Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003… + Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động dựa trên những quy định của phá
Trang 1`CHUYÊN ĐỀ 6QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚCI.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.Khái niệm quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước
a.Cơ quan hành chính nhà nước
- Khái niệm
Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước mang đầy đủ đặc điểm của cơ quan nhà nước nói chung tuy nhiên bên cạnh đó cơ quan hành chính nhà nước cũng có những đặc điểm riêng biệt giúp phân biệt với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước Việc tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước không chỉ giúp chúng ta có thể nhận biết các cơ quan hành chính trong bộ máy nhà nước mà còn giúp xác định vai trò của cơ quan hành chính nhà nước với tư cách là chủ thể của pháp luật hành chính và là chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính
Để hiểu được khái niệm cơ quan hành chính nhà nước, trước hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm cơ quan nhà nước
Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những
nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước Các cơ quan nhà nước có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất đó chính là bộ máy nhà
Trang 2nước Nếu căn cứ vào trật tự hình thành cũng như tính chất, vị trí, chức năng của các cơ quan nhà nước thì bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay gồm có bốn hệ thống cơ quan, đó là: hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, hệ thống các cơ quan xét xử và hệ thống các cơ quan kiểm sát Trong đó, các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: Chính phủ, các bộ, các ủy ban nhà nước, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp
và các sở, phòng ban thuộc ủy ban nhân dân
Như vậy, cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy
nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp,
có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành – điều hành, có cơ cấu
tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định
- Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan nhà nước, là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước Do vậy, cơ quan hành chính nhà nước cũng mang đầy
đủ các đặc điểm chung của các cơ quan nhà nước:
+ Cơ quan hành chính nhà nước được sử dụng quyền lực nhà nước, có quyền nhân danh nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí với mục đích hướng tới lợi ích công Biểu hiện của quyền lực nhà nước đó là: cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản pháp luật và có thể được áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhà nước nhất định
+ Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định Cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật như
Trang 3Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003…
+ Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền riêng và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao Đây là một điều kiện quan trọng đảm bảo cho các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện tốt nhiệm
vụ quản lý hành chính nhà nước của mình, tránh sự chồng chéo, trùng lặp trong quá trình thực thi hoạt động quản lý nhà nước
+ Nguồn nhân sự chính trong cơ quan hành chính nhà nước là đội ngũ cán
bộ, công chức được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức
Ngoài những đặc điểm chung nói trên, cơ quan hành chính nhà nước còn có những đặc điểm riêng như sau:
+ Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước Để thực hiện chức năng này, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiên hoạt động chấp hành – điều hành (những hoạt động được tiến hành trên cơ sơ luật
và để thi hành luật) Như vậy hoạt động chấp hành – điều hành (hoạt động quản lý hành chính nhà nước) là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng đó không phải là phương diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành chức năng cơ bản của
cơ quan nhà nước đó như: Chức năng lập pháp của Quốc hội, chức năng xét xử của tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên tất
cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội… Và việc thực hiện hoạt động đó là
Trang 4+ Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước
+ Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp Đó
là những quyền và nghĩa vụ pháp lý chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành Đặc điểm này xuất phát từ chức năng của cơ quan hành chính nhà nước đó là chức năng quản lý hành chính nhà nước Và để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước được hiệu quả thì cần phải phân định thẩm quyền rõ ràng, tránh sự chồng chéo giữa các cơ quan do đó pháp luật phải quy định cụ thể thẩm quyền của từng cơ quan trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước Ví
dụ như UBND cấp xã chỉ có thẩm quyền quản lý hành chính tại địa phương của mình, không được phép xâm phạm vào thẩm quyền của các UBND cấp xã khác cũng như UBND cấp trên của mình; mỗi Bộ cũng chỉ được quản lý một lĩnh vực chuyên môn nhất định
+ Các cơ quan hành chính đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước Trước hết, các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp do cơ quan quyền lực lập ra Ví dụ: Quốc hội trực tiếp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thủ tướng chính phủ, phê chuẩn đề nghị của thủ tướng chính phủ về việc
