Nâng cao hiệu quả huy động nguồn tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm

55 212 0
Nâng cao hiệu quả huy động nguồn tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Duy Hào LỜI MỞ ĐẦU Việt nam là quốc gia đang trên đà phát triển. Do đó, nhu cầu vốn cho nền kinh tế là rất lớn. Chính phủ cần một nguồn vốn lớn để đầu tư cho các dự án phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng… Các doanh nghiệp trong nước thì ngày càng tăng về số lượng và qui mô. Nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh là cần thiết và dễ hiểu. Những năm trở lại đây, các NHTM ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ khiến nền tài chính tiền tệ trong nước trở nên sôi động. Với tư cách là 1 kênh dẫn vốn, NHTM vừa huy động vốn và vừa cho vay ra nền kinh tế. Hoạt động huy động vốn là hoạt động đầu tiên và tiên quyết của bất cứ NHTM nào để tập trung vốn trong nền kinh tế trước khi phân phối trở lại bằng các nghiệp vụ tín dụng. Nền Kinh tế Việt Nam với hơn 85 triệu dân là thị trường tiềm năng để huy động vốn. Huy động tiền gửi là một trong những kênh huy động vốn chủ yếu của các NHTM hiện nay. Trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam với các chỉ số biến động lớn, đồng hành với việc nền kinh tế thế giới chậm chạp bước qua giai đoạn khủng hoảng sâu năm 2007-2008. Điều này đã khiến cho việc huy động vốn nói chung và việc huy động tiền gửi nói riêng của các NHTM gặp những thách thức không nhỏ, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Từ Liêm cũng nằm trong tình trạng này. Sau một thời gian thực tập tại ngân hàng này, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả huy động nguồn tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm“. Chuyên đề gồm 3 nội dung chính: Chương 1: Hiệu quả huy động nguồn tiền gửi của NHTM Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động nguồn tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động nguồn tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm Chương 1: Hiệu quả huy động nguồn tiền gửi của NHTM SV: Nguyễn Thị Bích Hằng Lớp ngân hàng K21 ( VB2) 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Duy Hào 1.1. Hoạt động huy động nguồn tiền gửi của NHTM 1.1.1. Các hoạt động cơ bản của NHTM Ngân hàng thương mại (NHTM) là một loại hình tổ chức trung gian tài chính hình thành lâu đời nhất trong lịch sử, được hình thành trên cơ sở phát triển của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa. Cho đến nay, các NHTM không ngừng phát triển các loại hình hoạt động của mình nhằm cung cấp đến khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Nhưng một NHTM đi vào hoạt động luôn tồn tại 3 loại hình hoạt động chính yếu. Đó là: huy động nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn và các hoạt động khác 1.1.1.1. Hoạt động huy động nguồn vốn Huy động nguồn vốn là một hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM. Đây là hoạt động đầu tiên và chính yếu, đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn mà ngân hàng huy động được sẽ là cơ sở cho hoạt động sư dụng nguồn vốn của ngân hàng. Nguồn vốn huy động thường được sử dụng cho mục tiêu phát triển sản xuất hay những mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, cũng như của đất nước. Nguồn vốn của NHTM nằm bên phải bảng cân đối kế toán bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. • Huy động nguồn vốn chủ sở hữu: Đây chính là việc gia tăng qui mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng thông qua các biện pháp huy động vốn như một doanh nghiệp tiến hành: Phát hành cổ phiếu, Tăng vốn điều lệ, Lợi nhuận giữ lại… Nguồn vốn chủ sở hữu thường dùng để tài trợ cho các Tài sản dài hạn của ngân hàng. • Huy động nguồn vốn vay: Bao gồm huy động vốn vay ngắn hạn và huy động vốn vay dài hạn thông qua các nghiệp vụ như: Nhận tiền gửi, Vay các tổ SV: Nguyễn Thị Bích Hằng Lớp ngân