KHOA LÂM NGHIỆP \ [ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN DINH DƯỠNG ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MĂNG CỤT Garcinia manggostana VÀ CÀ P
Trang 1KHOA LÂM NGHIỆP
\ [
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN DINH DƯỠNG ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MĂNG CỤT (Garcinia manggostana) VÀ CÀ PHÊ ( Coffea robusta)
Trang 2Xin chân thành cảm ơn!
¾ Ban giám hiệu và toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
¾ Ban chủ nhiệm khoa và toàn thể quý thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp
Đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình tôi theo học tại trường
Xin chân thành cảm ơn!
¾ Oâng Ngô Huy Cường đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này
¾ Đặc biệt, xin tỏ lòng biết ơn chân thành của tôi tới thầy Trần Trọng Nghĩa, người đã tận tình hướng dẫn và cung cấp những tài liệu quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
¾ Xin cảm ơn tập thể lớp TC04LNLĐ đã động viên, an ủi chia sẻ những niềm vui nỗi buồn cùng tôi trong suốt quá trình sinh hoạt và học tập
TP.Hồ Chí Minh tháng 7 năm 2009
Sinh Viên: Trần Văn Vĩnh
Trang 3CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
I.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
I.4 Giới hạn cấn đề 2
CHƯƠNG II NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 4
II.1 Tổng quan khu vực nghiên cứu 4
II.1.1 Tổng quan về tỉnh Lâm Đồng 4
II.1.2 Tổng quan huyện Đạ Huoai 11
II.1.2.1 Giới thiệu 11
II.1.2.2 Vị trí địa lý 11
II.1.2.3 Khí hậu 12
II.1.2.4 Thủy văn 12
II.1.2.5 Cơ cấu dân số 13
II.2 Đặc điểm hình thái, sinh thái và giá trị kinh tế của đối tượng thí nghiệm 13
II.2.1 Cây măng cụt 13
II.2.1.1 Đặc điểm hình thái 13
II.2.1.2 đặc điểm sinh thái 15
II.2.1.3 Giá trị kinh tế 15
II.2.2 Cây cafê 17
II.2.2.1 Đặc điểm hình thái 17
II.2.2.2 Đặc điểm sinh thái 19 CHƯƠNG III ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Trang 4III.1.2 điều kiện ngoại cảnh 21
III.1.3 Điều kiện kỹ thuật 22
III.2 Nội dung nghiên cứu 22
III.3 Phương pháp nghiên cứu 23
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
IV.1 Ảnh hưởng của các loại dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển của cây măng cụt 31
IV.1.1 Trọng lượng tươi trung bình của lá 31
IV.1.2 Diện tích lá 34
IV.1.3 Thời gian xuất hiện đợt lá mới 36
IV.1.4 Trọng lượng trái 36
IV.2 Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển của cây cafê 37
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
V.1 Kết luận 41
V.2 Kiến nghị 42
Trang 5Trang
Bảng IV.1 trọng lượng tươi trung bình của lá cây măng cụt 31 Bảng IV.4 diện tích lá trung bình trên cây măng cụt 34 Bảng IV.10 bảng số liệu về số trái đậu trung bình trên 1 chùm của cây càfê 37
Trang 6Đối với cây cafê Việt Nam được xem là cường quốc cà phê với sản lượng cà phê chỉ đứng thứ hai, sau Brazil, và đứng đầu về xuất khẩu cà phê vối Theo số liệu của Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, đến năm 2008, cả nước có 520.000 héc ta cà phê, trong đó các tỉnh phía Nam, chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ, đạt 501.100 héc
Theo thống kê, chỉ có khoảng 11% số hộ hái chọn cà phê quả chín, trên 88% số
hộ hái tuốt cả quả cà phê xanh; hơn 90% sản lượng cà phê được chế biến bằng phương pháp khô và bán ướt
Đối với cây măng cụt Măng cụt - loại trái cây quý của Nam Bộ - từng có thời
"một mình một chợ", "làm mưa làm gió" trên thị trường hoa quả cao cấp Còn bây giờ, thứ trái cây một thời là niềm tự hào đặc sản VN phải chịu thêm áp lực cạnh tranh dữ dội từ mặt hàng cùng chủng loại nhập khẩu từ Thái Lan
Trang 7Trước đây, măng cụt thuộc loại quả quý hiếm trên thị trường Có lúc giá cả lên tới 40.000-45.000 đồng/kg tùy loại
Theo Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, hiện toàn Nam Bộ có khoảng 5.500
ha măng cụt ở Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Sóc Trăng, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang Số lượng vườn "lão" trên 100 tuổi rất ít Phần lớn còn lại là vườn "tơ" mới trồng Gần phân nửa diện tích chuyên canh đang cho trái
