1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn việt nam thực trạng, chủ trương chính sách và khuyến nghị giải pháp

22 302 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 47,33 KB

Nội dung

Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nông nghiệp, nông thôn cũng đang trong tiến trình này. Các nguồn lực đều được ưu tiên cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó có nguồn nhân lực giữ vị trí then chốt, quyết định cho sự thành bại của công cuộc đổi mới này. Cả 3 lĩnh vực kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ chúng ta đều không xem nhẹ cái nào. Tất cả đều phải phát triển, tất cả đều có yêu cầu nguồn nhân lực tốt. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay nguồn nhân lực vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa là thừa lao động chân tay, lao động giản đơn; Thiếu là thiếu lao động tay nghề cao, thiếu người quản lý, tổ chức giỏi. Cả hai điều đó đều tác động xấu và cản trở sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Để nông nghiệp, nông thôn phát triển tốt, tương xứng với kỳ vọng phát triển đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, nghĩa là khi đó nông nghiệp, nông thôn đạt mức độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cơ bản, lực lượng lao động trong nông nghiệp và ở nông thôn lúc này phải đảm bảo là động lực duy trì và phát triển. Như vậy nông nghiệp, nông thôn nước ta phải có nguồn nhân lực tốt, điều đó không tự nhiên có được mà phải thực hiện đào tạo. Công tác này đã và đang ở đâu? Để trả lời một phần câu hỏi lớn này chúng ta cần nghiên cứu đề tài “Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thực trạng, chủ trương chính sách và khuyến nghị giải pháp”.

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nông nghiệp,nông thôn cũng đang trong tiến trình này Các nguồn lực đều được ưu tiên cho côngcuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó có nguồn nhân lực giữ vị tríthen chốt, quyết định cho sự thành bại của công cuộc đổi mới này

Cả 3 lĩnh vực kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ chúng ta đều khôngxem nhẹ cái nào Tất cả đều phải phát triển, tất cả đều có yêu cầu nguồn nhân lực tốt.Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay nguồn nhân lực vừa thừa lại vừathiếu Thừa là thừa lao động chân tay, lao động giản đơn; Thiếu là thiếu lao động taynghề cao, thiếu người quản lý, tổ chức giỏi Cả hai điều đó đều tác động xấu và cản trở

sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn

Để nông nghiệp, nông thôn phát triển tốt, tương xứng với kỳ vọng phát triển đấtnước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, nghĩa là khi

đó nông nghiệp, nông thôn đạt mức độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cơ bản, lực lượnglao động trong nông nghiệp và ở nông thôn lúc này phải đảm bảo là động lực duy trì vàphát triển

Như vậy nông nghiệp, nông thôn nước ta phải có nguồn nhân lực tốt, điều đókhông tự nhiên có được mà phải thực hiện đào tạo Công tác này đã và đang ở đâu? Để

trả lời một phần câu hỏi lớn này chúng ta cần nghiên cứu đề tài “Đào tạo nguồn nhân

lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - thực trạng, chủ trương chính sách và khuyến nghị giải pháp”.

2 Giới hạn nghiên cứu.

Đề tài giới hạn trong phạm vi thời gian những năm gần đây, liên quan đến bứctranh nguồn nhân lực ở nông thôn và trong nông nghiệp, thực trạng công tác đào tạo

Trang 3

nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp, các thuận lợi, khó khăn và hạn chế củanó; từ đó có những khuyến nghị về chủ trương chính sách Không đi sâu và mở rộngcho toàn bộ các ngành kinh tế và khu vực khác ngoài khu vực nông nghiệp và nôngthôn.

