1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN SỐ 5 (VIETROSCO)

68 235 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 473,8 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN SỐ 5 VIETROSCO LÊ THỊ TÚ DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NG

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN SỐ 5

(VIETROSCO)

LÊ THỊ TÚ DUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 8/2009

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích tình hình cung ứng nguyên liệu tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản số 5 (Vietrosco)” do Lê Thị Tú Dung, sinh viên khóa 31, ngành Kinh Tế Nông Lâm ,đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày……

Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày Tháng Năm 2009 Ngày Tháng Năm 2009

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ,người đã sinh ra

tôi,nuôi dạy tôi khôn lớn thành người

Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho

tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Duyên Linh, người đã

tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này

Tôi xin được cảm ơn các cô chú,anh chị tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu

Thủy Sản Số 5 (Vietrosco) đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại công ty

Cho tôi gửi lời cảm ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh

thần cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2009 Sinh viên thực hiện

Trang 4

Số liệu sử dụng là nguồn số liệu thứ cấp từ các phòng ban tại công ty cổ phần XNK thủy sản số 5, từ internet…

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích Nội dung của đề tài cho thấy thực trạng hoạt động cung ứng nguyên liệu tại công ty còn nhiều điểm chưa hợp

lý, do đó dẫn đến chất lượng nguồn nguyên liệu thấp, tỷ lệ hao hụt trong khâu chế biến cao Đây là nhân tố quan trọng làm cho chất lượng của thành phẩm không đạt tiêu chuẩn so với yêu cầu của khách hàng đặt ra, hoạt động SXKD kém hiệu quả

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC HÌNH x

CHƯƠNG 1 1MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Cấu trúc của đề tài 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty 4

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 4

2.1.2 Mục tiêu, phạm vi kinh doanh, hoạt động và phương hướng phát triển của công ty 5

2.1.3 Cơ cấu bộ máy công ty 6

2.1.4 Quy trình công nghệ 8

2.1.5 Phương hướng phát triển của công ty 12

2.2 Tình hình hoạt động của công ty 13

2.2.1 Tình hình lao động 13

2.2.2 Tình hình vốn của công ty 14

2.2.3 Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật 14

2.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh 16

2.2 Nguyên liệu sản xuất 18

2.3 Sản phẩm của công ty 19

2.4 Thực trạng ngành chế biến thủy sản đông lạnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 20

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

Trang 6

3.1 Cơ sở lý luận 23

3.1.1 Khái niệm nguyên liệu thủy sản 23

3.1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hoạt động cung ứng nguyên liệu 23

3.1.3 Phân tích tình hình cung ứng nguyên liệu 24

3.1.4 Các hình thức thu mua nguyên liệu 25

3.1.5 Phương thức thu mua 25

3.1.6 Các hiện tượng hư hỏng thường gặp của nguyên liệu thủy sản, tác hại và các biện pháp khắc phục 26

3.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá 27

3.2.1 Định mức tiêu hao nguyên liệu 27

3.2.2 Hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị (MMTB): 28

3.2.3 Mức tiêu hao NVL/SP: 28

3.2.4 Hiệu suất sử dụng NVL: 29

3.2.5.Tỷ suất lợi nhuận: 29

3.3 Phương pháp nghiên cứu: 29

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

4.1 Tình hình tiêu thụ của công ty 30

4.1.1 Kim ngạch xuất khẩu của công ty 30

4.1.2 Thị trường tiêu thụ của công ty 31

4.1.3 Thành phẩm xuất khẩu của công ty 33

4.1.4 Đặc điểm và yêu cầu của các thị trường chính 34

4.2 Phân tích khả năng chế biến của công ty 35

4.2.1 Năng lực sản xuất của công ty 35

4.2.2 Hiệu suất sử dụng MMTB 36

4.3 Phân tích tình hình cung ứng nguyên liệu thủy sản của công ty 36

4.3.1 Năng lực sản xuất thủy sản của cả nước 36

4.3.2 Phân tích tình hình thu mua nguyên liệu của công ty 38

4.2.4 Giá cả thu mua qua các năm 44

4.2.3 Chất lượng nguyên liệu thu mua 44 4.2.4 Phương pháp bảo quản, vận chuyển nguyên liệu từ nơi mua nguyên liệu về

Trang 7

4.2.5 Phương pháp bảo quản nguyên liệu tại công ty 47

4.2.6 Tình hình trang bị MMTB 48

4.2.7 Trình độ tay nghề đội ngũ công nhân chế biến 49

4.2.8 Chất lượng thành phẩm chế biến 49

4.4 Nhận xét chung 50

4.5 Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác cung ứng nguyên liệu để đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty 52

4.5.1 Mở rộng địa bàn thu mua 52

4.5.2 Liên kết chặt chẽ với cùng nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản 54

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57

5.1 Kết luận 57

5.2 Kiến nghị 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 8

HĐKD Hoạt động kinh doanh

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình Hình Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2007- 2008 13

Bảng 2.2 Cơ Cấu Nguồn Vốn qua Các Năm 14

Bảng 2.3 Tình Hình Trang Bị Tài Sản Cố Định qua Các Năm 14

Bảng 2.4 Các Chỉ Tiêu Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty qua Các Năm 15

Bảng 4.1: Các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả của công ty qua 2 năm 2007 – 2008 24

Hình 4.2 Kim Ngạch Xuất Khẩu qua 2 Năm 2007 – 2008 25

Bảng 4.3 Thị Trường Tiêu Thụ của Công Ty qua 2 Năm 2007 – 2008 27

Bảng 4.4 Cơ Cấu Thành Phẩm Xuất Khẩu của Công Ty 28

Bảng 4.5 Tỷ Lệ Tận Dụng Công Suất Hoạt Động 30

Bảng 4.6 Hiệu Suất Sử Dụng MMTB 31

Bảng 4.7 Năng Lực Khai Thác Thủy Sản của Cả Nước 32

Bảng 4.8 Sản Lượng Nguyên Liệu Cung Ứng Tại Mỗi Địa Bàn qua Các Năm 34

Bảng 4.9 Sản Lượng Nguyên Liệu Thu Mua theo Từng Phương Thức 35

Bảng 4.10 Tính Chất Mùa Vụ của Thủy Sản Nguyên Liệu 37

Bảng 4.11 Giá Cả Nguyên Liệu Thu Mua qua Các Năm 37

Bảng 4.12 Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Chất Lượng Nguyên Liệu theo Cảm Quan 39