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người nông dân là muốn có được năng suất cao trong sản xuất tăng chất lượng của hạt cafê, trái măng cụt để đáp ứng nhu cầu
về cuộc sống và xuất khẩu chúng tôi thực hiện tiểu luận tốt nghiệp dưới sự phân công của bộ môn lâm sinh, khoa Lâm Nghiệp, Trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh, cùng sự hướng dẫn của thầy Trần Trọng Nghĩa với tiêu đề: “ Tìm hiểu sự
ảnh hưởng của các loại phân bón và dinh dưỡng khác nhau đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây măng cụt ( Garcinia mangostana) và cây cafê ( Coffea robusta) ”
I.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
* Tìm ra được loại phân bón thích hợp thay thế loại phân bón mà người dân đang
sử dụng tại địa phương vừa không có hiệu quả mà lại vừa tốn kém
I.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
* Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các hỗn hợp giá thể và các loại phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của 2 loài cây
* tìm hiểu và phân tích ưu nhược điểm của từng loại phân bón
* Chọn ra loại phân bón thích hợp và đáp ứng yêu cầu về mặt kinh tế, năng suất,
kỹ thuật để áp dụng vào thực tế sản xuất
I.4 GIỚI HẠN VẤN ĐỀ
Trang 8- Do thời gian thực hiện đề tài quá ngắn trong khi cây măng cụt và cây cafê là 2 loài cây sinh trưởng và phát triển chậm Nên chúng tôi không thể đo đếm hết số trái cho tới khi thu hoạch xong Số liệu chúng toi đo đếm chỉ lấy đến ngày 15 – 06 – 2009
- để tìm hiểu khả năng làm tăng sự sinh trưởng và phát triển, tăng khả năng đậu trái trên cây cafê Cân nhiều thí nghiệm với nhiều loại phân và dinh dưỡng khác nhau Nhung do điều kiện hạn chế, chúng tôi chỉ có thể thực hiện trên 1 loại phân và 2 loại dinh dưỡng
Trang 9Chương II
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
II.1 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
II.1.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH LÂM ĐỒNG
Vị trí địa lý:
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng
- Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận
- Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía nam – đông nam gáp tỉnh Bình Thuận
- Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc
Trang 11
Đất có độ dốc dưới 25o chiếm trên 50%, đất dốc trên 25o chiếm gần 50% Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất
có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000
ha, tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng; chè, cà phê, rau, hoa
ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại giá trị phẩm cấp cao Đất có khả năng nông nghiệp còn lại tuy diện tích khá lớn nhưng nằm rải rác xa các khu dân cư, khả năng khai thác thấp vì bị úng ngập hoặc bị khô hạn, tầng đất mỏng có đá lộ đầu hoặc kết vón, độ màu mỡ thấp, hệ số sử dụng không cao Trong diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, còn lại là đất trồng đồi trọc (khoảng 40%)
Thủy văn
Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng
Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1% Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam
Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn
Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai
Trang 12Khí hậu
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm
Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân
Địa hình
Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng
đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật
và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng
Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam
- Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m)
- Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m)
- Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên
Dân tộc – dân cư
Trang 13Dân số toàn tỉnh có đến 31/12/2005 là 1.169.851 người, trong đó dân số nông thôn 649.412 người, chiếm 61,47% Mật độ dân số 118 người/km2
Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với trên 40 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến nguời K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% , còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ở các vùng xa, vùng sâu trong tỉnh