3 Mục tiêu nghiên cứu

a Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho nông

nghiệp, nông thôn nước ta, chủ trương và chính sách chính hiện tại, từ đó đề ra khuyếnnghị giải pháp chính

b Các mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hoá lý thuyết về nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn; đào tạonguồn nhân lực (cho nông nghiệp, nông thôn)

- Thực trạng nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay

- Xu thế vận động của nguồn nhân lực trong khu vực nông nghiệp nông thôn

- Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn

- Chủ trương và chính sách chủ yếu đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực chonông nghiệp, nông thôn Khuyến nghị giải pháp chính

4 Phương pháp nghiên cứu

- Khai thác các nguồn số liệu có sẵn đã qua xử lý (thu thập số liệu thứ cấp) từcác nguồn khác nhau để mô tả thực trạng (thống kê mô tả)

- Xây dựng khung lý thuyết để khái quát vấn đề

Trang 4

NỘI DUNG

1 LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC, NGUỒN NHÂN LỰC CHO NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN

1.1 Nguồn nhân lực

Dưới đây là một số khái niệm về nguồn nhân lực:

- Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tíchluỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai (Beng, Fischer & Dornhusch,1995) Nguồn nhân lực, theo GS Phạm Minh Hạc (2001), là tổng thể các tiềm năng laođộng của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào

đó

- Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, làkiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng

để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng

- Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và để có thể lượng hoá được trong công tác kếhoạch hoá ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm những ngườitrong độ tuổi lao động có khả năng lao động theo quy định của Bộ luật lao động ViệtNam (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi)

Trên cơ sở đó, một số nhà khoa học Việt Nam đã xác định nguồn nhân lực haynguồn lực con người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự trữ Trong đó lựclượng lao động được xác định là người lao động đang làm việc và người trong độ tuổilao động có nhu cầu nhưng không có việc làm (người thất nghiệp) Lao động dự trữbao gồm học sinh trong độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động nhưng không cónhu cầu lao động

Trang 5

1.2 Nguồn nhân lực cho nông nghiệp và nông thôn.

Từ các khái niệm trên, ta có thể hiểu là:

- Nguồn nhân lực cho nông nghiệp hay nguồn lực con người cho nông nghiệpbao gồm lực lượng lao động trong nông nghiệp và lao động dự trữ cho nông nghiệp

- Nguồn nhân lực cho nông thôn hay nguồn lực con người cho nông thôn baogồm lực lượng lao động hiện có đang phục vụ cho nông thôn và lao động dự trữ sẽphục vụ cho nông thôn cũng như sẽ có ở nông thôn Nguồn nhân lực này bao gồm cả

số lượng lao động sẽ từ nông thôn chuyển cho khu vực đô thị và của khu vực đô thịcung cấp cho nông thôn

1.3 Đào tạo nguồn nhân lực, chủ trương chủ yếu cho đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn.

Theo giáo trình kinh tế lao động “Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bịkiến thức nhất định và chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảmnhận được một số công việc nhất định Đào tạo gồm đào tạo kiến thức phổ thông vàđào tạo kiến thức chuyên nghiệp”

Theo quá trình quản trị nhân lực đào tạo được biểu hiện là các hoạt động nhằmgiúp cho người lao động có thể thực hiện tốt hơn chức năng nhiệm vụ của mình

Với nguồn nhân lực thì đào tạo luôn đi liền với phát triển Theo nghĩa rộng: pháttriển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trongnhững khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp củangười lao động Theo nghĩa hẹp: phát triển là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm

vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mớidựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức hoặc phát triển khả năng nghềnghiệp của họ (giáo trình QTNL)

Một cách định nghĩa khác : Phát triển được hiểu là quá trình làm tăng kiến thức,

kỹ năng, năng lực và trình độ của cá nhân người lao động để họ hoàn thành công việc ở

vị trí cao hơn trong nghề nghiệp của bản thân họ (theo giáo trình KTLĐ)

Trang 6

Phát triển xét trên phạm vi phát triển con người thì đó là sự gia tăng giá trị chocon người về cả tinh thần, đạo đức, tâm hồn, trí tuệ, kỹ năng…lẫn thể chất Phát triểnnguồn lực con người nhằm gia tăng các giá trị ấy cho con người, làm cho con người trởthành những người lao động có năng lực và phẩm chất cần thiết, đáp ứng được yêu cầungày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội.

Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảyBan Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Đào tạonguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn được cụ thể hoá là: “Tăng cường đào tạo,bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại chonông dân; đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân để chuyển nghề, xuất khẩu laođộng; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở.Hình thành chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực,đảm bảo hàng năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn Thực hiện tốt việc xãhội hoá công tác đào tạo nghề” Đây là một chủ trương lớn của Đảng nhằm phát triểnnông nghiệp, nông thôn

2 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.1 Tình hình lao động nông nghiệp, nông thôn hiện nay

Trong những năm gần đây, dù dã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cựcsong phần lớn lao động của nước ta vẫn ở nông thôn, hoạt động trong sản xuất nôngnghiệp chiếm tỷ lệ áp đảo (xem bảng 1 và 2)

Trang 7

Bảng 1 Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân ngành kinh tế

(2004-2008)

(Đơn vị: Nghìn người)

Sơ bộ2008

TỔNG SỐ 41586,3 42526,9 43338,9 44173,8 44915,8

TN; sửa chữa xe có động cơ, mô tô,

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài

Trang 8

Hoạt động văn hoá và thể thao 128,8 132,7 134,3 136,4 134,7

Hoạt động phục vụ cá nhân, công cộng và

TN; sửa chữa xe có động cơ, mô tô,

xe máy và đồ dùng cá nhân và gia đình 11,46 11,60 11,80 11,98 11,96 Khách sạn và nhà hàng 1,82 1,80 1,81 1,84 1,85 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 2,89 2,84 2,80 2,76 2,72 Tài chính, tín dụng 0,30 0,37 0,42 0,48 0,49 Hoạt động khoa học và công nghệ 0,06 0,06 0,06 0,06 0,06

Trang 9

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và

QLNN; bảo đảm XH bắt buộc 1,29 1,52 1,65 1,80 1,93 Giáo dục và đào tạo 2,85 2,90 3,00 3,07 3,12

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 0,83 0,85 0,86 0,87 0,89 Hoạt động văn hoá và thể thao 0,31 0,31 0,31 0,31 0,30 Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 0,30 0,35 0,40 0,44 0,49

Hoạt động phục vụ cá nhân, công cộng và dịch vụ

Nguồn: Tổng cục thống kê

Qua 2 bảng số liệu cho ta thấy tổng số lao động hoạt động trong các ngành kinh

tế thuộc lĩnh vực nông nghiệp (tạm tính, gồm nông lâm nghiệp và thuỷ sản) đến 2008

là 23,647 triệu người, chiếm 52,62% trên tổng số lao động của cả nước Về cơ cấu laođộng như vậy là quá lạc hậu so với các nước phát triển (dưới 10%)

Theo Tổ chức Lương nông LHQ (FAO), năm 2005 tỷ lệ lao động nông nghiệp ởnước ta còn quá cao (67%), trong khi đó ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, tỷ

lệ này thấp hơn nhiều: Thái Lan (56%), Indonesia (48%), Philippines (39%) vàMalaysia (18%); Theo số liệu tại bảng 1, tỷ lệ này có sai lệch (khoảng 57,1%) nhưngvẫn cao hơn so với các nước đó

Về năng suất lao động của lao động ngành nông nghiệp cũng rất thấp, dù đãtăng từ 4 triệu đồng/người năm 2000 lên 12,2 triệu đồng/người năm 2008 (tăng 3.05lần trong 8 năm), song so với bình quân của tất cả các ngành kinh tế (năm 2008: 32,9triệu đồng/người/năm) là quá thấp, mức chênh lệch lên tới gần 2,7 lần