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ; Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra… Mọi hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước đều chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước và phải báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực Sở dĩ cơ quan hành chính nhà nước chịu sự lệ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng
Trang 5cấp là do cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Với chức năng quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm thực hiện trên thực tế các văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước do đó có sự lệ thuộc vào cơ quan quyền lực Trong khi Tòa án hay Viện kiểm sát với chức năng xét xử, kiểm sát việc tuân theo pháp luật nên phải ít lệ thuộc vào cơ quan quyền lực để đảm bảo sự khách quan, trung thực, rõ ràng trong hoạt động
+ Các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc Ví dụ: Các trường đại học trực thuộc
Bộ giáo dục và đào tạo, các bệnh viện trực thuộc Bộ y tế; các tổng công ty, công ty, nhà máy trực thuộc Bộ công thương, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ giao thông vận tải…Hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng như đáp ứng các dịch vụ xã hội, bảo đảm công bằng, vì lợi ích chung của xã hội
Qua việc phân tích khái niệm cũng như đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước có thể thấy rằng cơ quan hành chính nhà nước không chỉ một bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước mà còn là chủ thể quản lý hành chính nhà nước quan trọng nhất Để cơ quan hành chính nhà nước có thể phát huy vai trò của mình trong quản lý hành chính nhà nước đòi hỏi phải tiến hành cải cách bộ máy hành chính – một nội dung quan trọng của cải cách hành chính
Cơ quan hành chính Nhà nước là tên gọi chung của toàn bộ ngành hành
pháp ở Việt Nam Cơ quan hành chính Nhà nước được tổ chức theo các ngành và các cấp từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ Việt Nam
+ Cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp trung ương bao gồm chính phủ, các Bộ và
cơ quan ngang Bộ
Trang 6Hiện nay Việt Nam có 18 Bộ:
8. Bộ Giao thông Vận tải
9. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
10. Bộ Thông tin và Truyền thông
11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo
13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
14. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
15. Bộ Y tế
16. Bộ Nội vụ
17. Bộ Khoa học và Công nghệ
18. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Và 4 cơ quan ngang Bộ:
1. Ủy ban Dân tộc
2. Thanh tra Chính phủ
3. Ngân hàng Nhà nước
4. Văn phòng Chính phủ
Ngoài ra, chính phủ còn có các cơ quan trực thuộc (không phải cơ quan hành
chính) hiện tại bao gồm:
1. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
2. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
3. Thông tấn xã Việt Nam
4. Đài Tiếng nói Việt Nam
5. Đài Truyền hình Việt Nam
6. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
7. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
8. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương là các Ủy ban Nhân dân Tương ứng với mỗi cấp địa phương có một cấp Ủy ban Nhân dân:
• Ủy ban Nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương
Trang 7• Ủy ban Nhân dân huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã
• Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn
Các cơ quan hành chính theo ngành tại địa phương bao gồm các cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân và cơ quan đại diện của các bộ tại địa phương:
• Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: các sở, ban, cục
• Tại huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: các phòng, chi cục
• Tại các xã, phường, thị trấn: các đội
Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (không phải là cơ quan hành chính Nhà nước) được tổ chức theo Nghị định 13/2008/NĐ-CP Bao gồm:
• Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
• Sở Giao thông Vận tải (hay Sở Giao thông-Công chính ở các thành phố trực thuộc trung ương)
• Sở Xây dựng
• Sở Tài nguyên và Môi trường
• Sở Thông tin và Truyền thông
• Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
• Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
• Sở Khoa học và Công nghệ
• Sở Giáo dục và Đào tạo
• Sở Y tế
• Thanh tra tỉnh
• Văn phòng Ủy ban Nhân dân
• Các cơ quan chuyên môn được tổ chức theo đặc thù riêng của từng tỉnh, chẳng hạn như Sở Ngoại vụ không phải tỉnh nào cũng có
Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện (không phải là cơ quan hành chính Nhà nước) được tổ chức theo Nghị định 14/2008/NĐ-CP Bao gồm: Các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Trang 8• Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
• Phòng Văn hoá và Thông tin
• Phòng Giáo dục và Đào tạo
• Phòng Y tế
• Thanh tra huyện
• Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân
Ngoài 10 cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như trên, còn có một số cơ quan chuyên môn để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện:
• Phòng Quản lý Đô thị
• Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
• Phòng Công Thương
• Tổ chức các cơ quan chuyên môn ở các huyện đảo (căn cứ vào các điều kiện
cụ thể của từng huyện đảo, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân huyện đảo)
Các cơ quan đại diện của các Bộ tại địa phương bao gồm các cục và chi cục
Chẳng hạn như Tổng cục Thống kê có các đại diện tại các tỉnh là cục thống kê tỉnh, tại các huyện là chi cục thống kê
Cấp xã, phường, thị trấn không có cơ quan chuyên môn, song có chức danh chuyên môn sau đây:
• Văn hóa-Xã hội
b.Phân loại cơ quan hành chính nhà nước
Các cơ quan hành chính nhà nước được phân loại dựa vào những căn cứ khác nhau:
Một là, theo căn cứ pháp lý để thành lập.
