, kế toán đội cùng nhân viên kỹ thuật cần tiến hành kiểm kê xác định khối lượng vật liệu thừa còn lại tại các công trường. Bảng kê sẽ được lập theo từng công trình, hạng mục công trình và sẽ được tiến hành vào cuối mỗi tháng.

Để thực hiện bảng kê nguyên vật liệu chưa sử dụng cuối kỳ và bảng tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh đòi hỏi nhân viên kế toán đội phải có trình độ nhất định. Do đó công ty cần bố trí các cán bộ phòng tài chính kế toán tổ chức hướng dẫn cụ thể, đào tạo cơ bản về các lập chứng từ cho các nhân viên thống kê ở đội.

Tuy được mua theo kế hoạch dự trù trước, xong việc thừa vật liệu trong thi công là khó tránh khỏi. Khi đó, tùy theo tình hình cụ thể mà công ty có thể tiến hành xử lý lượng vật liệu thừa và hạch toán thích hợp:

+ Nếu chuyển số vật liệu này sang thi công công trình khác thì kế toán có thể định khoản như sau:

Nợ TK 621- chi tiết công trình nhận NVL Có TK 621- Chi tiết công trình thừa NVL

+ Nếu đơn vị bán số nguyên vật liệu thừa không sử dụng hết, kế toán có thể ghi: Nợ TK 111, 112, 131,…

Có TK 621- Chi tiết CT thừa NVL Có TK 3331( nếu có)

Biểu 3.2. Bảng kê nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ BẢNG KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU CÒN LẠI CUỐI KỲ

công trình XDTH – Chiềng Châu Ngày 31 tháng 12 năm 2013

STT Tên vật liệu ĐVT Khối lƣợng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Cát đen M3 10 170.000 1.700.000 … Tổng cộng 20.000.000 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên)

Như vậy, căn cứ vào bảng kê số nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ, kế toán xác định lại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng cho thi công công trình XDTH- Chiềng Châu trong quý 4/2013 như sau:

1.228.488.548 – 20.000.000= 1.208.488.548 (đồng) Như vậy, giá thành công trình thực tế sẽ giảm đi còn 12.798.256.494 – 20.000.000 = 12.778.256.494 (đồng)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Thịnh Hưng (Trang 85)