Lễ hội, rượu cần và dệt thổ cẩm là nét đặc trưng cho văn hóa dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng
Lâm Đồng là vùng đất mới có sức thu hút dân cư trong cả nước đến lập nghiệp, quần thể dân cư ở đây chưa ổn định và liên tục biến động, hiện tượng di dân tự do trong những năm qua từ các tỉnh khác nhau trong cả nước hội tụ về Lâm Đồng tuy có giảm nhưng vẫn còn lớn, bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 có khoảng 5.000 người di cư tự do vào Lâm Đồng
Trang 14Giao thông - Đường bộ
Hiện nay hệ thống đường bộ của Lâm Đồng tương đối dày và phân bố khá đều khắp trong tỉnh, cho phép các phương tiện giao thông có thể đến được hầu hết các xã
và đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân Nếu chỉ tính riêng các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện, đến nay mạng lưới đường bộ ở Lâm Đồng có tổng chiều dài 1.744km, trong đó tổng chiều dài:
Trang 15đương Đoạn đường từ sân bay Liên Khương đến Đà Lạt đang được nâng cấp, xây dựng thành đường cao tốc 4 làn xe Do nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng nên hiện nay hàng ngày đều có chuyến bay từ Đà Lạt đi Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại
Đường thuỷ
Giao thông trên sông Đồng Nai chỉ thực hiện được trên chiều dài khoảng 60km vào mùa khô và ở khu vực Cát Tiên là chủ yếu
Đường sắt
Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt dài 84km được đưa vào khai thác từ năm
1932 Năm 1976, Bộ Giao thông – Vận tải đã tháo gỡ 21km đường ray trên tuyến đường này để khôi phục tuyến đường sắt Thống Nhất, từ đó tuyến đường này không còn hoạt động nữa và dần bị phá bỏ
Hiện nay, ngành đường sắt đã khôi phục đoạn từ ga Đà Lạt đến Trại Mát dài 8km phục vụ du lịch
* Trồng trọt:
Đối với cây lâu năm, khác với thời kỳ 1996-2000, diện tích gieo trồng luôn luôn biến động theo chiều hướng ngày càng tăng do hiệu qủa sản xuất cao và giá trị mang lại lớn như cây cà phê, chè, điều Nhưng thời kỳ 2001-2005, thực hiện chủ trương của Chính phủ điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu định lượng đến năm 2010, theo đó không
mở rộng diện tích những cây trồng kém hiệu quả do cung đã vượt cầu như cà phê, hạt tiêu… đồng thời thực hiện chủ trương của tỉnh tập trung thâm canh các cây trồng dài ngày hiện có trên địa bàn tỉnh nên diện tích gieo trồng cây lâu năm tương đối ổn định
ở mức 165 đến 170 ngàn ha Tổng diện tích gieo trồng cây lâu năm năm 2005 đạt 171.254 ha, tăng 7.093 ha, chủ yếu do tăng diện tích cây ăn qủa còn diện tích cây công nghiệp dài ngày tăng không đáng kể (2005 tăng 47 ha so 2000) Sự biến động diện tích gieo trồng một số loại cây công nghiệp dài ngày như sau:
Trang 16- Cây cà phê phát triển chậm lại và xu hướng giảm dần do giá cà phê không ổn định, đặc biệt năm 2001, 2002 giá cà phê chỉ còn 6-8 ngàn đồng/kg, thấp hơn chi phí đầu tư Diện tích từ 124.359 ha năm 2000, xuống còn 117.538 ha năm 2005, giảm 6.821 ha
II.1.2 HUYỆN ĐẠ HUOAI
II.1.2.1 Giới thiệu
Đạ Huoai là một huyện nằm ở phía tây nam của tỉnh Lâm Đồng, trung tâm huyện
lỵ cách thành phố Đà Lạt 155Km về phía Đông Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 145km về phía Tây Nam
II.1.2.2 Vị trí địa lý
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 489,6km2
Ranh giới hành chính của huyện:
- Phía Đông Bắc giáp Thị xã Bảo Lộc
- Phía Bắc Đông Bắc và Đông giáp huyện Bảo Lâm
- Phía Đông Nam giáp huyện Tánh Linh – Bình Thuận
- Phía Nam Đông Nam giáp huyện Đức Linh - Bình Thuận
- Phía Tây Nam giáp huyện Tân Phú - Đồng Nai
- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Đạ Tẻh
Đạ Huoai có 8 xã, 2 thị trấn Trong đó tất các xã, thị trấn đều có rừng
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện
Lâm trường Đạ Huoai quản lý:14.571 ha (Ghi chú: quản lý đất nông nghiệp: 567
ha, đất khác 61 ha) Quy hoạch cho rừng phòng hộ : 3.611 ha, rừng sản xuất: 11.588 ha
mà đất không có rừng 734 ha, đất có rừng 13.8887 ha)
Ban quản lý rừng Nam Huoai: quản lý:19.504 ha Quy hoạch cho rừng phòng hộ : 14.567 ha, rừng sản xuất: 4.907
Đạ Huoai có con sông chính là sông Đạ Huoai và sông Đạ Mrê Sông Đạ Huoai
