Xuất phát từ thực trạng quản lý đất đai của cả nước nói chung, và Hà Nội nói riêng, cùng với sự hiểu biết qua các phương tiện thông tin đại chúng, và các kiến thức đã được các thầy, các cô giáo trang bị trong quá trình học tập, với sự giúp đỡ của bạn bè, tôi chọn tình huống: “Hướng giải quyết vụ khiếu kiện về tranh chấp đất đai” để viết bài tiểu luận.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có nhận thức sâu sắc vai trò của đất đai đối với kinh tế xã hội, coi đất đai là một thứ hàng hóa đặc biệt và khẳng định:
“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở văn hóa, xã hội an ninh và quốc phòng.
Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay (Lời nói đầu của Luật đất đai năm 1993).
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” Điều 17
của Hiến pháp năm 1992
Với vai trò và vị trí đã được xác định trong Hiến pháp và được cụ thể hóa trong các văn bản Luật đất đai, vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đất đai trở thành một vấn đề quan trọng, cấp bách nhằm đưa công tác quản lý,
sử dụng đất đai đúng mục đích và có hiệu quả
Hiến pháp năm 1992 và các luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung của một số điều luật năm 1998; Luật sửa đổi bổ sung của một số điều luật năm 2001; Luật đất đai năm 2003 được ban hành, việc quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng từng bước đi vào ổn định, việc khai thác
sử dụng đất đai có hiệu quả, góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn nhiều khó khăn bất cập trong quản lý, sử dụng, cụ thể là hệ thống pháp luật về đất đai chưa đồng bộ, công tác quản lý đất đai chưa nhất quán triệt để, công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký thống kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, trong khi đó hành vi lấn chiếm đất đai làm nhà trái phép, mua bán quyền sử dụng sai mục đích….ngày càng phổ biến dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai ngày càng nhiều, với nội dung vụ việc ngày
Trang 2càng phức tạp, khiếu nại tố cáo của các cá nhân, tổ chức một cách tràn lan, làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế chính trị - xã hội của đất nước.Có những vụ tranh chấp đất đai để các tổ chức lợi dụng, kích động giáo dân gây mất trật tự an ninh chính trị tại Thủ đô Hà Nộ.Nguyên nhân chủ yếu là nhân dân chưa hiểu hết về Luật đất đai Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành Mặt khác
sự yếu kém về trình độ, và sự suy giảm về mặt đạo đức của các cán bộ công chức trong quản lý nhà nước, các cấp có thẩm quyền chưa thực hiện đúng chức năng của mình trong việc quản lý đất đai, trong việc sử dụng các vụ việc khiếu nại, tố cáo về đất đai dẫn đến giảm lòng tin của nhân dân đối với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
Xuất phát từ thực trạng quản lý đất đai của cả nước nói chung, và Hà nội nói riêng, cùng với sự hiểu biết qua các phương tiện thông tin đại chúng, và các kiến thức đã được các thầy, các cô giáo trang bị trong quá trình học tập, với sự
giúp đỡ của bạn bè, tôi chọn tình huống: “Hướng giải quyết vụ khiếu kiện về tranh chấp đất đai” để viết bài tiểu luận.