Nguyên nhân lao động nông nghiệp có năng suất thấp là do sản xuất nôngnghiệp chủ yếu ở quy mô nhỏ; Trong những năm qua, mặc dù diện tích đất nôngnghiệp có tăng lên, nhưng do quá trình đô thị hoá, đất phát triển công nghiệp và cácnhu cầu khác không ngừng tăng lên, nên diện tích đất nông nghiệp tăng không đáng kể

Trang 10

Trong khí đó dân số tăng nhanh làm cho đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm.Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp chỉ còn 1.224 m2/người (bình quân trên thế giới là2.500 m2/người) Thấp nhất là khu vực đồng bằng sông Hồng chỉ có 497 m2 Mặtkhác, đất nông nghiệp lại phân bổ manh mún Hiện nay, cả nước có tới hơn 75 triệuthửa ruộng, làm cho sản xuất nông nghiệp rất khó áp dụng những tiến bộ khoa học kỹthuật, cơ giới hoá, hiện đại hoá để sản xuất mang tính hàng hoá Đồng thời trình độcông nghệ lạc hậu, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao (xembảng 3).

Bảng 3 Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ

tuổi năm 2008 phân theo vùng (*)

Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm

(*) Số liệu sơ bộ. Nguồn: Tổng cục thống kê.

Đặc biệt là trình độ tay nghề của lao động nông nghiệp quá thấp Sự phát triểnmạnh mẽ của khoa học và công nghệ tác động mạnh đến nông nghiệp, nông dân, nôngthôn Khoa học, công nghệ trực tiếp giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hạ

Trang 11

giá thành sản phẩm, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp Nhưng do lao động nôngthôn Việt Nam qua đào tạo nghề còn ít nên sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vàokinh nghiệm, đa số chưa đủ khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học, công nghệ vàosản xuất Số lao động ở khu vực nông thôn qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, chỉ 17,65%trong năm 2006, và tăng lên 18,68% vào năm 2007 (Song theo Bộ trưởng BộNN&PTNT, Cao Đức Phát, năm 2009 tỷ lệ lao động ở nông thôn đã được qua đào tạochỉ đạt 16%, trong tổng số 25 triệu nông dân).

2 2 Xu thế vận động của lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn

Với tốc độ phát triển đô thị nhanh trong những năm qua, các khu đô thị luônđược mở rộng, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và dịch vụ tại đô thị đã tạosức hút lớn đối với lao động từ nông thôn Quá trình này diễn ra cũng đồng nghĩa vớiviệc lao động đang dịch chuyển rất mạnh mẽ từ lao động nông nghiệp sang lao độngcông nghiệp và dịch vụ

Theo số liệu từ năm 2007, Việt Nam có 34,8 triệu lao động ở khu vực nông thôn(chiếm 74,5%) Tuy nhiên, tỷ lệ này đang biến đổi theo hướng tích cực, tăng tỷ lệ laođộng làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ, đồng thời giảm

tỷ lệ lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (năm 2006, lao động làm việctrong nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp là 23,2 triệu người (chiếm 69%) Năm 2007còn 21,7 triệu người (chiếm 62,5%), giảm 6,5%)

Xu thế này là tất yếu trong quá trình phát triển của các nước đang phát triển.Việt Nam chúng ta cũng vậy Song điều cần quan tâm ở đây là sự chuyển dịch này diễn

ra không như mong muốn Thể hiện ở việc phần lớn lao động chuyển từ nông thôn rathành thị và chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ là lao động chưa qua đàotạo, chưa có tay nghề cao; vì vậy họ là những người phải chấp nhận mức thu nhập thấp,công việc bếp bênh không ổn định, rất dễ thất nghiệp và buộc phải quay lại khu vựcnông thôn và chấp nhận làm nông nghiệp (dù thu nhập rất thấp) Tâm lý của các laođộng chuyển từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang thành thị và khu vực kinh tế phinông nghiệp, là không ổn định, họ không dời bỏ hẳn được nông nghiệp nông thôn

