1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VẤN ĐẦU LỌC THUỐC LÁ ĐỊNH LƯỢNG 27 GAM M 2 TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT GIẤY GLATZ

83 193 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VẤN TY TNHH SẢN XUẤT GIẤY GLATZ Họ và tên sinh vi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VẤN

TY TNHH SẢN XUẤT GIẤY GLATZ

Họ và tên sinh viên: PHẠM VĂN TRUNG Ngành: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY Niên khóa: 2004 – 2009

Tháng 02/2009

Trang 2

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VẤN ĐẦU LỌC THUỐC LÁ ĐỊNH LƯỢNG 27 GAM/ M 2 TẠI CÔNG TY TNHH

SẢN XUẤT GIẤY GLATZ

Tác giả

PHẠM VĂN TRUNG

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng Kỹ sư ngành Công nghệ giấy sản xuất giấy và bột giấy

Giáo viên hướng dẫn:

T.S HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG

Tháng 02/2009

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp và các thầy cô trong Bộ môn Công Nghệ Giấy và Bột Giấy đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập qua

Ban Giám Đốc Công ty TNHH sản xuất giấy Glatz, cùng các cô chú, anh chị các phòng ban trong Công ty đã tạo điều kiện tốt nhất có thể, nhiệt tình giúp đỡ, và chỉ bảo em trong thời gian làm việc tại Công ty

T.S Hoàng Thị Thanh Hương đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành tốt đề tài

Giám đốc hành chính nhân sự Trần Phát Đạt, trưởng phòng kỹ thuật Trần Văn Lập, giám đốc Ian Goodall đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm thực tế quý báu trong thời gian làm việc

Các bạn lớp Công Nghệ Giấy - Bột Giấy K30 đã luôn đồng hành, chia sẻ buồn vui, động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm khoá luận

Và xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến mọi người trong gia đình đã luôn động viên, quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm đề tài Nhất là gửi đến ba mẹ đáng kính của con, hai người đã luôn chăm sóc, động viên, luôn dõi theo từng bước đi của con và là một điểm tựa vững chắc về tinh thần cho con trong suốt thời gian qua

TP Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2009

Phạm Văn Trung

Trang 6

TÓM TẮT

Đề tài nguyên cứu “Khảo sát qui trình sản xuất giấy vấn đầu lọc thuốc lá định lượng 27 gam/ m 2 tại công ty TNHH sản xuất giấy Glatz” từ ngày 04/08/2008

đến ngày 04/12/2008, được tiến hành tại công ty TNHH sản xuất giấy Glatz

Đề tài thực hiện bằng sự theo dõi quá trình sản xuất, thu thập số liệu tổng hợp trên từng ca làm việc từ khâu chuẩn bị bột, máy giấy và kiểm tra chỉ tiêu chất lượng tờ giấy

Kết quả thu được là nắm bắt được dây chuyền sản xuất, tỷ lệ phối trộn bột là

417 kg NBKP, 208 kg LBKP, 208 kg Broke; với chất độn CaCO3 189 kg và chất phụ gia tinh bột cation 4,2 kg, NaOH (45 %) 1,3 kg cho một tấn giấy thành phẩm; các chỉ tiêu chất lượng giấy như định lượng, độ bền kéo, độ thấu khí, độ dãn, độ ẩm, độ trắng,

độ tro, độ dày; các thông số kỹ thuật của máy móc thiết bị Tỷ lệ tổn thất bột là khoảng 3,8 – 4,2 %, chất độn là 6 %, phế phẩm là 6,7 %; tiêu tốn năng lượng điện là 1000

KW, nước là 80 m3, dầu là 210 lít cho một tấn giấy thành phẩm

Tìm ra những nguyên nhân làm giảm năng suất sản xuất, các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của tờ giấy từ đó đề suất các biện pháp giải quyết

Trang 7

MỤC LỤC

Tiêu đề Trang

Trang tựa i

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ii

LỜI CẢM ƠN iv

TÓM TẮT v

MỤC LỤC vi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH x

DANH SÁCH CÁC BẢNG xi

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ xii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích của đề tài 2