Do thời gian nghiên cứu có hạn và do những kiến thức của bản thân còn hạn chế, nên tiểu luận này sẽ không tránh khỏi thiếu sót, rất mong các thầy, cô thông cảm và đóng góp ý kiến để bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn
Trang 3PHẦN I NỘI DUNG
1 Mô tả tình huống
Ông Lê văn B có một người anh (cùng cha khác mẹ) là Lê văn C vào Nam sinh sống từ năm 1955, đến năm 1980 Ông C trở về quê sinh sống, nhưng do không có chỗ ở nên Ông C cho Ông B mượn một mảnh đất làm nhà ở tạm, với diện tích là 200m 2 nằm trong khuôn viên 800m2 của gia đình Ông B đang sử dụng Ông C đã tiến hành xây dựng nhà ở (nhà cấp 4) và đã làm đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước trên diện tích 200m2 mà không có vấn đề gì xảy ra
Năm 1985, tức là năm năm sau, ông C làm lại căn nhà cũ thành căn nhà 3 tầng khang trang, có các công trình phụ và cây ăn quả xung quanh ngôi nhà của mình Đến năm 1998, ông C bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn văn D để vào Nam sống cùng với các con Trước hình như vậy, ông B đã gửi đơn khiếu kiện đến cấp có thẩm quyền đề nghị giải quyết đòi lại diện tích mà Ông đã cho người anh của mình mượn để xây nhà ở tạm
Người đứng đơn kiện là ông Lê văn B
Người bị kiện là ông nguyễn văn D
Ông D cho rằng diện tích đất mà ông C bán và làm thủ tục chuyển nhượng
là hoàn toàn hợp pháp, vì trên diện tích này ông C đã xây dựng nhà ở, đã nộp đầy
đủ thuế cho Nhà nước và Ủy ban nhân dân phường đã chứng nhận quyền sử dụng đất trước khi ông C bán cho ông Do đó ông phản đối với việc ông B khiếu kiện đòi lại diện tích đất đã nêu trên
Ngày 10/05/2001, UBND Quận nhận được đơn của ông Lê văn B và đã thành lập đoàn thanh tra đại diện gồm các phòng, ban chức năng của Quận tham gia để giải quyết vụ việc này
Trên cơ sở Đoàn thanh tra làm việc và có báo cáo UBND Quận đã ra quyết định hành chính số /QĐ-UB về việc giải quyết đơn khiếu kiện của ông Lê văn B Trong nội dung quyết định có ghi: Đối với UBND phường V, việc chứng nhận
Trang 4quyền sửa đất của ông Lê văn C, là sai nguyên tắc, trái với quy định khoản 2 , điều 24 của Luật đất đai ban hành ngày 14/7/1993 Vì vậy, UBND phường V phải chịu trách nhiệm trước UBND Quận Mặt khác ông C phải có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền 300 triệu đồng mà ông có được do bán nhà và chuyển quyền sử dụng bất hợp pháp cho ông Nguyễn văn D Ông D có trách nhiện hoàn trả lại toàn
bộ diện tích đất và nhà mà ông C đã chuyển nhượng Ông B phải trả số tiền mà ông C đã làm nhà ở và số cây ăn quả mà ông C đã tạo lập nên (theo thời điểm năm 1980)
Trong quá trình thực hiện Quyết định của UBND Quận thì có những vấn đề xảy ra : Ông nguyễn văn D không chấp nhận việc nhận lại số tiền mà ông lê văn C trả lại như trong quyết định của UBND quận, vì ông cho rằng sau thời gian chuyển nhượng nhà và đất đến nay đã 3 năm, ông đã tiến hành sửa sang lại nhà cửa, làm lại công trình phụ, lát sân, trồng thêm một số cây ăn trái, mặt khác tại thời điểm hiện nay đất đã có biến động, tăng rất nhiều so với giá đất tại thời điểm chuyển nhượng Chính vì vậy, Ông D đòi ông C phải trả lại cho ông số tiền là 500 triệu đồng (tăng 200 triệu đồng so với Quyết định của UBND Quận)
Ông C đã không chấp nhận mà chỉ thống nhất theo quyết định của UBND Quận và ông cũng cho rằng mảnh đất mà ông chuyển nhượng cho ông D nguyên
là mảnh đất mà bố ông để lại cho hai anh em sử dụng, thực tế đã sử dụng mảnh đất này được hơn 10 năm và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước Chính vì vậy, ông C không đồng ý trả lại lô đất trên cho ông B
Từ những sự việc trên, Quyết định số 12/QĐ-UB ngày 29/5/2001 của UBND Quận không được thực hiện và ông B tiếp túc khiếu kiện lên cấp có thẩm quyền cao hơn
2 Phân tích tình huống
Từ những tình huống nêu trên, cho thấy việc xảy ra tranh chấp dẫn đến khiếu kiện kéo dài là do sự thiếu hiểu biết pháp luật về đất đai và các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai, do đó dẫn đến tình trạng sai phạm trong quá trình giải quyết như:
Trang 5Trường hợp của ông B: Nếu trước khi ông cho ông C ở trên mảnh đất thổ
