Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các dữ liệu cứng và dữ liệu mềm ở các bảng 2.1 và 2.2, tác giả sử dụng ma trận TOWS để tiếp tục phân tích và lựa chọn các nhóm chiến lƣợc phát triển bền vững cho TLĐ LĐ trong giai đoạn 2020-2030.
Với kết quả đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) là 3.33 trên 5 theo bảng 2.1 và các yếu tố bên trong (IFE) là 3.43 trên 5 theo bảng 2.2 thì TLĐ LĐ có thể sử dụng tất cả các điểm mạnh (S1+S2+S3+S4+S5) để tận dụng tốt nhất và nhanh nhất các cơ hội quý giá (O1, O2, O4, O5) trong 5-10 năm tới để lựa chọn và thực hiện tốt chiến lƣợc có tầm quan trọng nhất tập trung vào các yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ tổ chức nào, đó là chiến lƣợc phát triển bộ máy và nguồn nhân lực. Chính vì vậy, mà tác giả đã lựa chọn và đề xuất nhóm chiến lƣợc ƣu tiên sử dụng điểm mạnh để tận dụng các cơ hội lớn (SO) với 3 chiến lƣợc cụ thể là: SO1; SO2 và SO3 theo bảng 2.3.
43
Bảng 2.3.: Ma trận TOWS
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Với sự lãnh đạo tập trung và các nguồn lực tài chính ổn định và tăng dần thì TLĐ LĐ đang có vị thế và tiềm lực để tập trung tổ chức xây dựng và thực hiện một chiến lƣợc (SO1) phát triển bền vững tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực gắn với tiêu chuẩn chức danh. Đây cũng là kết quả tác giả phỏng vấn trực tiếp chuyên sâu nhiều đòng chí lãnh đạo và quản trịđang công tác tại các đơn vị thuộc TLĐ LĐ. Khi đƣợc hỏi, đa số các nhà quản trị của TLĐ LĐ
44
đồng ý là TLĐ LĐ nên sử dụng tất cả các điểm mạnh có thể duy thì và phát triển trong thời gian tới để tận dụng các cơ hội, xu thế và đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình mới.
Nhƣ vậy, đối với TLĐ LĐ trong giai đoạn 2020-2030 thì nhóm chiến lƣợc SO là quan trọng nhất, trong đó cả 3 chiến lƣợc SO1, SO2 và SO3 đều phải đƣợc thực hiện song song và đồng bộ để đảm bảo hiệu quả và không bỏ lỡ cơ hội khi thời gian trôi qua nhanh. Trong bối cảnh công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) các ngành công nghiệp công nghệ 4.0 hay 5.0 liên tục phát triển và thay đổi cách con ngƣời và tổ chức tƣơng tác và làm việc thì chiến lƣợc đƣợc ƣu tiên đề xuất tiếp theo là SO2 có tên gọi là chiến lƣợc truyền thông thu hút công đoàn viên và quảng bá các hoạt động của TLĐ LĐ VN trong giai đoạn 2020-2030. Cũng có thể chia chiến lƣợc SO2 này làm 2 giai đoạn là 2020-2025 và 2025-2030 để làm cho thuận lợi nhƣng vẫn cần sự kết nối bằng nhiều kế hoạch cụ thể theo quý theo năm trong các giai đoạn 5 năm đểđảm bảo tính kế thừa, kết nối và sáng tạo liên tục của một tổ chức.
Chiến lƣợc đổi mới, thiết kế và đa dạng các hoạt động của công đoàn các cấp có ký hiệu SO3 có thể là một thách thức mới và rất lớn đối với lãnh đạo TLĐ LĐ VN và CĐ các cấp bởi vì để thực hiện đƣợc chiến lƣợc này thì cần có nhiều điều kiện chủ quan nhƣ: sự thay đổi tƣ duy mạnh mẽ của lãnh đạo TLĐ; sự nghiên cứu và tham mƣu đề xuất kịp thời cho Bộ Chính trị và Trung ƣơng Đảng các vấn đề mới kèm theo các giải pháp mới; cần có quyết tâm đầu tƣ cho nhóm nhân lực nghiên cứu hay các hợp tác nghiên cứu mang tính chiến lƣợc với các trung tâm nghiên cứu liên ngành liên quan tới quản lý, quản trị rủi ro, quản trị an ninh phi truyền thống…
Nhóm chiến lƣợc WO1 và WO2 cũng khá quan trọng với TLĐ LĐ bởi vì cần phải có chiến lƣợc tận dụng điểm mạnh để vƣợt qua khó khăn và thách thức để tận dụng các cơ hội. Có thể hiểu đây là các chiến lƣợc chức năng có
45
vai trò hỗ trợ quan trọng cho nhóm 3 chiến lƣợc phát triển bền vững của TLĐ LĐ là SO1, SO2 và SO3.