1.3 Nội dung của đề tài 2

1.4 Giới hạn của đề tài 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Tổng quan về ngành giấy 3

2.1.1 Lịch sử phát triển của công nghệ giấy 3

2.1.2 Tầm quan trọng của giấy 3

2.1.3 Tình hình phát triển của ngành giấy Việt Nam trong những năm gần đây và dự báo sau này 4

2.1.4 Thuận lợi, khó khăn của ngành giấy Việt Nam trong quá trình hội nhập 7

2.1.5 Định hướng phát triển ngành giấy 8

2.1.6 Định hướng phát triển khoa học công nghệ ngành công nghiệp giấy 10

2.2 Tổng quan về công ty TNHH sản xuất giấy Glatz 11

2.2.1 Giới thiệu chung về công ty 11

2.2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 12

Trang 8

2.2.3 Sản phẩm của công ty 13

2.2.4 Thị trường tiêu thụ 13

2.2.5 Nguồn nguyên liệu 14

2.3 Vài nét khái quát về sản phẩm giấy PW 15

2.4 Những chỉ tiêu của giấy PW 27 15

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 16

3.1 Nội dung 16

3.2 Phương pháp khảo sát 16

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22

4.1 Công thức phối chế bột 22

4.2 Thuyết minh dây chuyền sản xuất 23

4.2.1 Quậy thủy lực 23

4.2.2 Lọc tỷ trọng cao 25

4.2.3 Nghiền bột giấy 25

4.2.4 Các bể chứa bột 27

4.2.5 Thùng điều tiết 28

4.2.6 Pha loãng huyền phù bột 29

4.2.7 Bơm quạt 29

4.2.8 Hệ thống lọc ly nồng độ thấp 30

4.2.9 Sàng quay 31

4.2.10 Thùng đầu 31

4.2.11 Dàn lưới 32

4.2.12 Dàn ép 34

4.2.13 Hệ thống thu hồi nước trắng 35

4.2.14 Bộ phận sấy 36

4.2.15 Bộ kiểm soát chất lượng đầu dò bức xạ BM 800 37

4.2.16 Bộ phận cuộn 38

4.3 Yêu cầu kĩ thuật trong vận hành một số thiết bị chính 38

4.3.1 Quậy thủy lực 38

4.3.2 Máy nghiền đĩa 38

4.3.3 Lưới, ép 39

Trang 9

4.3.4 Bộ phận sấy 40

4.3.5 Tránh hồ couchpit bị tràn 41

4.4 Lượng nguyên liệu cần cho 1 tấn sản phẩm 41

4.5 Nhu cầu về hóa chất phụ gia để sản xuất 1 tấn sản phẩm 42

4.6 Nhu cầu về điện, nước, dầu để sản xuất 1 tấn giấy 42

4.7 Số liệu về các tính chất của giấy PW 27 42

4.8 Một số sự cố kĩ thuật ảnh hưởng đến tính chất của giấy và cách khắc phục (các bệnh của giấy và biện pháp khắc phục) 43

4.8.1 Định lượng biến động 44

4.8.2 Độ bền cơ lý thấp 44

4.8.3 Giấy bị thủng lỗ 44

4.8.4 Tạo hình trên lưới xấu 45

4.8.5 Giấy bị gằn, sọc lõm 46

4.8.6 Độ ẩm quá cao 46

4.9 Một số nguyên nhân làm đứt giấy và biện pháp khắc phục 47

4.9.1 Đứt giấy ở bộ phận chuyển tiếp giữa lưới và ép 47

4.9.2 Đứt giấy ở công đoạn ép 47

4.9.3 Đứt giấy ở công đoạn sấy 48

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50

5.1 Kết luận 50

5.2 Kiến nghị 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC

Phục lục 1 Bảng số liệu tính chất của giấy PW 27

Phụ lục 2 KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG BỘT VÀ GIẤY

Phụ lục 3 QUI TRÌNH VẬN HÀNH MÁY GIẤY

Trang 10

NBKP (needle bleached kraft pulp) Bột hóa tẩy trắng gỗ lá kim

GCC (grounding calcium carbonate) Bột đá vôi dạng nghiền

QCS (quality control system) Hệ thống kiểm tra chất lượng

SR (Schopper – Riegler) Độ thoát nước

ISO (international standard oganization) Tiêu chuẩn quốc tế

CRC Bộ điều chỉnh nồng độ tự động SCAN Scandinavian Society for Testing and Material

TAPPI Technical Association of Pulp and Paper Industry

VPPA (Vietnam Pulp and Paper Association) Hiệp hội Giấy và bột Giấy Việt Nam DDR (double disc refiner) Máy nghiền đĩa đôi

STT Số thứ tự

CD (cross direction) Chiều ngang của của băng giấy

MD (machine direction) Chiều dọc theo máy của băng giấy

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Biểu đồ dự báo sản lượng giấy đến năm 2020 6

Hình 2.2: Mặt bằng công ty 11

Hình 2.3: Bobbin giấy PW 27 13

Hình 2.4: Mô phỏng điếu thuốc lá 15

Hình 4.1: Cấu tạo hồ quậy thủy lực 23

Hình 4.2: Mâm dao, sàng của hồ quậy thủy lực 24

Hình 4.3: Lọc tỷ trọng cao 25

Hình 4.4: Cấu tạo máy nghiền đĩa đôi 26

Hình 4.5: Hai máy nghiền đĩa đôi B5 – 1, B5 – 2 27

Hình 4.6: Máy nghiền côn 27

Hình 4.7: Cơ chế ép dao và ra dao của máy nghiền côn 27

Hình 4.8: Cấu tạo bể chứa 28

Hình 4.9: Thùng điều tiết 28

Hình 4.10: Sơ đồ pha loãng bột giấy trước khi lên máy giấy 29

Hình 4.11: Hệ thống lọc ly tâm 30

Hình 4.12: Nguyên tắc sàng 30

Hình 4.13: Sàng quay 31

Hình 4.14: Thùng đầu 31

Hình 4.15: Dàn lưới 32

Hình 4.16: Dàn ép 34

Hình 4.17: Hệ thống sấy 36

Hình 4.18: Đầu đò quét trên băng giấy BM 800 37

Hình 4.19: Màn hình và các nút điều khiển bộ kiểm soát chất lượng 38

Hình 4.20: Bộ phận cuộn 38

Hình 4.21: Tờ giấy bị thủng lổ 44

Hình 4.22: Tờ giấy tạo hình không tốt 45

Hình 4.23: Tờ giấy tạo hình tốt 45

Hình 4.24: Tờ giấy bị sọc lõm 46

Trang 12

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Danh sách các dự án đầu tư vừa và lớn tại Việt Nam đến 2010 5

Bảng 2.2: Thống kê Sản xuất - Nhập khẩu - Xuất khẩu năm 2006 6

Bảng 2.3: Dự báo ngành giấy đến năm 2020 6

Bảng 2.4: Bố trí lao động trong 1 ca làm việc tại bộ phận sản xuất 13

Bảng 2.5: Chỉ tiêu của bột mà công ty nhập từ nước ngoài 14

Bảng 2.6: Chỉ tiêu chất lượng của giấy PW 27 15

Bảng 2.7: Chỉ tiêu cuộn bobbin 15

Bảng 4.1: Đơn phối chế bột 22

Bảng 4.2: Vận tốc dòng bột ứng với chiều cao cột chất lỏng thực tế 32

Bảng 4.3: Số liệu tính chất của giấy PW 27 42

Trang 13

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy tổ chức của công ty 12

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ khối khâu chuẩn bị bột 17

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ khối bộ phận máy giấy 18

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ quy trình công nghệ phân xưởng giấy 19

Trang 14

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Sử dụng giấy là nhu cầu không thể thiếu trong mọi hoạt động của đời sống kể

cả trong sinh hoạt hàng ngày và trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Giấy không những được dùng trong ghi chép, in ấn, quảng cáo mà ngày nay nó còn phát triển rất mạnh trên nhiều lĩnh vực khác như: bao bì, vật liệu cách điện, xây dựng và y tế,…