Trang 17phát nguyên từ suối Đạ Mri, chảy xuống qua Suối Tiên Khi vào địa phận Đạ Huoai, lòng sông rộng dần ra trung bình 15m, rồi đổ vào sông Đồng Nai Phụ lưu chính là sông Đạ Mrê có chiều dài 50km, rộng 10 -12m Núi cao nhất ở Đạ Huoai là núi Lú Mu (1.079m) với đặc điểm là tảng đá lớn trên đỉnh núi có thể nhìn thấy từ quốc lộ 20
Đạ Huoai có độ cao trung bình 300m so với mặt biển, khí hậu rất khác với Đà Lạt, Bảo Lộc, nhưng rất gần với khí hậu các tỉnh miền Đông Nam Bộ
Địa hình thấp dần từ phía tây bắc xuống giáp sông Đồng Nai bị chia cắt bởi các đồi núi từ cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc kéo xuống, đồng thời cũng tạo ra bậc thềm bằng phẳng Địa hình bằng phẳng chủ yếu do bồi tụ phù sa của sông Đây là địa hình mang tính chất chuyển tiếp giữa dạng địa hình vùng cao nguyên và địa hình vùng đồng bằng
Nhiệt độ trung bình hàng năm 22 – 240 C, nhiệt độ cao nhất 34 – 350 C Đạ Huoai chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa tây nam, lượng mưa hàng năm cao Cường độ mưa lớn và nhiều ngày
II.1.2.3 Khí hậu:
Đạ Huoai nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhưng khí hậu cao thấp có nét đặc trưng riêng của một trong ba huyện phía nam tỉnh Lâm Đồng , nhiệt độ trung bình cao, biên độ giao động ngày và đêm không lớn đặc biệt thời hạn nắng nhiều với 7,5 giờ / ngày ẳm độ không thích hợp với các tập đoàn cây trồng vùng ôn đới nhưng rất thích hợp với những cây trồng vùng nhiệt đới., mưa khá điều hòa
+ Mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10
II.1.2.4 Thủy văn:
Trên địa bàn huyện có hai sông lớn chảy qua là Sông Đạ Huoai và Sông Đạ Mri vào mùa khô có thể thuận tiện cho việc giao thông qua lại nhưng vào mùa mưa do lưu lượng nước chảy qua nhiều nên giao thông qua lại gặp nhiều khó khăn
Trang 18Địa hình: Bị chia cắt bởi nhiều khe, sông suối rất phức tạp Độ cao tuyệt đối 180 – 800m so với mực nước biển , độ dốc bình quân 15o
Đất đai: phần nhiều là đất feralít vàng đến vàng nhạt phát triển trên đá mẹ Granít, ít đất bồi tụ ven sông suối, độ phì của đất thuộc dạng khá nên thích hợp cho việc trồng rừng + Mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10
II.1.2.5 Cơ cấu dân số
Toàn huyện có 32.640 người trong đó số người ở nông thôn chiếm gần 60% Số người tại thành thị hơn 40% Có số người lao động thiểu số tại chỗ khoảng 20% Đồng bào dân tộc sống chủ yếu dựa trên việc khai thác lâm sản phụ Mật độ dân số bình quân gần 67 người/km2, xếp hàng thứ 8/11 huyện thị của tỉnh Lâm Đồng
II.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH THÁI VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM
II.2.1 CÂY MĂNG CỤT (Garcinia mangostana)
II.2.1.1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Trang 19Giới (regnum): Plantae
Bộ (ordo): Malpighiales
Họ (familia): Clusiaceae
Chi (genus): Garcinia
Loài (species): G mangostana
Đặc điểm sinh học
Măng cụt (danh pháp khoa học: Garcinia mangostana), là một loài cây thuộc họ Bứa (Clusiaceae) Nó cũng là loại cây nhiệt đới cho quả ăn được, rất quen thuộc tại Đông Nam Á Cây cao từ 7 đến 25(m) Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt có mùi thơm thu hút Măng cụt là một loại cây to, có thể cao tới 20-25m Lá dày, dai, màu lục sẫm, hình thuôn dài Hoa đực cụm 3-9 hoa có lá bắc Hoa lưỡng tính có cuống có đốt Quả hình cầu, to bằng quả cam trung bình, vỏ ngoài màu đỏ tím dày cứng, trong đỏ tươi như rượu vang, dày xốp, phía dưới có lá dài, phía đỉnh có đầu nhụy Trong quả có từ 6 đến
18 hạt, quanh hạt có áo hạt trắng, ăn ngọt thơm ngon
Nguồn gốc
Anh Mỹ : Mangosteen; Pháp : mangoustanier; Trung quốc: Sơn trúc tử; Thái-lan: Mankhut
Tên La-tinh: Garcinia mangostana tên “Garcinia” để ghi nhớ nhà thực vật học
Laurence Garcia, người đã sưu tập các mẫu cây cỏ và sống tại Ấn-độ vào thế kỷ 18
“Mangostana” và tên tiếng Anh mangosteen đều phát xuất từ tên Mã-lai là
“mangustan”
Tên Thái-lan và tên Việt-nam gần giống nhau khiến chúng ta đặt câu hỏi:” Liệu cây này đã có tại miền nam và thổ dân người Miên gọi tên tương tự như măng cụt khi người Việt bắt đầu đến định cư tại vùng này, hoặc được đưa từ Thái sang trồng ở Việt-
Trang 20nam?” Như các loại quả khác, măng cụt ngọt nhờ có nhiều chất đường: sucrose, fructose, glucose và có thể cả maltose
