NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát quá trình sản xuất giấy từ khâu chuẩn bị bột – máy giấy.
- Tìm hiểu công tác kiểm soát chất lượng bột, kiểm soát chất lượng giấy trên máy giấy, nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của giấy.
- Đánh giá công tác kiểm soát.
- Đề xuất các biện pháp cải thiện công tác kiểm soát chất lượng giấy của hệ thống QA/QC.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát thực tế công nghệ sản xuất giấy tại Công ty TNHH sản xuất giấy Glatz để xác định các khâu kiểm tra chất lượng của giấy.
- Thu thập số liệu liên quan đến các chỉ tiêu cần khảo sát - Tham khảo nguồn tài liệu:
Tài liệu của nhà máy.
Tạp chí công nghiệp giấy.
Từ thực tế sản xuất và kinh nghiệm của công nhân.
Sách báo và mạng internet…
3.2.1. Qui trình kiểm tra chất lượng tại bộ phận chuẩn bị bột a. Mục đích
Qui định các bước kiểm tra chất lượng nguyên liệu, tỉ lệ phối trộn bột giấy, hóa chất trong công đoạn chuẩn bị bột (Stock preparation) trước khi lên máy giấy.
b. Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho tất cả các nhân viên phòng QC làm việc kiểm tra chất lượng tại khu vưc chuẩn bị bột.
c. Lưu đồ
d. Mô tả chi tiết.
Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra.
- Trong quá trình quậy, nghiền, phối trộn hóa chất thì bắt buộc phải kiểm tra, kiểm soát nhân viên vận hành tuân theo những yêu cầu chất lượng đề ra.
Bước 2: Lấy mẫu, kiểm tra
Chuẩn bị thiết bị:
- Cân: Kiểm tra và hiệu chuẩn cân trước khi sử dụng.
- Tủ sấy: Cài nhiệt độ của tủ sấy ở 105 ± 5 oC.
- Bình hút ẩm: Bình không bị hở và hạt hút ẩm không quá ẩm.
- Khay sấy, cốc sấy, giấy lọc đã có khối lượng tuyệt đối.
- Các dụng cụ đo lường ( ống đong, cốc thủy tinh, ca nhựa,…) phải sạch và phân chia trên dụng cụ phải rõ ràng.
Chuẩn bị mẫu:
Chuẩn bịkiểm tra
Lấy mẫu, kiểm tra
So sánh với tiêu chuẩn
Báo kết quả
Kết thúc
Điều chỉnh Không đạt
Đạt
Tái kiểm
Kiểm tra, kiểm soát các chỉ tiêu:
- Nồng độ (consistency).
- Độ thoát nước(Freeness).
- Kiểm soát nguyên liệu bột giấy vào Pulper đúng chủng loại và khối lượng yêu cầu.
- Kiểm soát nguyên liệu hóa chất pha trộn với bột giấy đúng chủng loại và khối lượng yêu cầu.
- Kiểm soát nồng độ bột và CaCO3 trong nước trắng.
Bước 3: So sánh với chỉ tiêu
- So sánh kết quả đo được với giá trị qui định trong bảng thông số kỹ thuật.
- Nếu nằm trong khoảng cho phép thì kết luận “Đạt”
- Nếu nằm ngoài khoảng cho phép thì phải tái kiểm lại.
Bước 4: Tái kiểm
Sau khi đã điều chỉnh nhân viên QC sẽ tiến hành bước tái kiểm tra:
- Thực hiện lại từ bước 1 đến bước 3.
- Nếu nằm trong khoảng cho phép thì kết luận “Đạt”.
- Nếu nằm ngoài khoảng cho phép thì kết luận “Không đạt” và báo ngay cho bộ phận sản xuất để điều chỉnh.
Bước 5: Điều chỉnh
Khi so sánh kết quả đo được nằm ngoài khoảng cho phép, nhân viên QC sẽ báo cho giám sát sản xuất để thực hiện việc điều chỉnh.
Bước 6: Báo kết quả
- Ghi các kết quả kiểm tra vào bảng kiểm tra chất lượng: khu vực chuẩn bị bột:
FFM-QA_F.1, FPM- QA_F.2
- Báo cáo kết quả ( và theo dõi sự điều chỉnh đối với những chỉ tiêu không đạt) cho bộ phận sản xuất sau khi kiểm tra các chỉ tiêu
3.2.2. Bộ phận máy giấy a. Mục đích
Kiểm tra chất lượng giấy sau khi ra khỏi máy giấy.
b. Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho tất cả các nhân viên phòng kiểm tra chất lượng làm việc, kiểm tra chất lượng giấy tại máy giấy.
c. Lưu đồ
d. Thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra.
Khi ra cuộn hoặc khi có nhu cầu kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý, nhân viên vận hành sẽ báo và yêu cầu nhân viên QC kiểm tra.
Bước 2: Lấy mẫu
Quan sát các chỉ tiêu cảm quan của giấy (như lỗ, nhăn, phân bố xơ sợi,…) trước khi lấy mẫu.
Đánh dấu để xác định chiều của cuộn giấy. Lấy mẫu đại diện cho mỗi cuộn.
Bước 3: Kiểm tra các chỉ tiêu.
- Định lượng (Basis weight.) - Độ tro CaCO3 (Ash content.)
Chuẩn bịkiểm tra
Lấy mẫu, kiểm tra
So sánh với tiêu chuẩn
Báo kết quả
Kết thúc
Điều chỉnh Không đạt
Đạt
Tái kiểm
- Độ giãn dài (Strecth.) - Độ thấu khí (Porosity.) - Độ dày (Thickness.)
Bước 4: So sánh với tiêu chuẩn
- So sánh kết quả đo được với giá trị qui định trong bảng tiêu chuẩn chất lượng.
- Nếu kết quả nằm trong khoảng cho phép thì kết luận “Đạt”
- Nếu kết quả nằm ngoài khoảng cho phép thì phải tái kiểm.
Bước 5: Điều chỉnh
Khi so sánh kết quả đo được nằm ngoài khoảng cho phép, nhân viên QC sẽ báo cho giám sát sản xuất để thực hiện việc điều chỉnh.
Bước 6: Tái kiểm
Sau khi đã điều chỉnh nhân viên QC sẽ tiến hành bước tái kiểm tra - Thực hiện lại từ bước 1 đến bước 3.
- Nếu kết quả tái kiểm nằm trong khoảng cho phép thì kết luận “Đạt”.
- Nếu kết quả tái kiểm nằm ngoài khoảng cho phép thì kết luận “Không đạt” và báo ngay cho bộ phận sản xuất để điều chỉnh.
Bước 7: Báo cáo – Lưu mẫu
- Ghi các kết quả vào biểu mẫu.FPM- QA_F.4
- Ghi nhận dạng cho mẫu và lưu mẫu theo qui định. FPM-QA_F.5 - Ký duyệt và báo kết quả đến các bộ phận có liên quan. FPM-QA_F.4 - Lưu hồ sơ.