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu sử dụng giấy ngày càng tăng cao Theo Hội thảo kỹ thuật do Hiệp hội Giấy và bột Giấy Việt Nam tổ chức ngày 24/08/2007 đã dự báo đến năm 2010 tiêu dùng giấy ở Việt Nam lên đến 2,9 triệu tấn giấy và đến năm 2015 tiêu dùng tới 6 triệu tấn giấy, tăng so với năm 2007 (1,8 triệu tấn) lần lượt là 1,6 lần và 3,35 lần [14]

Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập vào khu vực và quốc tế thì vấn đề cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn Trong khi đó ngành công nghiệp giấy là một trong những ngành chịu sức ép cạnh tranh mạnh nhất khi bước vào hội nhập Do

đó, các doanh nghiệp cần phải nổ lực sản xuất, tìm mọi cách nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Giấy và bột Giấy Việt Nam là không nên tiếp tục đầu tư vào sản xuất giấy in và giấy viết trong vài năm tới vì công suất đã bão hoà Trong khi đó các mặt hàng giấy vấn thuốc lá là mặt hàng siêu lợi nhuận cho nhà đầu

tư sản xuất ra nó Tuy nhiên để sản xuất ra loại mặt hàng này đòi hỏi rất cao về công nghệ sản xuất, công ty TNHH sản xuất giấy Glatz là công ty ở Việt Nam sản xuất giấy vấn đầu lọc Đó là sự thôi thúc tôi quyết định thực hiện một đề tài có liên quan đến vấn

đề nêu trên trong phần báo cáo khóa tốt nghiệp chuyên ngành giấy và bột giấy của mình, và dưới sự đồng ý của T.S Hoàng Thị Thanh Hương và sự giúp đỡ của công ty

TNHH sản xuất giấy Glatz, tôi thực hiện đề tài “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất giấy PW 27”

Trang 15

1.2 Mục tiêu của đề tài

- Khảo sát quy trình sản xuất giấy vấn đầu lọc (máy móc thiết bị, qui trình công nghệ, quy trình vận hành) tại phân xưởng của công ty TNHH sản xuất giấy Glatz

- Thu thập các tính chất đặc trưng của giấy vấn đầu lọc thuốc lá

- Tìm ra những nguyên nhân làm giảm năng suất và các yếu tố làm ảnh hưởng tới tính chất của giấy từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm giấy

1.3 Nội dung của đề tài

- Khảo sát công đoạn chuẩn bị bột trước xeo (chế luyện bột)

Sơ đồ công nghệ

Thuyết minh dây chuyền, nhiệm vụ của các khâu công nghệ

Đơn phối chế (đơn công nghệ), trình tự thao tác vận hành, các chất phụ gia

sử dụng và cách phối trộn

- Khảo sát công đoạn xeo giấy

Sơ đồ công nghệ

Thuyết minh dây chuyền công nghệ

- Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến đứt giấy và phương pháp cải thiện

- Xác định các bệnh của giấy và biện pháp khắc phục

1.4 Giới hạn của đề tài

Quá trình sản xuất giấy vấn thuốc lá tương đối rộng do thời gian và phạm vi kiến thức có hạn, đề tài tập trung khảo sát quy trình công nghệ sản xuất, tìm hiểu những nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng giấy và đề xuất khắc phục cũng như những ưu và nhược điểm trong quá trình sản xuất, đề tài không phân tích sâu hiệu quả kinh tế của qui trình sản xuất

Trang 16

Chương 2

TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về ngành giấy

2.1.1 Lịch sử phát triển của công nghệ giấy

Từ “Paper” xuất phát từ tên một loại cây là “papyrus” Người Ai Cập cổ đại đã làm ra những tờ giấy viết đầu tiên bằng cách xé thân cây này rồi ép những lớp mỏng thành tờ giấy Tuy nhiên khi đó sự phân tách xơ sợi rồi đan kết của xơ sợi trong tờ giấy (bản chất thực sự của quá trình làm giấy hiện đại) thì chưa có Nghề giấy thực sự bắt nguồn từ Trung Quốc vào khoảng 100 năm sau Công Nguyên Khi đó người ta đã biết sử dụng huyền phù của sợi tre nứa hoặc cây dâu tằm để làm giấy Nghệ thuật làm giấy của người Trung Quốc đã phát triển đến mức cao Ngày nay một số mẫu giấy rất đẹp của người Trung Quốc cổ vẫn còn được lưu giữ

Vài thế kỷ sau nghề làm giấy được lan truyền đến Trung Đông, sau đó đến Châu Âu, nơi mà nguồn nguyên liệu là sợi bông và sợi lanh, giẻ rách từ vải cũ rất dồi dào, và hồi đó người ta sử dụng các loại nguyên liệu này để làm giấy Đầu thế kỷ 15 một số cơ sở sản xuất giấy quy mô công nghiệp đã được xây dựng ở Tây Ban Nha, Ý, Đức và Pháp Còn tại Bắc Mỹ, nhà máy giấy đầu tiên đã được xây dựng tại Philadenphia vào năm 1690

Sau này khi các nguồn nguyên liệu là sợi bông và giẻ rách trở nên khan hiếm không đáp ứng đủ nhu cầu làm nguyên liệu giấy thì người ta mới tìm ra cách sử dụng

gỗ làm nguồn nguyên liệu chính để làm giấy

2.1.2 Tầm quan trọng của giấy

Từ trước đến nay giấy vẫn là sản phẩm tiêu dùng chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống của chúng ta Giấy không chỉ đơn thuần phục vụ cho con người trong việc ghi chép, in ấn hay truyền đạt thông tin, kiến thức mà nó cần thiết trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: tiệc tùng, vệ sinh, bao gói hàng hoá, xây dựng, giao tiếp,…

