1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CỦA GIẤY QUẤN ĐẦU LỌC THUỐC LÁ TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT GIẤY GLATZ

86 415 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CỦA GIẤY QUẤN ĐẦU LỌC THUỐC LÁ TẠI CÔNG TY TNHH SẢN X

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CỦA GIẤY QUẤN ĐẦU LỌC THUỐC LÁ TẠI CÔNG TY TNHH

SẢN XUẤT GIẤY GLATZ

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ HẠNH Ngành: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 07/2009

Trang 2

KHẢO SÁT QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CỦA GIẤY QUẤN ĐẦU LỌC THUỐC LÁ TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT GIẤY

Giáo viên hướng dẫn:

T.S PHAN TRUNG DIỄN

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Qua bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn thầy Phan Trung Diễn – Người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt thời gian làm bài báo cáo thực tập vừa qua Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, toàn thể quí thầy cô của Trường Đại học Nông Lâm và khoa Lâm Nghiệp

đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, đã truyền đạt và trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập tại trường để em có thể hoàn thành đề tài một cách thuận lợi

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Đốc và các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH sản xuất giấy Glatz đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho

em trong suốt quá trình thực tập 2 tháng tại công ty

Xin cảm ơn tất cả bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài Xin cảm ơn các tổ chức và cá nhân mà tôi đã tham khảo tài liệu có liên quan đến quý vị

Với việc thực hiện đề tài này, do trình độ và kiến thức còn hạn chế, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng khó tránh khỏi những thiếu xót trong lúc thực hiện đề tài, em rất mong nhận được những nhận xét góp ý của quý Thầy, Cô và các bạn để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hạnh

Trang 6

TÓM TẮT

Nguyễn Thị Hạnh, ngành Công Nghệ Giấy và Bột Giấy, Đại Học Nông Lâm –

Tp.HCM, tháng 8 năm 2009 Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát qui trình kiểm soát chất lượng giấy quấn đầu lọc thuốc lá tại Công ty TNHH sản xuất giấy Glatz” Đề tài

được thực hiện tại dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH sản xuất giấy Glatz từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009

Giáo viên hướng dẫn: TS Phan Trung Diễn

Đề tài thực hiện bằng sự theo dõi quá trình kiểm soát chất lượng, thu thập số liệu tổng hợp trên từng ca làm việc từ khâu chuẩn bị bột, máy giấy và kiểm tra chỉ tiêu chất lượng tờ giấy

Để sản xuất được những sản phẩm giấy có chất lượng cao, đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng Bên cạnh đó, khi sự cạnh tranh của thị trường giấy ngày càng biến đổi sôi động như hiện nay thì công tác QA/QC ở các công ty giấy là một bộ phận giữ vai trò hết sức quan trọng nhằm kiểm tra, kiểm soát chất lượng giấy trong quá trình sản xuất để đưa ra sản phẩm chất lượng tốt mang tính cạnh tranh cao Chính vì vậy, tôi

đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra các đánh giá nhằm nâng cao chất lượng của công tác QA/QC trong quá trình kiểm soát chất lượng lượng giấy

Nội dung nghiên cứu:

1 Khảo sát quá trình sản xuất giấy từ khâu chuẩn bị bột – máy giấy

2 Tìm hiểu công tác kiểm soát chất lượng bột , kiểm soát chất lượng giấy trên máy giấy, từ đó tìm ra nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng của giấy

3 Đánh giá công tác kiểm soát

4 Đề xuất các biện pháp cải thiện công tác kiểm soát chất lượng giấy của hệ thống QA/QC

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ii

Nhậ xét của giáo viên phản biện iii

Lời cảm ơn iv

Tóm tắt .v

Danh sách các chữ viết tắt viii

Danh sách các bảng ix

Danh sách các sơ đồ x

Danh sách các hình xi

Chương 1 : MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích đề tài 1

1.3 Gới hạn đề tài 1

Chương 2: TỔNG QUAN 2

2.1 Lịch sử phát triển của ngành giấy 2

2.1.1 Lịch sử phát triển của ngành giấy trên thế giới 2

2.1.2 Lịch sử phát triển của ngành giấy Việt Nam 3

2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy ở Việt Nam 6

2.3 Tổng quan về công tác QA/QC trong các công ty giấy ở Việt Nam 6

2.4 Tổng quan về công ty TNHH sản xuất giấy Glatz 8

2.4.1 Giới thiệu chung về công ty 8

2.4.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 9

2.4.3Thông tin về hoạt động sản xuất 9

2.4.4 Sản phẩm của công ty 11

2.4.5 Thị trường tiêu thụ 11

2.4.6 Hệ thống QA/QC tại công ty 12

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.1 Nội dung nghiên cứu 13

Trang 8

3.2.1 Qui trình kiểm tra chất lượng tại bộ phận chuẩn bị bột 13

3.2.2 Bộ phận máy giấy 15

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18

4.1 Qui trình kiểm soát chất lượng giấy 18

4.1.1 Qui trình kiểm soát tại khu chuẩn bị bột 18

4.1.1.1 Kiểm soát nguyên liệu đầu vào 19

4.1.1.2 Kiểm soát quá trình vận hành 21

4.1.1.3 Kiểm soát lượng hóa chất 26

4.1.2 Qui trình kiểm soát tại khu vực máy giấy 28

4.1.2.1 Kiểm soát độ bảo lưu của dung dịch trên lưới xeo 30

4.1.2.2 Kiểm soát quá trình vận hành 30

4.1.2.3 Kiểm soát các chỉ tiêu chất lượng giấy 31

4.2 Đánh giá công tác QA/QC tại Công ty 34

4.3 Đề xuất giải pháp 35

4.3.1 Tại hồ quậy thủy lực 36

4.3.2 Tại máy nghiền đĩa 36

4.3.3 Nguồn hóa chất và phụ gia 37

4.3.4 Tại bể phối trộn B8-1 38

4.3.5 Tại bộ phận ướt 38

4.3.6 Tại bộ phận sấy 38

4.3.7 Tại bộ phận hoàn thành 39

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41

5.1 Kết luận 41

5.2 Kiến nghị 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

PHỤ LỤC 45

Trang 9

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DDR (DDR1,DDR2) Double Disc Refiner

