Dựa trên cách tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước thì có thể phân chia thành cáckiểu nhà nước chuyên chế quan hệ giữa nhà nước và người dân là quan hệ mệnh lênh, phụctùng một chiều m
Trang 11 Phân tích vai trò của khoa học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật đối với các khoa học pháp lý chuyên ngành.
Trong hệ thống các khoa học pháp lý, lý luận về nhà nước và pháp luật giữ vai trò làmôn khoa học pháp lý cơ sở có tính chất phương pháp luận để nhận thức đúng đắn các vấn đề
có tính bản chất, các quy luật của nhà nước và pháp luật Nhờ có lý luận về nhà nước và phápluật mà tính thống nhất trong các quan điểm về các vấn đề chung cơ bản nhất của khoa họcpháp lý trong tất cả các lĩnh vực được bảo đảm Đồng thời, những quan điểm, kết luận củacác môn khoa học pháp lý cụ thể có một ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của lý luận về nhànước và pháp luật Trong quá trình nghiên cứu, lý luận về nhà nước và pháp luật phải sử dụngtài liệu, dựa vào các quan điểm và kết luận cụ thể của các môn khoa học pháp lý chuyênngành để bổ sung và kiểm nghiệm lại những luận điểm, quan điểm và kết luận chung của lýluận
2 Phân tích khái niệm nhà nước.
“Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội”
Nhà nước là hiện tượng xã hội rất đa dạng và phức tạp, được rất nhiều ngành khoahọc nghiên cứu ở nhiều góc độ, phạm vi khác nhau Nhà nước là một hình thức tổ chức củacon người, nhà nước không đồng nhất với xã hội, nó chỉ là một bộ phận của xã hội Sự ra đời,tồn tại của nhà nước trong đời sống xã hội là tất yếu trước nhu cầu phối hợp hoạt động chung,duy trì trật tự chung, phòng chống ngoại xâm, thiên tai, bảo vệ lợi ích chung của công động.Nhà nước được xem như cơ quan quyền lực tối cao của xã hội nhưng lại bi chối bởi những kẻmạnh, lực lượng này dùng nhà nước vừa thực hiện việc điều hành các hoạt động chung của xãhội, vừa làm lợi riềng cho giai cấp mình
3 Phân tích các đặc trưng của nhà nước.
Nhà nước có quyền lực đặc biệt:
Quyền lực nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với các cá nhân,tổ chứctrong xã hội; nhà nước là chủ thể của quyền lực, các cá nhân tổ chức trong xã hội là đối tượngcủa quyền lực đó, họ phải phục tùng ý chí của nhà nước
Nhà nước là tổ chức đại diện chính thức cho toàn thể xã hội Vì vậy, quyền lực nhànước là quyền lực đặc biệt, bao trùm đời sống xã hội, chi phối mọi cá nhân, tổ chức trong xãhội, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Nhà nước thực hiện viẹc quản lý cư dân theo lãnh thổ :
Nhà nước lấy việc quản lý dân cư theo lãnh thổ làm điểm xuất phát Người dân khôngphân biệt huyết thống, dân tộc, giới tính … cứ sống trên một địa vực nhất định thì chịu sự quản
lý của một nhà nước nhất định và do đó, họ thực hiện quyền và nghĩa vụ trước nhà nước theonơi họ mà họ cư trú
Nhà nước thực thi chủ quyền quốc gia :
Nhà nước có quyền lực bao trùm phạm vi lãnh thổ quốc gia, đứng trên mọi cá nhân, tổchức trong xã hội Vì vậy, nhà nước là tổ chức duy nhất có đủ tư cách và khả năng đại diệnchính thức và hợp pháp của quốc gia, thay mặt quốc gia, dân tộc thực hiện và bảo vệ chủquyền quốc gia
Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý, nó thể hiện quyền quyết định tốicao và độc lập, tự quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào bất kỳ cánhân, tổ chức nào trong nước cũng nhà các nhà nước khác, tổ chức quốc tế
Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật:
Trang 2Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chứctrong xã hội; là phương tiện đặc biệt quan trọng để tổ chức và quản lý xã hội
Với tư cách là người có sứ mệnh tổ chức và quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, nhànước phải sử dụng pháp luật và dựa vào pháp luật Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền banhành pháp luật, mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện pháp luậtmột cách nghiêm chỉnh
Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế, phát hành tiền:
Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân buộc phải nộp cho nhà nước theo quyđịnh của pháp luật Thuế dùng để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước; là nguồn của cải quan trọngphụ vụ cho việc phát triển các mặt của đời sống
Nhà nước phát hành tiền làm phương tiện trao đổi trong sản xuất, phân phối, tiêudùng của cải trong đời sống
4 Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác.