Trang 17

Ngày nay mặc dù công nghệ hiện đại phát triển khá mạnh đáp ứng mọi nhu cầu của con người như công nghệ internet chẳng hạn, nó có thể cập nhật thông tin với tốc

độ cực nhanh gấp hàng trăm hàng ngàn lần so với thông tin qua giấy tờ, chỉ cần ngồi một chỗ con người có thể biết hàng trăm thông tin, đọc hàng ngàn cuốn sách Song, tất

cả những cái đó vẫn không thể thay thế hoàn toàn được sản phẩm giấy trong mọi lĩnh vực khác nhau của con người Như vậy có thể thấy vai trò của giấy là vô cùng cần thiết và quan trọng đối với đời sống con người mà bất cứ một sản phẩm nào cũng không thể thay thế được

Cùng với sự phát triển không ngừng của các sản phẩm giấy thông dụng như: giấy viết, giấy in, giấy báo, giấy vệ sinh, … thì mặt hàng giấy vấn thuốc lá hiện nay đang đem lại lợi nhuận cao trong ngành giấy, và đang thu hút những nhà đầu tư cho những dự án mới trong tương lai ở Việt Nam với công suất rất lớn hàng trăm ngàn tấn mỗi năm Các sản phẩm giấy vấn thuốc lá ở Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang các nước trên thế giới

2.1.3 Tình hình phát triển của ngành giấy Việt Nam trong những năm gần đây và

dự báo sau này

Ngành giấy nước ta đã trải qua một quá trình phát triển khá dài Đến nay, cả nước có trên 300 cơ sở sản xuất bột giấy và giấy bao gồm các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã và tập thể Ngành giấy đã đáp ứng gần 70 % nhu cầu về giấy chủ yếu cho các ngành công nghiệp, văn hoá, giáo dục…

Theo báo cáo của Hiệp hội Giấy Việt Nam khóa III 2001 – 2006, trong 5 năm qua năng lực sản xuất của toàn ngành tăng lên đáng kể, gấp gần 2 lần, từ 580.000 tấn năm 2001 lên hơn 1 triệu tấn năm 2005, tăng bình quân 17 %/ năm Sản lượng giấy tăng 19 %/ năm, từ 420.000 tấn năm 2001 lên 834.853 tấn năm 2005, đáp ứng gần 70

% nhu cầu sử dụng trong nước và bắt đầu xuất khẩu với kim ngạch ngày càng tăng Trong đầu tư đã có sự chuyển biến về chất thể hiện ở qui mô đầu tư, trình độ công nghệ và chủng loại sản phẩm (34 % năng lực tăng thêm tập trung vào sản phẩm cao cấp: giấy in và viết, giấy tissue, giấy tráng phấn, giấy làm bao xi măng) Ngành giấy trong nước đã cơ bản thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng một số loại giấy như giấy in báo, giấy in và viết, giấy tissue với chất lượng cao, cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu cùng loại trên thị trường

Trang 18

Bảng 2.1: Danh sách các dự án đầu tư vừa và lớn tại Việt Nam đến 2010 [5]

Đang triển khai (từ 2008 – 2010)

Nhà máy bột giấy An Hoà – Tuyên Quang

Nhà máy Giấy và Bột giấy Thanh Hoá

Nhà máy Bột Giấy Phương Nam – Long An

Nhà máy Bột giấy Quảng Nam

Công ty Giấy Chánh Dương

Khác (nhỏ)

Đã được cấp phép ( từ 2009 – 2011)

MR Bãi Bằng giai đoạn 2 – Phú Thọ

Nhà máy giấy bao bì VinaKraft – Bình Dương

Nhà máy bột giấy Lee & Man – Hậu Giang

Nhà máy giấy bao bì An Bình – Vũng Tàu

- 150.000

- 1.100.000 600.000

- 100.000 130.000 200.000

- 50.000

270.000

- 60.000

-

- 100.000 110.000 750.000

- 220.000 350.000 150.000 760.000

- 400.000

-

- 250.000 60.000 50.000

Bên cạnh đó ngành giấy Việt Nam cũng gặp một số khó khăn như thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, hoá chất, năng lượng, phụ tùng thay thế và thiết bị công nghệ hiện đại Nhiều công trình đầu tư mới gần đây của ngành, trong đó có cả những dự án do doanh nghiệp lớn như Tổng công ty giấy thực hiện cũng bị gián đoạn hoặc chưa khai thác có hiệu quả

Nhu cầu về giấy trong giai đoạn tới sẽ rất lớn Theo dự báo trong Quy hoạch phát triển ngành, đến năm 2010 nhu cầu về giấy sẽ xấp xỉ 2 triệu tấn và hơn 5 triệu tấn

Trang 19

vào năm 2020 Trong khi đó, dự báo về năng lực sản xuất trong nước đến năm 2010 mới đạt khoảng 1,3 triệu tấn, năm 2015 sẽ đạt hơn 2,2 triệu tấn vào năm 2020 dựa trên tình hình đầu tư của các doanh nghiệp trong nước hiện nay

Bảng 2.2: Thống kê Sản xuất - Nhập khẩu - Xuất khẩu năm 2006 [15]

Bình quân đầu

Hình 2.1: Biểu đồ dự báo sản lượng giấy đến năm 2020 [15]

Năng lực sản xuất bột giấy trong những năm tới đây vẫn chưa có chuyển biến lớn Đến năm 2010, năng lực sản xuất bột giấy đạt 600.00 tấn, năm 2015 đạt 1 triệu tấn và năm 2020 đạt 1,8 triệu tấn, chủ yếu vẫn là bột hóa từ nguyên liệu tre, nứa, gỗ (chiếm 60 – 70 % tổng sản lượng bột sản xuất ra) Theo khuyến cáo của các chuyên

Trang 20

gia ngành giấy, để hoạt động có hiệu quả, tới đây các nhà máy bột giấy nên có công suất từ 100.000 – 150.000 tấn/ năm trở lên và các nhà máy giấy nên có công suất từ 200.000 – 250.000 tấn/ năm trở lên

2.1.4 Thuận lợi, khó khăn của ngành giấy Việt Nam trong quá trình hội nhập

 Thuận lợi

Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với lực lượng lao động dồi dào (hơn

80 triệu dân) và chi phí lao động thấp Theo dự báo, mức tiêu thụ giấy bình quân đầu người/ năm của Việt Nam năm 2010 ướt đạt 24,5 kg và 2020 ướt đạt 33,6 kg Đây cũng là cơ hội để thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài nước

Ngoài ra các doanh nghiệp giấy của Việt Nam có thể thâm nhập và mở rộng thị trường ở các nước láng giềng như Lào và Campuchia,…

 Khó khăn

Ngành giấy Việt Nam là một trong những ngành được bảo hộ đầu tiên chịu áp lực cạnh tranh lớn khi bước vào hội nhập Thực tế cho thấy hơn một năm sau khi áp dụng mức thuế mới theo AFTA khoảng cách về giá giữa giấy nội và giấy ngoại đã kéo dài hơn

Cụ thể là trong các mặt hàng giấy đang được sản xuất trong nước hiện nay, hai loại giấy in và giấy viết từ nhiều năm nay luôn được bảo hộ với mức thuế nhập khẩu khá cao 50 % làm cho giấy ngoại có chất lượng khá cao cũng khó có thể cạnh tranh Tuy nhiên, về sau mức thuế nhập khẩu sẽ giảm xuống dần và đến giá trị bằng 0 % thì cuộc cạnh tranh giữa giấy nhập khẩu và giấy sản xuất trong nước sẽ càng trở nên khốc liệt

Bất lợi trong cạnh tranh của các nhà máy giấy hiện nay là lâm vào tình trạng thiếu bột giấy nghiêm trọng Các nhà máy giấy phụ thuộc quá nhiều vào nguồn bột giấy nhập khẩu Mỗi năm, Việt Nam phải nhập khẩu bình quân 130.000 – 150.000 tấn bột giấy, trong khi đó, giá nguyên liệu bột giấy tăng liên tục

Những hạn chế của ngành giấy Việt Nam hiện nay:

Công nghệ sản xuất giấy của Việt Nam thuộc loại lạc hậu Công ty giấy Bãi Bằng và Tân Mai có công nghệ hiện đại và quy mô lớn nhất Việt Nam nhưng cũng là thiết bị thuộc thế hệ những năm 1970 – 1980

Trang 21

Chất lượng sản phẩm thấp Chỉ có một vài nhà máy lớn đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng tương đương giấy ngoại Tổng Công ty Giấy Việt Nam chỉ có Công ty Giấy Bãi Bằng và Công ty Giấy Tân Mai là đạt chứng chỉ ISO 9002

Khó khăn lớn của ngành giấy Việt Nam là thiếu vốn Tổng tài sản lưu động của Tổng công ty giấy Việt Nam ướt đạt 1.600 tỷ đồng, trong khi đó, riêng nhu cầu về vốn cho các dự án đầu tư mới đã lên đến 37.500 tỷ đồng Thiếu vốn dẫn đến khó khăn trong việc đầu tư các thiết bị, công nghệ hiện đại Điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm và năng suất lao động thấp, hao phí nguyên nhiên vật liệu ở mức cao

Hầu hết hệ thống thiết bị và công nghệ của các cơ sở sản xuất giấy của Việt Nam không đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường, thậm chí có một số cơ sở sản xuất nhỏ không có hệ thống xử lý nước thải

2.1.5 Định hướng phát triển ngành giấy

 Giải pháp đầu tư

Sản lượng giấy năm 2010 tăng lên 1,32 lần so với quy hoạch theo quyết định số 160/ 1998 là 1.050.000 tấn/ năm sẽ đạt ở mức 1.380.000 tấn/ năm

Đổi mới thiết bị, hiện đại hóa công nghiệp, đầu tư chiều sâu và mở rộng hài hòa với đầu tư xây dựng mới

Tổng công suất thiết kế các nhà máy bột giấy đến 2010 đã được hoạch định tăng lên 13,5 % từ 1.015.000 tấn/năm lên 1.192.830 tấn/ năm

Tổng công suất các nhà máy giấy cũng tăng lên khá cao từ 1.050.000 tấn/ năm tăng lên 1.976.550 tấn/ năm

 Giải pháp nguyên liệu cho ngành giấy

Đối với các nhà máy đã có sẵn vùng nguyên liệu thì việc quy hoạch lại đất nâng cấp nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động

Những nhà máy mới xây dựng cần quy hoạch vùng nguyên liệu tại chỗ cho nhà máy như nhà máy bột giấy Kon Tum có quy hoạch trồng rừng 120.000 ha bạch đàn, keo tai tượng, thông, keo lai,…và rừng tự nhiên hỗ trợ (lồ ô, tre, nứa) Nhà máy giấy Thanh Hóa 60.000 tấn giấy và 50.000 tấn bột giấy có quy hoạch 65 – 70 ngàn ha rừng trồng (luồng, tre, nứa)

Xây dựng một số nhà máy bột giấy ở khu vực khác như miền Trung, miền Đông Nam bộ, gắn liền với vùng nguyên liệu giấy trong chương trình 5 triệu ha rừng

Trang 22

của chính phủ để cung cấp bột cho các nhà máy trong toàn quốc không có điều kiện phát triển bột giấy (vì ô nhiễm môi trường)

Để đảm bảo cân bằng sinh thái giảm bớt rừng bị khai thác Ngành công nghiệp giấy cũng có phương án nhập giấy phế liệu về tái chế lại bột giấy đưa vào sản xuất (công ty giấy Tân Mai, công ty giấy Việt Trì) Ngoài ra khối công nghiệp giấy địa phương tận dụng giấy phế liệu, phế liệu trong nông nghiệp như bã mía, rơm rạ tại địa phương

Hầu hết nguyên nhiên vật liệu khác đều được sử dụng từ nguồn cung cấp trong nước là chính