VPPA Vietnam Pulp and Paper Association

ISO International Organization for Standardization

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Những sự kiện quan trọng trong sự phát triển công nghệ bột giấy và giấy 3

Bảng 2.2 Dự báo Công nghiệp Giấy và Bột giấy Việt Nam 2010- 2015 4

Bảng 2.3 Danh mục dự án đầu tư vừa và lớn tại Việt Nam đến năm 2010 5

Bảng 2.4 Dự báo về thị trường giấy của Tổng Công Ty Giấy Việt Nam 6

Bảng 2.5 Bố trí lao động trong 1 ca làm việc tại bộ phận sản xuất 10

Bảng 4.1 Đơn phối chế bột cho giấy vấn đầu lọc có định lượng 27 gam/m2 18

Bảng 4.2 Kết quả kiểm tra bột NBKP và bột LBKP của nhân viên QA/QC 20

Bảng 4.3 Lượng giấy tái sử dụng Broke nhập kho .21

Bảng 4.4 Kết quả kiểm tra tại băng tải và pulper 23

Bảng 4.5 Kết quả kiểm tra tại bộ phận nghiền 25

Bảng 4.6 Kết quả theo dõi tại bể phối trộn B8 25

Bảng 4.7 Kết quả kiểm tra việc pha chế hóa chất tại B6-1 và B7-1 28

Bảng 4.8 Kết quả kiểm tra việc pha chế hóa chất tại B8 28

Bảng 4.9 Độ bảo lưu của dung dịch bột trên lưới xeo 30

Bảng 4.10 Kết quả theo dõi thông số vận hành ở lưới và ép 31

Bảng 4.11 Kết quả theo dõi định lượng 32

Bảng 4.12 Kết quả kiểm tra ngoại quan của giấy 33

Bảng 4.13 Kết quả kiểm tra chỉ tiêu cơ lý của giấy 34

Bảng 4.14 Độ bảo lưu của dung dịch bột trên lưới xeo 37

Trang 11

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy tổ chức của công ty 9

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức hệ thống QA/QC 12

Sơ đồ 4.1 Qui trình kiểm soát chất lượng tại khu chuẩn bị bột 22

Sơ đồ 4.2 Pha chế hóa chất 26

Sơ đồ 4.3 Qui trình kiểm soát chất lượng tại máy giấy 1

Trang 12

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Mặt bằng công ty 8

Hình 2.2 Mô phỏng điếu thuốc lá 10

Hình 2.3 Bobbin giấy PW 27 11

Hình 4.1 Giấy tái sử dụng 20

Hình 4.2 Máy nghiền đĩa 24

Hình 4.3 Máy nghiền Jordan 24

Hình 4.4 Canxi cacbonat 26

Hình 4.5 Tinh bột cation 26

Hình 4.6 Đầu dò bức xạ BM 800 31

Hình 4.7 Tờ giấy bị thủng lổ 39

Hình 4.8 Tờ giấy tạo hình không tốt 37

Hình 4.9 Tờ giấy tạo hình tốt 40

Trang 13

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Sử dụng giấy là nhu cầu không thể thiếu trong mọi hoạt động của đời sống kể

cả trong sinh hoạt hàng ngày và trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Giấy không những được dùng trong ghi chép, in ấn, quảng cáo mà ngày nay nó còn phát triển rất mạnh trên nhiều lĩnh vực khác như: bao bì, vật liệu cách điện, xây dựng và y tế,…

Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập vào khu vực và quốc tế thì vấn đề cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn Trong khi đó ngành công nghiệp giấy là một trong những ngành chịu sức ép cạnh tranh mạnh nhất khi bước vào hội nhập Do

đó, các doanh nghiệp sản xuất giấy phải làm sao để sản phẩm giấy ra đời đạt cả về sản lượng và chất lượng, mang tính cạnh tranh mà vẫn tiết kiệm được chi phí và giá thành sản phẩm? Hệ thống QA/QC ở các công ty chính là tác nhân góp phần hỗ trợ cho bộ phận sản xuất phát hiện và kịp thời khắc phục những sự cố để giấy sản xuất ra đạt chất lượng như mong muốn Nhờ có thệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ tại các công ty

đã giúp cho sản phẩm của họ tránh được các lỗi khi đem tiêu thụ và xuất sang nước ngoài, hạn chế được lượng hàng trả về Điều này có ý nghĩa rất lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp

Nắm bắt được tầm quan trọng trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu:

“Khảo sát quá trình kiểm soát chất lượng giấy tại Công ty TNHH sản xuất giấy Glatz”

1.2 Mục đích đề tài

Khảo sát dây chuyền công nghệ

Khảo sát qui trình kiểm soát chất lượng giấy ( công tác QA/QC )

Đánh giá đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát

1.3 Giới hạn đề tài

Đề tài chỉ tập trung khảo qui trình kiểm soát chất lượng giấy quấn đầu lọc thuốc

lá định lượng 27 g/m2, độ trắng 87.5 %

Trang 14

Chương 2

TỔNG QUAN 2.1 Lịch sử phát triển của ngành giấy

2.1.1 Lịch sử phát triển của ngành giấy trên thế giới

Trước khi giấy được phát minh ra, con người thường lưu lại những điều cần thiết bằng cách khắc lại trên đá hoặc viết lại trên giấy cói (papyus) hay giấy da