Định nghĩa:
- Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được
tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội
- Tổ chức xã hội khác là các tổ chức tự nguyện của những người có cùng mục đích, chính kiến, lý tưởng nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính, … được thành lập và hoạt động nhằm đại diện và bảo vệ quyền lợi của các thành viên
Phân biệt:
– Nhà nước là 1 tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, thiết lập 1 quyền lựccông cộng đặc biệt tách ra khỏi xã hội (ko hòa nhập vào dân cư như xã hội nguyên thủy) Đểthực hiện quyền lực này và quản lý xã hội, nhà nước tạo ra lớp người chuyên làm nhiệm vụquản lý, họ được tổ chức thành các cơ quan và hình thành nên bộ máy cưỡng chế để duy trì địa
vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, buộc các giai cấp và tầng lớp dân cư trong xã hộiphải phục tùng ý chí giai cấp thống trị
Tổ chức xã hội khác: Cũng có quyền lực công cộng, nhưng hòa nhập với quyền lựccủa hội viên Ngoài ra, chỉ có các hội viên mới có trách nhiệm phục tùng các quy định mà tổchức đưa ra
– Nhà nước quản lý dân cư theo lãnh thổ, phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hànhchính Việc phân chia này không phụ thuộc huyết thống, chính kiến, nghề nghiệp, giới tính…Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội khác Trong thiếtchế chính trị xã hội thì chỉ nhà nước mới xác lập lãnh thổ của mình và chia lãnh thổ đó thànhcác bộ phận cấu thành nhỏ hơn: thành phố, tỉnh, huyện, xã…
Tổ chức xã hội khác: Tập hợp và quản lý hội viên theo mục đích, chính kiến, lýtưởng, nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính … nên các cơ sở xã hội và phạm vi tác động hẹp hơn sovới nhà nước
– Nhà nước có chủ quyền quốc gia thể hiện ở quyền tự quyết của Nhà nước về tất cảcác vấn đề của chính sách đối nội và chính sách đối ngoai, không phụ thuộc quyền lực bênngoài Trong thiết chế chính trị-xã hội, nhà nước là tổ chức duy nhất có chủ quyền quốc gia.Đây là thuộc tính ko thể tách rời của nhà nước
Tổ chức xã hội khác: chỉ có thể nhân danh chính tổ chức đó khi tham gia quan hệ đốinội, đối ngoại và phải phù hợp với các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước
– Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện quản lý bắt buộc với mọi công dân Nhànước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng
Trang 3gắn bó hữu cơ với nhau không thể tách rời Nhà nước có bộ máy cưỡng chế để đảm bảo chopháp luật được thực hiện và thực hiện sự quản lý bắt buộc với mọi thành viên trong xã hội.
Tổ chức xã hội khác: ban hành các quy định dưới dạng điều lệ, chỉ thị, nghị quyết, …
để các hội viên trong tổ chức bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện Các quy định đó được bảođảm thực hiện bằng sự tự giác của các thành viên và các hình thức kỷ luật của tổ chức
– Nhà nước quy định các loại thuế và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt buộc.Việc thu thuế nhằm tạo ra nguồn tài chính đảm bảo bộ máy nhà nước hoạt động, đáp ứng nhucầu xã hội, đảm bảo việc thực hiện vai trò xã hội của nhà nước
Tổ chức xã hội khác: hoạt động trên cơ sở nguồn kinh phí do các hội viên đóng góphoặc được nhận từ nguồn tài trợ của nhà nước
5 Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc nhà nước.
