Phần Thịnh Hưng
2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Công ty Cổ phần Thịnh Hưng tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung chuyên sâu, mỗi người trong phòng kế toán được phân công phụ trách công việc nhất định, do vậy công tác kế toán tại công ty là tương đối hoàn chỉnh, hoạt động không bị chồng chéo lên nhau. Mọi công tác kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán, từ việc thu nhập, kiểm tra chứng từ, ghi sổ chi tiết đến việc lập báo cáo. Đặc trưng của mô hình này là mọi nhân viên phòng kế toán đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng.
Cơ cấu bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3. Bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Thịnh Hƣng
Kế toán tổng hợp Kế toán tiền mặt, tiền gửi, thanh toán Kế toán doanh thu, thuế Kế toán vật tư, CCDC, NVL Kế toán TSCĐ Kế toán tiền lương Thủ quỹ
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
31
- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chính trước ban giám đốc về tất cả các hoạt động của phòng tài chính kế toán. Kế toán trưởng trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và phân công việc thực hiện công tác kế toán của công ty. Kế toán trưởng giúp giám đốc công ty chấp hành các chế độ về quản lý và sử dụng tài sản, chấp hành kỷ luật về lao động, về sử dụng quỹ tiền lương, phúc lợi cũng như việc chấp hành các kỷ luật tài chính, tín dụng thanh toán.
- Kế toán tổng hợp: tổng hợp số liệu từ các bộ phận, lập báo cáo tài chính, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi, thanh toán: theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt, tiền gửi và tình hình thanh toán của công ty với nhà cung cấp, khách hàng, nhà đầu tư. - Kế toán doanh thu, thuế: có nhiệm vụ phản ánh chính xác doanh thu thu được từ
hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính hay hoạt động bất thường khác. Tính và kê khai các khoản thuế, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước theo đúng chế độ quy định
- Kế toán vật tư, CCDC, NVL: có nhiệm vụ theo dõi tình hình xuất nhập tồn của vật tư, thiết bị trong kho, đưa ra báo cáo tồn kho cuối kỳ. Lập phiếu nhập – xuất hàng tồn kho, đưa ra báo cáo tồn kho cuối kỳ.
- Kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ phản ánh số hiện có và tình hình về tăng giảm số lượng và chất lượng sử dụng TSCĐ, tình hình khấu hao TSCĐ, theo dõi, sửa chữa, thanh lý, nhượng bán, đi thuê và cho thuê TSCĐ, tình hình kiểm kê, đánh giá TSCĐ, mở sổ chi tiết và thẻ TSCĐ cho từng tài sản và theo dõi việc điều động di chuyển TSCĐ ở các đơn vị sản xuất của công ty.
- Kế toán tiền lương: có trách nhiệm tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian, kết quả lao động, tính lương và trích các khoản theo lương, phân bổ chi phí nhân công theo dung đối tượng sử dụng. Đồng thời theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động.
- Thủ quỹ: Căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi, lập sổ quỹ, đảm bảo tuyệt đối quỹ tiền mặt, chỉ được xuất tiền khi có phiếu chi được duyệt bởi giám đốc hay Kế toán trưởng.
2.1.4.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty cổ phần Thịnh Hưng
Hiện nay, công ty cổ phần Thịnh Hưng đang áp dụng chế độ kế toán theo Quyết đinh 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 và theo thông tư 244/2009/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính về chế độ kế toán doanh nghiệp.
- Niên độ kế toán bắt đầu thừ 01/01 và kết thúc 31/12 dương lịch hàng năm. - Kỳ kế toán là các quý của năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng (VNĐ).
- Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ : hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá thực tế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung. Ngoài ra công ty đã đầu tư hệ thống máy vi tính và phần mềm kế toán Fast trang bị cho phòng tài chính góp phần tạo thuận lợi cho việc xử lý và lưu trữ thông tin trong công tác kế toán.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: thực tế đích danh. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: khấu hao theo đường thẳng. - Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.