- Giấy cói: Là tiền thân được sử dụng ngày nay, nó được sản xuất tại Ai Cập bằng cách: tướt những sợi thô từ cây cói sau đó trải ra trên một mặt phẳng, ép chặt để hình thành nên tờ giấy, mặt giấy được làm cho láng hơn bằng cách sử dụng đá chà xát lên mặt

- Giấy da: Được sản xuất từ da động vật, ngày nay chúng ta vẫn thấy chúng được sử dụng để làm các văn bằng đặc biệt

Nghề giấy thực sự bắt nguồn từ Trung Quốc vào khoảng năm 150 sau Công nguyên do một Khải Luân là người đầu tiên phát minh ra Khi đó người ta đã biết sử dụng những huyền phù của sợi đay, gai hoặc cây dâu tằm để làm giấy Nghệ thuật làm giấy của người Trung Quốc đã phát triển đến mức cao Ngày nay một số mẫu giấy có minh họa nhiều hình rất đẹp của người Trung Quốc cổ vẫn còn lưu lại:

- Vỏ được loại bỏ, ruột cây sợi đay, gai hoặc cây dâu tằm để làm giấy Nghệ thuật làm giấy của người Trung Quốc được chia thành các mảnh mỏng và cắt dài từ 12- 18 inch

- Sau đó các mảnh được đặt theo kiểu lưới mắt cáo

- Nó được dập kết lại thành một tờ riêng biệt

Sau này khi các nguồn nguyên liệu là sợi bông và giẻ rách trở nên không đáp ứng đủ nhu cầu làm nguyên liệu giấy thì người ta mới tìm ra cách sử dụng gỗ làm nguyên liệu chính để làm giấy

Trang 15

Bảng 2.1 Những sự kiện quan trọng trong sự phát triển công nghệ bột giấy và giấy

1798 Cấp bằng sáng chế cho Nicholas- Louis Robert (Pháp) về phát minh

ra máy xeo giấy liên tục đầu tiên 1803-1807 Cấp bằng sáng chế cho hai anh em nhà Fourdrinier (Anh) về việc cải

tiến máy xeo liên tục do Donkin thiết kế

1809 Cấp bằng sáng chế cho John Dickínon (Anh) về phát minh máy xeo

tròn

1917 Máy xeo tròn đầu tiên ở Mỹ

1827 Máy xeo dài đầu tiên ở Mỹ

1840 Phát minh phương pháp sản xuất bột mài (Đức)

1954 Phát minh phương pháp nấu bột soda (sử dụng xút) ( Anh)

1867 Cấp bằng sáng chế cho Benjamin Tilghman (Mỹ) về phát minh

phương pháp nấu bột sulphit

1870 Lần đầu tiên sản xuất bột gỗ mài trên quy mô công nghiệp

1874 Lần đầu tiên sản xuất bột sulphit trên quy mô công nghiệp

1884 Carl Dahl (Đức) phát minh phương pháp nấu bột kraft

(Nguồn: Cao Thị Nhung, 2003)

2.1.2 Lịch sử phát triển của ngành giấy Việt Nam

Cho đến thời điểm năm 2000, tổng sản phẩm giấy các loại của nước ta chỉ đạt khoảng 0,35 triệu tấn/năm, mức tiêu thụ bình quân là 7,6 kg/người Mức này còn rất thấp so với các số liệu tương ứng của thế giới là trên 400 triệu tấn giấy/năm và 50 kg giấy/người

Hiện nay các công ty sản xuất giấy ở Việt Nam chia làm hai nhóm: một nhóm gồm 7 công ty giấy của nhà nước và nhóm kia gồm hàng trăm công ty giấy tư nhân Các công ty giấy của nhà nước thường có quy mô lớn hơn, máy móc hiện đại hơn so với công ty tư nhân Các công ty nhà nước cung cấp khoảng hai phần ba nhu cầu giấy cho thị trường trong nước, chủ yếu các sản phẩm giấy viết và giấy in báo Các công ty của nhà nước ở phía Bắc gồm có: Bãi Bằng, Việt Trì, Hoàng Văn Thụ, Vạn Điểm, còn

ở phía Nam là: Tân Mai, Đồng Nai, Bình An

Trang 16

Bảng 2.2 Dự báo Công nghiệp Giấy và Bột giấy Việt Nam 2010- 2015

Công nghiệp bột

Công suất 355.000 365.000 965.000 1.065.000 2.030.000 3.150.000 Sản lượng 300.000 299.100 465.000 875.000 1.867.000 2.975.000 Nhập khẩu 131.884 110.039 68.000 31.000 31.000 36.000

Tiêu dùng 424.998 402.290 498.000 769.000 769.000 1.652.000

Công nghiệp giấy

2006 2007 2008 2009 2010 2015 Công suất 1.158.000 1.341.00 1.498.000 2.350.000 2.618.000 5.400.000 Sản lượng 958.600 1.120.000 1.311.600 1.988.000 2.415.000 5.000.000 Nhập khẩu 766.958 951.092 962.579 705.986 725.343 1.300.000 Xuất khẩu 170.980 191.500 219.700 269.850 258.100 248.000 Tiêu dùng 1.554.578 1.879.592 2.054.479 2.424.136 2.882.243 6.052.000 Tiêu dùng

Để đạt được chỉ tiêu này nhà nước đã có kế hoạch đầu tư cho chương trình trồng 1 triệu ha cây nguyên liệu giấy, đầu tư mở rộng và tăng năng lực sản xuất của hầu hết các công ty giấy khối nhà nước và xây dựng mới một số nhà máy sản xuất bột và giấy hiện đại gần những vùng nguyên liệu

Như vậy, hiện nay nước ta mới có hai công ty sản xuất bột giấy chủ yếu là Bãi Bằng sản xuất bột hóa và Tân Mai sản xuất bột cơ Nguồn bột này chủ yếu dùng cho nhu cầu sản xuất giấy ngay tại các công ty đó Các công ty giấy khác thì dùng nguồn nguyên liệu bột nhập, giấy tái sinh và một lượng nhỏ bột giấy phi gỗ sản xuất trong