Bảng 4.13 Chất Lượng Nguyên Liệu Thu Mua 40

Bảng 4.14 Cơ Cấu Cấp Bậc của Công Nhân Tại Các Phân Xưởng Chế Biến 43

Bảng 4.15 Tỷ Lệ Hao Hụt trong Chế Biến Cá Lưỡi Trâu Fillet Đông Lạnh 43

Bảng 4.16 Tỷ Lệ Hao Hụt trong Chế Biến Sản Phẩm Ghẹ Cắt Miếng Đông Lạnh 44

Bảng 4.17 So Sánh Sản Lượng Thu Mua của Công Ty So Với Sản Lượng Khai Thác của Toàn Vùng Năm 2007 49

Bảng 4.18 Mạng Lưới Đại Lý Thu Mua theo Mở Rộng 50

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1.Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Công Ty 7

Hình 2.2 Sơ Đồ Qui Trình Sản Xuất 9

Hình 4.1 Cơ Cấu Hình Thức Xuất Khẩu qua Các Năm 26

Hình 4.2 Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu của Công Ty Năm 2008 28

Hình 4.3 Sản Lượng Nguyên Liệu Cung Ứng theo Địa Phương qua Các Năm 36

Hình 4.5 Mô Hình Liên Kết Giữa Công Ty và Nông Dân 52

Trang 11

Xu hướng tiêu dùng trên đã trở thành lợi thế lớn cho một nước có tiềm năng về thủy hải sản như Việt Nam, đặc biệt là trong nghành xuất khẩu thủy sản, đem lại nguồn ngoại tệ để phát triển kinh tế đất nước, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống người dân Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến cuối năm 2008, xuất khẩu thủy hải sản của nước ta đã đạt được trên 40 triệu USD, tăng …% so với năm 2007.Thị trường chủ yếu của Việt Nam là các nước ASEAN, Hàn Quốc…Tuy nhiên hầu hết các đối tác lớn hiện nay của nước ta là những khách hàng tương đối “dễ tính” Do đó, để

có thể chiếm lĩnh được các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, EU… thì ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng thủy sản của mình, đặc biệt là ở nguồn nguyên liệu Muốn vậy, bên cạnh công tác đảm bảo chất lượng nguyên liệu trong khâu nuôi trồng thì công tác tổ chức thu mua nguyên liệu để sản xuất, chế biến cũng đóng vai trò quan trọng không kém

Là một công ty xuất nhập khẩu thủy sản, nguyên liệu cũng là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản số 5 Bên cạnh những thuận lợi đạt được, công tác thu mua nguyên liệu

Trang 12

của công ty cũng gặp không ít khó khăn Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần thiết phải nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn trên để từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm phát huy lợi thế và khắc phục những mặt còn hạn chế, đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng đủ về số lượng và nâng cao về chất lượng

Từ thực tế đó, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa kinh tế, trường Đại học Nông Lâm và Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản số 5, tôi tiến hành thực hiện

đề tài “Phân tích tình hình cung ứng nguyên liệu tại Công ty Cổ phần XNK thủy sản số 5 (Vietrosco)” Hy vọng đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo có ích cho bạn đọc

và công ty

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu tình hình thu mua nguyên liệu và đưa ra một số giải pháp nhằm cải

thiện tình hình thu mua nguyên liệu tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản số 5 1.2.2 Mục tiêu cụ thể

(1) Tìm hiểu, phân tích kết quả SXKD của công ty trong khoảng thời gian 2007-2008

(2) Phân tích nhu cầu và năng lực cung ứng nguyên liệu của công ty, thực trạng cũng như những thuận lợi, khó khăn trong công tác cung ứng nguyên liệu (3) Đề xuất một số biện pháp để cải thiện tình hình cung ứng nguyên liệu tại công ty

1.4 Cấu trúc của đề tài

Chương 1 Đặt vấn đề: Nêu bật ý nghĩa và sự cần thiết của đề tài, xác định mục

tiêu chung và mục tiêu cụ thể của đề tài Chương này cũng nêu lên giới hạn phạm vi

Trang 13

Chương 2 Tổng quan: Nội dung của chương này là khái quát sơ lược về Công

ty Cổ phần XNK Thủy Sản Số 5 và những tài liệu nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện

Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Chương này trình bày

những khái niệm, thuật ngữ, những nội dung có tính chất lý thuyết liên quan đến hoạt động cung ứng nguyên liệu thủy sản Bên cạnh đó, nội dung của chương này cũng đề cập đến phương pháp nghiên cứu của khóa luận đó là phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử ly số liệu, các phương pháp phân tích…

Chương 4 Kết quả và thảo luận: Trình bày nội dung chủ yếu của luận văn về

vấn đề nghiên cứu Nội dung của chương này nói lên các kết quả đạt được trong quá trình thực đề tài và phân tích các kết quả đạt được đó thông qua những hiểu biết khi thâm nhập thực tế và việc phân tích số liệu đã thu thập, tính toán, phân tích tổng hợp, đánh giá nhận định các vấn đề nghiên cứu.Cuối cùng là đề xuất những giải pháp cần thiết để phát triển hoạt động cung ứng nguyên liệu của công ty

Chương 5 Kết luận và kiến nghị: Nội dung của chương cuối này là đưa ra

những kết luận về tình hình cung ứng nguyên liệu tại Công ty Cổ phần XNK Thủy Sản