cư của mình mà có liên hệ với cấp chính quyền địa phương làm đầy đủ các thủ tục cần thiết hoặc làm hợp đồng, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận, thì
có cơ sở pháp lý để lấy lại mảnh đất 200m2 mà mình đã cho mượn, thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp khi xảy ra, như tình huống đã nêu trên
Ông C là người được ông B cho ở tạm khi không có nhà ở, trong quá trình
sử dụng đất ông đã làm đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước, sau đó sửa sang lại nhà cửa nhưng ông B không có ý kiến gì Vấn đề đặt ra là do không hiểu biết về pháp luật, nên ông tưởng rằng UBND phường có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng thực tế và theo quy định tại khoản 2 Điều
24 của Luật đất đai ngày 14/7/1993 (Luật này sửa đổi bổ sung năm 1998, năm
2001, năm 2003) Thì UBND Quận mới có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứ không phải là UBND phường
Việc bán nhà ở và chuyển quyền sử dụng đất giữa ông C và ông D là không
có giấy tờ nào để chứng minh mảnh đất trên là hợp pháp
Từ những yếu tố trên, chúng ta thấy rằng: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vụ khiếu kiện kéo dài là sự thiếu xót trong việc tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước, sự thiếu hiểu biết, thiếu tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ thuộc UBND phường, và Đoàn thanh tra của Quận Để làm rõ những nguyên nhân dẫn đến vụ khiếu kiện kéo dài, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân của vụ việc từ các bên đương sự có liên quan
Quyết định số 12/QĐ-UB ngày 29/05/2001 của UBND Quận đã giải quyết
vụ việc theo đúng thẩm quyền được quy định tại mục a, khoản 2, điều 38 Luật đất đai ngày 14/7/1993 Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn có những điểm sai sót và hạn chế do vậy quyết định trên là không khả thi, cụ thể là:
Việc tham mưu giải quyết tranh chấp do các cơ quan ban, ngành của UBND Quận và UBND phường V để ra quyết định hành chính giải quyết vụ việc
mà không xem xét, nghiên cứu kỹ nội dung của vụ khiếu kiện, chưa xác định rõ nguyên nhân, dẫn đến quyết định của UBND Quận trong việc giải quyết khiếu kiện về đất đai là không đúng với tình hình thực tế khác quan, do đó các bên
Trang 6đương sự không chấp hành quyết định và ngược lại tiếp tục khiếu kiện Đây là một trong những sai sót nghiêm trọng của UBND Quận và có thể coi đây là một việc làm quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm của một cơ quan hành chính cấp Quận
Đối với UBND phường V: Là một cơ quan hành chính cấp cơ sở và cũng là nơi xảy ra tranh chấp Sai sót cơ bản của nhân dân phường V là đứng ra chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Lê văn C, như vậy là trái với chức năng, thẩm quyền dược quy định tại điều 26, và điều 23 của luật đất đai ngày 14/7/1993 khi
vụ khiếu kiện xảy ra, UBND Phường V đã không tiến hành hòa giải tốt cho các bên đương sự, trong khi đó theo quy định của pháp luật thì theo khoản 1 điều 38 của Luật đất đai thì “ Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp đất đai trong nhân dân” hoặc trong trường hợp không giải quyết được vụ việc thì phải có công văn đề nghị UBND Quận tiếp tục giải quyết tranh chấp của các bên
PHẦN II NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1 Qua nghiên cứu tài liệu và đơn khiếu nại cho thấy nguyên nhân sâu
xa dẫn đến khiếu kiện của ông Lê văn B là vì:
1.1 Đối với Ông Lê văn B - Người đứng đầu đơn kiện
Thứ nhất, Ông Lê văn B cho anh trai của mình là Lê văn C, từ miền Nam
trở về không có chỗ ở, ở tạm trên diện tích đất mà gia đình ông sử dụng Trong quá trình cho ông C ở tạm, ông B không làm một thủ tục giấy tờ nào về vấn đề này và cũng không đặt một điều kiện nào đối với ông C Mặt khác thời gian ông C
ở trên diện tích đất này cũng khá lâu, hơn nữa ông C xây dựng lại nhà kiên cố, trồng thêm cây ăn quả nhưng ông B cũng không có ý kiến gì, ngược lại còn tận tình giúp đỡ Quá trình sinh sống hai bên đã phân định ranh giới, điều minh chứng
là Ông C đã làm nghĩa vụ nộp thuế đất đối với phần đất mà mình đã sử dụng năm
