Việt nam là quốc gia đang trên đà phát triển. Do đó, nhu cầu vốn cho nền kinh tế là rất lớn. Chính phủ cần một nguồn vốn lớn để đầu tư cho các dự án phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng… Các doanh nghiệp trong nước thì ngày càng tăng về số lượng và qui mô. Nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh là cần thiết và dễ hiểu. Những năm trở lại đây, các NHTM ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ khiến nền tài chính tiền tệ trong nước trở nên sôi động. Với tư cách là 1 kênh dẫn vốn, NHTM vừa huy động vốn và vừa cho vay ra nền kinh tế. Hoạt động huy động vốn là hoạt động đầu tiên và tiên quyết của bất cứ NHTM nào để tập trung vốn trong nền kinh tế trước khi phân phối trở lại bằng các nghiệp vụ tín dụng. Nền Kinh tế Việt Nam với hơn 85 triệu dân là thị trường tiềm năng để huy động vốn. Huy động tiền gửi là một trong những kênh huy động vốn chủ yếu của các NHTM hiện nay. Trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam với các chỉ số biến động lớn, đồng hành với việc nền kinh tế thế giới chậm chạp bước qua giai đoạn khủng hoảng sâu năm 2007-2008. Điều này đã khiến cho việc huy động vốn nói chung và việc huy động tiền gửi nói riêng của các NHTM gặp những thách thức không nhỏ, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Từ Liêm cũng nằm trong tình trạng này. Sau một thời gian thực tập tại ngân hàng này, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả huy động nguồn tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm“. Chuyên đề gồm 3 nội dung chính: Chương 1: Hiệu quả huy động nguồn tiền gửi của NHTM Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động nguồn tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động nguồn tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm