1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - thực trạng, chủ trương chính sách và khuyến nghị giải pháp

26 1,2K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 856,5 KB

Nội dung

I. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề. Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nông nghiệp, nông thôn cũng đang trong tiến trình này. Các nguồn lực đều được ưu tiên cho công cuộc côn

Trang 1

1 http: / /www.eb o ok.edu.vn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (NÂNG CAO)

Chuyên đề: “Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - thực trạng, chủ trương chính sách và khuyến nghị giải pháp”

GV Hướng dẫn:PGS.TS Quyền Đình HàHV Thực hiện:Nguyễn Mạnh ThìnNhóm: 4, Lớp:Kinh tế nông nghiệp 18A

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2010

Trang 2

2 http: / /www.eb o ok.edu.vn

I MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề.

Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nông nghiệp,nông thôn cũng đang trong tiến trình này Các nguồn lực đều được ưu tiên cho côngcuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó có nguồn nhân lực giữ vị tríthen chốt, quyết định cho sự thành bại của công cuộc đổi mới này.

Cả 3 lĩnh vực kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ chúng ta đều khôngxem nhẹ cái nào Tất cả đều phải phát triển, tất cả đều có yêu cầu nguồn nhân lực tốt.Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay nguồn nhân lực vừa thừa lạivừa thiếu Thừa là thừa lao động chân tay, lao động giản đơn; Thiếu là thiếu lao độngtay nghề cao, thiếu người quản lý, tổ chức giỏi Cả hai điều đó đều tác động xấu vàcản

trở sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn.

Để nông nghiệp, nông thôn phát triển tốt, tương xứng với kỳ vọng phát triển đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, nghĩa làkhi đó nông nghiệp, nông thôn đạt mức độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cơ bản, lựclượng lao động trong nông nghiệp và ở nông thôn lúc này phải đảm bảo là động lựcduy trì và phát triển.

Như vậy nông nghiệp, nông thôn nước ta phải có nguồn nhân lực tốt, điều đó không tự nhiên có được mà phải thực hiện đào tạo Công tác này đã và đang ở đâu?

Để trả lời một phần câu hỏi lớn này chúng ta cần nghiên cứu đề tài “Đào tạo nguồnnhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - thực trạng, chủ trương chính sách và khuyến nghị giải pháp”.

1.2 Giới hạn, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu.

1.2.1 Giới hạn nghiên cứu.

Đề tài giới hạn trong phạm vi thời gian những năm gần đây, liên quan đến bứctranh nguồn nhân lực ở nông thôn và trong nông nghiệp, thực trạng công tác đào tạonguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp, các thuận lợi, khó khăn và hạn chế củanó; từ đó có những khuyến nghị về chủ trương chính sách Không đi sâu và mở rộngcho toàn bộ các ngành kinh tế và khu vực khác ngoài khu vực nông nghiệp và nôngthôn.

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu.

a Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp,

nông thôn nước ta, chủ trương và chính sách chính hiện tại, từ đó đề ra khuyến nghịgiải pháp chính.

b Các mục tiêu cụ thể.

- Hệ thống hoá lý thuyết về nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn; đào tạo nguồn nhân lực (cho nông nghiệp, nông thôn).

Trang 3

3 http: / /www.eb o ok.edu.vn

- Thực trạng nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay.- Xu thế vận động của nguồn nhân lực trong khu vực nông nghiệp nông thôn.- Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn.- Chủ trương và chính sách chủ yếu đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Khuyến nghị giải pháp chính.

1.2.3 Phương pháp nghiên cứu.

- Khai thác các nguồn số liệu có sẵn đã qua xử lý (thu thập số liệu thứ cấp) từcác nguồn khác nhau để mô tả thực trạng (thống kê mô tả).

- Xây dựng khung lý thuyết để khái quát vấn đề.

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.

2.1 Lý luận về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực cho nông nghiệp và nông thôn.

2.1.1 Nguồn nhân lực.

Dưới đây là một số khái niệm về nguồn nhân lực:

- Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tíchluỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai (Beng, Fischer & Dornhusch,1995) Nguồn nhân lực, theo GS Phạm Minh Hạc (2001), là tổng thể các tiềm nănglao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó.

- Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năngđể phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.

- Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và để có thể lượng hoá được trong công tác kếhoạch hoá ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm những ngườitrong độ tuổi lao động có khả năng lao động theo quy định của Bộ luật lao động ViệtNam (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi).

Trên cơ sở đó, một số nhà khoa học Việt Nam đã xác định nguồn nhân lực haynguồn lực con người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự trữ Trong đó lựclượng lao động được xác định là người lao động đang làm việc và người trong độ tuổilao động có nhu cầu nhưng không có việc làm (người thất nghiệp) Lao động dự trữbao gồm học sinh trong độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động nhưng khôngcó nhu cầu lao động.

2.1.2 Nguồn nhân lực cho nông nghiệp và nông thôn.

Từ các khái niệm trên, ta có thể hiểu là:

- Nguồn nhân lực cho nông nghiệp hay nguồn lực con người cho nông nghiệp bao gồm lực lượng lao động trong nông nghiệp và lao động dự trữ cho nông nghiệp.

Trang 4

4 http: / /www.eb o ok.edu.vn

- Nguồn nhân lực cho nông thôn hay nguồn lực con người cho nông thôn baogồm lực lượng lao động hiện có đang phục vụ cho nông thôn và lao động dự trữ sẽphục vụ cho nông thôn cũng như sẽ có ở nông thôn Nguồn nhân lực này bao gồm cảsố lượng lao động sẽ từ nông thôn chuyển cho khu vực đô thị và của khu vực đô thịcung cấp cho nông thôn.

2.1.3 Đào tạo nguồn nhân lực, chủ trương chủ yếu cho đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn.

Theo giáo trình kinh tế lao động “Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bịkiến thức nhất định và chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảmnhận được một số công việc nhất định Đào tạo gồm đào tạo kiến thức phổ thông vàđào tạo kiến thức chuyên nghiệp”.

Theo quá trình quản trị nhân lực đào tạo được biểu hiện là các hoạt động nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện tốt hơn chức năng nhiệm vụ của mình.

Với nguồn nhân lực thì đào tạo luôn đi liền với phát triển Theo nghĩarộng: phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiếnhành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hànhvi nghề nghiệp của người lao động Theo nghĩa hẹp: phát triển là các hoạt động họctập vượt

ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ nhữngcông việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức hoặc phát triểnkhả năng nghề nghiệp của họ (giáo trình QTNL).

Một cách định nghĩa khác : Phát triển được hiểu là quá trình làm tăng kiến thức,kỹ năng, năng lực và trình độ của cá nhân người lao động để họ hoàn thành công việcở vị trí cao hơn trong nghề nghiệp của bản thân họ (theo giáo trình KTLĐ)

Phát triển xét trên phạm vi phát triển con người thì đó là sự gia tăng giá trị chocon người về cả tinh thần, đạo đức, tâm hồn, trí tuệ, kỹ năng…lẫn thể chất Phát triểnnguồn lực con người nhằm gia tăng các giá trị ấy cho con người, làm cho con ngườitrở thành những người lao động có năng lực và phẩm chất cần thiết, đáp ứng được yêucầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội.

Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảyBan Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Đào tạonguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn được cụ thể hoá là: “Tăng cường đào tạo,bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại chonông dân; đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân để chuyển nghề, xuất khẩu laođộng; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơsở Hình thành chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hàng năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn Thực hiện tốt việcxã hội hoá công tác đào tạo nghề” Đây là một chủ trương lớn của Đảng nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Trang 5

5 http: / /www.eb o ok.edu.vn

III THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰCCHO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM.

3.1 Tình hình lao động nông nghiệp, nông thôn hiện nay.

Trong những năm gần đây, dù dã có nhiều chuyển biến theo hướng tíchcực song phần lớn lao động của nước ta vẫn ở nông thôn, hoạt động trong sản xuấtnông nghiệp chiếm tỷ lệ áp đảo (xem bảng 1 và 2).

