Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi ngư
Trang 1MỤC LỤC
I LỜI NÓI ĐẦU 2
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 4
2 NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 4
2.1 Hoàn cảnh ra đời tình huống 4
2.2 Diễn biến tình huống 4
3 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 6
3.1 Mục tiêu cần đạt được khi xử lý tình huống 6
3.2 Cơ sở lý luận để giải quyết tình huống 6
3.3 Phân tích tình huống 8
3.4 Các phương án và biện pháp giải quyết tình huống 10
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 2I LỜI NÓI ĐẦU
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần, là hành động diễn ra giữa con người và giới tự nhiên nhằm biến đổi những vật chất trong giới tự nhiên, làm cho chúng trở nên có ích với đời sống con người Vì thế lao động là một tất yếu khách quan của sự tồn tại
và phát triển xã hội loài người Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao
là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước
Trong nhiều năm qua, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, cơ chế quản
lý trong lĩnh vực lao động việc làm cũng được chuyển sang phương thức mới Nhà nước và chính quyền các cấp thông qua hệ thông pháp luật, các chính sách
và kế hoạch định hướng, quản lý điều tiết vĩ mô toàn bộ hệ thống về lao động việc làm
Luật Lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền lợi khác của người lao động Trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa các chế độ, chính sách và pháp luật về lao động được nhà nước ban hành và từng bước hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng về lao động trong xã hội
Một thực tế cho thấy, quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các cơ chế, chính sách nói chung và cơ chế, chính sách về lao động việc làm nói riêng, trong thực
tế cuộc sống còn có nhiều bất cập Nhất là sự áp dụng thiếu thống nhất, đồng bộ luật pháp, chính sách về lao động của các đơn vị cơ sở đã gây nên những phức tạp, thậm trí có trường hợp trở nên nghịch lý Đặc biệt, việc áp dụng Bộ luật Lao động và Pháp lệnh cán bộ công chức của một số cơ quan đơn vị thiếu chặt chẽ đầy đủ đã trở thành nguyên nhân của những vụ khiếu kiện, tranh chấp lao động xảy ra trong những năm qua
Trang 3Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội, vì vậy, sử dụng và quản lý lao động có hiệu quả góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Trong tiểu luận này tôi xin nêu ra một tình huống xảy ra trên thực tế, liên quan đến việc quản lý và sử dụng lao động trong doanh nghiệp
Trang 41 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác lập và tiến hành qua thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy
đủ những điều đã cam kết Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc giúp người lao động đạt được trình độ cần thiết, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động Đồng thời, nhà nước cần phải xây dựng một hệ thống thể chế thị trường sức lao động thích hợp và đầy đủ để giải quyết những phát sinh nổi lên của thị trường này Nhà nước khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với những quy định của pháp luật về lao động
2 NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
2.1 Hoàn cảnh ra đời tình huống
Chị Minh làm công nhân ở công ty sản xuất linh kiện điện tử B Tháng 3 năm 2008 chị xin phép công ty được nghỉ phép về quê giải quyết việc gia đình theo đúng chế độ lao động Quá thời gian nghỉ phép 10 ngày, chị quay trở lại công ty để làm việc thì nhận được quyết định thôi việc (chấm dứt hợp đồng lao động) với lý do công ty không thể tiếp tục bố trí công việc cho chị vì trong thời gian chị nghỉ phép công ty đã nhận người vào làm thay cho chị
2.2 Diễn biến tình huống
Ngày 22/10/2008, Giám đốc công ty B ký quyết định số 56/QĐ-TCCB chấm dứt hợp đồng lao động đối với chị Minh kể từ 20/10/2008
Nhận quyết định chị Minh đã khiếu nại tới Ban Giám đốc công ty B nhưng không được chấp nhận Ngày 20/11/2008, chị Minh kiện Ban giám đốc công ty
Trang 5B ra tòa án nhân dân quận về việc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu được tiếp tục công việc của mình