hàng K21 ( VB2) 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Duy Hào chức tín dụng và các NHTM khác, Vay của NHNN, phát hành trái phiếu ngân hàng, phát hành tín phiếu ngắn hạn… Khi NHTM thực hiện việc huy động nguồn vốn vay luôn phải cân nhắc tới yếu tố chi phí vốn – Lãi vay, để tiến hành lựa chọn những kênh huy động vốn phù hợp với khả năng của ngân hàng đó. 1.1.1.2. Hoạt động sử dụng nguồn vốn Nguồn vốn sau huy động sẽ được NHTM tập trung lại và phân bổ sử dụng vào các mục tiêu nhằm tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, đảm bảo bù đắp được chi phí vốn. Nguyên tắc của ngân hàng là dự trữ lại một phần dưới dạng tiền, phần còn lại được sử dụng vào các dạng nghiệp vụ sinh lời nhằm tạo ra thu nhập để bù đắp chi phí hoạt động và có lãi. Các nghiệp vụ chủ yếu bao gồm • Nghiệp vụ tín dụng: đây là hoạt động chính yếu của ngân hàng và cũng là hoạt động tạo ra phần lớn thu nhập cho ngân hàng. Bản chất của nghiệp vụ tín dụng là việc ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng đối với một lượng vốn nhất định của mình cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định, khi hết hạn, khách hàng sẽ hoàn trả lại cho ngân hàng phần vốn vay ban đầu cộng với phần lãi suất. Phần lãi suất cho vay đó chính là phần thu nhập của ngân hàng. Thông thường thì thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm trên 50% thu nhập của một NHTM. Hình thức của nghiệp vụ tín dụng bao gồm:  Nghiệp vụ cho vay: Ngắn hạn, trung và dài hạn  Nghiệp vụ bảo lãnh  Nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu  Nghiệp vụ thuê mua • Nghiệp vụ đầu tư: bao gồm đâu tư vào các loại chứng khoán với hai mục tiêu chủ yếu là đảm bảo tính thanh khoản và sinh lời. SV: Nguyễn Thị Bích Hằng Lớp ngân hàng K21 ( VB2) 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Duy Hào Trong đó, mục tiêu đảm bảo tính thanh khoản được ưu tiên hàng đầu. Nên các NHTM thường nắm giữ những chứng khoán có độ rủi ro thấp như tín phiếu kho bạc,… Những loại chứng khoán này tỉ lệ sinh lời thấp nhưng tính thanh khoản của nó rất cao, tính an toàn cao, dễ bán. Bên cạnh đó, NHTM cũng đầu tư vào các chứng khoán để sinh lời bằng cách mua bán những cổ phiếu của các doanh nghiệp có tỷ lệ sinh lời cao, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ… Trong đó, những chứng khoán có tính ổn định, dài hạn như trái phiếu chính phủ được ngân hàng giữ đến khi đáo hạn để hưởng lãi suất. Còn những cổ phiếu doanh nghiệp có tính biến động cao thì các ngân hàng sẽ sử dụng để kinh doanh mua bán trên thị trường chứng khoán để thu chênh lệch giá có lợi. 1.1.1.3. Các hoạt động khác Cùng với sự phát triển của công nghệ và sự đa dạng trong nhu cầu của khách hàng, các NHTM ngày nay không ngừng đổi mới và gia tăng các hoạt động của mình bên cạnh những hoạt động truyền thống. NHTM còn cung cấp cho khách hàng một số các dịch vụ khác như: • Dịch vụ thanh toán ( trong nước và quốc tế) • Dịch vụ bảo quản tài sản hộ • Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ • Dịch vụ bảo hiểm • Dịch vụ môi giới và đầu tư chứng khoán … 1.1.2. Hoạt động huy động nguồn tiền gửi của NHTM 1.1.2.1. Khái niệm huy động nguồn tiền gửi Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức SV: Nguyễn Thị Bích Hằng Lớp ngân hàng K21 ( VB2) 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Duy Hào khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền. (Ttheo luật các tổ chức tín dụng 1997) Huy động nguồn tiền gửi của NHTM là một trong những hoạt động huy động nguồn vốn của NHTM trên cơ sở khách hàng (tổ chức, cá nhân) chủ động, tự nguyện gửi tiền của mình (trao quyền sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình) cho NHTM sử dụng và quản lý trong một thời gian nhất định, và NHTM sẽ cam kết hoàn trả đúng hạn cho khách hàng một mức lãi suất hợp lý theo. 1.1.2.2. Các hình thức huy động nguồn tiền