 Giải pháp ô nhiễm môi trường

Phát triển công nghiệp giấy phải luôn gắn liền với việc chống ô nhiễm môi trường Các dự án mới đầu tư đều phải có thiết bị công nghệ xử lý môi trường Các nhà máy cũ cần tìm biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bằng cách đầu tư hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn,…Trường hợp đầu tư không hiệu quả thì ngừng sản xuất bộ phận gây ô nhiễm nặng (Việt Trì bỏ nấu bột giấy, Đồng Nai đã lắp hệ thống thu hồi kiềm và xử lý nước thải)

 Chính sách đầu tư nhà máy

Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, bảo lãnh vốn vay nước ngoài để đầu tư dự án Kêu gọi đầu tư nước ngoài với những ưu đãi về thuế đất, thuế doanh thu Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào ngành giấy

 Các chính sách khác

Thuế VAT cần xem xét giảm từ 10 % xuống 5 % cho ngành giấy

Trang 23

2.1.6 Định hướng phát triển khoa học công nghệ ngành công nghiệp giấy

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thích hợp, đầu tư vùng nguyên liệu phục vụ quy hoạch xây dựng nhà máy giấy và bột giấy

Ứng dụng và phát triển công nghệ sunphát mới, công nghệ nấu polysunphat, nấu lên tục cải tiến, nấu gián đoạn superbatch, giảm tải quá trình tẩy trắng, giảm thiểu chất thải

Hoàn thiện và phát triển công nghệ bột hóa nhiệt cơ (CTMP), đa dạng hóa nguyên liệu sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm

Loại bỏ dần công nghệ tẩy trắng có sử dụng Clo, tiến tới công nghệ tẩy trắng hoàn toàn không sử dụng Clo, giảm ô nhiễm môi trường

Phát triển công nghệ sản xuất từ giấy phế, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nguồn lực tài nguyên, giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường

Đa dạng hóa các loại sản phẩm giấy, nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất các mặt hàng mới thay thế cho các mặt hàng nhập khẩu như các loại giấy lọc, giấy cách nhiệt, các loại giấy in đặc biệt

Ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học bảo quản nguyên liệu sản xuất bột giấy và xử lý nước thải nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội

Ứng dụng công nghệ xử lý chất thải, xác lập giải pháp giảm thiểu và loại trừ ô nhiễm môi trường sinh thái, kiểm soát và quản lý ô nhiễm trong quá trình sản xuất

Phát triển ứng dụng công nghiệp chất độn, phụ gia, tiết kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng và sản lượng

Ứng dụng công nghệ xeo hiện đại, tăng tốc độ, nâng cao hiệu suất vật tư thiết

Trang 24

2.2 Tổng quan về công ty TNHH sản xuất giấy Glatz

2.2.1 Giới thiệu chung về công ty

Công ty TNHH sản xuất giấy Glatz được thành lập từ tháng 03/2006 với cái tên ban đầu là công ty TNHH sản xuất giấy Phú Sĩ, nằm ở 38A, đại lộ Hữu Nghị, khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương

Ngày 15/08/2008 công ty TNHH sản xuất giấy Phú Sĩ chính thức đổi tên thành công ty TNHH sản xuất giấy Glatz

Trang 25

2.2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy tổ chức của công ty

 Thông tin về hoạt động sản xuất

Hiện nay nhà máy đang có 1 máy giấy (PM3 – FPM), với công suất hiện tại khoảng

12 tấn/ ngày

Bố trí lao động tại nhà máy:

Nhà máy chia 1 ngày làm việc làm 3 ca làm việc:

Trang 26

 Ca 3 từ 22 giờ đến 6 giờ

Bảng 2.4: Bố trí lao động trong 1 ca làm việc tại bộ phận sản xuất

Bộ phận Số lượng nhân viên Chuẩn bị bột + Xử lý nước thải 3

Máy giấy 5 Kiểm tra chất lượng 3

Công ty sản xuất các loại mặt hàng cung cấp cho thị trường trong và ngoài

nước: giấy vấn đầu lọc thuốc lá định lượng 28 gam/ m2, 27 gam/ m2 và 24 gam/ m2

dưới dạng bobbin nhỏ và dạng cuộn lớn

2.2.4 Thị trường tiêu thụ

Sản phẩm công ty để xuất khẩu sang Ấn Độ (Cigfil Co., LDT; Khushboo

Feinpapiere Co., LDT; Hind Filter Co., LDT), Thái Lan (BD Straw Co., LDT),

Philippines, Banglades, Mỹ và cung cấp cho thị trường trong nước như cho công ty cổ

phần thuốc lá Cát Lợi, Tân Bình

Hướng mở rộng đầu tư và phát triển:

Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của xã hội

ngày một cao, đòi hỏi sản phẩm làm ra phải đảm bảo chất lượng tốt, mẫu mã đẹp Một

Trang 27

trong những mặt hàng thiết yếu không thể thiếu được đó là ngành giấy, nhu cầu sử dụng giấy ở Việt Nam ngày càng tăng bởi những lý do sau:

Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, GDP hằng năm tăng từ 7 – 8 % Các nghành công nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng Công ty TNHH sản xuất giấy Glatz cũng đang chuẩn bị cho dự án mới tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II (VSIP II), huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, lớn gấp 5 lần hiện tại với máy giấy PM 11, sản xuất giấy thuốc lá (cigarette paper)

Với dự án “Sản xuất giấy thuốc lá”, công ty có thể sản xuất giấy thuốc lá có chất lượng cao, sản phẩm mới này chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài với lợi nhuận rất cao Công ty

hy vọng sẽ đóng góp tích cực vào việc đưa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày một tăng nhanh và đáp ứng được nhu cầu sử dụng ở trong nước, tiết kiệm ngoại tệ, góp phần đưa đất nước tiến lên

2.2.5 Nguồn nguyên liệu

Nhà máy không sản xuất bột, sử dụng bột giấy ngoại nhập từ Canada, Indonesia, Phần Lan, Newzeland, Nga, Thái Lan, Mỹ,…dưới dạng tấm bột

