1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

5 tiểu luận lớp bồi dưỡng QLNN chương trình chuyên viên và chuyên viên chính

25 392 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 137,5 KB

Nội dung

Tiểu luận tình huống quản lý Nhà nước là bài kiểm tra cuối khoá nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức lý luận vào điều kiện thực tiễn của hoạt động quản lý Nhà nước hiện hành. Thông qua đó, các học viên có vai trò như là người cán bộ, công chức có chức năng, thẩm quyền đưa ra phương hướng xử lý thực sự phù hợp với điều kiện thể chế; phong tục tập quán Việt Nam nói chung và phong tục từng vùng, miền nói riêng.

Trang 1

Qua thời gian gần ba tháng học tập được Quý Thầy, Cô của Học việnQuản lý Giáo dục truyền đạt những kiến thức và kỹ năng về quản lý hành chínhNhà nước được chứa đựng trong 17 chuyên đề và 03 chuyên đề báo cáo vớinhững kiến thức bổ ích, cần thiết cho người cán bộ, công chức Qua đó giúp chohọc viên nắm bắt được những vấn đề về lý luận và thực tiễn mới trong công tácquản lý nhà nước Đồng thời, các kiến thức trên cũng cho thấy muốn đạt đượchiệu quả cao trong công tác quản lý hành chính nhà nước thì cần phải am hiểu,biết áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới luật một cáchlinh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống để giải quyết có hiệu quả các nhiệm

Trang 2

việc giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời sẽ giảm thiểu tình trạng khiếu nại, khiếukiện vượt cấp Đồng thời các cấp, các ngành cần kịp thời chấn chỉnh, uốn nắnnhững sai sót, lệch lạc, những yếu kém trong công tác quản lý hành chính, kiếnnghị với cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi chế độ chính sách, pháp luật sát vớithực tiễn cuộc sống, xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân sai phạm hoặctránh né trách nhiệm và các hành vi tiêu cực khác trong quản lý hành chính.

Tiểu luận tình huống quản lý Nhà nước là bài kiểm tra cuối khoá nhằmđánh giá khả năng vận dụng kiến thức lý luận vào điều kiện thực tiễn của hoạtđộng quản lý Nhà nước hiện hành Thông qua đó, các học viên có vai trò như làngười cán bộ, công chức có chức năng, thẩm quyền đưa ra phương hướng xử lýthực sự phù hợp với điều kiện thể chế; phong tục tập quán Việt Nam nói chung

và phong tục từng vùng, miền nói riêng

Song, những yêu cầu của tiểu luận tình huống quản lý Nhà nước khôngđơn giản chỉ là việc giải quyết đơn thuần mà trong đó phải hàm chứa đầy đủ khảnăng phân tích cơ sở lý luận, các quy định; đánh giá ưu, khuyết điểm của từngvấn đề để làm cơ sở cho việc đề xuất những kiến nghị theo từng nội dung Do đó,mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng do thời gian ngắn, kinh nghiệm bản thân cóhạn, nên bài viết này chắc chắn còn những hạn chế nhất định, rất mong được sựđóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn

Trang 3

PHẦN I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

Ông Ngô Văn An, nghề nghiệp làm ruộng, cư trú tại Khu Bình Khê, Thịtrấn Mạo Khê, Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh kết hôn với bà Vũ Thị Dânhơn 4 năm nhưng không có con

Năm 1980, ông An và bà Dân đến Trung tâm Cô Nhi Đông Triều xin connuôi đặt tên là Ngô Văn Đạt, 1 tuổi và đã được cơ quan Nhà nước có thẩmquyền giải quyết đầy đủ thủ tục pháp lý về việc xin nhận con nuôi

Năm 1982, bà Dân qua đời vì tai nạn giao thông, trước khi chết Bà Dân cótâm nguyện là ông An phải nuôi Đạt nên người, đồng thời cũng cho Đạt số disản thuộc phần của mình

Năm 1986, ông An lập gia đình với bà Nguyễn Thị Hợi Đến năm 1989hai ông bà có thêm 01 con gái tên là Ngô Thị Hằng

Đầu năm 1993, hộ gia đình ông An được cơ quan nhà nước có thẩmquyền giao cho 04 ha đất nông nghiệp để trồng trọt Ông An đã trồng cây ăn quảlâu năm (vải thiều và cây na) hết diện tích đất nói trên Hiện tại, diện tích đấttrên vẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Vào năm 2007, anh Đạt lập gia đình và xin ra ở riêng tại khu Vĩnh Thông,Thị trấn Mạo Khê, Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh Gia đình anh Đạt sinhsống bằng nghề buôn bán nhỏ và làm ruộng, sau đó vợ chồng anh đã tự muađược 0,5 ha đất để làm trang trại chăn nuôi

Đầu năm 2010, ông An biết mình bị bệnh ung thư gan nên ông đã lập dichúc thừa kế lại cho anh Đạt chiếc xe công nông và 01 ha đất hiện đang trồngcây na và cây vải thiều Di chúc thừa kế đó đã được Ủy ban nhân dân Thị trấnMạo Khê chứng nhận

Cuối năm 2010, trước khi qua đời ông An đọc bản di chúc để thừa kế choanh Đạt

Trang 4

Anh Đạt đã nhận 01 ha đất, 01 xe công nông, sau đó anh Đạt đầu tư hệthống ống tưới tiêu để chăm sóc cho cây vải thiều và xây dựng hệ thống chuồngtrại để chăn nuôi gà và lợn

Năm 2014, Anh Đạt làm thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng thì em gáikhông đồng ý Bà Hợi và chị Hằng đồng ký đơn gửi đến Ủy ban nhân dân Thịtrấn Mạo Khê khởi kiện đòi lại 01 ha đất mà Anh Đạt được hưởng thừa kế và 01

xe công nông với những lý do như sau:

- Gia đình có tài sản có giá trị duy nhất là 01 chiếc xe công nông đứng tênông An, để vận chuyển các sản phẩm khi thu hoạch từ trang trại nên không giaocho anh Đạt

- Đất trên là đất nông nghiệp thuộc các thành viên của hộ gia đình, chưa

có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên anh Đạt không được thừa kế

- Anh Đạt chỉ là con nuôi, mặt khác khi ông An ốm vợ chồng anh Đạt khôngchăm sóc ông An nên không được quyền nhận thừa kế của ông An

Sau khi nhận đơn của bà Hợi, Ủy ban nhân dân Thị trấn Mạo Khê đãchuyển hồ sơ lên Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân HuyệnĐông Triều Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ, Văn phòng Hội đồng nhân dân

Ủy ban nhân dân Huyện Đông Triều tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dânHuyện ký quyết định hành chính chấp thuận nội dung khởi kiện của bà Hợi,buộc anh Đạt phải giao lại xe công nông và 01 ha trên cho bà Hợi Bà Hợiphải trả cho anh Đạt số tiền mà anh Đạt đã đầu tư để xây dựng hệ thống tướitiêu và chuồng trại để chăn nuôi trị giá 10 triệu đồng

Bất ngờ trước quyết định của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Huyện ĐôngTriều anh Đạt đã làm đơn khiếu nại gửi đến phòng tiếp dân của Ủy ban nhân dânTỉnh Quảng Ninh

Để rõ vấn đề, chúng ta phân tích nguyên nhân và hậu quả để có được địnhhướng chung trong việc đưa ra giải pháp xử lý cho thích hợp

Trang 5

PHẦN II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 2.1 Xác định mục tiêu xử lý tình huống

2.1.1 Mục tiêu chung

- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo kỷ cương pháp luật,phù hợp với nguyên tắc mà Hiến pháp và pháp luật đã đặt ra

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân, giảm tối đa các thiệt hại kinh tế

- Giải quyết hài hòa giữa các lợi ích trước mắt và lâu dài, các lợi ích kinh

tế - xã hội

2.1.2 Mục tiêu cụ thể

Tình huống được đưa ra là vụ kiện về tranh chấp tài sản thừa kế theo dichúc giữa hộ gia đình bà Hợi và anh Đạt, do đó ta phải xác định rõ:

+ Đối tượng cần giải quyết

+ Cấp nào, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ khởi kiện trên đúngtheo quy định của pháp luật

+ Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vụ kiện được xác định nhưthế nào

+ Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tranh chấp + Làm thế nào để giải quyết nhanh, có hiệu quả cao đối với các vụ việchành chính trong bộ máy quản lý hành chính Nhà nước, mang lại sự hài lòngcho người dân

2.2 Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý để xử lý tình huống

2.2.1 Cơ sở lý luận

Đây là vụ tranh chấp về thừa kế tài sản trong gia đinh, nhưng do cách giảiquyết của chính quyền các cấp ở Huyện Đông Triều không đúng theo quy địnhcủa pháp luật nên đã dẫn đến hậu quả là:

Trang 6

+ Vụ tranh chấp về thừa kế tài sản đã trở thành vụ khiếu nại đối với quyếtđịnh hành chính của cơ quan quản lý hành chính nhà nước

+ Làm phức tạp thêm tình hình, từ khởi kiện rồi đến khiếu nại kéo dài,qua nhiều cấp, nhiều nơi giải quyết nhưng vẫn chưa giải quyết được mâu thuẫntrong tranh chấp

2.2.2 Cơ sở pháp lý để xử lý tình huống

Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Luật đất đai năm

2013 có hiệu lực thi thành từ ngày 01/7/2014

Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Luật hôn nhân vàgia đình 2014

Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Luật khiếu nại tố cáonăm 2011

Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bộ luật tố tụng dân

sự năm 2014

Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bộ luật dân sự năm 2005

2.3 Phân tích diễn biến tình huống

2.3.1 Tại Ủy ban nhân dân thị trấn Mạo Khê

Đầu tiên ta phải xác định nội dung của vụ kiện giữa bà Hợi và anh Đạt làtranh chấp tài sản thừa kế theo di chúc của ông An

Thực tế là kiện đòi lại quyền sử dụng đất nông nghiệp, tài sản trên đấtcũng như tài sản là xe công nông Theo quy định tại điều 202, Luật đất đai năm

Trang 7

3 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giảitranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phảiphối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thànhviên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đaitại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4 Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và cóxác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp

xã nơi có đất tranh chấp

5 Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranhgiới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đếnPhòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộgia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môitrường đối với các trường hợp khác

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủyban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất vàcấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất.”

Như vậy, Ủy ban nhân dân thị trấn Mạo Khê sau khi nhận đơn của bà Hợi

đã không tiến hành tổ chức hòa giải giữa bà Hợi và anh Đạt mà chuyển ngayđơn đến Ủy ban nhân dân Thị trấn Đông Triều là trái với quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 203, Luật đất đai năm 2013 quy định thẩm quyềngiải quyết tranh chấp đất đai:

“1 Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong cácloại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liềnvới đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Trang 8

2 Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không cómột trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉđược lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quyđịnh sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩmquyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về

tố tụng dân sự;

3 Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp

có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhauthì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyếtđịnh giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhhoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hànhchính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo,người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàithì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyếtđịnh giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môitrường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tốtụng hành chính;

4 Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải

ra quyết định giải quyết tranh chấp Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lựcthi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành Trường hợp cácbên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Do đó, hộ Ông An đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyếtđịnh hành chính giao cho 04 ha đất nông nghiệp để trồng trọt trước ngày15/10/1993 và diện tích đất trên có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính,

Trang 9

nên theo quy định, khi đã tiến hành hoà giải mà không thành thì Ủy ban nhândân thị trấn Mạo Khê phải hướng dẫn cho các bên tranh chấp nộp đơn khởi kiệnđến Tòa án nhân dân chứ không được chuyển hồ sơ lên Ủy ban nhân dân huyệnĐông Triều.

2.3.2 Tại Ủy ban nhân dân Huyện Đông Triều

Theo quy định, sau khi nhận được đơn kiện của bà Hợi, do Ủy ban nhândân Thị trấn Mạo Khê chuyển đến, Ủy ban nhân dân Huyện Đông Triều phảigiải quyết như sau:

- Xem xét hồ sơ: nếu chưa thấy biên bản hòa giải của Ủy ban nhân dân thịTrấn Mạo Khê thì phải trả hồ sơ lại và yêu cầu Ủy ban nhân dân Thị trấn MạoKhê tổ chức hòa giải giữa bà Hợi và anh Đạt theo quy định tại Điều 202 Luật đấtđai năm 2013

- Nếu đã hòa giải rồi mà không thành thì chỉ đạo hướng dẫn các đương sựnộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân để giải quyết vụ khởi kiện tranh chấp

Theo quy định tại khoản 5 và khoản 7 Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự

2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyếtcác tranh chấp về thừa kế tài sản và tranh chấp có liên quan đến quyền sử dụngđất và tài sản gắn liền trên đất theo quy định của pháp luật về đất đai

Vậy, Ủy ban nhân dân Huyện Đông Triều chấp thuận theo nội dung đơnkiện của bà Hợi là không đúng với quy định Do đó, việc Uỷ ban nhân dânhuyện Đông Triều ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có gắn với tài sảntrên đất, cây vải thiều và hệ thống chuồng trại chăn nuôi là trái với thẩm quyền

Nội dung xử lý đơn khởi kiện sai với quy định của Pháp luật Cụ thể là:

1 Gia đình có 01 xe công nông làm phương tiện, do ông An đứng tên nênkhông thể giao cho Anh Đạt Nội dung kiện như trên là sai Vì căn cứ vào Điều

631 Bộ luật dân sự năm 2005 thì:

Trang 10

“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tàisản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặctheo pháp luật.”

Căn cứ theo Điều 648 Bộ luật dân sự năm 2005 về quyền của người lập di

chúc thì anh Đạt có đủ điều kiện để hưởng thừa kế của ông An để lại theo di chúc

2 Đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nên không đượcphân chia tài sản, nội dung kiện này sai Vì đầu năm 1993, đất của hộ gia đìnhông An đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giao đất và đã

sử dụng ổn định, lâu dài từ năm 1993 đến nay Mặc dù hiện tại hộ gia đình ông

An chưa làm thủ tục để xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng vẫn là đấtđược giao hợp pháp

3 Đất nông nghiệp thuộc thành viên của hộ gia đình nên không được thừa

kế cho con nuôi, mặt khác khi ông An ốm vợ chồng anh Đạt không chăm sócông An nên không được quyền nhận thừa kế của ông An

Vì đất nông nghiệp ở đây là đất trồng cây lâu năm (cây ăn quả) Căn cứtheo quy định tại khoản 1, điều 167 Luật đất đai năm 2013 thì:

“Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyểnnhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sửdụng đất theo quy định của Luật này.”

Do đó, ông An có quyền để lại thừa kế cho anh Đạt trong phần diện tíchđất của ông trong thành viên hộ gia đình, 04 ha chia 04 người, gồm ông An, bàHơi, anh Đạt, và chị Hằng, mỗi người là 01 ha

Vậy, Ủy ban nhân dân huyện Đông Triều đã giải quyết vụ khởi kiện nóitrên không đúng quy định của pháp luật

Trang 11

2.4 Nguyên nhân xảy ra tình huống

2.4.1 Nguyên nhân khách quan

Ở nước ta, chính quyền cơ sở (chính quyền Xã, Phường, Thị trấn) luônđược coi là thực thể tồn tại khách quan, cần thiết trong hệ thống bộ máy chínhquyền Nhà nước, nó tồn tại như một tất yếu lịch sử, là cơ sở cho sự phát triểnNhà nước, là nơi cung cấp nhân lực, vật lực, tài lực cho sự phát triển mọi mặtcủa đất nước Vì vậy, chính quyền cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng đảmbảo sự phát triển bền vững của quốc gia Trong hệ thống chính quyền Nhà nước,chính quyền cơ sở là chính quyền Nhà nước thấp nhất dưới cấp Xã, Phường, Thịtrấn không còn cấp hành chính lãnh thổ nào

Đây là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương đường lối chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước Nếu Chính quyền cơ sở làm việc có hiệu quả thìđường lối chính sách pháp luật của Đảng, và Nhà nước sẽ dễ dàng đi vào cuộcsống, trở thành hoạt động thực tế của nhân dân, tạo ra sự phấn khởi, tin tưởngcủa nhân dân vào Đảng và Nhà nước đồng thời tạo ra sự hiểu biết thông cảm lẫnnhau giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân Ngược lại nếu chính quyền cở sở khônggiải quyết một cách thấu đáo những vướng mắc của nhân dân, các cán bộ cơ sởlàm việc không tốt có thể làm bùng phát sự phản ứng tiêu cực của nhân dân đốivới Chính quyền, với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật đặt trong mối liên hệ với môitrường xã hội đã và đang phải đối mặt với trở ngại không nhỏ từ tâm lý duy trìcác mối quan hệ xã hội trên cơ sở tình cảm, chi phối bởi tình cảm mà ít khi dựatrên cơ sở pháp luật Việc không hiểu hết pháp luật của các cán bộ cơ sở đã làmcho pháp luật có lúc, có nơi trở nên xa lạ, khó gần gũi, khó vận dụng

Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng nhiều, việc phânloại, hệ thống hóa pháp luật chưa được thực hiện, tính ổn định của hệ thống quyphạm pháp luật còn yếu; hệ thống tư vấn, trợ giúp pháp luật cho nhân dân hầunhư không có hoặc có thì rất ít và hoạt động kém hiệu quả

Trang 12

Công nghiệp hóa gắn liền với đô thị hóa ở nước ta hiện nay đang từng ngàylàm thay đổi diện mạo đất nước, cung cấp các loại hình dịch vụ thương mại, khucông nghiệp, nhà cao tầng, … Mặt khác do sức ép về sự gia tăng dân số một cáchnhanh chóng làm cho bất động sản ngày càng trở nên có giá trị, làm cho conngười bị lu mờ ý chí bởi giá trị của nó đem lại Bố mẹ, anh chị em có thể “kiệntụng, chém giết nhau vì đất cát” dẫn đến sự tranh chấp quyền sử dụng đất ngàycàng trở nên phổ biến, nhưng người dân chưa hiểu hết trách nhiệm - nghĩa vụ vàquyền lợi của mình theo quy định của pháp luật Mặt khác do thủ tục hành chínhrườm rà, khó hiểu, không đưa ra được quy trình giải quyết từng công việc cụ thể,việc tư vấn của các cán bộ chưa rõ ràng còn mang tính chung chung.

2.4.2 Nguyên nhân chủ quan

Để đảm trách những nhiệm vụ của chính quyền cơ sở thì lực lượng cótrọng trách lớn lúc này chính là Cán bộ công chức cấp Xã, Phường, Thị trấn.Chính quyền cơ sở hoạt động như thế nào, có hiệu quả hay không… là phụthuộc vào chính năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức của đội ngũ này Muốn

có một đội ngũ Cán bộ công chức có năng lực có phẩm chất đạo đức tốt thì việc

sử dụng và quản lí cán bộ công chức là vấn đề quan trọng góp phần vào hiệu quảhoạt động của chính quyền cơ sở

Là những người gần dân nhất, những người đại diện Nhà nước ở cấp cơ

sở phải giải quyết các công việc đa dạng phức tạp của dân sao cho không tráipháp luật nhưng có hiệu quả cao nhất Cán bộ công chức cơ sở trong công việcphải thực sự vì dân, thương dân, lấy dân làm gốc, không thể lấy cái toàn cục màquên đi hoàn cảnh điều kiện của mỗi người dân, nhưng cũng không vì mỗingười dân cụ thể mà làm trái pháp luật, trái với đường lối, chính sách của Đảng

và Nhà nước Có như vậy mới phát huy được vai trò của Chính quyền cơ sở thật

sự là chính quyền gần dân nhất, hiểu dân nhất Vì thế sử dụng và quản lí cán bộcông chức cấp Xã, Phường, Thị trấn tốt sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động củachính quyền cơ sở, còn nếu sử dụng và quản lí cán bộ công chức cấp Xã,

Ngày đăng: 12/09/2018, 20:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bộ luật dân sự năm 2005 Khác
2. Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi thành từ ngày 01/7/2004 Khác
3. Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Luật hôn nhân và gia đình 2014 Khác
4. Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 Khác
5. Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Luật khiếu nại tố cáo năm 2011 Khác
6. Học viện Hành chính Quốc gia – Tài liệu bồi dưỡng Ngạch chuyên viện chính – Nhà xuất bản Bách Khoa – Hà Nội Khác
7. Học viện Hành chính Quốc gia - Giáo trình quản lý hành chính nhà nước năm 2008 – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w