gửi Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng của NHTM. Nó là nguồn tiền chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Vì thế mà các NHTM luôn chịu áp lực gia tăng và mở rộng nguồn tiền gửi của mình. Điều này đòi hỏi hoạt động huy động nguồn tiền gửi của NHTM không ngừng thay đổi và hoàn thiện. Các hình thức huy động nguồn tiền gửi ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng vốn huy động được vì vậy việc đưa ra các hình thức huy động phù hợp, linh hoạt là điều hết sức cần thiết đối với ngân hàng. Nguồn tiền gửi được truyền tải đến ngân hàng theo nhiều kênh khác nhau:  Phân loại theo đối tượng khách hàng: - Tiền gửi của cá nhân: Khách hàng cá nhân chiếm phần lớn đa số trong đối tượng hoạt động của ngân hàng. Chính vì vây, các hoạt động huy động nguồn tiền gửi đối với đối tượng khách hàng này rất đa dạng, với mục địch gửi tiền chủ yếu là tiết kiệm, bảo quản, đem lại khả năng sinh lời cho mình. Điều này đã đem lại cho ngân hàng số tiền nhàn rỗi lớn và ổn định để thực hiện các hoạt động đầu tư của mình một cách hiệu quả. - Tiền gửi của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác: Lượng tiền gửi của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế cũng chiếm một tỷ trọng lớn. Tuy nhiên SV: Nguyễn Thị Bích Hằng Lớp ngân hàng K21 ( VB2) 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Duy Hào mục địch gửi tiền của đối tượng này khác so với khách hàng cá nhân. Mục đích của đối tượng khách hàng này là dùng để thanh toán cũng như tiến hành các giao dịch khác. Số còn lại nhàn rỗi sẽ được gửi để hưởng lãi nếu doanh nghiệp gửi tiền gửi có kỳ hạn. Do đó, ngân hàng chỉ sử dụng được một phần nhỏ trong lượng vốn huy động được đó là số du trên tài khoản của các doanh nghiệp. - Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác: Với những ngân hàng có lượng vốn huy động lớn có thể đem gửi tại các ngân hàng khác nhằm mục đích hưởng một phần lãi. Điều này giúp NHTM giảm bớt một phần chi phí , đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng.  Phân loại theo mục đích huy động: - Tiền gửi thanh toán: là loại hình tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng với mục đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh nhất của quý khách. Có thể hiểu, đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhận gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữa và thanh toán hộ. Ngân hàng sẽ mở cho khách hàng tài khoản thanh toán. Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện. Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Nhìn chung, lãi suất của khoản tiền này rất thấp (hoặc bằng 0), thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức chi phí thấp. Do tính linh hoạt của tiền gửi giao dịch, số dư tiền gửi không ổn định và biến động nhanh. - Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội: là loại hình tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức, doanh nghiệp không dùng vào mục đích thanh toán mà để hưởng lãi suất mà ngân hàng sẽ chi trả sau một khoảng thời gian nhất định. Khi cần chi tiêu, người gửi phải đến ngân hàng để làm thủ tục rút tiền ra. SV: Nguyễn Thị Bích Hằng Lớp ngân hàng K21 ( VB2) 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Duy Hào Để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu gửi tiền của khách hàng, ngân hàng đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau với mức lãi suất thích hợp để thu hút và tối đa hóa lượng tiền gửi. Nguồn này thường có kỳ hạn xác định trước với một lãi suất cao hơn so với lãi suất của tiền gửi thanh toán. Có thể nói đây là nguồn vốn có chi phí cao nhất của ngân hàng. Đồng thời do có tính ổn định cao trong kỳ hạn mà các khoản cho vay của ngân hàng chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn này. - Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Các tầng lớp dân cư đều có khoản tiền nhàn rỗi, khoản thu nhập chưa sử dụng đến. Trong điều kiện có thể tiếp cận ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời. Do lượng tiền nhàn rỗi này của dân cư được gửi với thờ gian cố định nên đây là lượng vốn chủ yếu cho ngân hàng sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình. Đây cũng là một dạng của tiền gửi có kỳ hạn nhưng tuy nhiên cũng có một số điểm khác biệt theo quy ddnhj của văn bản pháp luật mà ngân hàng Nhà nước quy định.  