Thành phần dinh dưỡng
Nó thơm nhờ một số lớn các chất dễ bốc hơi Phổ sắc ký lỏng tinh dầu chiết xuất phát hiện khoảng 50 hóa chất hữu cơ, trong số ấy hơn 30 chất đã được xác định Nhiều nhất là (%) hexenol, tương đối ít hơn là octan, đứng trước hexyl acetat, a-copaen, aceton, furfural, hexanol, methyl butenon, toluen Những chất khác đều dưới 2% nhưng góp phần với các chất trên cấu thành hương vị của măng cụt Ngoài hexyl acetat
và hexenyl acetat đặc biệt của măng cụt, mùi trái cây là do các chất hexenal, hexanol, a-bisabolen mà ra, thêm vào mùi xoài với a-copaen, mùi hồ đào với d-cadinen Aceton, ethyl cyclohexan đóng góp tính chất dịu ngọt trong lúc toluen, a-terpinol đem lại mùi đường thắng, methyl butenol, guaien mùi dầu, valencen đặc biệt mùi mứt cam Đáng để ý là nếu furfurl methylceton cống hiến hương thơm dễ chịu thì furfural lại cho thoáng vào một mùi hôi khó ngửi Qua ví dụ một trái măng cụt, ta thấy hương vị thiên nhiên quả là phức tạp
II.2.1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI:
Măng cụt là loài cây nhiệt đới Do đó cây thích hợp với khí hậu nóng ấm và được trồng nhiều ở một số tỉnh của Việt Nam như: Tây Ninh, Bình Dương, Bến Tre, Đồng Nai là loài cây ưa bóng trong thời gian 4 - 5 năm đầu Do đó trong thời gian đầu người ta thường trồng xen với chuối hoặc những cây khác Rễ măng cụt tiếp xúc với đất kém, khó hút nước, vì vậy cần tưới và chăm sóc thường xuyên Tuy nhiên, nếu bị ngập cây sẽ chết, do đó trong mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt
II.2.1.3 GIÁ TRỊ KINH TẾ:
Măng cụt là loài trái cây thuộc dòng hoa quả cao cấp Rất được ưa chuộng trên thị trường
Trang 21Giá măng cụt lên xuống tuỳ từng thời điểm Nhưng mức giá trung bình là khoảng 20.000 – 28.000 đồng/kg
Cao nhất: 40.000 – 50.000đồng/kg
Thấp nhất: 12.000 – 13.000 đồng/kg
Ngoài giá trị vềmặt kinh tế, cây măng cụt còn có rất nhiều giá trị về mặt y học Từ lâu, ở Á châu, bên Ấn Độ, hệ thống khoa học đời sống ayurvedic đã kê nó vào nhiều thang thuốc cổ truyền, đặc biệt chống viêm, chữa tiêu chảy, ức chế dị ứng, làm giản phế quản trong cuộc điều trị hen suyễn Nó cũng được xem như là những thuốc chống dịch tả, bệnh lỵ, kháng vi khuẩn, kháng vi sinh vật, chống suy giảm miễn dịch Người Thái dùng nó để chữa vết thương ngoài da Người Mã Lai, Phi Luật Tân dùng nước sắc vỏ chữa lỵ, đau bụng, đi tiêu lỏng, bệnh vàng da Theo Đông y, vỏ quả măng cụt
có vị chua chát, tính bình, đi vào hai kinh phế và đại tràng, có công năng thu liễn, sáp trường, chi huyết, dùng trị tiêu chảy, ngộ độc chất ăn, khi bệnh thuyên giảm thì thôi, dùng lâu sinh táo bón Cách thức dùng tương đối dễ: bỏ vỏ quả măng cụt khô (60g) vào nước (1.200 ml), có thể thêm hạt mùi (5g), hạt thìa lìa (5g), rồi đun sôi, sắc kỹ cho cạn chừng một nữa, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 120 ml Nếu là người lớn, đau bụng,
có thể thêm thuốc phiện Những công tác khảo cứu mới cho biết những tính chất của
vỏ trái: nhờ chất epicatechin, nó chống oxi hoá; nhờ những flavonoid, nó ức chế hoạt động sản xuất acid của trùng Streptococcus mutans GS-5 Bên phân garcinon E thì có tính chất độc hại cho các tế bào gan, phổi, dạ dày
Trong số các xanthon, hoạt chất được khảo cứu sâu rộng nhất là những mangostin Chúng có tác dụng mạnh lên các vi khuẩn Staphylococcus aureus ở nồng độ 7,8µg/ml, lên các nấm Fusarium oxysporum vasinfectum, Alternaria tenuis, Dreschlera oryzae, Trichophyton mentagrophytes, Microsporum gypseum, Epidermophyton floccosum ở nồng độ 1µg/ml, Mycobacterium tuberculosis ở nồng độ 6,25 µg/mL Đem thử trên heo và chuột, nó có khả năng ức chế hệ thống phân vệ tế bào bám dính miễn dịch Đặc biệt a-mangostin ức chế Bacillus subtilis ở nồng độ 3,13µg/ml, Staphylococcus aureus
Trang 22NIHJ 209p chịu đựng methicillin ở nồng độ 1,57µg/ml, tác dụng tăng cường nếu cho thêm vào vannomycin g-mangostin thì chống sự oxi hóa lipid, ức chế sự sản xuất nitrit từ lipopolysaccharid do các tế bào đại thực gây ra Cả hai a- và g-mangostin đều