Theo đó, các cơ quan hiến định (do Hiến pháp quy định việc thành lập cơ quan đó) và cơ quan được thành lập trên cơ sở các đạo luật và văn bản dưới luật
Trang 9Loại thứ nhất gồm Chính phủ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ (những cơ quan này
do Quốc hội trực tiếp biểu quyết quyết định), Uỷ ban nhân dân các cấp (được thành lập ở các đơn vị hành chính - lãnh thổ) Loại thứ hai gồm cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục, Cục, Vụ, Viện, Sở, phòng, ban Các cơ quan thành lập trên cơ sở Hiến pháp có vị trí pháp lý khá ổn định Các cơ quan thành lập trên cơ sở các đạo luật và các văn bản dưới luật thường ít ổn định, nhưng có tính năng động hơn, phù hợp với những thay đổi của sự quản lý hành chính nhà nước
Hai là, theo trình tự thành lập.
Theo trình tự thành lập có cơ quan hành chính nhà nước được thành lập do được bầu ra (Uỷ ban nhân dân các cấp - Điều 123 Hiến pháp 1992), và được lập ra (Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ) Trình tự thành lập cơ quan rất phức tạp kết hợp cả bầu, bổ nhiệm, đề nghị danh sách để phê chuẩn (xem khoản 7, 8 Điều
84 Hiến pháp 1992)
Có cơ quan hành chính nhà nước do cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp thành lập (Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp), do Chính phủ thành lập (một số tổng cục, viện, học viện cơ quan thuộc Chính phủ),
do Uỷ ban nhân dân thành lập (Sở, Phòng, Ban )
Ba là, theo vị trí trong hệ thống bộ máy hành chính.
Theo đó, các cơ quan hành chính nhà nước chia thành: cơ quan hành chính cao nhất đứng đầu hệ thống hành pháp là Chính phủ, (Điều 109 Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001, về sau gọi là Hiến pháp 1992); các cơ quan hành chính nhà nước của Chính phủ ở Trung ương (các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tổng cục ), các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân, sở, phòng, ban - cơ quan chuyên môn của UBND)
Trang 10Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất và cơ quan hành chính nhà nước của Chính phủ ở trung ương (các Bộ) có nhiệm vụ quản lý các ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (UBND, các cơ quan chuyên môn của UBND) - có nhiệm vụ quản lý trong phạm vi một đơn vị hành chính - lãnh thổ nhất định.
Bốn là, theo tính chất thẩm quyền.
Theo tính chất thẩm quyền các cơ quan hành chính nhà nước được chia thành: cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung bao gồm: Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, là những cơ quan quản lý chung mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi đối tượng tương ứng trong phạm vi cả nước hoặc trong phạm vi đơn vị hành chính lãnh thổ (tỉnh, huyện, xã ) Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng quản lý trong phạm vi ngành hoặc lĩnh vực,
do đó có thể cơ bản chia thẩm quyền riêng thành: cơ quan quản lý ngành, ví dụ như
Bộ, Sở, phòng nông nghiệp, công nghiệp ; cơ quan quản lý liên ngành (theo chức năng) ví dụ: Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Sở, Phòng Tài chính, Lao động
Năm là, theo hình thức tổ chức và chế độ giải quyết công việc.