Bằng phương pháp duy vật biển chứng, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – LêNin đã xây dựng luận thuyết mới về nguồn gốc nhà nước, nhà nước là một hiện tượng mangtính lịch sử, nó xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của đời sống xã hội khi xã hội đãphát triển đến một giai đoạn nhất định, trong xã hội xuất hiện chế độ tư hữu và phân chiathành các giai cấp đối kháng
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, chế độ cộng sản nguyên thủy là thời kỳchưa có nhà nước, con người tụ tập thành từng bầy gọi là bầy người nguyên thủy Trải quaquá trình phát triển lâu dài, dưới tác động của nhiều yếu tố, con người dần liên kết thành tổchức thị tộc, bộ lạc Để thực thi quyền lực, thị tộc không có bộ máy chuyên nghiệp mà dựatrên sức mạnh của hội đồng thị tộc, kết hợp với uy tín của người đứng đầu thị tộc Dần dần,
do tác động của nhiều yếu tố, nó thoái hóa và tan rã dần từng bước, nhường chỗ cho một hìnhthức tổ chức mới, đó là nhà nước Nguyên nhân cơ bản làm cho thị tộc, bộ lạc tan rã, nhànước xuất hiện là do nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân xã hội
Sự phát triển của công cụ lao động làm cho năng suất lao động ngày càng được nângcao, dần đủ cho tiêu dùng và có dư thừa, việc quản lý của cải dư thừa này làm nảy sinh mầmmống của chế độ tư hữu Sự phát triển của lực lượng sản xuất dần dẫn đến sản xuất đượcchuyên môn hóa Do vậy, tư liệu sản xuất của cộng đồng được chia nhỏ để các gia đình tiếnhành sản xuất riêng Khi sản xuất được chuyên môn hóa thì của cải được làm ra nhiều hơn, sựphân hóa giàu nghèo xuất hiện, làm con người ý thức sâu sắc hơn về tư hữu Dần dân, tư liệusản xuất của cộng đồng trở thành sở hữu riêng của từng gia đình, có thể trao đổi, buôn bán và
để lại cho đời sau kế thừa
Sản xuất phát triển dẫn tới nhu cầu sức lao động ngày càng tăng, xuất hiện chế độ nô
lệ Bên cạnh đó, sự phân hóa giàu nghèo trở nên rõ nét, sự tương trợ giữa các gia đình mất đi,xuất hiện việc cho vay nặng lãi và cầm cố tài sản … Dần dần, của cải được tích tụ và tậptrung vào một số ít người, đồng thời thúc đẩy sự bần cùng hóa của số đông người khác, dẫnđến xã hội phân chia các tầng lớp, các giai cấp khác nhau Mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giaicấp xuất hiện và ngày càng sâu sắc Việc người nghèo phải tìm đến những nơi có điều kiện đểsinh sống, hoạt động thương nghiệp phát triển, dẫn đến địa vực lãnh thổ của một thị tộc, bộlạc này xuất hiện những người thuộc thị tộc, bộ lạc khác tới sinh sống và làm việc
Sự phân hóa xã hội làm cho cơ quan quyền lực chung của thị tộc, bộ lạc dần chuyểnthành cơ quan riêng của tầng lớp quý tộc Mâu thuẫn xã hội gia tăng, nhu cầu bảo vệ lợi íchcủa tầng lớp quý tộc trở nên cấp thiết, dẫn đến quân đội xuất hiện, làm nhiệm vụ cưỡng bứcchuyên nghiệp
Vì vậy, thị tộc, bộ lạc thoái hóa và tan rã dần từng bước, nhường chỗ cho một hìnhthức tổ chức mới, đó là nhà nước Nhà nước xuất hiện để làm dịu bớt xung đột giai cấp, giữcho sự xung đột đó trong vòng trật tự, làm cho những giai cấp có quyền lợi đối lập nhaukhông đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội
Trang 46 Phân tích khái niệm kiểu nhà nước.
Kiểu nhà nước là tổng thể những đặc điểm, đặc thù của một nhóm nhà nước, thể hiệnbản chất của nhà nước và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hìnhthái kinh tế - xã hội nhất định, qua đó phân biệt với nhóm nhà nước khác
Các kiểu nhà nước được các nhà sử học nêu ra là: nhà nước cổ đại, nhà nước trungđại, nhà nước cận đại và nhà nước hiện đại Một quan niệm khác là phân chia nhà nước thànhkiểu nhà nước Phương Đông và kiểu nhà nước Phương Tây
Dựa trên cách tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước thì có thể phân chia thành cáckiểu nhà nước chuyên chế (quan hệ giữa nhà nước và người dân là quan hệ mệnh lênh, phụctùng một chiều một cách tuyệt đối, nhà nước sử dụng bạo lực để thực hiện quyền lực nhànước) và nhà nước dân chủ (quyền lực tối cao trong xã hội thuộc về nhân dân và nhân dân tổchức nên nhà nước và kiểm soát hoạt động của nhà nước)
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tương ứng một hình thái kinh tế - xã hội
có giai cấp là một kiểu nhà nước Đặc điểm của mỗi kiểu nhà nước do kiểu quan hệ sản xuấtđặc thù trong xã hội tương ứng quy định Do đó, có bốn kiểu nhà nước: nhà nước chủ nô, nhànước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa Sự thay thế các kiểu nhànước là quá trình lịch sử tự nhiên, diễn ra một cách tuần tự, từ kiểu nhà nước thấp đến kiểunhà nước cao hơn Nguyên nhân sâu xa của sự thay đổi kiểu nhà nước là mâu thuẫn giữaquan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong một phương thức sản xuất xã hội Khi mâuthuẫn này được giải quyết thì phương thức sản xuất mới được thiết lập, tương ứng là một kiểunhà nước mới Kiểu nhà nước sau luôn tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước vì nó được xây dựngtrên cơ sở quan hệ sản xuất phù hợp hơn với trình độ của lực lượng sản xuất đã phát triển ởtrình độ cao hơn, cơ sở xã hội của nhà nước rộng rãi hơn, xung đột giai cấp trong xã hội đóthường đỡ gay gắt hơn
7 Phân tích tính giai cấp của nhà nước.
Nhà nước là công cụ bảo vệ lợi ích cho các giai tầng trong xã hội, mà chủ yếu là củagiai cấp thống trị, thực hiện các mục đích mà giai cấp thống trị đã đề ra Nhà nước bị giai cấpchiếm địa vị chủ yếu trong hệ thống sản xuất xã hội nắm giữ và lợi dụng Nói cách khác, giaicấp thống trị về kinh tế của xã hội sử dụng nhà nước để chống lại các giai cấp khác, bảo vệlợi ích cho giai cấp mình
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, nhà nước bao giờ cũng là một bộ máy đem lại cho chủ
nô quyền lực và khả năng cai trị tất cả những người nô lệ … là một bộ máy để duy trì nhữngngười nô lệ trong địa vị phụ thuộc và cho phép một bộ phận này của xã hội (giai cấp chủ nô)cưỡng bức và đàn áp bộ phận kia (giai cấp nô lệ)
Trong xã hội phong kiến, nhà nước phong kiến là công cụ chủ yếu của đại chủ phongkiến để chống lại nông dân và những người lao động khác nhằm củng cố, bảo vệ sự thống trị
về mọi mặt của địa chủ phong kiến, thể hiện tính giai cấp thông qua các thể chế và quá trình
tổ chức và hoạt động của nhà nước Nhiều nhà nước phong kiến còn liên kết chặt chẽ với các