có tính chất chống dị ứng ; thuốc viên rất hiệu nghiệm trên các bệnh nhân bị chứng sổ mũi mùa Cả hai ức chế sự co của động mạch chủ trên ngực thỏ đã bị histamin và serotonin tác động Nói chung, cả hai đều là những chất đối kháng thiên nhiên tác dụng của histamin, tức là những tác nhân điều trị đác lực những bệnh biến dị ứng Hai chất nấy, chiết xuất từ măng cụt nguồn gốc Việt Nam, lại có khả năng khử gốc, kháng oxi hóa Một phần chiết măng cụt gồm có mangostin và g-mangostin ức chế HIV-1 protease (IC50=5,12 và 4,81µM)
Đứng về mặt ứng dụng, măng cụt được dùng trong thuốc tẩy, thuốc đánh răng, mỹ phẩm có tính chất kháng vi sinh vật Một chất xanthon trộn lẫn với gartanin hay ergonol ức chế Helicobacter pylori đã được dùng để chữa ung thư, loét hay viêm dạ dày a-mangostin có công hiệu trên Helicobacter pylori ở nồng độ 1,56µg/ml (38) a-
và g-mangostin ức chế glucosyl transferase phát xuất từ trùng sâu răng Streptococcus sobrinus và collagenase do vi khuẩn viêm lợi Porphyromonas gingivalis gây chảy mũi nên được dùng trong thuốc đánh răng, có khả năng ngừa chặn sâu răng và mảng răng Mangosten được trộn với nhiều hóa chất khác như cetyl alcool, cetyl phosphat, dimethicon, eicosen, disodium, magnesium stearat, dipropylen glycol, triethanolamin,… để làm một loại thuốc bảo vệ chống ánh nắng mặt trời Nhờ tính chất ức chế hoạt động phosphodiesterase, ở nồng độ 50µg/ml trong một dung dịch 5% dimethyl sulfoxyd, nó được dùng để làm thuốc kích thích tiêu mỡ
II.2.2 CÂY CAFÊ (Coffea robusta)
II.2.2.1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI:
Cây cà phê
Phân loại khoa học
Trang 23Giới (regnum): Plantae
Ngành (divisio): Magnoliophyta
Lớp (class): Magnoliopsida
Bộ (ordo): Gentianales
Họ (familia): Rubiaceae
Chi (genus): Coffea L
Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae) Họ này bao gồm
khoảng 500 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới
Cây cà phê chè có thể cao tới 6 m, cà phê vối tới 10 m Tuy nhiên ở các trang trại
cà phê người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2-4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval Mặt trên lá
có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng
4-6 cm Rễ cây cà phê là loại ễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây
Trang 24đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra những nhận định về giá cả và thị trường Tuy vậy những đợt rét đậm hoặc hạn hán có thể làm đảo lộn mọi sự tính toán và đẩy thị trường vào tình thế hoàn toàn khác
Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh Thỉnh thoảng cũng gặp nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc
do hai hạt bị dính lại thành một)
II.2.2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI:
Cây Coffea có nguồn gốc từ châu Phi cận nhiệt đới và phía Nam châu Á Nó thuộc
về giống 10 lọai của những cây hoa của họ Rubiaceae Nó là 1 cây bụi luôn xanh hoặc
cây nhỏ có thể cao lên tới 5m (16 ft) khi chưa được tỉa bớt Lá của nó màu xanh đậm
và bóng lóang, thường dài 10-15 cm (3.9-5.9 in) và rộng 6.0 cm (2.4 in) Nó phát ra những bó thơm ngát, trong khi những bông hoa trắng nở ra cùng một lúc
Trang 25Trái của cây hình oval, dài khỏang 1.5 cm (0.6 in), và có màu xanh lá khi chưa chín muồi, nhưng chín dần thành màu vàng, sau đó đỏ thắm và trở thành đen lại Mỗi
trái thường có 2 hạt nhưng đến 5-10% trái chỉ có 1; nó được gọi là peaberry Trái nở
từ 7-9 tháng
Niên vụ (năm sản xuất)
Ở Việt Nam, nước hiện đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối (robusta), niên vụ được tính từ tháng 10 đến hết tháng 9 năm sau (theo dương lịch) Thời gian thu hoạch tại các tỉnh Tây Nguyên là nơi sản xuất khoảng 80 % tổng sản lượng của Việt Nam -
- thường kéo dài trong 4 tháng, tính từ cuối tháng 10 đến hết tháng 1
Ngay sau thu hoạch là thời gian nông dân trồng cà phê vối bắt đầu tưới nước cho cây và bón phân, chia thành nhiều đợt ngắn Giai đoạn này kéo dài đến tháng 4 hàng năm
Trang 26CHƯƠNG III
ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
III.1 ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM:
III.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm:
• Thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm được bắt đầu từ ngày 22/01/2009 và kết thúc vào ngày 15/06/2009