Trang 17

Bảng 2.3 Danh mục dự án đầu tư vừa và lớn tại Việt Nam đến năm 2010

Danh mục dự án (tấn/năm) Bột (tấn/năm) Giấy

Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)

Tiến độ khởi chạy

1 Đang triển khai (từ

Công ty giấy Chánh Dương 100.000 100.000

Nhà máy giấy và bột giấy Tây

Trang 18

2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy ở Việt Nam

Theo hiệp hội giấy Việt Nam cho biết cách đây vài chục năm sản lượng giấy Việt Nam chỉ khoảng 80 ngàn tấn/năm, nhưng hiện nay con số này đã tăng lên 824 ngàn tấn/năm, mức tăng trưởng 10- 16 /năm Nhu cầu tiêu thụ giấy ở Việt Nam rất lớn trong vòng 10 đến 15 năm tới

Bảng 2.4 Dự báo về thị trường giấy của Tổng Công Ty Giấy Việt Nam

Dân số

Tiêu thụ giấy bình quân

Nhu cầu giấy

Tấn/năm Tấn/năm Tấn/năm Tấn/năm

83 9,4 781.000

85.000 226.000 410.000 60.000

89 14,5 1.286.000

120.000 365.000 691.000 110.000

102 33,6 3.420.000

236.000 947.000 1.729.000 445.000

Theo nghiên cứu dự báo phát triển trên thì mức tiêu dùng giấy nước ta sẽ tăng

ổn định 10%/năm trong đó giấy bao bì cũng tăng 10%/năm

2.3 Tổng quan về công tác QA/QC trong các công ty giấy ở Việt Nam

Ngành công nghiệp giấy Việt Nam trong 20 năm qua đã phát triển với tốc độ tăng trưởng trung bình tới 17%/năm Năm 2005, năm quyết định để bước vào ngưỡng cửa 2006 khi Việt Nam thực hiện lộ trình AFTA, dự báo sản xuất giấy sẽ đạt 880.000 tấn (tăng 17%), xuất khẩu đạt 135.000 tấn (tăng 15%), nhập khẩu 200.000 tấn bột giấy (tăng 42%)

Hiệp hội giấy Việt Nam nhận định: Các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam dường như chưa chuẩn bị nhiều cho môi trường sản xuất kinh doanh bột giấy và giấy vào năm 2006, khi Việt Nam hoàn tất lộ trình thực hiện AFTA và gia nhập WTO Chúng ta đang đứng trước thách thức rất to lớn và tổn thất sẽ rất lớn nếu không có những bước đi thích hợp trong việc cơ cấu lại sản phẩm và quy mô sản xuất Theo

Trang 19

là thách thức cho các doanh nghiệp giấy Việt Nam nhưng lại là cơ hội của các nhà đầu

tư, xuất khẩu, nhập khẩu trong và ngoài nước

Theo Bộ trưởng Bộ Công nghiệp - Ông Hoàng Trung Hải, ngành công nghiệp giấy Việt Nam còn nhiều tồn tại và gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển Trước hết là quy mô sản xuất nhỏ: tính đến năm 2004, toàn ngành giấy có trên 300 nhà máy sản xuất giấy và bột giấy, nhưng phần lớn chỉ có quy mô từ 500-20.000 tấn (chỉ

có 20 nhà máy có quy mô trên 20.000 tấn/năm và 3 nhà máy có quy mô trên 50.000 tấn/năm)

Các nhà máy có quy mô nhỏ chủ yếu do tư nhân đầu tư, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp, gây ô nhiễm nặng môi trường Tiếp đến là sự đầu tư mất cân đối: do đầu tư sản xuất bột giấy có nhu cầu vốn lớn (suất đầu

tư còn cao hơn cả nhà máy điện), hiệu quả thấp, thời gian thu hồi vốn kéo dài (trên 20 năm), nhiều rủi ro nên các nhà máy giấy mới đầu tư chủ yếu vào khâu sản xuất giấy (sản lượng giấy tăng từ 350.000 tấn lên 750.000 tấn trong khi sản lượng bột giấy chỉ tăng từ 94.000 tấn lên 175.000 tấn), tổng kim ngạch nhập khẩu các loại bột giấy khoảng 97 triệu USD Bên cạnh đó là chủng loại và chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng; quy mô vùng nguyên liệu nhỏ, năng suất trồng rừng nguyên liệu còn thấp

Cần đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất bột giấy, giấy làm bao bì (nhất là giấy lớp mặt và lớp sóng chất lượng cao), giấy tráng phấn; đồng thời đề nghị các doanh gnhiệp cần hợp lực để cơ cấu lại quy mô và trình độ sản xuất, nội địa hóa nguyên-vật liệu; đầu

tư công nghệ và thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm; hòan thiện cơ chế quản lý; thay đổi cơ cấu và đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là đầu tư cho máy móc thiết bị ở phòng thí nghiệm phụ vụ cho công tác QA/QC

Hệ thống QA/QC tại các công ty giấy ở nước ta đã từng bước được cải thiện và nâng cấp hơn Để sản xuất giấy đạt chất lượng như mong muốn, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa công tác của QA/QC Có như thế thì sản phẩm giấy Việt Nam mới có thể cạnh tranh có hiệu quả với các sản phẩm giấy của các cường quốc trên thế giới

Trang 20

2.4 Tổng quan về công ty TNHH sản xuất giấy Glatz

2.4.1 Giới thiệu chung về công ty

Công ty TNHH sản xuất giấy Glatz được thành lập từ tháng 03/2006 với cái tên ban đầu là công ty TNHH sản xuất giấy Phú Sĩ, nằm ở 38A, đại lộ Hữu Nghị, khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương

Ngày 15/08/2008 công ty TNHH sản xuất giấy Phú Sĩ chính thức đổi tên thành công ty TNHH sản xuất giấy Glatz

Điện thoại: (+84 – 650) 3767388 – 389 – 988 – 989

Fax: (+84 – 650) 3767387

Diện tích khuôn viên công ty: 1.200 m2

Hình 2.1 Mặt bằng công ty Chú thích: 1: Cổng bảo vệ, 2: Nhà xe khách, 3: Nhà xe nhân viên, 4: Văn phòng, 5:

Kho nguyên vật liệu và giấy thành phẩm, 6: Xưởng sản xuất, 7: Khu xử lý nước thải, 8: Phòng bảo trì, 9: Nhà ăn, 10: Đất còn trống

Trang 21

¾ Các khách hàng thường nhật của công ty:

6 Ofion – Dubai UAE

2.4.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy tổ chức của công ty 2.4.3 Thông tin về hoạt động sản xuất

Hiện nay nhà máy đang có 1 máy giấy (PM3 – FPM), với công suất hiện tại khoảng 12 tấn/ ngày

Bộ phậnnhân sự

Bộ phậnsản xuất

Bộ phậnmáy cắt

Bộ phậnQA/QC

Khuchuẩn bịbột

Khu máygiấy

Trang 22

Bố trí lao động tại nhà máy:

Nhà máy chia 1 ngày làm việc với 3 ca làm việc:

- Ca 1 từ 6 giờ sáng đến 14 giờ

- Ca 2 từ 14 giờ đến 22 giờ

- Ca 3 từ 22 giờ đến 6 giờ

Bảng 2.5 Bố trí lao động trong 1 ca làm việc tại bộ phận sản xuất

Bộ phận Số lượng nhân viên

Hình 2.2: Mô phỏng điếu thuốc lá

Giấy PW (Plug Wrap) là loại giấy sản xuất để vấn bao đầu lọc điếu thuốc lá và bên ngoài nó còn được phủ thêm lớp giấy tắt kè (tipping paper)

Loại giấy này đòi hỏi phải có độ chịu kéo và độ thấu khí tốt

Sản phẩm được công bố theo tiêu chuẩn: TC P01 – 2006/ FPM

Công ty sản xuất các loại mặt hàng cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước: giấy vấn đầu lọc thuốc lá định lượng 28 gam/ m2, 27 gam/ m2 và 24 gam/ m2dưới dạng bobbin nhỏ và dạng cuộn lớn

Trang 23

Hình 2.3 Bobbin giấy PW 27 2.4.5 Thị trường tiêu thụ

Sản phẩm công ty để xuất khẩu sang Ấn Độ (Cigfil Co., LDT; Khushboo Feinpapiere Co., LDT; Hind Filter Co., LDT), Thái Lan (BD Straw Co., LDT), Philippines, Banglades, Mỹ và cung cấp cho thị trường trong nước như cho công ty cổ phần thuốc lá Cát Lợi, Tân Bình

Hướng mở rộng đầu tư và phát triển:

Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của xã hội ngày một cao, đòi hỏi sản phẩm làm ra phải đảm bảo chất lượng tốt, mẫu mã đẹp Một trong những mặt hàng thiết yếu không thể thiếu được đó là ngành giấy, nhu cầu sử dụng giấy ở Việt Nam ngày càng tăng bởi những lý do sau:

Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, GDP hằng năm tăng từ 7 – 8

% Các nghành công nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng Công ty TNHH sản xuất giấy Glatz cũng đang chuẩn bị cho dự án mới tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II (VSIP II), huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, lớn gấp 5 lần hiện tại với máy giấy PM 11, sản xuất giấy thuốc lá (cigarette paper)

Với dự án “Sản xuất giấy thuốc lá”, công ty có thể sản xuất giấy thuốc lá có chất lượng cao, sản phẩm mới này chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài với lợi nhuận rất cao Công ty hy vọng sẽ đóng góp tích cực vào việc đưa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày một tăng nhanh và đáp ứng được nhu cầu sử dụng ở trong nước, tiết kiệm ngoại tệ, góp phần đưa đất nước tiến lên

Trang 24

2.4.6 Hệ thống QA/QC tại công ty

Công ty TNHH sản xuất giấy Glatz là công ty với qui mô tương đối nhỏ Hiện nay, hệ thống QA/QC tại công ty chưa thật hoàn thiện Nói về hệ thống này, chúng ta nói đến sơ đồ tổ chức và các máy móc thiết bị dùng trong phòng thí nghiệm Bộ phận QA/QC gồm 10 nhân sự, chia làm 3 nhóm đi theo 3 ca (theo sản xuất) Lịch đi ca của các nhóm tùy thuộc vào lịch sản xuất của máy giấy và máy cắt Phòng thí nghiệm của công ty bao gồm các thiết bị đo độ trắng, độ chịu kéo, độ đục, độ ẩm, độ tro, độ dày

” Sơ đồ tổ chức của hệ thống QA/QC

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức hệ thống QA/QC

” Thiết bị, dụng cụ tại hệ thống QA/QC

3 Thiết bị kiểm tra độ thoát nước (0SR),

3 Cân định lượng, tủ sấy

3 Thiết bị đo độ chịu kéo của giấy,

Trưởng nhóm 3 (phụ trách máy cắt)

Hai nhân viên phụ

trách Hai nhân viên phụ trách Hai nhân viên phụtrách

Trợ lý cho giám

sát

Trang 25

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

- Khảo sát quá trình sản xuất giấy từ khâu chuẩn bị bột – máy giấy

- Tìm hiểu công tác kiểm soát chất lượng bột, kiểm soát chất lượng giấy trên máy giấy, nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của giấy