1998 do nhu cầu cuộc sống có sự thay đổi, Ông C chuyển vào Nam sống chung với con, nên ông C đã chuyển nhượng diện tích đất và nhà của cho ông D, tranh chấp vì thế mà phát sinh
Trang 7Thứ hai, Bố đẻ ra ông B và ông C, khi còn sống đã có di chúc bằng miệng,
nội dung của di chúc như sau: khi bố mất toàn bộ diện tích đất thổ cư được chia cho anh em của ông để cùng ở, nhưng ông B phản đối và cho rằng di chúc miệng của bố ông không có hiệu lực pháp luật
Thứ 3, ông B cho rằng gia đình ông hiện nay có 2 con trai đã trưởng thành
và vừa lập gia đình, để cho các con ra ở riêng ông cần lấy lại mảnh đất mà ông đã cho anh của ông là Lê văn C mượn
Từ nguyên nhấn trên dẫn đến vụ khiếu kiện của ông B.Vụ khiếu kiện này cho thấy ông B đã có chủ định trong việc khiếu kiện, bởi ông biết rằng mảnh đất
mà ông đang sử dụng không có đầy đủ cơ sở pháp lý để chứng minh quyền sử dụng đất là hợp pháp, mặt khác nếu ông c cho rằng đất đó là do bố của ông để lại thì cũng không có cơ sở để đưa ra chứng cứ Tuy nhiên một vấn đề mà ông B cũng không thể chứng minh được, đó là mảnh đất thuộc sở hữu của ông Như vậy theo quy định của pháp luật thì việc làm của ông B là không đúng pháp luật
1.2 Đối với ông Lê văn C
Căn cứ vào đơn khiếu kiện của ông B thì ông không phải là người bị kiện (bị đơn), nhưng thực chất của vấn đề thì ông mới là nguyên nhân chính dẫn đến
vụ khiếu kiện Trong quá trình giải quyết vụ việc, ông luôn cho rằng mảnh đất thổ
cư mà ông đã ở và chuyển nhượng cho ông D là mảnh đất của bố ông đã để lại thừa kế cho hai anh em ông, di chúc miệng, đều có mặt cả hai anh em cùng nghe Hơn nữa ông lập luận rằng mảnh đất mà ông đã ở chỉ bằng 1/4 tổng diện tích khu đất mà bố ông đã để thừa kế lại cho hai anh em Như vậy, mảnh đất ông đã ở trên
là hợp pháp, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở cho ông Nguyễn văn D là hoàn toàn hợp pháp
Trong quá trình giải quyết vụ việc, sau khi ông C nghe phân tích về Luật đất đai, Nghị định số 17/1999/NĐ – CP ngày 29/3/1999 của chính phủ quy định
về “ thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất” thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông C cho ông D là không hợp pháp Theo nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 của chính phủ thì “người sử dụng đất
Trang 8khi thực hiện quyền của mình phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do tổng cục quản lý ruộng đất trước đây hoặc Tổng cục địa chính phát hành”, như vậy trường hợp của ông C có chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND phường V là không hợp pháp, vì ủy ban nhân dân phường V không có thẩm quyền được làm việc này phải là UBND Quận
Ông C cũng cần nhận thấy những sai sót của mình là chưa tìm hiểu kỹ về Luật đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan, đồng thời cũng chưa liên hệ với cơ quan chức năng,để làm hồ sơ các thủ tục cần thiết khi bán nhà chuyển quyền sử dụng đất cho ông nguyễn văn D
1.3 Đối với ông nguyễn văn D người bị khiếu kiện (Bị đơn)
Ông Nguyễn văn D là người bị khiếu kiện, qua nghiên cứu nội dung vụ kiện thì thấy rằng thực tế ông Nguyễn văn D không phải là bị đơn theo đúng nghĩa vủa nó Việc Ông D đòi bồi thường khoản tiền vượt mức so với quyết định của UBND Quận về việc giải quyết khiếu kiện như ông trình bày là hoàn toàn có
cơ sở Tuy nhiên ông Nguyễn văn D cũng phải thấy rằng việc mua bán nhà và quyền sử dụng đất giữa ông với ông Lê văn C là hoàn toàn không hợp pháp, vì chưa làm thủ tục mua bán theo quy định của pháp luật, mặt khác mảnh đất chưa
có chứng cứ xác định thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông C
2 Hậu quả của vụ việc
Từ nguyên nhân trên, các bên đương sự không thực hiện Quyết định số 12/ QĐ-UB ngày 29/5/2001 của UBND Quận, do đó làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan chức năng của Nhà nước, làm mất lòng tin của nhân dân, làm cho nhân dân không tin tưởng vào đường lối chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
PHẦN III CÁC PHƯƠNG ÁN VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1 Các phương án giải quyết