• Địa điểm thí nghiệm:
Thí nghiệm được tiến hành tại vườn nhà ông Ngô Huy Cường xã Madagoud huyện Đahoai tỉnh Lâm Đồng
III.1.2 Điều kiện ngoại cảnh:
Thí nghiệm được thực hiện trên hai loại cây là cây măng cụt và cây cafê tại vườn nhà ông Ngô Huy Cường xã Madagoud huyện Đahoai tỉnh Lâm Đồng
- Đối với vườn măng cụt:
• Diện tích 0,7ha
• Tuổi 11
• Mật độ: 6m × 6m
• Chiều cao trung bình của cây: 3m
• Đường kính trung bình của tán: 3m
• Đang trong thời kỳ ra hoa và kết trái
- Đối với vườn cafê:
Trang 27• Đường kính tán trung bình: 1,7-2m
- Sự phát triển của cây ngoài tự nhiên chịu ảnh hưởng rất nhiều của các yếu tố thời tiết, lập địa, sinh vật,… các yếu tố này cùng ảnh hưởng sâu sắc đến lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Chất lượng của trái, hạt sau khi thu hoạch Madagoud là một vùng có địa hình, khí hậu, thời tiết khá phức tạp do năm vùng giáp ranh giữa Đồng Nai và Bình Thuận nên Madagoud chịu nhiều ảnh hưởng phức tạp: khí hậu: nhiệt độ trung bình năm từ 18,1 – 20,50C chênh lệch giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất trong năm là (từ 10 – 120C) nhiệt độ thấp nhất là 140C, cao nhất là
290C Nhiệt độ trung bình Max/năm là 24,60 Nhiệt độ trung bình Min/năm là 13,30C biến độ giữa ngày và đêm là 90C lượng mây tổng quan trung bình năm là 7/10 Tương ứng với lượng mây như vậy là số giờ nắng trung bình năm là 2318,5 giờ Bức xạ tổng trung bình năm là 159,5kcal/cm2
III.1.3 ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT
• KỸ THUẬT CHĂM SÓC:
Nước tưới sạch, tránh tưới với áp lưc mạnh làm tổn thương cây Tưới bình quân 5 ngày/lần
• Bón phân: sử dụng phân hữu cơ và phân vô cơ được sử dụng tại nông hộ
• Thuốc phòng trừ sâu bệnh: phun định kỳ 2 tháng/lần
III.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Trong khuôn khổ một báo cáo tốt nghiệp, với thời gian hạn chế Đề tài chỉ nghiên cứu được những nội dung cơ bản sau:
- Tìm hiểu sự ảnh hưởng của 2 loại phân bón lá và ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu:
• Tỉ lệ đậu trái trên cây cafê
• Diện tích lá, thời gian phát sinh của một đợt lá mới, trọng lượng trái trên cây măng cụt
Trang 28- Phân tích, đánh giá và so sánh với nghiệm thức đối chứng để chọn ra loại phân bón thích hợp cho từng loại cây
III.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
A Đối với cây măng cụt:
- Phương pháp lấy mẫu: chọn ngẫu nhiên 96 cây trong vườn nhà nông hộ làm cỏ gốc sạch sẽ và bón phân cho cây
- Bố trí thí nghiệm:
• Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD)
• Số nghiệm thức: 4
• Số lần lặp lại: 3
• Số mẫu trên một đơn vị thí nghiệm: 8
• Tổng dung lượng mẫu: 8 × 4 × 3 = 96
Các loại dinh dưỡng được sử dụng trong thí nghiệm:
1 Phun thuốc Boss thành phần: Đạm (N: 1.5%); (P2O5 0.9%); (K2O 2.7%); (CaO 0.33%); (MgO 0.30%); (Na 0.11%); (Fe 0.023%); (Mn 0.013%); (Zn 0.015%); (Bo 0.015%)
Dưới dạng muối Amoni (SO4)2-, CL-, (HPO4)2-, (H2PO4)2- cùng tá dược vừa đủ
2 Phun dinh dưỡng chức năng có thành phần: Đạm: (N: 0.05%); (P2O5 3%); (K2O 1.5%); (CaO 0.4%); (MgO 0.8%); (Na 0.06%); (Fe 0.036%); (Mn 0.030%); (Zn 0.006%); (Bo 0.006%); (CuO 0.0001%)
Dưới dạng muối của Amoni (SO4)2-, CL-, (HPO4)2- , (H2PO4)2- cùng tá dược vừa
đủ
3 Phun thuốc bình thường của địa phương
- Các chỉ tiêu theo dõi: kết quả thí nghiệm được đánh giá bằng phương pháp
thống kê qua các chỉ tiêu:
Trang 29• Diện tích lá: được theo dõi bằng cách đo chiều dài và chiều rộng lá Tính diện
tích lá bằng cách sử dụng giấy kẻ ô Dùng giấy kẻ ô để mô phỏng hình chiếc lá Từ
giấy kẻ ô ta có thể tính được diện tích của giấy kẻ ô Từ đó suy ra diện tích lá
• Trọng lượng trái: được tính bằng tổng số trái trên 1 kg
• Trọng lượng tươi của lá: do cây măng cụt là cây lá đơn mọc đối nên ta cân
trọng lượng tươi của 2 lá
• Thời gian phát sinh đợt lá mới
- Xây dựng các nghiệm thức:
Cách Thiết Lập Ô Thí Nghiệm
A1 C1 B2 C2 D3 C3 B1 D1 D2 A2 A3 B2
• Nghiệm thức 1 (phun thuốc Boss):
+ Chọn ngẫu nhiên 8 cây trong vườn nhà nông hộ và chọn thêm 2 lần lặp lại trên 2
khối khác nhau
+ Bón phân hữu cơ và vô cơ củ nông hộ với lượng phân vô cơ là 0,3kg/gốc
+ Sử dụng dinh dưỡng chức năng của cơ sở nuôi cấy mô Nam Anh với thành phần