Tại bản án sơ thẩm số 161/BAST ngày 25/3/2009, tòa án nhân dân quận
đã xử bác đơn yêu cầu của chị Minh, buộc công ty B bồi thường cho chị Minh khoản tiền lương của 45 ngày không báo trước Chị Minh không đồng ý và tiếp tục kháng cáo lên tòa án phúc thẩm
Bản án phúc thẩm số 112 ngày 20/6/2009 của tòa án phúc thẩm tại thành phố xử: Hủy quyết định số 56/QĐ-TCCB ngày 20/10/2008 của công ty B, buộc công ty B phải khôi phục toàn bộ quyền lợi của chị Minh kể từ ngày bị chấm dứt hợp đồng Tuy nhiên, công ty B khiếu kiện lên tòa án nhân dân tối cao Chánh
án toà án nhân dân tối cao đã ra kháng nghị bản án phúc thẩm với lý do chị Minh nghỉ quá số ngày phép đã quy định, đề nghị xem xét theo trình tự giám đốc thẩm
Ngày 10/8/2009, Hội đồng thẩm phán toá án nhân dân tối cao đã xét xử vụ
án trên theo trình tự giám đốc thẩm và quyết định :
- Hủy bản án sơ thẩm số 161/BAST ngày 25/3/2009 của tòa án nhân dân quận
- Hủy bản án phúc thẩm số 112 ngày 20/6/2009 của tòa án phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao tại thành phố về tranh chấp hợp đồng lao động giữa chị Minh và công ty B vì chưa đủ căn cứ chứng minh rằng chị Minh đã nghỉ quá thời gian quy định Do đó, vụ án cần giao hồ sơ cho tòa án nhân dân quận điều tra, xử lại theo trình tự sơ thẩm
Ngày 21/10/2009, tòa án nhân dân quận mở phiên toà xử vụ án tranh chấp lao động trên lần thứ 2 Tại phiên tòa này, Hội đồng xét xử đã quyết định y như phiên toà sơ thẩm lần thứ 1: Bác yêu cầu kháng cáo của chị Minh đối với công
ty B; Buộc công ty B phải bồi thường cho chị Minh khoản tiền lương của 45 ngày do không báo trước cho người lao động
Trang 6Về phía chị Minh, sau khi xin phép nghỉ để về quê, chị Minh đã tới công ty
để tiếp tục công việc muộn hơn so với thời gian quy định là 10 ngày vì vậy công
ty bố trí người lao động khác thay cho chị Minh là hợp lý
3 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG.
3.1 Mục tiêu cần đạt được khi xử lý tình huống
Khi tiến hành xử lý vi phạm kỷ luật lao động bắt buộc người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động, qua vụ khiếu kiện trên cho
ta thấy đây là tình huống trong quản lý hành chính, giải quyết vấn đề cho thôi việc đối với người lao động Tuy nhiên, do quá trình giải quyết của cơ quan quản lý có những điểm không hợp lý, thậm trí thiếu căn cứ pháp lý cũng như căn
cứ thực tế nên xảy ra khiếu kiện kéo dài, khi cơ quan có thẩm quyền kết luận về quyết định của người sử dụng lao động là sai thì người sử dụng lao động phải hủy bỏ quyết định sai của mình, xin lỗi công khai, khôi phục danh dự và mọi quyền lợi vật chất cho người lao động
Vì vậy, mục tiêu đặt ra để giải quyết tình huống này là phải bảo đảm quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động, giữ vững được kỷ cương pháp luật trong quản lý hành chính về lao động việc làm
3.2 Cơ sở lý luận để giải quyết tình huống
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất
vì vậy có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật quốc gia
Trang 7Luật lao động là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh giữa những người lao động và người sử dụng lao động (cá nhân, tổ chức) trong đó có quan hệ giữa công nhân viên chức với công ty, cơ quan nhà nước, những quan hệ giữa tổ chức công đoàn với ban giám đốc, với thủ trưởng cơ quan nhà nước liên quan đến việc sử dụng lao động của công nhân viên chức
Dân số, lao động việc làm và thu nhập là những vấn đề có tính chiến lược của đất nước Giải quyết hợp lý những vấn đề trên sẽ có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội đặc biệt, bảo đảm sự ổn định và phát triển Trong đó, việc sử dụng và phát triển nguồn lao động là việc lâu dài và chịu sự chi phối của nhiều nhân tố Trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, một nhân tố cơ bản có tính khách quan là phải từng bước tạo lập và quản lý thị trường lao động Cùng với các thị trường khác, thị trường lao động nước ta đã hình thành và cũng đã xuất hiện rất nhiều hạn chế, tiêu cực
Việc thừa nhận và thể chế hóa, tăng cường tổ chức quản lý thị trường lao động là nhu cầu bức thiết trong tình hình hiện nay Để tạo lập và quản lý tốt thị trường lao động cần quan tâm xem xét các vấn đề, phân tích các nội dung, nhân
tố tạo nên cầu, cung và xử lý quan hệ cung - cầu trong lao động; Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn; quyền của người lao động và người sử dụng lao động
Quan điểm của Đảng được quán triệt sâu sắc trong nội dung quản lý nhà nước về lao động việc làm Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây, Nhà nước bảo đảm việc làm cho người lao động, thu hút lao động vào khu vực kinh
tế quốc doanh và kinh tế tập thể, thực hiện chế độ “biên chế nhà nước” tràn lan, không khuyến khích hiệu quả lao động Quan điểm của Đảng ta coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực chính của sự phát triển Đây là quan điểm phát triển vì con người và do con người Nó phải được quán triệt trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, từ sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động quản lý của Nhà nước,
Trang 8các tổ chức chính trị - xã hội đến các chương trình phát triển kinh tế xã hội và các hoạt động của doanh nghiệp
Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội nước ta có 5 nguồn lực phát triển là: Nguồn nhân lực và con người Việt Nam; Tài nguyên thiên nhiên; Vị trí địa lý; Cơ sở vật chất và tiềm năng khoa học kỹ thuật; Các nguồn lực nước ngoài
Nguồn nhân lực và con người Việt Nam là lợi thế và là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta
Trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, Nhà nước quản lý lao động việc làm theo hướng cơ bản là: Ban hành hệ thống các văn bản pháp luật để quản lý và điều hành thống nhất lao động việc làm Thực hiện kiểm tra, kiểm soát của nhà nước trong lĩnh vực lao động việc làm, đặc biệt là hoạt động thanh tra lao động
Thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật như: Luật dân sự, Luật lao động, các quy phạm pháp luật về hợp đồng lao động, hoạch định các chương trình kế hoạch quốc gia về lao động việc làm phục vụ chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội Hỗ trợ thúc đầy sự phát triển trong lĩnh vực lao động việc làm bằng ngân sách Nhà nước, hoàn chỉnh các chính sách về thuế, tài chính, phát triển công nghệ mới…
Xây dựng và ban hành các chủ trương chính sách : cung cấp tín dụng cho người lao động; Đào tạo nghề; Giúp đỡ người lao động thông tin, công nghệ
3.3 Phân tích tình huống
Lý do công ty B đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Minh : Đối với công ty B theo quy định của Bộ luật Lao động thì chị Minh đã vi phạm kỷ luật lao động, tự ý nghỉ việc quá thời gian cho phép là 10 ngày không
có lý do chính đáng Theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động: “ Người
Trang 9sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng hoặc người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại điều 85 của
Bộ luật Lao động…; Người sử dụng lao động phải trao đổi nhất trí với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn”
Về bản thân chị Minh trong quá trình làm việc tại công ty B, chị luôn chấp hành tốt nội quy kỷ luật của cơ quan, chưa vi phạm kỷ luật lần nào Như vậy, lý
do mà công ty B đưa ra để chấm dứt hợp đồng lao động đối với chị Minh chỉ vì chị nghỉ quá thời gian cho phép là 10 ngày là chưa thỏa đáng
Quy trình, thủ tục giải quyết chấm dứt hợp đồng lao động của công ty A chưa chặt chẽ đầy đủ Điều này thể hiện ở chỗ không dựa vào ý kiến trao đổi với Ban chấp hành Công đoàn công ty nơi chị Minh đang làm việc, không thông báo trước cho chị Minh theo thời hạn quy định của Bộ luật Lao động Việc chị Minh khiếu kiện công ty B ra tòa án nhân dân quận có nguyên nhân từ những nội dung phân tích trên đây Đồng thời, việc khiếu kiện đó phù hợp với quy định của pháp luật
Việc giải quyết của tòa án nhân dân quận, tòa phúc thẩm, tòa án nhân dân tối cao tại thành phố là có căn cứ pháp lý nhưng đều gặp khó khăn từ thực tế Đó
là việc xác định chị Minh có phải nghỉ quá 10 ngày so với ngày được phép nghỉ?