Trang 12

Hiện tượng này lý giải cho tỷ lệ thiếu việc làm (bán thất nghiệp) ở khu vực nông thônlên tới 6,1% Theo tác giả Bùi Quang Bình - Đại học kinh tế Đà Nẵng, năm 2002 sốngười không có việc làm ở nông thôn (theo quy đổi) lên tới 7,5 triệu người Các vấn đềnói trên nói lên là sự chuyển dịch đó là không có tính bền vững, dễ đẩy xã hội nôngthôn đến sự xáo trộn và thiếu an toàn, đặc biệt nghiêm trọng hơn trong trường hợp gặpphải các cú sốc bất thường như khủng hoảng kinh tế.

Trong lúc đòi hỏi nguồn nhân lực cao để đáp ứng yêu cầu phát triển nôngnghiệp nông thôn thì sức hút của khu vực này lại kém hấp dẫn Vì vậy việc giữ đượclao động có tay nghề trình độ cao lại nông thôn nông nghiệp và từ khu vực đô thị về làkhá yếu ớt Tình hình đó làm trầm trọng hơn sự yếu kém của nguồn nhân lực nôngnghiệp, nông thôn, tạo sức ép lớn cho công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nôngnghiệp nông thôn

2.3 Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

2.3.1 Khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp

và sức ép của các khó khăn đó cho công tác đào tạo.

Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn của nước ta trong nhữngnăm qua luôn được quan tâm và ngày càng được quan tâm Ở đây ta cũng cần phân biệt

rõ, nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn không chỉ nằm trong số đối tượng lànông dân Đó là tất cả lao động ở đầy đủ các lĩnh vực kinh tế, quản lý Vì nông thônchứa đựng tất cả các yếu tố về kinh tế, văn hoá, xã hội, sản xuất và kinh doanh (nônglâm ngư ngiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ)

Xét về nguồn nhân lực cho nông thôn: Nông thôn Việt Nam cũng như nông thôncủa các nước đang phát triển, trong đó chứa đựng toàn bộ các lĩnh vực về kinh tế, chínhtrị, văn hoá xã hội Nông thôn không chỉ đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng chonông lâm ngư nghiệp, bởi vì nông thôn không chỉ có nông nghiệp mà có đầy đủ cácngành thuộc nông nghiệp và dịch vụ Vì vậy đòi hỏi cần phải có đầy đủ nhân lực cóchất lượng cho cả công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn

Ngày đăng: 13/09/2018, 00:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Bài: “Dạy nghề cho nông dân: Tháo gỡ nút thắt quan trọng trong vấn đề an sinh xã hội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài: “Dạy nghề cho nông dân: Tháo gỡ nút thắt quan trọng trong vấn đề an sinh xã hội
3. Chính phủ: Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 “Quyết định phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định phêduyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020
6. GS.TS. Đỗ Kim Chung - GS.TS. Phạm Vân Đình - TS Đinh Văn Đãn - Ths.Nguyễn Văn Mác - Ths. Nguyễn Thị Minh Thu: Giáo trình nguyên lý kinh tế Nông nghiệp; NXB Nông nghiệp - 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nguyên lý kinh tế Nôngnghiệp
Nhà XB: NXB Nông nghiệp - 2009
7. GS.TS. Phạm Vân Đình - TS. Dương Văn Hiểu - Ths. Nguyễn Phượng Lê:Giáo trình Chính sách nông nghiệp - NXB Nông nghiệp 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Chính sách nông nghiệp
Nhà XB: NXB Nông nghiệp 2009
8. PGS,TS Đức Vượng - Báo cáo Khoa học tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba với chủ đề: "Việt Nam: Hội nhập và phát triển", tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam, tháng 12-2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam: Hội nhập và phát triển
9. PGS.TS. Quyền Đình Hà, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: “Bài giảng Phát triển nông thôn”; Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bài giảngPhát triển nông thôn”
10. Trần Nhật: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Đường xa gập nghềnh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Đường xa gập nghềnh
5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w