- Đánh giá công tác kiểm soát

- Đề xuất các biện pháp cải thiện công tác kiểm soát chất lượng giấy của hệ thống QA/QC

3.2 Phương pháp nghiên cứu

- Khảo sát thực tế công nghệ sản xuất giấy tại Công ty TNHH sản xuất giấy Glatz để xác định các khâu kiểm tra chất lượng của giấy

- Thu thập số liệu liên quan đến các chỉ tiêu cần khảo sát

- Tham khảo nguồn tài liệu:

‚ Tài liệu của nhà máy

‚ Tạp chí công nghiệp giấy

‚ Từ thực tế sản xuất và kinh nghiệm của công nhân

Trang 26

c Lưu đồ

d Mô tả chi tiết

Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra

- Trong quá trình quậy, nghiền, phối trộn hóa chất thì bắt buộc phải kiểm tra, kiểm soát nhân viên vận hành tuân theo những yêu cầu chất lượng đề ra

Bước 2: Lấy mẫu, kiểm tra

ƒ Chuẩn bị thiết bị:

- Cân: Kiểm tra và hiệu chuẩn cân trước khi sử dụng

- Tủ sấy: Cài nhiệt độ của tủ sấy ở 105 ± 5 oC

- Bình hút ẩm: Bình không bị hở và hạt hút ẩm không quá ẩm

- Khay sấy, cốc sấy, giấy lọc đã có khối lượng tuyệt đối

- Các dụng cụ đo lường ( ống đong, cốc thủy tinh, ca nhựa,…) phải sạch và phân chia trên dụng cụ phải rõ ràng

ƒ Chuẩn bị mẫu:

Chuẩn bị kiểm tra

Lấy mẫu, kiểm tra

So sánh với tiêu chuẩn

Báo kết quả

Kết thúc

Điều chỉnh Không đạt

Đạt

Tái kiểm

Trang 27

ƒ Kiểm tra, kiểm soát các chỉ tiêu:

- Kiểm soát nồng độ bột và CaCO3 trong nước trắng

Bước 3: So sánh với chỉ tiêu

- So sánh kết quả đo được với giá trị qui định trong bảng thông số kỹ thuật

- Nếu nằm trong khoảng cho phép thì kết luận “Đạt”

- Nếu nằm ngoài khoảng cho phép thì phải tái kiểm lại

Bước 4: Tái kiểm

Sau khi đã điều chỉnh nhân viên QC sẽ tiến hành bước tái kiểm tra:

- Thực hiện lại từ bước 1 đến bước 3

- Nếu nằm trong khoảng cho phép thì kết luận “Đạt”

- Nếu nằm ngoài khoảng cho phép thì kết luận “Không đạt” và báo ngay cho bộ phận sản xuất để điều chỉnh

Bước 5: Điều chỉnh

Khi so sánh kết quả đo được nằm ngoài khoảng cho phép, nhân viên QC sẽ báo cho giám sát sản xuất để thực hiện việc điều chỉnh

Bước 6: Báo kết quả

- Ghi các kết quả kiểm tra vào bảng kiểm tra chất lượng: khu vực chuẩn bị bột: FFM-QA_F.1, FPM- QA_F.2

- Báo cáo kết quả ( và theo dõi sự điều chỉnh đối với những chỉ tiêu không đạt) cho bộ phận sản xuất sau khi kiểm tra các chỉ tiêu

3.2.2 Bộ phận máy giấy

a Mục đích

Kiểm tra chất lượng giấy sau khi ra khỏi máy giấy

Trang 28

Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra

Khi ra cuộn hoặc khi có nhu cầu kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý, nhân viên vận hành

sẽ báo và yêu cầu nhân viên QC kiểm tra

Bước 2: Lấy mẫu

Quan sát các chỉ tiêu cảm quan của giấy (như lỗ, nhăn, phân bố xơ sợi,…) trước khi lấy mẫu

Đánh dấu để xác định chiều của cuộn giấy Lấy mẫu đại diện cho mỗi cuộn Bước 3: Kiểm tra các chỉ tiêu

- Định lượng (Basis weight.)

- Độ tro CaCO3 (Ash content.)

Chuẩn bị kiểm tra

Lấy mẫu, kiểm tra

So sánh với tiêu chuẩn

Báo kết quả

Kết thúc

Điều chỉnh Không đạt

Đạt

Tái kiểm

Trang 29

- Độ giãn dài (Strecth.)

- Độ thấu khí (Porosity.)

- Độ dày (Thickness.)

Bước 4: So sánh với tiêu chuẩn

- So sánh kết quả đo được với giá trị qui định trong bảng tiêu chuẩn chất lượng

- Nếu kết quả nằm trong khoảng cho phép thì kết luận “Đạt”

- Nếu kết quả nằm ngoài khoảng cho phép thì phải tái kiểm

Bước 5: Điều chỉnh

Khi so sánh kết quả đo được nằm ngoài khoảng cho phép, nhân viên QC sẽ báo cho giám sát sản xuất để thực hiện việc điều chỉnh

Bước 6: Tái kiểm

Sau khi đã điều chỉnh nhân viên QC sẽ tiến hành bước tái kiểm tra

- Thực hiện lại từ bước 1 đến bước 3

- Nếu kết quả tái kiểm nằm trong khoảng cho phép thì kết luận “Đạt”

- Nếu kết quả tái kiểm nằm ngoài khoảng cho phép thì kết luận “Không đạt” và báo ngay cho bộ phận sản xuất để điều chỉnh

Bước 7: Báo cáo – Lưu mẫu

- Ghi các kết quả vào biểu mẫu.FPM- QA_F.4

- Ghi nhận dạng cho mẫu và lưu mẫu theo qui định FPM-QA_F.5

- Ký duyệt và báo kết quả đến các bộ phận có liên quan FPM-QA_F.4

- Lưu hồ sơ

Trang 30

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Qui trình kiểm soát chất lượng giấy