Bột giấy gồm bột sơ ngắn và sơ dài được sản xuất theo phương pháp hoá học Tỷ

lệ phối trộn các loại bột phụ thuộc vào từng loại sản phẩm Các loại bột nhà máy hiện đang sử dụng:

LBKP: Bột tẩy trắng gỗ lá rộng (sơ ngắn) sản xuất bằng phương pháp Kraft NBKP: Bột tẩy trắng gỗ lá kim (sơ dài) sản xuất bằng phương pháp Kraft

Bảng 2.5: Chỉ tiêu của bột mà công ty nhập từ nước ngoài

Loại bột Dạng đóng gói

bành (kg)

Độ khô tuyệt đối (%)

Độ trắng (% ISO)

Độ SR ban đầu

Chất độn CaCO3: Ở công ty hiện đang sử dụng GCC làm chất độn sản phẩm của Yên Bái, là sản phẩm nghiền quặng đá vôi theo công nghệ nghiền ướt và nghiền khô Độ trắng của CaCO3 khoảng 90 % ISO, độ ẩm khoảng 1 %

Trang 28

2.3 Vài nét khái quát về sản phẩm giấy PW

Hình 2.4: Mô phỏng điếu thuốc lá

Giấy PW là loại giấy sản xuất để vấn bao đầu lọc điếu thuốc lá và bên ngoài nó còn được phủ thêm lớp giấy tắt kè (tipping paper)

Loại giấy này đòi hỏi phải có độ chịu kéo và độ thấu khí tốt

2.4 Những chỉ tiêu của giấy PW 27

Những chỉ tiêu chất lượng giấy được thể hiện ở bảng 2.6 là do công ty đặt ra từ yêu cầu từ phía khách hàng

Bảng 2.6: Chỉ tiêu chất lượng của giấy PW 27

Đường kính ngoài cuộn (mm) Max 550

Số mối nối 0

Trang 29

- Xác định lượng hóa chất phụ gia để sản xuất 1 tấn sản phẩm

- Xác định lượng điện, nước cần để sản xuất 1 tấn giấy thành phẩm

- Thu thập số liệu về tính chất của giấy vấn đầu lọc thuốc lá thực tế qua một số

Khảo sát quy trình sản xuất bằng cách ghi nhận các bước công nghệ, tiến hành

vẽ sơ đồ khối qui trình công nghệ, tính toán cân bằng vật chất, thí nghiệm đo các chỉ tiêu chất lượng giấy, có số liệu lập bảng giá trị, nhận xét kết quả

 Quy trình sản xuất giấy PW 27 có thứ tự các bước công nghệ:

Trang 30

Sơ đồ khối quy trình chuẩn bị bột, sơ đồ khối máy giấy và sơ đồ công nghệ phân xưởng giấy được thể hiện ở sơ đồ 3.1, 3.2 và 3.3

 Sơ đồ quy trình chuẩn bị bột

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ khối quy trình chuẩn bị bột

Quậy thủy lực Bể chứa

Bể chứa B11

Thùng chứa B12

Trang 31

 Sơ đồ khối máy giấy

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ khối máy giấy

Giấy broke quậy tại pulper

Bể đo lường CaCO3

Dàn rung

Hộp hút chân không

Hơi sấy Chất phá bọt

Kiểm tra các chỉ tiêu: Định lượng,

độ bền kéo, độ ẩm, độ thấu khí, độ dãn, độ trắng, độ tro, độ dày

Trang 32

 Phương pháp xác định lượng bột cần cho 1 tấn giấy thành phẩm

Quá trình sản xuất tuân thủ theo nguyên tắc tổng lượng vật chất vào cộng với lượng vật chất bổ sung bằng lượng vật chất ra với lượng vật chất tổn thất

Quy ước các điểm công tác

Để tính toán lượng bột cần thiết cho 1 tấn sản phẩm ta áp dụng công thức tính toán như sau:

bổ sung

Trang 33

Xác định hóa chất phụ gia để sản xuất 1 tấn sản phẩm

Lượng hóa chất phụ gia cần dùng cho 1 tấn thành phẩm được tính theo lượng chất rắn có trong thành phẩm sau cùng và lượng hao hụt

Lượng CaCO3 = J* + J* * % CaCO3 hao hụt

Lượng tinh bột cation = 0,5 % * T (1 tấn bột sử dụng 5 kg tinh bột cation (đơn phối chế, bảng 4.1))

Lượng NaOH (45 %) = 0,15 % * T (1 tấn bột sử dụng 1,5 kg NaOH (đơn phối chế, bảng 4.1))

 Số liệu về tính chất của giấy

Đứt giấy ở phần chuyển tiếp giữa lưới và ép

Đứt giấy ở công đoạn ép

Giấy đứt ở công đoạn sấy

Trang 34

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Công thức phối chế bột

Kết quả khảo sát công thức phối chế bột, phụ gia, hóa chất hiện nhà máy đang

sử dụng để sản xuất loại giấy PW 27 thể hiện ở bảng 4.1

Bảng 4.1: Đơn phối chế bột

A Bột giấy

Trang 35

B Phụ gia, hóa chất Vị trí Thời gian

(phút)

Khối lượng (kg)

Thể tích (m3)

