Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn do viêm cầu thạn mạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn. (FULL TEXT) (Trang 47 - 48)

- Nhóm ngƣời bình thƣờng: 60 người khỏe mạnh (30 nam và 30 nữ).

2.1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn do viêm cầu thạn mạn

* Chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh thận mạn

Bệnh nhân được chẩn đoán xác định bị bệnh thận mạn dựa vào tiêu chuẩn của Hội thận học quốc gia Hoa Kỳ - 2012 (NKF/KDIGO-2012) [48], gồm có:

- Có dấu hiệu tổn thương thận (kéo dài trên 3 tháng):

+ Albumin niệu (albumin niệu ≥ 30 mg/24). + Có hồng cầu niệu.

+ Các bất thường về điện giải do rối loạn chức năng ống thận. + Các bất thường được phát hiện qua khai thác tiền sử.

+ Các bất thường được phát hiện qua thăm khám siêu âm thận – tiết niệu (hai thận kích thước có thể nhỏ hơn bình thường, nhu mô tăng âm, kém phân biệt tủy vỏ).

- Và / hoặc mức lọc cầu thận giảm dưới 60 ml/ph/1,73m2 từ 3 tháng trở lên.

* Chẩn đoán nguyên nhân bệnh thận mạn là viêm cầu thận mạn

+ Để chẩn đoán nguyên nhân bệnh thận mạn cần dựa vào [17]:

- Tiền sử bệnh. - Bệnh sử.

- Triệu chứng lâm sàng.

- Triệu chứng cận lâm sàng: xét nghiệm nước tiểu, sinh hóa máu và siêu âm thận - tiết niệu.

+ Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn do viêm cầu thận mạn [7],[14], [104]:

- Có tiền sử viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư. - Protein niệu (> 1 g/24 giờ).

- Hồng cầu niệu, thường là vi thể.

- Phù: thường trong đợt tiến triển, giai đoạn ổn định có thể không có phù. - Tăng huyết áp.

- Có thể giảm mức lọc cầu thận.

- Hai thận kích thước có thể nhỏ hơn bình thường (chiều cao < 10 cm), bờ đều, nhu mô thận tăng âm, đài bể thận không biến dạng (đánh giá bằng phương pháp siêu âm thận - tiết niệu).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn. (FULL TEXT) (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)