Phân loại theo kỳ hạn: - Tiền gửi ngắn hạn: Đây là nguồn tiền gửi mà ngân hàng huy động trong khoảng thời gian ngắn ( thường dưới 12 tháng) - Tiền gửi trung và dài hạn: Là nguồn tiền gửi mà ngân hàng huy động trong khoảng thời gian trên 1 năm. Đây là nguồn vốn ổn định được ngân hàng sử dụng với mục đích đầu tư trung và dài hạn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.  Phân loại theo loại tiền - Huy động nguồn tiền gửi bằng VNĐ: ngân hàng huy động nguồn tiền gửi bằng VNĐ thông qua tất cả các hình thức huy động nguồn tiền gửi khác nhau với các mục đích khác nhau. Trong nguồn tiền gửi mà ngân hàng huy động được thì nguồn tiền gửi huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao, đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn của ngân hàng. SV: Nguyễn Thị Bích Hằng Lớp ngân hàng K21 ( VB2) 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Duy Hào - Huy động nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ: Mục đích huy động nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế cũng như các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của khách hàng, của ngân hàng. Tiền gửi huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng chủ yếu là USD và EUR. 1.2. Hiệu quả hoạt động huy động nguồn tiền gửi của NHTM 1.2.1. Khái niệm hiệu quả huy động nguồn tiền gửi Trước hết, ta cần hiểu khái niệm về hiệu quả. Hiệu quả là việc đạt được kết quả đặt ra cao nhất trong điều kiện tiêu tốn nguồn lực là thấp nhất có thể. Như vậy, quá trình đánh giá hiệu quả là việc so sánh giữa kết quả đạt được và những chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hệ số giữa chi phí/kết quả càng thấp cho thấy hiệu quả đạt được càng cao. Như vậy, hiệu quả huy động nguồn tiền gửi của NHTM được thể hiện ở khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng ( kịp thời, đầy đủ) với mức chi phí hợp lý. 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động nguồn tiền gửi của NHTM Ngân hàng huy động tiền gửi bằng nhiều hình thức khác nhau. Mỗi cách thức huy động đem lại cho ngân hàng một nguồn vốn có tính chất khác nhau với chi phí là khác nhau. Để đánh giá hiệu quả huy động nguồn tiền gửi của một NHTM, ta cần dựa vào các chỉ tiêu cụ thể. Sau đây là một số chỉ tiêu: 1.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi huy dộng Qui mô nguồn tiền gửi huy động được trong một kỳ kinh doanh phản ánh kết quả thực tế của hoạt động huy động nguồn tiền gửi của ngân hàng. Bất kể ngân hàng nào cũng muốn khối lượng tiền gửi huy động được là dồi dào và tăng trưởng để đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng. Qui mô nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng vốn huy động, do đó, nó ảnh hưởng trực tiếp đến giới hạn khả năng sử dụng vốn của một ngân hàng. Tính ổn SV: Nguyễn Thị Bích Hằng Lớp ngân hàng K21 ( VB2) 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Duy Hào định trong huy động nguồn tiền gửi là rất quan trong. Để đo lường nó người ta thường dùng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi huy động qua các năm. Tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi qua các năm được tính theo công thức: V = (m 2 – m 1 )/ m 1 * 100 (%) Trong đó: V là tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi m 1 là khối lượng nguồn tiền gửi huy động được trong năm trước m 2 là khối lượng nguồn tiền gửi huy động được trong năm nay Nếu, V > 0 : Nguồn tiền gửi năm nay huy động được tăng