3 Phối trộn CaCO3 tại B8 0,4 m3

4 Phối trộn tinh bột tại B8 0,4 m3

4.2 Thuyết minh dây chuyền sản xuất

4.2.1 Quậy thủy lực

Các bành bột NBKP, LBKP, giấy broke được xe nâng đưa lên băng tải, băng tải

sẽ đưa bột lên tới miệng hồ quậy Tại đây người vận hành có nhiệm vụ phải chia bành

bột lớn thành các phần nhỏ trước khi được đưa vào hồ Đóng điện cho mâm dao khuấy

trong hồ hoạt động Mâm dao quay tạo ra sự vận động dòng xoáy tuần hoàn của dung

dịch làm các bó sợi bị va đập mạnh vào các thanh tam giác được gắn dọc theo thành

hồ, các bó sợi ma sát với nhau đồng thời các bó sợi còn bị va đập Dưới lực xé của

mâm dao làm các bó xơ sợi phân tán ra thành những sợi riêng lẻ làm cho quá trình

nghiền sẽ tốt hơn, xơ sợi được phân tơ chổi hóa nhiều hơn trong quá trình nghiền hình

thành nhiều nhóm OH- làm tăng liên kết giữa các xơ sợi

Hình 4.1: Cấu tạo hồ quậy thủy lực

Trang 36

Hình 4.2: Mâm dao, sàng của hồ quậy thủy lực

cá nhân

Lưu ý: cho nước trắng vào 1/3 hồ trước khi khởi động cánh khuấy, chia nhỏ bành bột lớn khi cho vào hồ quậy để làm tăng hiệu quả phân tán bột

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quậy bột:

- Nồng độ bột: Nếu nồng độ bột quá cao thì quá trình đánh tan bột và khả năng thấm nước của bột chậm làm chậm quá trình quậy, tiêu tốn nhiều năng lượng

- pH: pH cao thì bột nhanh mềm làm tăng khả năng quậy do bột trương nở tốt

- Nhiệt độ: Nhiệt độ cao thì bột nhanh mềm do khả năng thấm nước của bột tăng

- Thời gian quậy bột: Thời gian quậy bột càng lâu bột càng trương nở tốt

Trang 37

4.2.2 Lọc tỷ trọng cao

Mục đích: làm sạch cát, sạn trong bột giấy, và những tạp chất có trọng lượng

riêng khác với bột ra khỏi dòng bột

Nguyên lý làm việc: Dựa vào lực ly tâm, bột được cấp vào theo phương tiếp

tuyến với lọc và tạo ra lực ly tâm

Thông số của lọc:

Áp lực đầu vào: 0,034 Mpa

Áp lực đầu ra: 0,03 Mpa

Nồng độ làm việc: 3,5 – 4 %

Áp suất chênh lệch áp suất giữa đầu vào và đầu ra của lọc là 0,004 Mpa

Hình 4.3: Lọc tỷ trọng cao 4.2.3 Nghiền bột giấy

Mục đích: Là giai đoạn rất quan trọng giúp cho quá trình hình thành tờ giấy, quyết định tính chất, đặc điểm, cấu tạo tờ giấy

Quá trình nghiền xảy ra quá trình thủy hóa và chổi hóa và cắt ngắn xơ sợi Sự cắt ngắn xơ sợi tăng lên khi tăng áp lực nghiền, giảm nồng độ bột hoặc giảm độ dày của các dao nghiền, ngược lại sự chổi hóa xơ tăng lên khi giảm áp lực nghiền, tăng chiều dày xơ sợi và tăng chiều dày của dao nghiền Nghiền làm cho xơ sợi mềm mại, dẻo dai, làm đều về kích thước xơ sợi giúp cho quá trình tạo hình tờ giấy được đồng đều, tạo điều kiện đan kết giữa xơ sợi chặt chẽ theo kết cấu mạng lưới

Trang 38

Cấu tạo máy nghiền đĩa đôi (hình 4.4)

Nguyên lý làm việc của máy nghiền đĩa đôi

Bột được cấp vào máy nghiền theo hai hướng và đi từ trong ra hai cặp đĩa Hai máy nghiền nối tiếp nhau và nghiền gián đoạn

Đường kính của đĩa nghiền: 506 mm

Nồng độ làm việc: 3,5 – 4 %

Cừ ly dao bay và dao đế là : 0,1 – 0,2 mm

Áp lực của bột đưa vào: 3 kg/ cm2

Cường độ nghiền: 40 Amper, lưu lượng huyền phù bột: 70 m3/ giờ

Công suất motor: 190 KW – 6 P

Hình 4.4: Cấu tạo máy nghiền đĩa đôi

Trang 39

Hình 4.5: Hai máy nghiền đĩa đôi B5 – 1, B5 – 2 Nguyên lý làm việc máy nghiền côn

Bột được cấp vào cửa ống đầu nhỏ và đi ra ở cửa ống lớn của máy nghiền Khi motor quay truyền động cho roto quay, dưới tác dụng của lực ép khi cho roto tiến sát vào stato bột sẽ được nghiền cho phân tơ, chổi hóa, cắt ngang và theo đường bột hợp cách ra ngoài

Lưỡi dao trên roto dày 6 mm và nhô lên bề mặt 15 mm

Nồng độ làm việc: khoảng 2 %

Cường độ nghiền: 24 Amper

Công suất motor: 40 KW – 8 P

Hình 4.6: Máy nghiền côn Hình 4.7: Cơ chế ép dao và ra dao của nghiền côn 4.2.4 Các bể chứa bột

Công dụng: dùng để chứa dung dịch huyền phù bột, tạo điều kiện cho bột

trương nở và quá trình không bị xa lắng không thể xảy ra

Trang 40

Các dạng bể

Bể dạng Bellmer: có dạng vách ngăn ở giữa bể và đáy bể được thiết kế dốc về phía cánh khấy sao cho khi cánh khấy làm việc bột được hút về phía cánh khấy và đẩy ngược ra vách ngăn phía sau tạo thành dòng bột chuyển động xung quanh vách ngăn Các bể hiện hữu là B2 và B8

Bể dạng thông thường: có cánh khấy dạng chân vịt đó là B3, B4, B9, B10, và B11, B13 có chung motor cánh khấy

Thông số bể: bể B2: 60 m3; B3, B4, B9, B10 đều 20 m3; B8, B11, B13 đều 30m3

Hình 4.8: Cấu tạo bể chứa 4.2.5 Thùng điều tiết

Hình 4.9: Thùng điều tiết

Là thùng chứa bột, kích thước nhỏ, nằm ở trung gian giữa bể chứa B11 và máy nghiền côn; bể chứa đầu máy B13 và bơm quạt, công dụng của thùng điều tiết là để

Ngày đăng: 15/06/2018, 21:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w