4.1.1.Qui trình kiểm soát tại khu chuẩn bị bột

Hệ thống kiểm tra chất lượng QA/QC của nhà máy giữa vai trò rất quan trọng kiểm tra, kiểm soát và đánh giá được chất lượng của dòng bột trước khi xuống máy xeo Việc chuẩn bị bột tại khu bột được tiến hành dựa trên đơn phối chế bột do giám sát sản xuất đưa ra Để công tác kiểm tra được diễn ra dễ dàng và chặt chẽ, hệ thống QA/QC đã dựa vào đơn phối chế bột tại bộ phận chuẩn bị bột:

Bảng 4.1 Đơn phối chế bột cho giấy vấn đầu lọc có định lượng 27 gam/m2

A Bột giấy

12 Lượng NaOH (45 %) cho vào

13 Nghiền côn (Jordan) Có (độ thoát nước sau nghiền 82 – 85 oSR)

Trang 31

B Phụ gia, hóa chất Vị trí

Thời gian (phút)

Khối lượng (kg)

Thể tích (m3)

4 Phối trộn tinh bột tại B8 5 kg/mẻ Ö 0,4 m3/mẻ

(Nguồn: Công ty TNHH sản xuất giấy Glatz)

4.1.1.1 Kiểm soát nguyên liệu đầu vào

Giấy là một loại hàng hóa rất gần gũi và có nhiều ứng dụng trong đời sống xã

hội Nó chứa hai thành phần cơ bản là bột giấy và phụ gia Bột giấy là nguồn nguyên

liệu có tính chất sợi dùng để làm giấy Bột giấy thường có nguồn gốc từ thực vật Bột

giấy có thể là bột hóa, bột cơ, bột bán hóa…, ở dạng không tẩy hoặc đã được tẩy

trắng.Và bột giấy được sử dụng để sản xuất giấy vấn đầu lọc có định lượng 27 g/m2 thì

nguyên liệu được sử dụng bao gồm NBKP, LBKP và bột giấy Broke, được phối chế

theo đơn phối chế với tỉ lệ 2:1:1

— Bột sớ dài NBKP nhập về nhà máy có hai loại xuất xứ khác nhau Đó là bột

NBKP Mercer có nguồn gốc từ Phần Lan và bột NBKP Sorda có nguồn gốc từ Nga

Bột sớ dài (NBKP) là loại bột sulfat gỗ mềm tẩy trắng Loại bột này cho phép sản xuất

các loại giấy có độ bền cao và được sử dụng trong những sản phẩm chịu lực, ví dụ các

bao bì chịu tải trọng lớn (bao xi măng), làm cải thiện độ bền nhằm đáp ứng được công

nghệ in trên những máy tốc độ cao Ngoài ra, nó cũng được sử dụng làm giấy vệ sinh

Ưu điểm lớn nhất của loại bột này là nó có độ bền cơ lý cao nhất do xơ sợi có chiều

dài lớn, xơ sợi ít bị tổn thương trong quá trình nấu, thành tế bào dày hơn hẳn so với bột

sulphat từ gỗ lá rộng Loại bột này sau khi nghiền xơ sợi có sự chổi hóa tốt nên tạo

giấy có độ bền rất cao Do đó, chúng thường xuyên được sử dụng để phối trộn với các

loại bột có độ bền kém khác, nhằm mục đích tăng độ bền cơ lý của giấy ở trạng thái

ướt, tránh hiện tượng đứt giấy khi xeo và tăng độ bền của giấy cả ở trạng thái sau khi

xeo

Trang 32

— Bột sớ ngắn LBKP nhập về có hai loại khác nhau là bột LBKP Sorda từ Nga

và bột LBKP từ Thái Lan Bột sớ ngắn (LBKP) là loại bột sulfat gỗ cứng tẩy trắng Bột hóa từ gỗ lá rộng thì sẽ cho ra loại giấy có độ đục, xốp cao, độ thấu khí tốt, khả năng thấm hút tốt Nguyên nhân là do xơ sợi bột hóa từ gỗ cứng thì vụn và ngắn hơn nên tạo ra giấy có độ xốp và độ đục cao hơn Loại bột này thường được thêm vào thành phần giấy để cải thiện sự tạo hình và độ che phủ

Nguyên liệu bột sớ dài LBKP và bột sớ ngắn NBKP sau khi được nhập kho thì nhân viên QC tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu độ trắng, độ ẩm, độ tro của bột

Bảng 4.2 Kết quả kiểm tra bột NBKP và bột LBKP của nhân viên QA/QC

— Bột giấy tái sử dụng (giấy Broke)

Là loại giấy đã thành phẩm nhưng

do chưa đạt yêu cầu chất lượng hoặc giấy

vụn, giấy mép rìa từ việc cắt bobbin Ở

đây chúng ta cần chú ý, một loại bột giấy

nữa còn được cho vào phối trộn tại bể

B8-1 là bột Broke bơm từ bể B10-1 sang

Đây là loại bột giấy đứt tại phần lưới khi

giấy đứt hay vệ sinh máy xeo Nồng độ

của loại bột Broke này khoảng 2 %, mỗi

mẻ phối nó được bơm khoảng 5 m3

Hai loại bột Broke này được tái sử dụng lại nhằm tiết kiệm được chi phí sản

Hình 4.1.Giấy tái sử dụng

Trang 33

Bảng 4.3 Lượng giấy tái sử dụng Broke nhập kho từ ngày 01/03/2009 đến ngày

(Nguồn: Công ty TNHH sản xuất giấy Glatz)