Số 5 đồng thời đưa ta những kiến nghị cụ thể đối với công ty và nhà nước Ở chương này cũng nêu ra những hạn chế của luận văn

Trang 14

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:

Năm 1990, xí nghiệp liên doanh thủy sản Việt Nam được thành lập theo giấy phép số 70/CP được cấp ngày 10/4/1990 giữa công ty xuất nhập khẩu thủy sản (SEAPRODEX) với Liên hiệp quốc doanh tập thể nghề cá của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Liên Bang Nga (ROSRIBKHOZ)

Nhưng vào những năm 1991-1992, do tình hình kinh tế chính trị của nhà nước Liên Xô cũ có nhiều biến đổi dẫn đến việc phía đối tác gặp khó khăn trong việc góp vốn Lúc đầu, phía Liên Xô chỉ góp 100.000 USD (bằng 3,65% vốn pháp định), sau đó thì không đầu tư thêm vào Chính vì vậy, về mặt pháp lý, tuy xí nghiệp là liên doanh nhưng do phần vốn góp phía đối tác nhỏ nên bên Việt Nam tự đứng ra sản xuất kinh doanh Vì vậy, sau một thời gian hoạt động đơn phương, Ủy ban nhân dân Tp.HCM đã

ra quyết định số 5077/QD – UBQLDA ngày 04/9/1999 để chấm dứt hiệu lực pháp lý của giấy phép đầu tư số 70/GB – ĐC – DCM – HCM giải thể trước thời hạn liên doanh thủy sản Việt –Xô

Ngày 06/12/1999, Công ty xuất nhập khẩu và chế biến thủy sản Đông Lạnh số 5 được thành lập theo quyết định số 871/1999/QD-BTS của Bộ Thủy sản Công ty là một doanh nghiệp thành viên trực thuộc Tổng Công ty thủy sản Việt Nam

Tên tiếng Anh: SEAPRODUCTS IMPORT – EXPORT COMPANY NO.5

Tên giao dịch: VIETROSCO

Trụ sở chính của công ty tại cơ sở 1: 100/26 đường Bình Thới, phường 14, quận

11, Tp.HCM

Vốn điều lệ: 5.235.294.198 VND

Trang 15

Công ty xuất nhập khẩu và chế biến thủy hải sản Đông Lạnh 5 có 2 cơ sở sản xuất:

Phân xưởng 1: 100/26 Bình Thới, phường 14, quận 11, tp.HCM

Phân xưởng 2: 341 Hàn Hải Nguyên ,phường 1, quận 11,Tp.HCM

Từ năm 2006, Công ty chuyển sang hoạt động dưới hình thức của công ty cổ phần

2.1.2 Mục tiêu, phạm vi kinh doanh, hoạt động và phương hướng phát triển của công ty:

a)Mục tiêu

Theo giấy phép đầu tư số 70/GP cấp ngày 10/4/1990 thì chức năng của công ty là nghiên cứu, nuôi trồng, chế biến, bảo quản, vận chuyển và xuất nhập khẩu các mặt hàng thủy sản Tuy nhiên, với tư cách là một công ty cổ phần, hiện nay các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của công ty là chế biến, bảo quản và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đông lạnh, nhập khẩu vật tư, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa tiêu dùng trang thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất và đời sống Ngoài ra, để tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị, tăng doanh thu và lợi nhuận, trong những lúc hàng ít, công ty còn nhận gia công chế biến các mặt hàng thủy sản hoặc xuất ủy thác cho các đơn vị khác.Mục tiêu của công ty là nhằm huy động vốn từ các thành phần kinh tế và

cá nhân để phát triển công ty, sử dụng vốn, tài sản có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập

cổ đông, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước

b) Phạm vi kinh doanh và hoạt động của công ty

Nhiệm vụ chính của công ty là chế biến và xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng thủy sản đông lạnh Bên cạnh đó, công ty còn nhận gia công chế biến cho các đơn vị bên ngoài và đảm nhận xuất khẩu ủy thác cho các đơn vị khác

c) Phương hướng phát triển

(1) Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: Mục tiêu của kế hoạch là hiện đại hóa trang thiết bị, đổi mới việc tổ chức chế biến hàng thủy sản phục vụ cho xuất khẩu của công ty, nhằm tạo ra nguồn hàng ổn định để công ty chủ động về nguồn hàng xuất khẩu, nâng cao trình độ chế biến và giá trị sản phẩm tạo điều kiện để công ty cạnh tranh trên thị trường

Trang 16

Đẩy mạnh đầu tư, phát triển nuôi cá bè ở làng hồ, nâng cao sản lượng cá nuôi để chủ động về nguồn hàng, bước đầu thử nghiệm hình thức đầu tư tay ba để chủ động về nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất

(2) Về tổ chức kinh doanh:

- Tập trung kahi thác nguồn thủy sản mà mình có lợi thế

- Tìm thị trường tiêu thụ, mở rộng mạng lưới tiêu thụ

- Đầu tư các loại máy móc nghề cá, ngư lưới cụ cho ngư dân, tạo quan hệ tốt với ngư dân, ngư trường để cân đối hàng xuất khẩu và nhập khẩu cho công ty

- Tìm đối tác liên kết chế biến thủy sản, xuất nguyên liệu thô dẫn đến tình trạng

bị lệ thuộc và lợi nhuận không cao

Trang 17

Hình 2.1 Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Công Ty

b) Nhiệm vụ của các phòng ban:

Cơ cấu tổ chức công ty rất chặt chẽ, được thực hiện theo phương pháp quản lý phù hợp với công việc trong quá trình sản xuất, kinh doanh Mỗi bộ phận có những nhiệm vụ và chức năng riêng:

Phó giám đốc là người được giám đốc ủy quyền trong một số lĩnh vực nhất định

và chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc

Phòng kế hoạch kinh doanh: có nhiệm vụ tìm kiếm nguồn nguyên liệu, vật tư,

bao bì phục vụ cho sản xuất, tìm kiếm khách hàng để tiêu thị thành phẩm, xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty

GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC

PHÒNG

KẾ HOẠCH

KINH

DOANH

PHÒNG

KẾ TOÁN TÀI VỤ

PHÒNG

TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

PHÒNG

KỸ THUẬT

CƠ ĐIỆN

PHÒNG

KCS

PHÂN XƯỞNG 1

PHÂN XƯỞNG 2

Trang 18

Phòng kế toán – tài vụ: thực hiện việc quản lý về tài chính, hoạch toán các

nghiệp vụ kinh tế, lập báo cáo dự toán về chi phí, kế hoạch ngân sách, lập báo cáo về việc tồn kho hàng hóa, các nghiệp vụ tài chính phát sinh

Phòng tổ chức hành chính: có trách nhiệm triển khai thực hiện các phương pháp

chủ trương do giám đốc đưa xuống và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những vấn

đề có liên quan Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về vấn đề quản lý nhân sự, tổ chức sắp xếp cán bộ, công nhân Các bộ phận thu nhận lao động, kiến nghị với giám đốc về việc giải quyết các vấn đề có lien quan đến cán bộ công nhân viên như: đề bạc, điều động, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật…thực hiện bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và tài sản của công ty

Phòng kỹ thuật cơ điện: phụ trách việc vận hành, bảo quản và theo dõi về kỹ

thuật, duy trì sự hoạt động của máy móc thiết bị một cách liên tục, giảm tối thiểu sự hư hỏng , ngừng hoạt động của máy móc

Phân xưởng 1, phân xưởng 2: chịu trách nhiệm sản xuất ra sản phẩm của công

ty Mỗi phân xưởng được quản lý bởi một Quản đốc và một Phó Quản đốc, có nhiệm

vụ điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất, chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về tình hình hoạt động tại xưởng và chất lượng của sản phẩm

2.1.4 Quy trình công nghệ

a) Sơ đồ quy trình sản xuất

Toàn bộ quá trình để sản xuất ra 1sản phẩm của công ty từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến khâu cuối cùng là bảo quản sản phẩm được tóm tắt theo Hình 2.2

Trang 19

Hình 2.2 Sơ Đồ Qui Trình Sản Xuất

b) Giải thích sơ đồ

- Tiếp nhận nguyên liệu, phân cỡ sơ bộ:

Tiếp nhận nguyên liệu, phân cỡ sơ bộRửa Cân Bảo quản lạnh Chế biến Rửa Phân cỡ, phân loại

Cân Xếp khuôn

Chờ đông Cấp đông

Ra đông Tách khuôn, tráng băng Đóng gói

Bảo quản

Trang 20

Nguyên liệu sau khi được thu mua, đưa về công ty sẽ có một nhóm công nhân chịu trách nhiệm chịu trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra chất lượng nguyên liệu, tiến hành phân loại theo chất lượng và cỡ nguyên liệu Khâu này có vai trò rất lớn trong quyết định chất lượng của nguyên liệu đưa vào chế biến

- Rửa nguyên liệu: Nguyên liệu được rửa trong hồ rửa có pha 50ppm Chlorine

Rửa nguyên liệu nhằm loại bỏ các nguồn nhiễm bẩn là cơ hội giúp cho vi sinh vật phát triển gây hư hỏng nguyên liệu (cát bùn, rong rêu, nhớt tôm cá,…) Hồ rửa được đặt ngay cửa phòng bảo quản nên cắt đứt được sự lây nhiễm giữa khu tiếp nhận và phòng bảo quản

- Cân nguyên liệu: Nhằm mục đích xác định định mức và có kế hoạch sản xuất

trong ngày, tức là khi biết được số lượng nguyên liệu từng loại (tốt, xấu) tùy theo tỷ lệ

mà ta điều động công nhân sản xuất loại nguyên liệu nào trước, nguyên liệu nào sau nhằm đảm bảo mức chất lượng cao nhất cho sản phẩm

- Bảo quản lạnh: Sau khi rửa xong, nguyên liệu được đưa vào thùng, hồ,… bảo

quản riêng theo từng loại trước khi đưa vào sản xuất nhằm bảo đảm được tốt nhất những thuộc tính tự nhiên của nguyên liệu

Cách muối, ướp nguyên liệu: Nếu nguyên liệu được sản xuất trong ngày thì ướp với công thức 2 nguyên liệu/ 1 đá, nếu lâu hơn thì 1 nguyên liệu/ 2 đá Trong thời gian muối ướp, thường xuyên kiểm tra để bổ sung thêm đá Nếu muối trong thùng, rãi một lớp đá xay nhỏ dày 4 - 5 cm dưới đáy thùng, sau đó cứ một lớp nguyên liệu rải một lớp đá, trên cùng phủ một lớp đá dày 4 – 5 cm

Riêng nguyên liệu mực hoặc bạch tuộc, để tẩy trắng và làm giảm bớt nhớt thì xí nghiệp có thể thêm vào hỗn hợp chứa nước oxy và muối

Phòng bảo quản lạnh sạch sẽ, ngăn nắp, và cách ly với khu tiếp nhận bằng các bức tường kính

- Rửa: Có hai hồ nước để kế tiếp nhau, nồng độ Chlorine tăng dần qua các hồ (<

20ppm), cho nguyên liệu đã sơ chế lần lượt qua hai hồ nước trên nhằm loại bỏ các chất dịch hoặc sắc tố, tạp chất của nguyên liệu

- Phân cỡ, phân loại: Khâu này rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng

sản phẩm đầu ra Nếu như khâu này không thực hiện cẩn thận thì sẽ có sự lẫn lộn giữa

Trang 21

các mức chất lượng vì có thể sản phẩm có mức chất lượng thấp sẽ được đưa lên làm mức chất lượng cao, hoặc ngược lại

- Cân: Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà mỗi block trọng lượng nguyên liệu

khác nhau Để ngăn ngừa hao hụt thì mỗi block được cân thêm một lượng phụ trội nhất định, vì trong quá trình cất đông, bảo quản có hiện tượng bốc hơi nước từ bề mặt sản phẩm nên sau một thời gian sản phẩm bị mất nước và hao hụt một số trọng lượng

- Xếp khuôn: Trước khi cho sản phẩm vào xếp khuôn, khuôn phải được rửa sạch,

loại bỏ những gỉ sắt, móc meo Nguyên liệu phải được xếp từ trong ra ngoài, từ dưới lên, đầu hướng ra ngoài, đuôi hướng vào giữa khuôn

Đông block:

Xếp sản phẩm lên khuôn, nếu đổ đầy nước thì gọi là đông block, nửa khuôn thì gọi là semi – block

Đông IQF (Individual Quick Freezing):

Đông IQF còn gọi là đông rời Khi xếp khuôn phải xếp rời từng con trên mâm không được dính vào nhau, sau đó bọc lại bằng bao nylon và xếp tiếp lớp khác, mỗi mâm xếp 4 lớp

- Chờ đông: trường hợp tủ cấp đông đang bận, hoặc sản xuất chưa đủ số khuôn

để đưa vào cấp đông thì bán thành phẩm được đưa vào phòng chờ đông (00C – 50C) Giai đoạn này nhằm mục đích bảo quản tạm thời và hạ nhiệt độ xuống thấp để cho việc đông lạnh được dễ dàng và không kéo dài thời gian cấp đông

Trong phòng chờ cấp đông để đảm bảo bán thành phẩm đủ độ lạnh thì các khuôn được xếp trên giàn cách nhau trên dưới khoảng 1 tấc Trường hợp không đủ giàn thì khuôn được xếp chéo chồng lên nhau, chừa khoảng trống để hơi lạnh dễ tiếp xúc

Khuôn được xếp trên các mâm kim loại Mâm có công dụng chuyển khuôn vào tủ

dễ dàng nhanh chóng, để hứng nước có thể đổ ra ngoài từ khuôn

Trang 22

Thời gian cấp đông từ 5 – 6 giờ tùy theo mặt hàng, nhưng phải đảm bảo được nhiệt độ trung bình của thành phẩm là –180 C

- Ra đông: Khi đạt tiêu chuẩn cấp đông thì bộ phận KCS quyết định cho ra đông

để tách khuôn và mạ băng Ở giai đoạn này công nhân phải thực hiện nhanh chóng và

cẩn thận theo sự kiểm tra hướng dẫn của KCS

Sau khi đạt nhiệt độ đông qui định, các block được đưa ra khỏi tủ và nhúng vào nước để tách khuôn, sau đó nhúng vào hồ pha nước đá để mạ băng nhằm tạo độ bóng láng cho sản phẩm

- Bao gói: Sau việc tách khuôn, mạ băng là công đoạn bao gói được nối tiếp Tùy

theo mỗi loại sản phẩm và yêu cầu của từng khách hàng mà ta có bao bì đóng gói khác nhau KCS phòng lạnh (thành phẩm) phải trực tiếp kiểm tra size bao bì,việc đóng gói Mọi vấn đề sai sót, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ở khâu này thì KCS phòng lạnh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước ban điều hành và giám đốc

Việc bao gói cẩn thận, đai nẹp (dùng dây đai nhựa, mỗi thùng niềng 2 dây ngang

và 2 dây dọc) chắc chắn của các công nhân phòng lạnh đã giúp cho sản phẩm đông lạnh giữ được phẩm chất tốt trong thời gian bảo quản và bảo quản được lâu hơn

- Bảo quản: Nhìn chung, hệ thống kho của xí nghiệp giữ nhiệt độ rất tốt (khoảng

200C), trong kho được sắp xếp gọn gàng thuận tiện cho việc nhận biết, kiểm tra và xuất nhập hàng

Nhiệt độ trong kho duy trì được trạng thái đông lạnh của sản phẩm, tránh xảy ra các hiện tượng rả đông và tái kết tinh làm giảm dần chất lượng của sản phẩm

Tuy nhiên, hàng muốn nhập kho phải vận chuyển đi qua phân xưởng – khu chế biến do đó sản phẩm dễ bị lây nhiễm

2.1.5 Phương hướng phát triển của công ty

Chiến lược hoạt động lâu dài mà công ty đặt ra là giữ vững sự ổn định, tăng sản lượng sản phẩm đồng thời cố gắng tăng chất lượng sản phẩm để không những duy trì quan hệ làm ăn với các khách hàng cũ mà còn hướng đến những thị trường khó tính hơn như EU, Nhật, Mỹ,Canada…

Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường hiện nay, công ty đã xây dựng một hệ thống kế hoạch chiến lược hiệu quả như xây dựng hệ thống quản lý chất lượng

Trang 23

bằng, nhà xưởng, …Bên cạnh đó, công ty đã không ngừng nâng cao trình độ quản lý,

nâng cao tay nghề cho công nhân để đảm bảo sự thống nhất trong toàn bộ hệ thống sản

xuất kinh doanh

2.2 Tình hình hoạt động của công ty

2.2.1 Tình hình lao động

Lao động là một trong những yếu tố sản xuất quan trọng hàng đầu của các doanh

nghiệp Trong vòng 2 năm,cơ cấu đội ngũ nhân lực của công ty đã có những thay đổi

về số lượng và chất lượng theo yêu cầu của hoạt động SXKD

Bảng 2.1 Tình Hình Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2007-2008

Chỉ tiêu

Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) cấu(%) Cơ ±Δ % 1.Phân theo giới tính

Hiện nay, tổng lao động của toàn công ty là 435 người, tăng 12.4% so với năm

2007.Trong đó, lao động nữ chiếm đa số (73.6 %) do đặc thù của ngành chế biến thủy

sản Tuy có vượt hơn về cơ cấu giới tính nhưng tốc độ tăng giảm qua các năm giữa lao

động nam và lao động nữ của công ty là như nhau Dựa vào quy trình sản xuất của

công ty, ta thấy tỷ trọng lao động trực tiếp sản xuất trong các phân xưởng chế biến là

trên 80% Nguồn lao động sử dụng chủ yếu là lao động phổ thông nhưng có nhiều kinh

Trang 24

nghiệm vì đa phần là lao động cũ, gắn bó với công ty trong nhiều năm Toàn công ty chi có 17 người có trình độ đại học trở lên Đây là đội ngũ quản lý của công ty

2.2.3 Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật

Máy móc thiết bị thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất Vì vậy mức độ, tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị

là rất quan trọng

Trang 25

Bảng 2.3 Tình Hình Trang Bị Tài Sản Cố Định qua Các Năm

Nhà xưởng qua 2 năm giảm một lượng 138,314,000 đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 1.53% Nguyên nhân là do công ty đã thanh lý một số nhà xưởng đã hư hỏng, xuống cấp trầm trọng

Nguyên giá của phương tiện vận tải quả 2 năm cũng giảm ứng với một lượng là 65,007,000 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 1.86 % do trong năm 2008 công ty đã thanh lý một số xe chuyên chở hàng hóa đã quá cũ và xuống cấp

Như vậy, năm 2008, giá trị của TSCĐ tăng lên Tuy nhiên, tình trạng kỹ thuật của TSCĐ với hệ số hao mòn được trình bày ở bảng 2.4

Trang 26

Bảng 2.4 Phân Tích Tình Trạng Kỹ Thuật Tài Sản Cố Định năm 2008

Loại tài sản Nguyên giá Hao mòn Hệ số hao mòn (%)

Nguồn: Phòng kế toán tài vụ

Hệ số hao mòn = Số tích lũy khấu hao / Nguyên giá tài sản cố định

Bảng 2.4 cho thấy, hệ sô hao mòn chung là 48.14% Trong đó, hệ số hao mòn của

từng loại tài sản cố định rất cao.Điều này cho thấy nhà xưởng sản xuất được xây dựng

khá lâu nên đã xuống cấp, công ty phải thường xuyên sữa chữa

MMTB năm 2008 đã hao mòn 46.47 % Trong những năm qua, do thiếu vốn nên

công ty không có khả năng để thay mới mà chủ yếu là sữa chữa và gia cố lại những

trang thiết bị đã bị hư hỏng

Nhìn chung, trong năm 2008, công ty chưa có sự đầu tư thích đáng về việc trạng

bị lại máy móc thiết bị cũng như xây dựng tài sản cố định do nguồn vốn tích lũy của

công ty không nhiều Do yêu cầu sản xuất, công ty buộc phải quan tâm nhiều hơn vào

trang bị những máy móc thiết bị cần thiết cho các khâu chế biến cũng như bảo quản để

nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

2.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh

Kết quả sản xuất kinh doanh trong 2 năm 2007- 2008 được thể hiện ở bảng 2.5

Trang 27

Bảng 2.5 Các Chỉ Tiêu Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty qua Các Năm

12 Lợi tức sau thuế 573,732 542,869 -30,863 -5.38

13.Tỉ suất lợi nhuận/ Doanh

14 Tỉ suất lợi nhuận/ Chi phí 3.04 2.66 -0.38 -12.50

Nguồn: Phòng kinh doanh Năm 2008, hầu hết những công ty chế biến thủy sản đều đứng trước những khó khăn về kết quả hoạt động kinh doanh do thị trường nguyên liệu gặp nhiều biến động Tuy vậy, công ty Thủy sản Số 5 vẫn đạt được mức doanh thu trên 77 tỷ đồng, tăng 5.33% so với năm 2007 Dù vậy, tổng lợi nhuận trước thuế của công ty giảm 39.66 triệu đồng kéo theo lợi nhuận sau thuế và các tỷ suất lợi nhuận của công ty giảm Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: doanh thu và giá vốn bán hàng

Doanh thu là do sự quyết định của giá bán và sản lượng tiêu thụ Giá bán phụ thuộc vào các yếu tố chi phí sản xuất, trong đó yếu tố giá nguyên vật liệu là rất quan trọng Năm 2008, hầu hết các loại nguyên liệu thủy sản có sự biến động về giá theo chiều hướng tăng, hậu quả của việc thiếu nguyên liệu cung ứng trên thị trường do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời tiết và sự chuyển dịch trong cơ cấu sản xuất của người nông dân Do đó, muốn giảm giá vốn hàng bán, công ty phải có các biện pháp hạ thấp các

Trang 28

chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công…và đặc biệt phải tìm được nguồn cung ứng nguyên liệu giá rẻ, chất lượng đảm bảo cho hoạt động sản xuất

Chi phí khấu hao TSCĐ, nhân công phụ thuộc vào khả năng phát huy công suất của MMTB: Nếu công ty phát huy được công suất của MMTB sẽ làm cho chi phí khấu hao TSCĐ/ đơn vị sản phẩm thấp, chi phí nhân công cũng giảm theo, từ đó hạ giá thành sản phẩm Tuy nhiên, muốn tận dụng được năng lực chế biến thì đòi hỏi phải cung cấp đủ nguyên liệu cho quá trình chế biến

Tóm lại, kết quả hoạt động sản xuât kinh doanh phụ thuộc và các yếu tố chính: khả năng tận dụng MMTB, thị trường tiêu thụ và công tác thu mua nguyên liệu

2.2 Nguyên liệu sản xuất

Nguyên liệu sản xuất của công ty bao gồm: Ghẹ, Bạch Tuộc, Mực, Tôm, Cá Lưỡi Trâu, Nghiêu, Sò Lụa, Cá Ba Sa…Trong đó Ghẹ và Bạch Tuộc là hai nguyên liệu chính

Nguyên liệu Bạch Tuộc:

Tên thường dùng: Bạch Tuộc

Tên thương mại: Dollfus Octopus

Tên khoa học: Octopus Dollfus

Nguyên liệu Ghẹ:

-Ghẹ trăng:

Tên thường dung: Ghẹ Trăng

Tên thương mại: Three- Spost Swimming

Tên khoa học: Postupus Sanguinolentus

•Ghẹ Nhàn:

Tên thường dùng: Ghẹ Nhàn

Tên thương mại: Blue Swimming Crab

Tên khoa học: Portunus Pelagicus

Nguyên liệu mực:

Tên thường dùng: Mực Nút

Tên thương mại: Rainbow Cuttlefish

Tên khoa học: Sepia Pharaonis

Trang 29

Tên thường dùng: Tôm Sú Rằn

Tên thương mại: Cat Tiger Shrimp

Tên khoa học: Penacus Monodon

2.3 Sản phẩm của công ty

Sản phẩm từ nguyên liệu Ghẹ:

-Ghẹ nguyên con (Whole Round Swimming Crab)

-Ghẹ thịt nhồi mai (Swimming Crab Meat Stuffed)

-Ghẹ cắt nhỏ (Baby Half Cut Swimming Crab)

-Ghạch Ghẹ ( Swimming Crab Roe)

-Thịt Ghẹ chín (Cooked Swimming Crab Meat)

-Ghẹ cắt (Half Cut Swimming Crab)

-Càng Ghẹ bọc thịt (Claw Covered Meat Crab)

-Càng Ghẹ bách hoa (Cooked Swimming Crab Claw)

Sản phẩm từ nguyên liệu Bạch Tuộc:

-Bạch Tuộc bỏ nội tạng (Cleaned Baby Octopus)

-Bạch Tuộc xuyên que (Suewered Baby Octopus)

-Bạch Tuộc nguyên con (Whole Round Octopus)

-Râu Bạch Tuộc luộc (Boiled Tentedle)

Sản phẩm từ nguyên liệu Mực:

-Mực Nút làm sạch (Whole Cleaned Cuttle Fish)

-Mực trái thông (Matsukasa)

-Mực ống nguyên con làm sạch (Whole Cleaned Squid) -Mực Nút xuyên que (Suewesed cuttle Fish)

-Mực ống nguyên con (Whole Round Squid)

-Mực ống cắt khoanh (Squid Rings)

Sản phẩm từ nguyên liệu cá:

-Cá Thu Fillets (Spanish Mackerel Fillets)

-Cá Basa cắt thỏi ( Basa Finger)

-Cá Thu nguyên con ( Whole Round Spanish Mackerel) -Cá lưỡi trâu bỏ đầu, bỏ da ( Headlers, Skinless Sole Fish) -Cá đỏ da (Yellow Croaker)

Trang 30

Sản phẩm từ nguyên liệu tôm:

-Tôm thẻ nguyên con (White Shrimp)

-Tôm choán thịt (Cat Shimp)

-Chả giò tôm PTO (PTO Shimp Spring Solle)

Sản phẩm từ nguyên liệu Nghiêu:

-Nghiêu nguyên con (Whole Clam)

-Thịt nghiêu (Clam Meat)

Sản phẩm từ nguyên liệu Sò:

-Sò Lông (Arle arkshell)

-Sò điệp (Scallop)

-Sò huyết nguyên con (Whole Blood Arkshell)

-Thịt sò huyết chín (Cooked Blood Arkshell Meat)

Ngoài ra còn một số sản phẩm khác như:

-Lươn bỏ đầu làm sạch (Cleaned Fresh Water Eel)

-Lươn cắt khúc (Cut Fresh – Water Eel)

-Ốc bưu (Apple Mail)

-Hải sản xuyên que (Skewered Mix Sea Food)

-Chả giò rế (Spring Solls)

2.4 Thực trạng ngành chế biến thủy sản đông lạnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

a) Khái quát về vai trò của ngành công nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh trong sự phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng của thành phố

Công nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh là một trong số những ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển vì nó là một bộ phận không thể thiếu của nền sản xuất hàng hóa, là đầu vào rất lớn đối với sản phẩm nông nghiệp Vai trò quan trọng của ngành chế biến thủy sản đông lạnh được thể hiện qua các mặt sau:

- Làm tăng giá trị và sức canh tranh của hàng thủy sản trên thị trường, giảm nhanh tỷ trọng xuất khẩu thuần nông sản và sơ chế, tạo điều kiện phát huy ưu thế của ngành nuôi trồng thủy sản

Trang 31

- Tạo điều kiện cho người nông dân khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn

và sức lao động Từ đó tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn

- Kéo theo sự phát triển cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn, thu hút các ngành công nghiệp, dịch vụ khác Nhờ đó sẽ hình thành các tụ điểm công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn gắn liền với nông nghiệp

b) Tình hình phát triển ngành chế biến, bảo quản thủy sản trong thời gian qua có sự đóng góp khác nhau của các thành phần kinh tế được phản ánh qua bảng sau:

Từ bảng trên cho thấy khu vực kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ lực của ngành chế biến thủy sản trong việc tạo ra giá trị sản lượng chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 khu vực kinh tế, chiếm trên dưới 70% trong năm 2002, 2003 Khu vực kinh tế

tư nhân có tỷ trọng tương đối cao trong ngành này và tăng từ 23.4 % đến năm 2002 đến 28.9 % đến năm 2003 Tuy nhiên, nếu xét về hiệu quả hoạt động thì rõ ràng khu vực tư nhân mặc dù được đầu tư ít hơn khu vực nhà nước và cơ chế đầu tư giảm từ 40.4 % năm 2001 xuống còn 25.3 % năm 2003 nhưng lại tạo ra được nhiều việc làm với cơ cấu lao động chiếm tương đương khu vực nhà nước và đồng thời cũng đóng góp đáng kể trong việc tạo ra giá trị sản xuất cho toàn ngành Đặc biệt là số cơ sở thuộc khu vực tư nhân hoạt động trong ngành này cũng chiếm số lượng cao nhất Ngược lại với khu vực kinh tế trong nước, số đơn vị đầu tư nước ngoài hoạt động trong địa bàn đã giảm từ 6 đơn vị năm 2001 xuống còn 2 đơn vị năm 2003 Điều này phản ánh thực tế là các nhà đầu tư nước ngoài chưa hấp dẫn đầu tư phát triển ngành chế biến thủy sản trên địa bàn thành phố

Thành phố HCM tuy không có lợi thế về vùng nguyên liệu so với các tỉnh thành khác trên địa bàn cả nước đối với sản phẩm thủy sản nhưng lại có lợi thế mạnh về công nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh, nguồn nhân lực cũng như về vai trò đầu mối xuất khẩu do có lợi thế về cảng biển

Tuy nhiên, ưu thế phát triển sản phẩm thủy sản đông lạnh xuất khẩu vẫn thuộc khu vực nhà nước, tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản lượng xuất khẩu của khu vực kinh

tế nhà nước trong chế biến sản phẩm thủy sản từ 70.7 % năm 2001 đến 92.2 % năm

2002 (Số liệu thống kê thành phố HCM 2002) Sự gia tăng tỷ trọng của khu vực kinh

Trang 32

tế nhà nước sẽ dẫn đến sự giảm sút về tỷ trọng cả hai khu vực kinh tế tư nhân và nước ngoài Tuy đầu tư phát trieent ngành thủy sản được ưu đãi từ phía nhà nước trong những năm qua nhưng với những khó khăn chung về môi trường đầu tư, những bất cập trong thủ tục hành chính và khung pháp lỹ cũng như những khó khăn về vốn, về khả năng tiếp thị, tìm kiếm những thông tin thị trường cũng như khả năng quản lý hiệu quả của các dây chuyền công nghệ hiện đại… đã làm hạn chế khu vực tư nhân trong nước tham gia phát triển xuất khẩu ngành hàng này

Trang 33

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Khái niệm nguyên liệu thủy sản

Nguyên liệu thủy sản có thể được hiểu là tổng hợp các nguồn động thực vật thủy sinh mà con người có thể khai thác được từ các vùng nước và do khai thác được từ nguồn nuôi trồng để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp chế biến thủy sản và công nghiệp khác Nguyên liệu thủy sản là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên mà nếu con người biết khai thác đúng mức và hợp lý thì sẽ không làm tổn hại đến quá trình tái sản xuất tự nhiên của chúng

3.1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hoạt động cung ứng nguyên liệu

Nguyên liệu là yếu tố cơ bản của sản xuất.Việc cung cấp nguyên liệu đủ về số lượng, kịp thời và đảm bảo chất lượng, quy cách…là điều kiện có tính chất tiền đề cho

sự liên tục của quá trình sản xuất, tăng sản lượng sản xuất và hạ giá thành sản phẩm Nguyên liệu thủy hải sản có đặc điểm vừa là nguyên liệu đầu vào của hoạt động sản xuất chế biến, nhưng cũng đồng thời là sản phẩm của ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản nên mang tính thời vụ rất rõ Vì vậy, vấn đề tổ chức thu mua nguyên liệu phù hợp với năng lực sản xuất và chất lượng được đảm bảo với giá cả hợp lý là cần thiết để tránh tình trạng lãng phí MMTB, giảm tỷ lệ hao hụt trong chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành có thể cạnh tranh được, nâng cao lợi nhuận cho công ty

Vì những lý do đó, công tác cung ứng nguyên liệu đầu vào cần chú trọng các vấn đề:

tổ chức thu mua theo phương thức nào? Địa điểm ở đâu? Khi nào? Số lượng bao

nhiêu?

Trang 34

3.1.3 Phân tích tình hình cung ứng nguyên liệu

Tình hình cung cấp nguyên liệu: Đánh giá lượng nguyên liệu tham gia vào chế biến sẽ tạo ra bao nhiêu lượng sản phẩm, nói lên chất lượng nguyên liệu tham gia vào chế biến

- Hoạt động thu mua nguyên liệu: Tìm hiểu mức độ biến động của nguyên liệu thu mua, phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng từ đó tìm ra những giải pháp thích hợp

- Công tác tổ chức thu mua: Thu mua nguyên liệu là một trong những yếu tổ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình cung ứng nguyên liệu nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nói chung Nếu tổ chức thu mua tốt thì sẽ thu mua được nhiều nguyên liệu có chất lượng tốt, tỷ lệ hao hụt thấp và tỷ lệ thu hồi sản phẩm cao

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo đảm cung ứng nguyên liệu

a) Các kênh thu mua

Các kênh thu mua hay phương thức thu mua là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến tình hình cung ứng nguyên liệu Nếu kênh thu mua được tổ chức tốt, hợp lý, sẽ góp phần làm gia tăng hiệu quả chế biến Nếu như tổ chức kênh thu mua sát với nông dân (kênh cấp 1 hay nguyên liệu cấp 1) thì giá thu mua sẽ thấp, chất lượng khá thấp nhưng chi phí mua cao và ngược lại, kênh thu mua nguyên liệu cấp 2 thì giảm được chi phí thu mua, sơ chế nhưng giá cao hơn

b) Giá cả thu mua

Giá cả ảnh hưởng rất lớn đến tình hình cung ứng nguyên liệu vì giá dao động sẽ tác động rất lớn đến người nông dân Nếu công ty thu mua giá thấp thì sẽ rất khó thu mua đủ số lượng nhưng ngược lại nếu thu mua với giá cao thì sẽ góp phần tạo áp lực cho đầu ra

c) Nguồn vốn thanh toán

Vốn ảnh hưởng đến sản lượng thu mua, nếu khả năng thanh toán của công ty với đối tượng cung ứng nhanh thì sẽ tạo được uy tín và tạo được mối quan hệ lâu dài với khách hàng

Ngày đăng: 12/09/2018, 17:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w