Lý do không chấp nhận chị Minh tiếp tục làm việc chỉ vì chị nghỉ quá ngày quy định là có cơ sở pháp lý và phù hợp với thực tế không?
Phải thừa nhận một thực tế từ trước đến nay chị Minh luôn làm việc tốt, việc cho chị chấm dứt hợp đồng mà không thông báo trước để chị có thể trình bày lý do chính đáng thì theo quy định của Luật lao động không có chế tài xử lý buộc thôi việc đối với những người lao động nghỉ quá thời gian cho phép nếu có
lý do chính đáng
Trang 103.4 Các phương án và biện pháp giải quyết tình huống.
a Phương án 1:
Hủy quyết định số 56/QĐ-TCCB ngày 22/10/2006 về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với chị Minh của công ty B, khôi phục toàn bộ quyền lợi của chị Hoa kể từ ngày bị chấm dứt hợp đồng lao động, bố trí chị Minh tiếp tục làm việc
Ưu điểm phương án là:
Bảo đảm được quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động, tạo
cơ hội để chị Minh được tiếp tục làm việc trong công ty
Nhược điểm của phương án là: Chưa khắc phục được tình trạng người lao
động thiếu ý thức tổ chức kỷ luật nhưng vẫn phải sử dụng để làm việc Tuy nhiên để nâng cao nhận thức, giáo dục tư tưởng cho cán bộ công nhân viên chấp hành tốt nội quy kỷ luật còn có nhiều biện pháp khác
b Phương án 2:
Tương tự như phương án 1, hủy quyết định số 56/QĐ-TCCB ngày 22/10/2006 về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với chị Minh của công ty
B Khôi phục toàn bộ quyền lợi của chị Minh kể từ ngày bị chấm dứt hợp đồng lao động Bố trí chị Minh tiếp tục làm việc nhưng không bố trí cho chị tiếp tục làm việc trong dây chuyền sản xuất mà chuyển chị đi làm việc khác phù hợp Phương án này có những ưu điểm tương tự như phương án 1, đồng thời khắc phục được nhược điểm của phương án 1, không sử dụng người luôn vi phạm nội quy kỷ luật Tuy nhiên, lại có nhược điểm là gặp khó khăn trong việc
bố trí công việc mới cho chị Minh sao cho phù hợp
Trang 11c Phương án 3:
Nếu chị Minh chấp nhận, tự nguyện làm đơn xin thôi việc thì công ty B giải quyết cho chị nghỉ việc và hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của Luật lao động
d Phương án 4:
Giải quyết như phương án 1 nhưng kèm theo điều kiện: bố trí chị Minh tiếp tục làm việc 1 năm, sau đó có đánh giá, bình xét phân loại lao động theo quy định, nếu tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì phải chuyển đi làm việc khác (hoặc buộc thôi việc) Đây là quyền của cơ quan sử dụng lao động