Chiến lƣợc WO1 đƣợc đề xuất có thể có tên gọi là “xây dựng và đề xuất thông qua chiến lƣợc phát triển bền vững cho TLĐ LĐ VN trong giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn đến 2050”. Tên gọi này có mục tiêu trùng với luận văn của tác giả, tuy nhiên do các hạn chế về thời gian và nguồn lực thì luận văn không thể thực hiện đầy đủcác bƣớc và các kỹ thuật chi tiết theo các quy trình xây dựng, đề xuất, thông qua và tổ chức thực hiện của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật pháp Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không sớm có một quyết định triển khai nhóm công tác thực hiện đề án xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững cho TLĐ LĐ VN thì rất có thể nhiều cơ hội lớn sẽqua đi và nhiều thách thức theo dự báo sẽ lại ập đến.
Trên cơ sở các dữ liệu tin cậy thu thập đƣợc qua các phiếu khảo sát và phỏng vấn chuyên sâu các nhà quản trị của TLĐ LĐ, tác giả đề xuất lãnh đạo TLĐ LĐ nghiên cứu và đề nghị các cấp thẩm quyền tiến hành các nghiên cứu sâu hơn và cụ thể hơn để có thể sớm triển khai thực hiện xây dựng chính thức và báo cáo Bộ Chính trị phê duyệt chiến lƣợc phát triển bền vững cho TLĐ LĐtrong giai đoạn 2020-2030.
46
CHƢƠNG 3
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO TLĐ LĐ VN TRONG GIAI ĐOẠN 2019-2025 3.1. Định hƣớng phát triểncủa TLĐ LĐ VN
3.1.1. Sứ mệnh và quan điểm phát triển
Trong lịch sử hình thành và phát triển hơn 90 năm vừa qua (28/7/1929 – 28/7/2019) các cấp lãnh đạo và các CBCĐ thuộc TLĐ LĐ VN luôn phấn đấu để thực hiện tốt sứ mệnh hay các nhiệm vụ chính trị đã đƣợc quy định trong Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Đó là: Chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động; Giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách đối với ngƣời lao động; Tuyên truyền, vận động ngƣời lao động học tập nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Trong định hƣớng phát triển và đổi mới để phát triển, lãnh đạo TLĐ LĐ VN đã xác định quan điểm:
(1) Đảm bảo và tăng cường sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng đối với tổ chức CĐVN; nâng cao năng lực, tiềm lực, vị thế của tổ chức Công đoàn,
tính tự nguyện của NLĐ, phát huy vai trò chủ động, tính độc lập tương đối về tài
chính, mô hình tổ chức, đảm bảo tính kế thừa và phát triển CĐVN trong quá
trình đổi mới. Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tổ chức và hoạt động công
đoàn các nước phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đổi mới toàn diện và đồng bộ trên cơ sở các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác dân vận; có lộ trình phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm; coi trọng thí điểm, sơ kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng khi đủđiều kiện.
(2) Xây dựng CĐVN vững mạnh toàn diện, thích ứng với tình hình mới,
47
chính đáng của đoàn viên và NLĐ; là trung tâm tập hợp, đoàn kết, vận động,
giáo dục đoàn viên và NLĐ; phát triển các phong trào hành động cách mạng
của công nhân, viên chức, lao động; là lực lượng nòng cốt thực hiện đường lối,
chiến lược của Đảng và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
(3) Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn góp phần xây dựng giai
cấp công nhân lớn mạnh, là nhân tố giữ vững và tăng cường bản chất giai
cấp công nhân của Đảng; xây dựng CĐVN vững mạnh cũng là góp phần xây
dựng Đảng trước một bước trong giai đoạn cách mạng mới, nhất là trong các
đơn vịchưa có tổ chức cơ sở Đảng.
3.1.2. Mục tiêu phát triển
Mục tiêu tổng quát
Xây dựng CĐVN vững mạnh, có năng lực thích ứng trong bối cảnh mới, thực sự là tổ chức của NLĐ, do NLĐ và vì NLĐ; đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và NLĐ; là bộ phận quan trọng trong hệ thống chính trị, giữ mối liên hệ mật thiết, gắn bó máu thịt giữa đông đảo NLĐ với Đảng, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, xây dựng đất nƣớc dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Mục tiêu cụ thể
(1) Quyết tâm thực hiện Nghị quyết số 18, Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII, phấn đấu trong năm 2018, cơ bản hoàn thành việc sắp xếp các ban trong cơ quan Tổng Liên đoàn; trong nhiệm kỳ 2018- 2023, hoàn thành việc sắp xếp, tổ chức lại các công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức công đoàn ngành trung ƣơng, công đoàn cấp tỉnh, cấp huyện, công đoàn cấp trên cơ sở khác đảm bảo đồng bộ, thống nhất hỗ trợ tốt nhất cho CĐCS đoàn viên và NLĐ;
(2) Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đủ về số lƣợng, bố trí cán bộ hợp lý theo sốlƣợng đoàn viên, tính chất phức tạp của QHLĐ và khả năng cân đối tài chính công đoàn của từng, địa phƣơng, từng cấp công đoàn. Đổi mới
48
mạnh mẽ các khâu công tác cán bộcông đoàn; ban hành nghị quyết về công tác CBCĐ trong tình hình mới; xây dựng tiểu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá CBCĐ các cấp, làm căn cứ cho công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng và thực hiện chính sách đối với CBCĐ.
(3) Đổi mới nội dung nhiệm vụ của các cấp công đoàn theo hƣớng thiết thực hiệu quả xuất phát từ yêu cầu của đoàn viên và NLĐ. Tập trung đẩy mạnh các hoạt động công đoàn ngoài khu vực nhà nƣớc;hƣớng trọng tâm hoạt động của công đoàn vào nhiệm vụ bảo vệ, chăm lo lợi ích của NLĐ, xây dựng QHLĐ tại nơi làm việc hài hòa, ổn định, tiến bộ.Đổi mới phƣơng thức hoạt động của các cấp công đoàn;chuyển mạnh sang phƣơng thức phục vụ, cấp trên phục vụ cấp dƣới, tổ chức công đoàn phục vụ NLĐ. Tăng cƣờng phối hợp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ; đồng thời, phát huy vai trò chủ động quyết định nội dung hoạt động của BCH công đoàn các cấp; tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng trong chỉ đạo, điều hành; làm tốt vai trò hỗ trợ kỹ thuật, hƣớng dẫn, giúp đỡ cấp dƣới thực hiện nhiệm vụ.
(4) Nâng cao tỷ lệ tập hợp công nhân lao động vào tổ chức CĐVN. Phấn đấu trong nhiệm kỳ 2020-2025 kết nạp mới 2 triệu đoàn viên; đến năm 2030 đạt 15 triệu đoàn viên; phấn đấu 100% các doanh nghiệp có từ 15 lao động trở lên có tổ chức công đoàn cơ sở.
(5) Đổi mới công tác tài chính công đoàn, đảm bảo đủ đáp ứng đƣợc yêu cầu hoạt động công đoàn trong tình hình mới và trực tiếp mang lại nhiều lợi ích hằng ngày cũng nhƣ lâu dài cho đoàn viên, NLĐ. Phấn đấu đến năm 2020 thực hiện đồng bộ việc thu kinh phí công đoàn khối sản xuất kinh doanh thông qua một tài khoản; rà soát, sửa đổi, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính công đoàn bảo đảm quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả.
(6) Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công đoàn theo tinh thần Nghị quyết số 19, Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII. Rà
49
soát, kiện toàn, sắp xếp lại, giải thể đối với các đơn vị sự nghiệp công đoàn hoạt động không hiệu quả; Nghiên cứu thay đổi phƣơng thức quản lý các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế công đoàn; Phấn đấu đến năm 2020: 100% các đơn vị sự nghiệp công đoàn thực hiện tự chủ về tài chính, trong đó 80% các đơn vị tự chủ chi thƣờng xuyên; một số đơn vị kinh tế công đoàn thực hiện thí điểm khoán lợi nhuận.
3.2. Đề xuất một số giải pháp
Nếu đƣợc tiếp tục triển khai nghiên cứu, hoàn chỉnh, lựa chọn, đề xuất và đƣợc cấp trên phê duyệt thì chiến lƣợc phát triển bền vững TLĐ LĐ trong giai đoạn 2020-2030 sẽ là một văn bản pháp lý quan trọng nhất đảm bảo cho hiệu lực và hiệu quả của công tác lãnh đạo, quản trị và điều hành TLĐ LĐ theo đúng chức năng, nhiệm vụ và các mục tiêu phát triển dài hạn. Chính vì vậy, trên cơ sở các nghiên cứu, khảo sát, phỏng vấn thu đƣợc, tác giả đề xuất lãnh đạo TLĐ LĐ sớm nghiên cứu và đề xuất với Đảng và cấp thẩm quyền thông qua chiến lƣợc phát triển bền vững cho TLĐ LĐtrong giai đoạn 2020-2030.
Công việc rà soát, bổ sung dữ liệu, hoàn thiện chiến lƣợc phát triển bền vững cho TLĐ LĐ cần có đủ các nguồn lực con ngƣời, công nghệ và tài chính. Lãnh đạo TLĐ LĐ cần thành lập Nhóm công tác xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững TLĐ LĐ. Nhóm này sẽ sử dụng một số kết quả nghiên cứu, khảo sát và phỏng vấn chuyên sâu theo các công cụ quản trị chiến lƣợc mà tác giả đã làm để tiếp tục cùng với các chuyên gia, tổ chức tƣ vấn có uy tín hoàn thiện bản dự thảo chiến lƣợc, tổ chức thông qua đểsau đó trình lên cấp trên.
3.2.1. Đổi mới tư duy và hoàn thiện mô hình tổ chức công đoàn các cấp
Cần đổi mới mạnh mẽ về tƣ duy để phát triển mô hình tổ chức bộ máy Công đoàn Việt Nam. Về cơ bản giữ nguyên mô hình 4 cấp công đoàn nhƣ hiện nay, nhƣng tổ chức, bộ máy của từng cấp công đoàn cần đƣợc đổi mới sắp xếp theo hƣớng tinh gọn, linh hoạt, rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn,
50
đảm bảo thực hiện tốt nhất vai trò, chức năng nhiệm vụ chung của tổ chức trong tình hình mới.
Đối với BCH, BTV công đoàn các cấp: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về ban chấp hành công đoàn các cấp theo hƣớng bố trí sốlƣợng hợp lý Ban Chấp hành, Ban Thƣờng vụcông đoàn các cấp đảm bảo thiết thực, hiệu quả để mở rộng dân chủ, tăng tính đại diện và thiết lập cơ chế giám sát hoạt động của ban chấp hành công đoàn; thí điểm cấu tạo chủ tịch công đoàn cấp dƣới có số lƣợng đoàn viên công đoàn lớn là Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban Thƣờng vụ kiêm nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp; quy định tỷ lệ hợp lý đại diện của CĐCS trong ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; nghiên cứu quy định theo hƣớng linh hoạt về sốlƣợng ủy viên ban chấp hành CĐCS để đảm bảo có đa sốđại diện của tổcông đoàn trong ban chấp hành CĐCS.
Nghiên cứu sắp xếp lại Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, theo hƣớng các ban, đơn vị chuyên môn phải đƣợc tổ chức theo sát những lĩnh vực, vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Thực hiện rà soát chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp các phòng và tƣơng đƣơng; hoàn thành đề án vị trí việc làm của cơ quan Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nghiên cứu, trao đổi, thống nhất giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Tổ chức trung ƣơng, các tỉnh, thành ủy, Ban Cán sự các bộ, ngành liên quan, tham mƣu cho Ban Bí thƣ, ban hành quy định nhằm có sự thống nhất chung về tổ chức, bộ máy, biên chế cán bộcông đoàn cơ quan công đoàn cấp tỉnh, công đoàn ngành Trung ƣơng đảm bảo đồng bộ, thống nhất, giúp cho việc theo dõi, chỉ đạo, điều hành từ Tổng Liên đoàn đến các địa phƣơng, ngành đƣợc thuận lợi, dễ ràng, hiệu quả; nghiên cứu sắp xếp, đổi mới tổ chức của công đoàn ngành trung ƣơng theo hƣớng tổ chức theo ngành chuyên biệt,