trưởng so với năm trước V < 0 : Nguồn tiền gửi năm nay huy động được giảm so vơi năm trước V = 0 : Nguồn tiền gửi không tăng trưởng. - Ý nghĩa: Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi cho biết tốc độ tăng qui mô nguồn tiền gửi là nhanh hay chậm hơn so với năm trước. Tốc độc tăng trưởng dương và càng lớn thì tốc độ tăng là càng nhanh và ngược lại. 1.2.2.2. Chi phí huy động nguồn tiền gửi / tổng nguồn tiền gửi huy động Nguồn tiền gửi huy động hình thành nên nguồn vốn nợ của ngân hàng. Để huy động nó, ngân hàng phải bỏ ra 1 khoản chi phí gọi là chi phí huy động vốn. Chi phí huy động vốn này bao gồm: Chi phí trả lãi và các chi phí khác (như : Chi phí bảo biểm tiền gửi, chi phí quản ly, dự trữ bắt buộc, chi phí cho hoạt động Marketing…). Trong đó, chi phí trả lãi chiếm chủ yếu và phát sinh trực tiếp từ nguồn tiền gửi huy động. Chi phí trả lãi mà ngân hàng trả cho khách hàng là chi phí trả lãi dựa trên lãi suất danh nghĩa, lãi suất mà ngân hàng công bố cho khách hàng. Chi phí này SV: Nguyễn Thị Bích Hằng Lớp ngân hàng K21 ( VB2) 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Duy Hào phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố như kỳ hạn, loại tiền gửi, chiến lược kinh doanh từng thời kỳ của ngân hàng … Tuy nhiên, lãi suất thực tế của việc huy động nguồn tiền gửi đối với ngân hàng cao hơn bởi vì ngoài chi phí trả lãi, ngân hàng còn phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác nữa. Để đánh giá được chi phí huy động mà ngân hàng bỏ ra để huy động nguồn tiền gửi là hợp lý hay không, ta cần xem xét chỉ tiêu chi phí huy động nguồn tiền gửi qua công thức sau: CP HĐTG Chi phí trả lãi Chi phí phi trả lãi Tổng NTG Tổng NTG Tổng NTG (CP HĐ TG: Chi phí huy động tiền gửi; Tổng NTG : Tổng nguồn tiền gửi huy động) - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho ta biết để huy động được 1 đồng tiền gửi, ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Trong đó: Chi phí trả lãi/ tổng nguồn tiền gửi huy động: cho biết để huy động được 1 đồng tiền gửi thì ngân hàng cần phải trả bao nhiêu đồng cho khách hàng dựa trên lãi suất công bố. Chi phí phi trả lãi/ tổng nguồn tiền gửi huy động: cho biết để huy động được 1 đồng tiền gửi thì ngân hàng cần phải trả bao nhiêu đồng cho việc quản lý, cất giữ, bảo quản … Như vậy, khi xem xét hiệu quả huy động nguồn tiền gửi, chi phí cho một đồng tền gửi phải hợp lý, đảm bảo các khoản thu nhập có thể bù đắp được chi phí bỏ ra và có lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này càng thấp thì huy động nguồn tiền gửi càng có hiệu quả. Tuy nhiên để giảm tỷ số này, thì việc giảm tử số : chi phí trả lãi và chi phí phi trả lãi cần phải cân nhắc kỹ càng để không ảnh hưởng đến việc thu hút khách hàng gửi tiền, nếu không sẽ làm cho cả mẫu số cũng giảm theo. SV: Nguyễn Thị Bích Hằng Lớp ngân hàng K21 ( VB2) 10 [...]... lãi tiền gửi 134 230 270 11 -55 -117 0.082 -0.239 -0.433 Chênh lệch thu chi lãi Chênh lệch thu chi lãi/ Chi phí trả lãi (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh) 2.3 Đánh giá hiệu quả huy động nguồn tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm 2.3.1 Kết quả đạt được trong hoạt động huy động nguồn tiền gửi của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm (2007-2009) Trong 3 năm qua, trước những biến động. .. nguồn tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm 2.2.1.1 Qui mô huy động nguồn tiền gửi trong thời gian qua Hoạt động huy động nguồn tiền gửi của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2009 đạt được những kết quả đáng nói Nhìn vào bảng tổng kết qui mô lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được trong 3 năm qua ta thấy, khối lượng tiền gửi huy động được đang... Chuyên đề tốt nghiệp Hào GVHD: PGS.TS Vũ Duy Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động nguồn tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm 2.1 Giới thiệu khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt. .. dịch vụ như: Dịch vụ nhận và trả tiền lương tự động, dịch vụ tra cứu thông tin tài khoản, Dịch vụ kết nối quản lý tài khoản và thanh toán cho các công ty và nhà đầu tư chứng khoán… 2.2.2 Thực trạng hiệu quả huy động nguồn tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm Để có cái nhìn rõ hơn về tính hiệu quả huy động nguồn tiền gửi của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm trong thời gian qua, ta sẽ... đó, tiền gửi ngắn hạn tăng tỷ trọng lên gần 30% 2.2.1.3 Chi phí huy động nguồn tiền gửi trong thời gian qua Về chi phí huy động nguồn tiền gửi, từ 2007-2009, chi lãi tiền gửi mà ngân hàng bỏ ra để huy động có xu hướng tăng (Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh) Biểu đồ 2.4 : Chi lãi tiền gửi của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm (2007-2009) SV: Nguyễn Thị Bích Hằng 28 ( VB2) Lớp ngân hàng K21 Chuyên... Chuyên đề tốt nghiệp Hào GVHD: PGS.TS Vũ Duy • Qui mô nguồn tiền gửi tăng trưởng với tốc độ nhanh Thành tựu đầu tiên trong hoạt động huy động nguồn tiền gửi của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm phải kể đến đó là việc tăng trưởng về qui mô nguồn tiền gửi huy động được, mặc dù thị trường vốn trong nước đang trong giai đoạn nhiều khó khăn Khối lượng tiền gửi mà NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm. .. biến động Cơ cấu nguồn tiền gửi trong hoạt động huy động nguồn tiền gửi của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm trong những năm qua ổn định và hợp lý Nguồn tiền gửi trong dân cư chi m tỷ trọng lớn nhât và chủ yếu ( trên 80%) và đang có xu hướng tăng Nguồn tiền gửi bằng nội tệ là chủ yếu ( gần 90%) Tiền gửi có kỳ hạn cũng ngày càng tăng lên nhanh hơn cả tiền gửi không kỳ hạn Cơ cấu nguồn tiền gửi. .. ngân hàng, hoạt động huy động nguồn và hoạt động sử dụng nguồn, thì hoạt động huy động nguồn tiền gửi là hình thức chủ yếu trong hoạt động huy động nguồn Còn hoạt động tín dụng là hình thức chủ yếu trong hoạt động sử dụng nguồn Điều đó cũng có nghĩa là, nguồn vốn huy động được từ tiền gửi sẽ được sử dụng để cho vay tín dụng là chủ yếu Nguồn tiền gửi huy động được có dồi dào đủ để cho hoạt động tín dụng... sách tiền tệ, nhưng khối lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được vẫn gia tăng đáng kể SV: Nguyễn Thị Bích Hằng 24 ( VB2) Lớp ngân hàng K21 Chuyên đề tốt nghiệp Hào GVHD: PGS.TS Vũ Duy Điều này cho thấy những nỗ lực của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm trong hoạt động huy động vốn nói riêng và cho NHNo&PTNT Việt Nam nói chung Bảng 2.3 : Qui mô nguồn tiền gửi huy động của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi. .. của nguồn tiền gửi từ dân cư trong 3 năm qua là 20% Như vậy mức chênh lệch là khá lớn trong xu hướng tăng trưởng của nguồn tiền gửi từ dân cư 2.2.2.2 Chi phí huy động nguồn tiền gửi/ tổng nguồn tiền gửi huy động trong giai đoạn 2007 -2009 SV: Nguyễn Thị Bích Hằng 32 ( VB2) Lớp ngân hàng K21 Chuyên đề tốt nghiệp Hào GVHD: PGS.TS Vũ Duy Để đạt được kết quả như trên, NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm . NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động nguồn tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm Chương 1: Hiệu quả huy động nguồn tiền gửi của. NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Từ Liêm . Chuyên đề gồm 3 nội dung chính: Chương 1: Hiệu quả huy động nguồn tiền gửi của NHTM Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động nguồn tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt. thiết phải nâng cao hiệu quả huy động nguồn tiền gửi của NHTM Nguồn tiền gửi chi m tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của NHTM. Hoạt động huy động nguồn tiền gửi là hoạt động đầu tiên

Ngày đăng: 17/07/2015, 20:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan