Phân tích các yêu tố môi trƣờng bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam giai đoạn 20202030 (Trang 41 - 47)

Các yếu tốmôi trƣờng bên ngoài có tác động đƣợc chọn lọn trên cơ sở các báo cáo hoạt động của TLĐ LĐ VNvà đƣợc tham vấn các chuyên gia trong TLĐ LĐ VN trƣớc khi đƣa vào các câu hỏi để khảo sát và phỏng vấn mang tính đại diện cho các cấp công đoàn.

Trên cơ sở tìm hiểu dữ liệu cứng kết hợp với dữ liệu mềm thu đƣợc từ khảo sát và phỏng vấn, tác giả đã tổng hợp kết quả vào Bảng 2.2. hay còn gọi là ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE: External Factors Eveluation):

33

Bảng 2.1.: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các dữ liệu khảo sát và phỏng vấn

Các nhà quản trị của TLĐ LĐ khi đƣợc hỏi đã xác định trong 5 năm tới TLĐ LĐcó 5 cơ hội quan trọng nhất và cũng phải đối diện với 5 mối nguy hay thách thức lớn nhất có thểtác động đến sự phát triển bền vững của TLĐ LĐ.

Cơ hội lớn nhất mà TLĐ LĐ có đƣợc là sứ mệnh đƣợc thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng mà Đảng, Quốc Hội (Luật Công đoàn) và Nhà nƣớc giao phó, trong đó có các nhiệm vụ chính, bao gồm:

(1)Chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động;

(2)Giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách đối với ngƣời lao động;

(3)Tuyên truyền, vận động ngƣời lao động học tập nâng cao kỹnăng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

34

Khi đƣợc hỏi về khả năng của lãnh đạo và CBCĐ trong việc tận dụng cơ hội quan trọng này, thì tổng hợp các kết quả đánh giá thông qua điểm đánh giá trung bình là 4.1/5, tức là ở mức độ khá cao. Điểm số 4.1 này thể hiện khả năng và quyết tâm tận dụng cơ hội quan trọng nhất này của TLĐ LĐ để phát triển bền vững trong thời gian tới.

Cơ hội lớn thứ 2 của TLĐ LĐ là đƣợc Luật pháp quy định hành lang pháp lý để thu đủ kinh phí và tăng các nguồn thu hàng năm để đảm bảo cho các hoạt động. Trong quá trình phỏng vấn, kết quả tự đánh giá khả năng tận dụng cơ hội này ở mức 3.8 điểm có nghĩa là TLĐ LĐ có thể tận dụng đƣợc cơ hội này trong 10 năm tới, nhƣng cũng khó dự đoán đƣợc các khó khăn ngân sách và khó khăn của các DN, còn muốn tăng thu nhập bền vững để phát triển lâu dài thì TLĐ LĐ cần xây dựng và thực thi các chiến lƣợc một cách bài bản.

Cơ hội quan trọng thứ 3 của TLĐ LĐ là khả năng mở rộng và tận dụng lợi thế là một tổ chức chính trị - xã hội đặc biệt hợp tác với các tổ chức quốc tế có thiện chí và có tài trợ và ủng hộ cho công tác giúp đỡ, bảo vệ ngƣời lao động. Cơ hội này TLĐ LĐ không thể chủ động và dễ dàng tận dụng vì phụ thuộc vào các yếu tố ngoại giao và thủ tục hành chính cho nên điểm trung bình của các tập đánh giá là 3 điểm.

Cơ hội quan trọng thứ 4 của TLĐ LĐ là trong 10 năm tới đa số cán bộ, công công nhân cần các tổ chức công đoàn quan tâm, giúp đỡ và bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Điểm trung bình đánh giá 3.9 thể hiện khả năng tận dụng đƣợc cơ hội này là khá cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với các dữ liệu từ báo cáo thực tế hoạt động của TLĐ LĐ VN trong nhiều năm vừa qua. TLĐ LĐ Việt Nam ngày càng tích cực, chủ động thể hiện vai trò trong việc tham gia với nhà nƣớc xây dựng chính sách, pháp luật liên quan NLĐ; tham gia xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, tham gia kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với NLĐ. Hoạt động chăm lo lợi ích ngày càng đƣợc đẩy mạnh mang lại lợi ích thiết thực nhiều hơn tới

35

đoàn viên và NLĐ. Phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thƣởng của tổ chức công đoàn có nhiều đổi mới. Các hoạt động tuyên truyền đƣợc tập trung triển khai với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS luôn đƣợc tập trung triển khai thực hiện với nhiều giải pháp. Công tác tài chính có nhiều đổi mới theo hƣớng công khai, minh bạch và tăng dần phần hỗ trợ cho CĐCS. Công đoàn đã tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, giới thiệu đƣợc nhiều đoàn viên ƣu tú cho đảng xem xét kết nạp.

Cơ hội quan trọng thứ 5 của TLĐ LĐ là đang đƣợc đa số các tầng lớp xã hội ủng hộ vì họ nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của TLĐ LĐ và các CĐCS. Đây là cơ hội quan trọng nhất để phát triển bền vững, tuy nhiên đa số ngƣời đƣợc hỏi đều trả lời đánh giá ở mức 3.2 với ý nghĩa là khả năng tận dụng cơ hội này còn phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi môi trƣờng XH, việc làm và tâm lý của các tầng lớp XH khi các thế lực thù địch liên tục tìm mọi thủ đoạn để gây rối và làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân và sự đoàn kết của tất cảcông nhân và ngƣời lao động Việt Nam.

Những thách thức lâu dài mà TLĐ LĐ phải đối diện và tìm các giải pháp đểvƣợt qua nếu muốn tiếp tục phát triển bền vững trong thời gian tới là việc phải liên tục nghiên cứu các giải pháp quản trị, xây dựng các chiến lƣợc và các kịch bản ứng phó với các rủi ro truyền thống và rủi ro phi truyền thống để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của TLĐ cũng nhƣ của từng CĐCS tại những ngành nghề và khu vực có tầm quan trọng và ảnh hƣởng tới trật tự và an ninh quốc gia.

Thách thức đầu tiên là theo các hiệp định mở cửa thị trƣờng, trong đó có việc trao quyền tự chủ cho các nhóm ngƣời lao động trong việc thành lập công đoàn và tự quyết định các hoạt động theo khuôn khổ luật pháp Việt Nam và các cam kết quốc tế của Việt Nam, trong đó có Hiệp định tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP). Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác

36

Toàn diện và Tiến bộxuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) và đang khẩn trƣơng xúc tiến để ký kết Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Các điều kiện về lao động và công đoàn mà cả hai Hiệp định nêu trên đều hƣớng tới đó là, Việt Nam sẽ phải tuân thủCông ƣớc số 87 về tự do liên kết và Công ƣớc số 98 về quyền thƣơng lƣợng tập thể của ILO. Theo đó sẽ có một số vấn đề sau:

Thứ nhất:Theo Công ƣớc 87, tự do hiệp hội là quyền của NLĐ và NSDLĐ gồm: Đƣợc thành lập và tham gia các tổ chức theo sự lựa chọn của chính mình mà không cần xin phép trƣớc; đƣợc lập ra điều lệ và quy tắc, bầu đại diện, soạn thảo chƣơng trình và điều hành các hoạt động của mình; đƣợc thành lập và gia nhập các liên đoàn, tổng liên đoàn và gia nhập các tổ chức quốc tế; đƣợc bảo vệ khi bị cơ quan hành chính buộc phải giải tán hoặc đình chỉ. Nhƣ vậy, mặc dù các nguyên tắc của Công ƣớc 87 không hàm ý khuyến khích hay hạn chế thành lập nhiều công đoàn hay đa công đoàn. Tuy nhiên, quá trình áp dụng quyền tự do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn có thể đƣa đến thực trạng đa công đoàn. Hay nói nhƣ trong Chƣơng 19 của CPTPP, các tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp sẽ đƣợc thành lập, và theo lộ trình, các các tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp sẽ đƣợc liên kết với nhau hình thành tổ chức đại diện NLĐ ở cấp ngành và cấp vùng. Khi đó các tổ chức này sẽ trực tiếp cạnh tranh với CĐVN. Những thách thức đặt ra đối với CĐVN trong quá trình cạnh tranh đó là:

- Sốlƣợng đoàn viên sẽ bị suy giảm, kinh phí và đoàn phí công đoàn sẽ sụt giảm mạnh.

- Tổ chức của NLĐ ở doanh nghiệp khi mới hình thành sẽ có bộ máy hết sức gọn nhẹ, vận hành linh hoạt trong khi tổ chức bộ máy của CĐVN công kềnh, kém linh hoạt hơn do ảnh hƣởng tƣ duy hành chính.

- Nhiều chủ sử dụng lao động và các lực lƣợng đối lập khác sẽ lợi dụng quyền đƣợc thành lập Tổ chức đại diện của NLĐ, cạnh tranh, lôi kéo NLĐ gây

37

khó khăn cho công tác phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp;

- Trong khi tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp chỉ tập trung nguồn lực vào một nhiệm vụ duy nhất là đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐthì CĐVN phải phân tán nguồn lực thực hiện những nhiệm vụ chính trị xã hội khác.

Thứ hai,Công ƣớc số 98 của ILO coi thƣơng lƣợng tập thể và đình công là quyền cơ bản của NLĐ. Trong đó đình công là vũ khí mà NLĐ sử dụng để gây sức ép nhằm đạt đƣợc những yêu sách của mình trong thƣơng lƣợng tập thể. Thách thức rất lớn của công đoàn trong Việt Nam thời gian tới là làm thế nào để vừa thực hiện đƣợc vai trò là thành viên trong hệ thống chính trị vừa thực hiện đƣợc chức năng của tổ chức công đoàn là tổ chức, lãnh đạo đình công. Đặc biệt, trong bối cảnh xuất hiện tổ chức của ngƣời lao động khác.Nếu Công đoàn không làm tốt việc tổ chức lãnh đạo đình công thì NLĐ sẽ rời bỏ tổ chức công đoàn để đến với hoặc thành lập ra các tổ chức của ngƣời lao động khác. Đồng thời các thế lực thù địch cũng có thể lợi dụng quyền đình công để lôi kéo kích động NLĐ đình công gây mất trật tự, an toàn xã hội.

Tuy nhiên đổi mới không phải là một việc làm dễ dàng đối với bất kỳ tổ chức XH nào trên thế giới, chƣa kể đến lịch sử và đặc thù của TLĐ LĐ VN. Chính vì vậy đa số ý kiến trả lời và đánh giá khả năng vƣợt qua thách thức đầu tiên này của TLĐ LĐ và các CĐCS ở mức 3.1 có nghĩa là trung bình và còn nhiều khó khăn, hạn chế cần phải lựa chọn các chiến lƣợc và giải pháp phù hợp với tình hình trong tƣơng lai 10-20 năm tới.

Thách thức lớn nhất của TLĐ LĐ là làm thế nào để có thể duy trì và tăng dần số lƣợng và chất lƣợng của đội ngũ nhân lực phục vụ cho các kế hoạch hoạt động trong 10 năm tới khi nguồn tài chính để tăng thu nhập cho cán bộnhân viên chƣa thực sự bền vững vì phụ thuộc vào các hợp đồng có thể ký đƣợc trong tƣơng lai. Tuy nhiên với năng lực và quyết tâm cao thì đa số

38

các nhà quản trị của TLĐ LĐ đều tự đánh giá là TLĐ LĐ hoàn toàn có khả năng vƣợt qua các thách thức này nếu có một chiến lƣợc phát triển bền vững.

Tổng điểm EFE là 3,33 trên thang điểm 5 cho thấy các cấp lãnh đạo và quản trị của TLĐ LĐ phản ứng khá tích cực đối với các yếu tố môi trƣờng bên ngoài hay nói cách khác là TLĐ LĐ có khả năng tận dụng cơ hội và vƣợt qua các thách thức từ môi trƣờng bên ngoài trong 10 năm tới nếu có quyết tâm và tất cả đội ngũ tuân theo các chiến lƣợc phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam giai đoạn 20202030 (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)