0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

TGF-beta1 với tế bào gian mạch cầu thận

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ TGF-BETA1 VÀ HS-CRP HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN BỊ BỆNH THẬN MẠN. (FULL TEXT) (Trang 34 -34 )

Tế bào gian mạch, nằm ở khoang gian mao mạch, có vai trò quan trọng trong điều hòa chức năng của cầu thận ở cả tình trạng sinh lý và bệnh lý, nó góp phần vào nhiều đặc tính của tế bào cơ trơn thành mạch. Tế bào gian mạch điều hòa tốc độ lọc cầu thận bằng cách hỗ trợ cấu trúc cho cuộn mao mạch cầu thận và điều chỉnh lưu lượng của mạch cầu thận và bề mặt siêu lọc [15]. Cấu trúc treo của tiểu cầu thận góp phần vào cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh lý cầu thận. Tế bào gian mạch được kích hoạt khi đáp ứng với nhiều chất vận mạch khác nhau cũng như các yếu tố phát triển, cytokine và qua trung gian tương tác với các tế bào cầu thận khác (tế bào có chân, tế bào nội mạch và tế bào viêm) [59]. Gia tăng kích thước của khoang gian mạch, là kết quả của sự lắng đọng chất ngoại bào ở cấu trúc treo tiểu cầu thận cũng như sự tăng sinh và phì đại của tế bào gian mạch, là nền tảng cho xơ hóa cầu thận [58]. TGF-beta1 là nhân tố chính gây ra tình trạng tích tụ chất ngoại bào ở cầu thận bằng cách kích thích tế bào gian mạch tổng hợp collagen typ I, typ II và typ IV, laminin, fibronectin và proteoglycan heparan sulphate cũng như ức chế sự thoái hóa chất ngoại bào [43]. Trong tế bào gian mạch, người ta thấy rằng TGF-beta1 kích thích sự tổng hợp và tích lũy chất ngoại bào thông qua nhiều con đường tín hiệu khác nhau (ví dụ Smad). Hơn nữa, TGF-beta1 gây ra phì đại tế bào gian mạch ở bệnh thận đái tháo đường và các bệnh cầu thận khác và việc ức chế TGF-beta1 làm hạn chế phì đại tế bào gây ra bởi tăng glucose máu đã cung cấp những bằng chứng rõ ràng về tác động này qua trung gian TGF- beta1 [59].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ TGF-BETA1 VÀ HS-CRP HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN BỊ BỆNH THẬN MẠN. (FULL TEXT) (Trang 34 -34 )

×