Bảng 1 Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân ngành kinh tế (2004-2008)

Nghìn người

Sơ bộ

Trang 6

TỔNG SỐ41586,342526,9 43338,9 44173,844915,8

Nông nghiệp và lâm nghiệp23026,122800,0 22439,3 22177,421950,4

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt137,2151,4173,4197,0224,6

TN; sửa chữa xe có động cơ, mô tô,

xe máy và đồ dùng cá nhân và gia đình4767,04933,15114,05291,95371,9

Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc1202,21208,21213,81217,41221,7

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội344,7359,7372,7384,3399,8

Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội125,9149,5171,5192,9220,1

Hoạt động phục vụ cá nhân, công cộng và

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Trang 7

Bảng 2 Cơ cấu lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo ngành kinh tế.

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt0,330,360,400,440,50

TN; sửa chữa xe có động cơ, mô tô,

xe máy và đồ dùng cá nhân và gia đình11,4611,6011,8011,9811,96

Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc2,892,842,802,762,72

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội0,830,850,860,870,89

Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội0,300,350,400,440,49Hoạt động phục vụ cá nhân, công cộng và dịch

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Qua 2 bảng số liệu cho ta thấy tổng số lao động hoạt động trong các ngành kinhtế thuộc lĩnh vực nông nghiệp (tạm tính, gồm nông lâm nghiệp và thuỷ sản) đến 2008là 23,647 triệu người, chiếm 52,62% trên tổng số lao động của cả nước Về cơ cấu laođộng như vậy là quá lạc hậu so với các nước phát triển (dưới 10%).

Theo Tổ chức Lương nông LHQ (FAO), năm 2005 tỷ lệ lao động nông nghiệpở nước ta còn quá cao (67%), trong khi đó ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á,tỷ lệ này thấp hơn nhiều: Thái Lan (56%), Indonesia (48%), Philippines (39%)và Malaysia (18%); Theo số liệu tại bảng 1, tỷ lệ này có sai lệch (khoảng 57,1%)nhưng vẫn cao hơn so với các nước đó.

Về năng suất lao động của lao động ngành nông nghiệp cũng rất thấp, dù đã tăng từ 4 triệu đồng/người năm 2000 lên 12,2 triệu đồng/người năm 2008 (tăng 3.05

Trang 8

lần trong 8 năm), song so với bình quân của tất cả các ngành kinh tế (năm 2008: 32,9triệu đồng/người/năm) là quá thấp, mức chênh lệch lên tới gần 2,7 lần.

Nguyên nhân lao động nông nghiệp có năng suất thấp là do sản xuấtnông nghiệp chủ yếu ở quy mô nhỏ; Trong những năm qua, mặc dù diệntích đất nông nghiệp có tăng lên, nhưng do quá trình đô thị hoá, đất phát triển côngnghiệp và các nhu cầu khác không ngừng tăng lên, nên diện tích đất nông nghiệptăng không đáng

kể Trong khí đó dân số tăng nhanh làm cho đất nông nghiệp bình quân đầu ngườigiảm Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp chỉ còn 1.224 m2/người (bình quân trên thếgiới là 2.500 m2/người) Thấp nhất là khu vực đồng bằng sông Hồng chỉ có 497 m2.Mặt khác, đất nông nghiệp lại phân bổ manh mún Hiện nay, cả nước có tới hơn 75triệu thửa ruộng, làm cho sản xuất nông nghiệp rất khó áp dụng những tiến bộ khoahọc kỹ thuật, cơ giới hoá, hiện đại hoá để sản xuất mang tính hàng hoá Đồng thờitrình độ công nghệ lạc hậu, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở khu vực nông thôncao (xem bảng 3).

Bảng 3 Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độtuổi năm 2008 phân theo vùng(*)

Tỷ lệ thất nghiệpTỷ lệ thiếu việc làm

thị th ôn Chung Thành thị thôn

Trang 9

Đặc biệt là trình độ tay nghề của lao động nông nghiệp quá thấp Sự phát triểnmạnh mẽ của khoa học và công nghệ tác động mạnh đến nông nghiệp, nông dân, nôngthôn Khoa học, công nghệ trực tiếp giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hạgiá thành sản phẩm, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp Nhưng do lao động nôngthôn Việt Nam qua đào tạo nghề còn ít nên sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vàokinh nghiệm, đa số chưa đủ khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học, công nghệ vàosản xuất Số lao động ở khu vực nông thôn qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, chỉ 17,65%trong năm 2006, và tăng lên 18,68% vào năm 2007 (Song theo Bộ trưởng BộNN&PTNT, Cao Đức Phát, năm 2009 tỷ lệ lao động ở nông thôn đã được qua đào tạochỉ đạt 16%, trong tổng số 25 triệu nông dân).

Trang 10

3.2 Xu thế vận động của lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn

Với tốc độ phát triển đô thị nhanh trong những năm qua, các khu đô thị luônđược mở rộng, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và dịch vụ tại đô thị đãtạo sức hút lớn đối với lao động từ nông thôn Quá trình này diễn ra cũng đồng nghĩavới việc lao động đang dịch chuyển rất mạnh mẽ từ lao động nông nghiệp sang laođộng công nghiệp và dịch vụ.

Theo số liệu từ năm 2007, Việt Nam có 34,8 triệu lao động ở khu vực nông thôn (chiếm 74,5%) Tuy nhiên, tỷ lệ này đang biến đổi theo hướng tích cực, tăng tỷlệ lao động làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ, đồngthời giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (năm 2006, lao độnglàm việc trong nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp là 23,2 triệu người (chiếm 69%).Năm 2007 còn 21,7 triệu người (chiếm 62,5%), giảm 6,5%).

Xu thế này là tất yếu trong quá trình phát triển của các nước đang phát triển.Việt Nam chúng ta cũng vậy Song điều cần quan tâm ở đây là sự chuyển dịch nàydiễn ra không như mong muốn Thể hiện ở việc phần lớn lao động chuyển từ nôngthôn ra thành thị và chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ là lao động chưaqua đào tạo, chưa có tay nghề cao; vì vậy họ là những người phải chấp nhận mức thunhập thấp, công việc bếp bênh không ổn định, rất dễ thất nghiệp và buộc phải quay lạikhu vực nông thôn và chấp nhận làm nông nghiệp (dù thu nhập rất thấp) Tâm lý củacác lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang thành thị và khu vựckinh tế phi nông nghiệp, là không ổn định, họ không dời bỏ hẳn được nông nghiệpnông thôn Hiện tượng này lý giải cho tỷ lệ thiếu việc làm (bán thất nghiệp) ở khu vựcnông thôn lên tới 6,1% Theo tác giả Bùi Quang Bình - Đại học kinh tế Đà Nẵng, năm2002 số người không có việc làm ở nông thôn (theo quy đổi) lên tới 7,5 triệu người Các vấn đề nói trên nói lên là sự chuyển dịch đó là không có tính bền vững, dễ đẩy xãhội nông thôn đến sự xáo trộn và thiếu an toàn, đặc biệt nghiêm trọng hơn trongtrường hợp gặp phải các cú sốc bất thường như khủng hoảng kinh tế.

Lao đao tìm việc

Theo báo cáo ảnh hưởng của suy giảm kinh tế đến lao động, việc làm và đời sống người dân nông thôn của IPSARD, từ đầu năm đến nay, tại An Giang, Bình Thuận, Lạng Sơn và Nam Định lao động dicư mất việc trở về địa phương tăng đột biến, trong đó Nam Định tăng 22,5%; Lạng Sơn là 21,1% Nếu xét theo đặc điểm địa bàn xã thì lao động di cư mất việc ở các xã trung du chiếm tỷ lệ cao nhất.Như vậy, các xã nghèo chịu ảnh hưởng mất việc của lao động di cư cao hơn các xã trungbình Khủng hoảng kinh tế còn ảnh hưởng rõ nét tới vấn đề lao động xuất khẩu Chỉ trong 4 tháng đầunăm,

đã có 17,25% lao động hợp tác ở nước ngoài phải về nước trước thời hạn Theo cơ cấu thu nhập thìxã nông nghiệp có tỷ lệ lao động xuất khẩu mất việc cao nhất và cơ hội tìm kiếm việc làm mới cũng rất khóđối với người nông dân Thống kê mới nhất cho thấy, chỉ có 11,3% số lao động trở về địa phương tìm

được việc làm mới và trong đó 5,3% làm trong lĩnh vực nông nghiệp, 6,1% ở công nghiệp, dịch vụ Sơn Tùng (theo Hanoimoi.com.vn) h t t p : / / b m k tc n c o m / in d ex.ph p ?

o p tion=c o m _ c o nte n t&tas k = v iew&id=2 6 68&Ite m i d = 2 24 , cậpnhật ngày 14/07/2009

Trang 11

Trong lúc đòi hỏi nguồn nhân lực cao để đáp ứng yêu cầu phát triển nôngnghiệp nông thôn thì sức hút của khu vực này lại kém hấp dẫn Vì vậy việc giữ đượclao động có tay nghề trình độ cao lại nông thôn nông nghiệp và từ khu vực đô thị về làkhá yếu ớt Tình hình đó làm trầm trọng hơn sự yếu kém của nguồn nhân lực nôngnghiệp, nông thôn, tạo sức ép lớn cho công tác đào tạo nguồn nhân lực chonông nghiệp nông thôn.

3.3 Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

3.3.1 Khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp và sức ép của các khó khăn đó cho công tác đào tạo.

Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn của nước ta trong nhữngnăm qua luôn được quan tâm và ngày càng được quan tâm Ở đây ta cũng cần phânbiệt rõ, nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn không chỉ nằm trong số đối tượnglà nông dân Đó là tất cả lao động ở đầy đủ các lĩnh vực kinh tế, quản lý Vì nông thônchứa đựng tất cả các yếu tố về kinh tế, văn hoá, xã hội, sản xuất và kinh doanh (nônglâm ngư ngiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ).

Xét về nguồn nhân lực cho nông thôn: Nông thôn Việt Nam cũng như nông thôn của các nước đang phát triển, trong đó chứa đựng toàn bộ các lĩnh vực về kinh

tế, chính trị, văn hoá xã hội Nông thôn không chỉ đòi hỏi nguồn nhân lực cóchất lượng cho nông lâm ngư nghiệp, bởi vì nông thôn không chỉ có nông nghiệpmà có đầy đủ các ngành thuộc nông nghiệp và dịch vụ Vì vậy đòi hỏi cần phải cóđầy đủ nhân lực có chất lượng cho cả công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

Song tâm lý phổ biến của các lao động đã được đào tạo có chất lượngcao không muốn về nông thôn, họ bám trụ ở đô thị để có cơ hội việc làm và mứclương cao hơn Tâm lý đó được tạo ra bởi thực tế khách quan là nông thôn không cóđầy đủ

cơ sở vật chất kỹ thuật để sử dụng người lao động tay nghề cao, các cá nhân ít có cơhội thăng tiến về nghề nghiệp cũng như phát huy được tính năng động sáng tạo; mặtkhác là do sự ít đa dạng về sản xuất và hoạt động kinh doanh, sự không hoàn thiệncủa sản xuất dẫn đến việc chỉ dừng lại ở nhu cầu sử dụng lao động chân tay đơn giản,không có nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật cao và phức tạp, thành ra người có kiếnthức và tay nghề ở nông thôn trở nên bị thừa một cách bất đắc dĩ.

Xét riêng trong lĩnh vực lao động trong nông lâm ngư nghiệp cũng bị giới hạnbởi đặc điểm của nông nghiệp nước ta: nhỏ lẻ, manh mún và giản đơn Thực tế nôngnghiệp nước ta vẫn rất thiếu lao động tay nghề cao cho phát triển, nhưng sự phát triểnnông nghiệp quá chậm lại làm cản trở công tác đào tạo nghề Ví dụ đơn giản như đểcó nhiều người làm cơ khí nông nghiệp thì nông nghiệp phải sử dụng nhiều máy móc thiết bị cơ giới; để sử dụng nhiều máy móc cơ giới thì đồng ruộng phải đủ lớn về quymô diện tích Song ở nước ta ruộng đất manh mún, toàn mảnh nhỏ nên không cần máy móc, từ đó máy không có nhiều dẫn đến không có người có nhu cầu được đào tạo

Trang 12

về cơ khí nông nghiệp Đây chính là nguyên nhân các cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp

Trang 13

cũng không phát triển được, điều này cũng diễn ra cả trên góc độ đào tạo tay nghềcũng như đào tạo quản lý cho nông nghiệp, nông thôn.

Xét về đào tạo nhân lực cho công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, điều tương tựcũng xảy ra, nhưng nguyên nhân lại ở khía cạnh khác Để có đội ngũ đông đảo laođộng có trình độ và tay nghề cao trong hoạt động thương mại, dịch vụ thì điều cần làthương mại và dịch vụ phải phát triển Riêng về dịch vụ, xuất phát cho sự phát triển lànhu cầu, nhu cầu dịch vụ lại bắt đầu từ sự phân công và chuyên môn hoá Ở nôngthôn nói chung, trong sản xuất nông nghiệp nói riêng của nước ta thì mức độ chuyênmôn hoá còn quá thấp, phần lớn các hộ nông dân còn hoạt động sản xuất ở dạng tựcung, tự cấp dẫn đến các nhu cầu về dịch vụ thương mại hàng hoá khó phát triển Thunhập thấp của đa số cư dân nông thôn cũng cản trở dịch vụ phát triển, họ không đủ đểchi trả cho các dịch vụ về y tế, giáo dục, thông tin và bảo hiểm ở mức độ trung bình.Điều này là một phần nguyên nhân làm cho các ngành dịch vụ này ở nông thôn pháttriển chậm, lao động hoạt động trong lĩnh vực này ở nông thôn cũng có thunhập không cao và luôn mong muốn chuyển từ nông thôn về làm việc tại đô thị vàchuyển

từ các vùng sâu, vùng xa khó khăn về nơi đồng bằng Xu hướng này làm cho nôngthôn nói chung và vùng nông thôn miền núi luôn bị mất đi những người giỏi, mặc dùđược quan tâm hơn trong công tác đào tạo.

Trên đây là những vấn đề nói lên sự khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực

cho nông thôn, nông nghiệp; Mặt khác các vấn đề đó cũng thể hiện một phần sự bất

cập cũng như sức ép đối với công tác đào tạo nhân lực cho nông nhiệp, nông thôn, đólà: trong giai đoạn hiện nay nông thôn, nông nghiệp sự bổ sung là ít hơn sự mất đi của nguồn nhân lực có tay nghề, năng lực và trình độ cao, nếu không muốn nói rằng:ở nông thôn, trong nông nghiệp càng đào tạo thì càng mất đi người giỏi.

3.3.2 Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp.

Như đã nói ở trên, đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn không chỉ đào tạo laođộng trong sản xuất, mà cả đào tạo nhân lực cho quản lý; nông thôn không chỉ cần cónhân lực cho nông nghiệp mà cần cả nhân lực cho công nghiệp, thương mại và dịchvụ Đồng thời đào tạo phải gắn liền với sử dụng, tạo công ăn việc làm, đào tạo bổsung đi đôi với giữ lại nhân tài cho nông thôn, nông nghiệp Phần này chúng ta xemxét thực trạng công tác đào tạo, các mặt thuận lợi, khó khăn và yếu kém của nó Sauđó kết hợp với các phân tích về thực trạng nguồn lao động và các xu thế dịch chuyểncủa lao động ở nông thôn, nông nghiệp để có các khuyến nghị cho chủ trươngvà chính sách.

Hiện cả nước có 13 trường ĐH, CĐ có đào tạo về nông lâm nghiệp;60% trường TCCN, CĐ nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề về nông lâmnghiệp Các trường này chuyên đào tạo các cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý, đàotạo tay nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn Thực tế cho thấy nhu cầu về cánbộ được đào

tạo qua các trường này là rất lớn, nhưng hầu hết các trường này lại có sức hấp dẫn

Ngày đăng: 31/10/2012, 10:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w