Trang 9Qua phân tích sự việc và xử lý tình huống ở phần trên, chúng ta có thể lựa chọn một trong số các phương án để giải quyết vụ khiếu kiện tranh chấp đất đai giữa các bên đương sự như nhau:
- Phương án 1: UNND Quận giải quyết
Thực tế vụ việc đã được phân tích cho thấy, phương án này là không thể chấp nhận được, vì chỉ giải quyết một cách chung chung, phiến diện, giải quyết trên cơ sở có tình mà không có lý dẫn đến không thoả mãn các bên tranh chấp và
sự rắc rối, tiếp tục kéo dài, làm mất lòng tin của nhân dân, làm cho nhân dân không tin tưởng vào đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng và pháp Luật Nhà nước
- Phương án 2: Phương án này giải quyết vụ việc ngược lại với phương án
1 tức là có lý mà không có tình, điều đó có nghĩa là giải quyết theo quy dịnh của pháp luật, do đó dẫn đến sự không thoả mãn của các bên đương sự, nhất là hai anh
em ông Lê văn B và Lê văn C
- Phương án 3: Vì cả hai phương án trên đều không hợp lý,có nghĩa là thoả
mãn được bên này thì ảnh hưởng đến bên kia và ngược lại Do vậy, phương án 3 phải là phương án tối ưu, làm thoả mãn các bên đương sự, giải quyết vụ việc vừa
có tình vùa có lý, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật nói chung, và Luật đất đai nói riêng, đảm bảo được tính khả thi của Pháp luật
Như vậy phương án 3 là phương án có tính khả thi, là phương án giải quyết
vụ khiếu kiện này
2 Hướng giải quyết tình huống
Trên cơ sở phân tích những tình tiết có liên quan của vụ khiếu kiện, đồng thời để đảm bảo giải quyết tranh chấp đất đai theo luật định và làm cơ sở cho các bước xử lý tiếp theo, căn cứ vào khoản 6 Điều 26 và khoản 2 Điều 36 Luật đất đai, Điều 38 Luật Tổ chức Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì trước hết phải ra quyết định thu hồi các quyết định sau:
- Không công nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND Phường V đã cấp cho ông Lê văn C, Vì UBND Phường V đã làm trái thẩm quyền theo quy định tại Điều 26 và Điều 36 Luật đất đai ban hành ngày ngày 14/7/1993
Trang 10-Thu hồi lại Quyết định số 12/QĐ-UB ngày 29/5/2001 của UBND Quận vì nội dung của Quyết định không phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật, do
đó Quyết định không có tính khả thi
Sau khi thực hiện các bước trên, phải tiến hành phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài của các bên đương sự, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật
Qua những tình tiết nêu trên, chúng ta nhận thấy hậu quả để lại của các cơ quan nhà nước ở cấp quyền và cấp quận là rất nghiêm trọng, làm giảm lòng tin của nhân dân, làm cho nhân dân không tin tưởng vào đường lối chủ trương chính sách của Đảng và pháp Luật của Nhà nước Đặc biệt UBND Quận đã ra quyết định hành chính mà không dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc để xử lý vụ việc, làm cho các bên đương sự không thoả mãn, dẫn đến chống lại Quyết định của cơ quan Nhà nước và vụ việc tiếp tục bị khiếu kiện kéo dài, lên cấp có thẩm quyền cao hơn
Xét về góc độ khác để đánh giá vụ việc, thì không hẳn là do lỗi chủ quan của UBND Phường V và Quận, mà do trình độ quản lý của cơ quan hành chính Nhà nước nói chung và mức độ bồi dưỡng pháp luật về đất đai nói riêng ở các cấp
cơ sở còn hạn chế Hơn nữa công tác kiểm tra thanh tra ở các cấp các ngành lại chưa thường xuyên, liên tục, kịp thời, để phát hiện những sai sót trong quá trình giải quyết vụ việc Mặt khác, UBND Phường V và UBND Quận phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc quản lý nhà nước ở địa phương mình quản lý
2.1 Đối với ông Lê văn B:
Để giải quyết đơn khiếu kiện của ông được ổn thỏa, trước hết phải nhận thấy rằng,việc giải quyết của UBND Quận không làm ông B thỏa mãn và ông tiếp tục gửi đơn khiếu kiện lên cấp có thẩm quyền cao hơn giải quyết là hợp lệ Tuy nhiên, việc Ông cầu cấp có thẩm quyền giải quyết vụ việc mà ông khiếu kiện là thu hồi lại mảnh đất đang tranh chấp và giao lại cho Ông là không thể thực hiện được vì:
- Không có đủ chứng cứ để chứng minh: khu đất 800m2 màbố ông để lại cho hai anh em ông hay cho riêng bản thân ông toàn quyền sử dụng Anh trai của