: Đạm (N: 1.5%); (P2O5 0.9%); (K2O 2.7%); (CaO 0.33%); (MgO 0.30%); (Na
0.11%); (Fe 0.023%); (Mn 0.013%); (Zn 0.015%); (Bo 0.015%)
Dưới dạng muối Amoni (SO4)2-, CL-, (HPO4)2-, (H2PO4)2- cùng tá dược vừa đủ
Trang 30Phun thuốc định kỳ 1 tháng 1 lần và theo dõi các chỉ tiêu
• Nghiệm thức 2 (phun dinh dưỡng chức năng):
+ Chọn ngẫu nhiên 8 cây trong vườn nhà nông hộ và chọn thêm 2 lần lặp lại trên 2 khối khác nhau
+ Bón phân hữu cơ và vô cơ củ nông hộ với lượng phân vô cơ là 0,3kg/gốc
+ Sử dụng dinh dưỡng chức năng của cơ sở nuôi cấy mô Nam Anh với thành phần: Đạm: (N: 0.05%); (P2O5 3%); (K2O 1.5%); (CaO 0.4%); (MgO 0.8%); (Na 0.06%); (Fe 0.036%); (Mn 0.030%); (Zn 0.006%); (Bo 0.006%); (CuO 0.0001%)
Dưới dạng muối của Amoni (SO4)2-, CL-, (HPO4)2- , (H2PO4)2- cùng tá dược vừa
đủ
+ Phun thuốc định kỳ và theo dõi các chỉ tiêu
• Nghiệm thức 3 (sử dụng kết hợp giữa Boss và dinh dưỡng chức năng):
+ Chọn ngẫu nhiên 8 cây trong vườn nhà nông hộ và chọn thêm 2 lần lặp lại trên 2 khối khác nhau
+ Bón phân hữu cơ và vô cơ củ nông hộ với lượng phân vô cơ là 0,3kg/gốc
+ Sử dụng 2 loại dinh dưỡng chức năng của cơ sở nuôi cấy mô Nam Anh với thành phần:
+ Dinh dưỡng 1 (phun dinh dưỡng Boss): Đạm (N: 1.5%); (P2O5 0.9%); (K2O 2.7%); (CaO 0.33%); (MgO 0.30%); (Na 0.11%); (Fe 0.023%); (Mn 0.013%); (Zn 0.015%); (Bo 0.015%)
Dưới dạng muối Amoni (SO4)2-, CL-, (HPO4)2-, (H2PO4)2- cùng tá dược vừa đủ + Dinh dưỡng 2 (dinh dưỡng chức năng): Đạm: (N: 0.05%); (P2O5 3%); (K2O 1.5%); (CaO 0.4%); (MgO 0.8%); (Na 0.06%); (Fe 0.036%); (Mn 0.030%); (Zn 0.006%); (Bo 0.006%); (CuO 0.0001%)
Trang 31Dưới dạng muối của Amoni (SO4)2-, CL-, (HPO4)2- , (H2PO4)2- cùng tá dược vừa
đủ
+ Phun 2 loại thuốc xen kẽ nhau 2 tuần 1 lần
• Nghiệm thức 4( nghiệm thức đối chứng):
+ Chọn ngẫu nhiên 8 cây trong vườn nhà nông hộ và chọn thêm 2 lần lặp lại trên 2 khối khác nhau
+ Bón phân hữu cơ và vô cơ củ nông hộ với lượng phân vô cơ là 0,3kg/gốc
Sử dụng phân bón lá mà nông hộ đang sử dụng
+ phun 1 tháng 1 lần và theo dõi các chỉ tiêu
Hình 1: hình ảnh cây măng cụt làm thí nghiệm
Trang 32
Hình 2 : toàn cảnh cây măng cụt 11 năm tuổi
B Đối với cây cafê:
- Phương pháp lấy mẫu: chọn ngẫu nhiên 180 cây trong vườn nhà nông hộ làm
cỏ gốc sạch sẽ và bón phân cho cây Do đặc tính trên cây cafê nên ta không thể đo đếm hết số lượng trái trên cây được Do đó chúng tôi chọn ngẫu nhiên 3 cành trên 1 cây và
đo đếm số lượng trái của các chùm đầu, giữa và cuối của mỗi cành
- Bố trí thí nghiệm:
• Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD)
• Số nghiệm thức: 4
• Số lần lặp lại: 3
• Số mẫu trên một đơn vị thí nghiệm: 15
• Tổng dung lượng mẫu: 15 × 4 × 3 = 180 cây
Các loại dinh dưỡng được sử dụng trong thí nghiệm:
Trang 331 Phun thuốc Boss có thành phần: Đạm (N: 1.5%); (P2O5 0.9%); (K2O 2.7%); (CaO 0.33%); (MgO 0.30%); (Na 0.11%); (Fe 0.023%); (Mn 0.013%); (Zn 0.015%); (Bo 0.015%)
Dưới dạng muối Amoni (SO4)2-, CL-, (HPO4)2-, (H2PO4)2- cùng tá dược vừa đủ
2 Phun thuốc dinh dưỡng chức năng có thành phần: Đạm: (N: 0.05%); (P2O5 3%); (K2O 1.5%); (CaO 0.4%); (MgO 0.8%); (Na 0.06%); (Fe 0.036%); (Mn 0.030%); (Zn 0.006%); (Bo 0.006%); (CuO 0.0001%)
Dưới dạng muối của Amoni (SO4)2-, CL-, (HPO4)2- , (H2PO4)2- cùng tá dược vừa
đủ
3 phun thuốc bình thường của địa phương
- Các chỉ tiêu theo dõi: kết quả thí nghiệm được đánh giá bằng phương pháp thống kê qua các chỉ tiêu:
• Tỉ lệ đậu trái
- Tỉ lệ đậu trái được đo đếm bằng những trái còn lại trên cành của những chùm được chọn 1 cách ngẫu nhiên khi thí nghiệm kết thúc
- Xây dựng các nghiệm thức:
• Nghiệm thức 1 (phun thuốc Boss):
+ Chọn ngẫu nhiên15 cây trong vườn nhà nông hộ và chọn thêm 2 lần lặp lại trên
2 khối khác nhau
+ Bón phân hữu cơ và vô cơ củ nông hộ với lượng phân vô cơ là 0,3kg/gốc
+ Sử dụng dinh dưỡng chức năng của cơ sở nuôi cấy mô Nam Anh với thành phần : Đạm (N: 1.5%); (P2O5 0.9%); (K2O 2.7%); (CaO 0.33%); (MgO 0.30%); (Na 0.11%); (Fe 0.023%); (Mn 0.013%); (Zn 0.015%); (Bo 0.015%)
Dưới dạng muối Amoni (SO4)2-, CL-, (HPO4)2-, (H2PO4)2- cùng tá dược vừa đủ Phun thuốc định kỳ 1 tháng 1 lần và theo dõi các chỉ tiêu