Theo hình thức này, các cơ quan làm việc theo chế độ tập thể, chế độ thủ trưởng, hoặc kết hợp giữa chế độ tập thể với chế độ thủ trưởng
Hoạt động của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp có xu hướng chuyển mạnh sang kết hợp giữa chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng nhằm nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan (xem các Điều 112, 114, 115 và
124 Hiến pháp 1992)
Trang 11Theo Điều 115 và 124 Hiến pháp 1992, những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ, những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân dân phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số Như vậy, ngoài những quyền hạn của mình được pháp luật quy định, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân còn được quyền giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân
Cơ quan hành chính nhà nước hoạt động theo chế độ thủ trưởng được áp dụng đối với những cơ quan đòi hỏi giải quyết các công việc mang tính tác nghiệp cao và chế độ trách nhiệm là trách nhiệm cá nhân Thủ trưởng cơ quan là người lãnh đạo về nguyên tắc quyết định mọi vấn đề thuộc thẩm quyền cơ quan, quyết định của thủ trưởng cơ quan là quyết định của cơ quan Những người là cấp phó thủ trưởng, người đứng đầu các bộ phận cơ quan chỉ là người giúp thủ trưởng cơ quan, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, phân cấp của thủ trưởng cơ quan Chế
độ này được áp dụng đối với các cơ quan như Bộ, Tổng cục, Sở, phòng, ban Trong quá trình giải quyết công việc những cơ quan này có thể sử dụng hình thức làm việc tập thể để thảo luận những vấn đề quan trọng, nhưng quyết định của thủ trưởng cơ quan là quyết định cao nhất
Trong khoa học pháp lý còn có quan niệm khác về cơ quan hành chính nhà nước, thuật ngữ "hành chính" được hiểu là quản lý Vì vậy, trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước còn gồm cả ban lãnh đạo xí nghiệp, công ty Chúng tôi cho rằng,
cơ quan quản lý nhà nước không bao gồm cả những cơ quan ấy, nếu xếp chung vào
hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước thì không phù hợp với những quy định của Hiến pháp 1992 Thực ra, đó chỉ là tổ chức thực hiện chức năng hành chính doanh nghiệp
c Tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước
Trang 12Tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước là các khoản thu và chi bằng tiền của nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính của các cơ quan ấy.
d Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước
2.Xác định nguồn lực tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước a.Xác định nhiệm vụ chi tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước
Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương gồm :
Thứ nhất, chi đầu tư phát triển:
- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý;
- Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước;
- Chi bổ sung dự trữ nhà nước;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
Thứ hai, chi thường xuyên:
- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do các cơ quan trung ương quản lý;
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ương quản lý;
- Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, không kể phần giao cho địa
phương;
- Hoạt động của các cơ quan trung ương của Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam
và các tổ chức chính trị - xã hội;
- Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
- Các chương trình quốc gia do trung ương thực hiện;
- Hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;
- Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội do Trung ương đảm nhận;
- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở trung ương theo quy định của pháp luật
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
Thứ ba, chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay;
Trang 13Thứ tư, chi viện trợ;
Thứ năm, chi cho vay theo quy định của pháp luật;
Thứ sáu, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của trung ương;
Thứ bảy, chi bổ sung cho ngân sách địa phương
Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương gồm:
Thứ nhất, chi đầu tư phát triển:
- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phương quản lý;
- Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
Thứ hai, chi thường xuyên:
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý;
- Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phương);
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương;
- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý;
- Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý;
- Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
Thứ ba, chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư quy định tại
khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước;
Thứ tư, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh
Thứ năm, chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới
b.Cấp dự toán và quản lý tài chính theo cấp dự toán
Cấp dự toán
Cấp dự toán là việc phân chia các cơ quan hành chính nhà nước thành các
đơn vị dự toán với các cấp khác nhau Theo Theo Quyết định số 90/2007 BTC ngày 26/10/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành "Quy định về mã số các
QĐ-đơn vị có quan hệ với ngân sách" thì QĐ-đơn vị dự toán có các cấp như sau:
Trang 14- Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm
do Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân giao, thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc
- Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị
dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III (trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I)
- Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách (đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước), được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách
- Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán theo quy định (đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước)
c Quy trình quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước
Trang 151 Dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh
2 Các khoản thu trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu có liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách
3 Các khoản chi trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Đối với chí đầu tư phát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào quy hoạch, chương trình, dự án đầu tư đã có quyết định của cấp có thẩm quyền, ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các chương trình, dự án Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Đối với chi trả nợ, phải căn cứ vào các nghĩa vụ trả nợ của năm dự toán
4 Việc quyết định chính sách, chế độ, nhiệm vụ quan trọng, phê duyệt chương trình, dự án do ngân sách nhà nước bảo đảm phải phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm và kế hoạch tài chính 5 năm
5 Dự toán ngân sách nhà nước được tổ chức xây dựng, tổng hợp từ cơ quan thu, đơn vị sử dụng ngân sách, bảo đảm đúng thời gian vá biểu mẫu quy định
Điều 38.
1 Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc lập kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau
2 Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán ngân sách nhà nước; thông báo số kiểm tra
dự toán về tổng mức và từng lĩnh vực thu, chi ngân sách đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và tổng số thu, chi, một số lĩnh vực chi quan trọng đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
3 Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính,
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng đẫn việc lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương
Điều 39.
1 Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc thu, chi ngân sách phải tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên; cơ quan quản lý cấp trên xem xét, tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp
2 Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập dự toán ngân sách địa phương báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến, gửi Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan để tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ
Trang 161 Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định dự toán ngân sách của các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, dự toán ngân sách các địa phương; chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 15 của Luật này trình Chính phủ
2 Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương có trách nhiệm xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị cùng cấp, dự toán ngân sách địa phương cấp dưới; chủ động phối hợp với cơ quan liên quan trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này để báo cáo Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
Điều 41 Trong quá trình tổng hợp, lập dự toán ngân sách, cơ quan tài chính các
3 Trong quá trình làm việc, lập dự toán ngân sách nhà nước, xây dựng phương án phân bổ ngân sách trung ương nếu có ý kiền khác nhau giữa Bộ Tài chính và các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, các địa phương, thì Bộ Tài chính phải trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ những ý kiến còn khác nhau để quyết định theo thẩm quyền Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong quá trình lập dự toán ngân sách, xây dựng phương án phân bổ ngân sách ở địa phương
Điều 42 Dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương
do Chính phủ trình Quốc hội phải kèm theo các tài liệu sau đây:
1 Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước, các căn cứ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, những nội dung cơ bản và giải pháp nhằm thực hiện dự toán ngân sách nhà nước;
2 Các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước, trong đó nêu rõ 'các mục tiêu, chương trình quan trọng của nền kinh tế quốc dân và các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước có liên quan đến ngân sách nhà nước;
Trang 173 Các nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, kèm theo các giải pháp nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước;
4 Bội chi ngân sách nhà nước và các nguồn bù đắp; tỷ lệ bội chi so với tổng sản phẩm trong nước;
5 Báo cáo các khoản nợ của Nhà nước, trong đó nêu rõ số nợ đến hạn phải trả, số
nợ quá hạn phải trả, số lãi phải trả trong năm, số nợ sẽ phát sinh thêm do phải vay
để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, khả năng trả nợ trong năm và số nợ đến cuối năm;
6 Các chính sách và biện pháp cụ thể nhằm ổn định tài chính và ngân sách nhà nước;
7 Danh mục, tiến độ thực hiện và mức dự toán đầu tư năm kế hoạch đối với các dự
án, các công trình quan trọng quốc gia thuộc nguồn ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định;
8 Dự toán chi của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
9 Các tài liệu khác nhằm thuyết minh rõ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương
Điều 43 Dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương
năm sau phải được gửi đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là mười ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối năm trước
Điều 44 Các tài liệu cần thiết phải kèm theo dự toán ngân sách địa phương trình
Hội đồng nhân dân do Chính phủ quy định