4.1.1.2 Kiểm soát quá trình vận hành

Quá trình vận hành trên khu sản xuất bột từ yếu tố con nguời, việc vận hành

máy ảnh hưởng trực tiếp đến chất luợng của bột giấy và sản phẩm giấy sản xuất ra

Kiểm soát quá trình vận hành tại khu chuẩn bị bột là nhân viên QC thực hiện kiểm tra

các thông số vận hành và kiểm tra quá trình thực hiện

Như vậy để việc kiểm tra chất lượng tại khu vực chuẩn bị bột được đạt hiệu quả

cao bộ phận kiểm tra chất luợng tại công ty đã tiến hành kiểm soát chặt chẽ các khâu

theo sơ đồ như sau:

Trang 34

Sơ đồ 4.1 Qui trình kiểm soát chất lượng tại khu chuẩn bị bột

Bể chứa đầu máy B13

1 Tỷ lệ phối liệu từng loại bột

2 Lượng bột phối liệu

Trang 35

● Băng tải

Trước khi tiến hành việc chuẩn bị bột để chuẩn bị cho máy giấy nhân viên tại khu chuẩn bị bột nhập bột lên băng tải theo từng loại với khối lượng dựa vào đơn phối chế Tại đây QC tiến hành kiểm tra:

- Chủng loại bột

- Khối lượng bột sử dụng

● Pulper

Bột từ băng tải được đưa vào hồ quậy thủy lực (pulper) và được quậy từng mẻ

bột sớ ngắn, sớ dài, broke riêng với nhau

Tại đây nhân viên QC kiểm tra các chỉ tiêu:

- Nồng độ dung dịch bột

- Thời gian quậy

- PH của bột

Kết quả kiểm tra được nhân viên QC thể hiện vào bảng sau:

Bảng 4.4 Kết quả kiểm tra tại băng tải và pulper

Thể tích NaOH (lít)

Giá trị

PH

Thời gian quậy

Trang 36

● Nghiền đĩa đôi(DDR)

Khi qua công đoạn được nghiền, ở đây bột được nghiền riêng theo riêng theo từng loại sớ dài, sớ ngắn và broke

Hình 4.2 Máy nghiền đĩa

Hình 4.3 Máy nghiền Jordan

Mỗi mẻ nghiền được nghiền với thời gian nghiền, số vòng nghiền, cài đặt ampe nghiền khác nhau và các thông số này sau khi kết thúc một mẻ nghiền thì nhân viên

QC sẽ kiểm tra và ghi nhận vào bảng kết quả

Tại công đoạn này sẽ kiểm tra các chỉ tiêu như sau:

- oSR

- Ampe nghiền: được nhân viên vận hành bột cài đặt trước khi nghiền

- Số vòng nghiền: là số vòng bột được nghiền đến khi đạt yêu cầu

Trang 37

Bảng 4.5 Kết quả kiểm tra tại bộ phận nghiền

Ampe of DDR Jordan Refiner Thời

gian Thứ tự mẻ vòng Số Grade DDR1 DDR2

oSR

Amper o SR 6:35 1 1 B+L 35 35 78

Một mẻ phối trộn bao gồm: bột sớ dài (NBKP) đã nghiền được chứa ở B9, bột

sớ ngắn (LBKP) và giấy Broke đã nghiền được bơm qua bể B8, bột Broke được bơm sang từ bể B10-1 (nồng độ khoảng 2 %) cùng với tinh bột và canxi cacbonat và nhân viên QC sẽ tiến hành kiểm tra tại bể phối trộn các chỉ tiêu sau:

- Thời gian thực hiện phối trộn

- Lượng bột phối trộn

- Lượng hóa chất phối trộn

Bảng 4.6 Kết quả theo dõi tại bể phối trộn B8

Tỉ lệ phối trộn bột và hoá chất Thời

gian NBKP LBKP +

Broke

Tinh bột CaCO3

Trang 38

4.1.1.3 Kiểm soát lượng hóa chất

Tại nhà máy, người ta sử dụng chất độn là Canxi Cacbonat (CaCO3), sử dụng tinh bột làm chất gia cường khô

Hình 4.4 Canxi cacbonat

Trang 39

CaCO 3

Tinh bột

Sơ đồ 4.2 Pha chế hóa chất

Việc pha chế hóa chất, phụ gia được nhân viên vận hành thực hiện Sau đó nhân viên QC tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu sau:

- Thời gian pha chế

Bể B8 Máy giấy

B6-3

Pha dung dịch CaCO3 tại B6-1 * Kiểm tra :

1) Khối lượng CaCO3 sử dụng

2) Thể tích nước sử dụng

* Kiểm tra : Thể tích CaCO3 sử dụng/mẻ

Nguyên liệu tinh bột

Bể B8

Nấu dung dịch tinh bột tại B7

* Kiểm tra : 1) Thể tích nước sử dụng/mẻ

2) Khối lượng tinh bột/mẻ nấu

* Kiểm tra : Thể tích tinh bột sử dụng /mẻ

Trang 40

Bảng 4.7 Kết quả kiểm tra việc pha chế hóa chất tại B6-1 và B7-1

Thời gian Vị trí Loại hoá chất Thể tích của

gian NBKP LBKP + Broke Tinh bột CaCO3

(Nguồn: Công ty TNHH sản xuất giấy Glatz - ca1 ngày 09/03/2009 )

4.1.2.Qui trình kiểm soát tại khu vực máy giấy

Chúng ta đã biết quá trình kiểm tra chất lượng là không thể thiếu trong sản xuất giấy, đặc biệt việc kiểm tra chất lượng giấy tại bộ phận máy giấy là rất cần thiết để giấy khi sản xuất ra không bị lỗi và hiệu suất đạt được sẽ cao hơn Công tác QA/QC tại khu vực máy giấy được thực hiện tại các công đoạn lưới, nước trắng, ép và công đoạn hoàn thành Và quá trình kiểm soát được thực hiện theo sơ đồ dưới đây:

Ngày đăng: 13/09/2018, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w