tổ chức tôn giáo thành một chế độ cai trị cực kỳ chuyên chế để đàn áp, áp bức, bóc lột nôngdân về thể xác cũng như tinh thần Địa vị của nông dân chỉ khác rất ít địa vị của nô lệ trong
xã hội chiếm hữu nô lệ
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, quyền lực chính trị mặc dù được tuyên bố thuộc vềnhân dân, song vì quyền lực kinh tế nằm trong tay giai cấp tư sản Vì vậy, nhà nước tư sảntrên thực tế chủ yếu mang lại lợi ích, bảo vệ và thực hiện các mục đích mà giai cấp tư sản đềra; vẫn là công cụ mà giai cấp tư sản dùng để duy trì, bảo vệ sự thống trị của giai cấp tư sản
Nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn là nhà nước theo đúng nghĩa nữa, mà nó trởthành “nửa nhà nước” Giai cấp vô sản sau khi trở thành giai cấp thống trị, nằm quyền lựcnhà nước, không dùng nhà nước để duy trì địa vị thống trị của mình, mà là để cải tạo xã hội
Trang 5cũ, xây dựng xã hội mới, xóa bỏ mọi áp bức bóc lột và mọi sự thống trị giai cấp, khôngngừng mở rộng dân chủ và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân
8 Phân tích tính xã hội của nhà nước.
Ở phương diện xã hội, nhà nước là một tổ chức của xã hội, được sinh ra từ xã hội đểduy trì và quản lý xã hội khi xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định Mặt khác, xãhội muốn tồn tại ổn định, có trật tự và phát triển thì đòi hỏi phải sự tổ chức và quản lý chặtchẽ, nếu không xã hội sẽ hỗn loạn Để giải quyết các vấn đề đó, xã hội phải có một tổ chứcthay mặt xã hội, nhân dan xã hội để tổ chức, tập hợp, quản lý toàn thể xã hội, đó là nhà nước
Mặt khác, trong xã hội có giai cấp, các giai cấp dù là thống trị hay bị trị đều là những
bộ phận thống nhất tạo nên xã hội Vì vậy, nhà nước vừa bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thốngtrịm vừa phải bảo vệ lợi ích cho các giai cấp, tầng lớp khác, tất nhiên chỉ trong giới hạn màlợi ích của giai cấp thống trị cho phép
Tính xã hội của nhà nước là một thuộc tính mang tính khách quan, Tuy nhiên, mức độ
và phạm vi tính xã hội của nhà nước được biểu hiện trong mỗi kiểu nhà nước, trong mỗi nướckhông hoàn toàn giống nhau
Nhà nước chủ nô đã phải thực hiện khá nhiều các hoạt động kinh tế - xã hội để duy trìtồn tại phát triển của xã hội
Nhà nước phong kiến giải quyết những công việc của xã hội vừa xuất phát từ nhu cầuđòi hỏi của xã hội, vừa phụ thuộc mong muốn và nguyện vọng của cư dân, cả từ ý chí chủquan, long tốt của nhà cầm quyền Tuy nhiên, sự quan tâm tới các hoạt động xã hội của nhànước phong kiến chưa nhiều, chưa đúng với vai trò và vị trí của nó trong xã hội
Nhà nước tư sản có tính xã hội nổi trội hơn, tính giai cấp của nhà nước được che dấukín đáo hơn, có vai trò xã hội ngày càng quan trọng hơn, thúc đẩy sự phát triển của xã hội tưsản nói riêng và của nền văn minh nhânh loại nói chung, tiến bộ hơn rất nhiều so với nhànước chủ nô và nhà nước phong kiến
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của nhân dân, nó tồn tại và hoạt động được sựủng hộ, giúp đỡ của cả xã hội Mục đích cuối cùng của nhà nước XHCN là cải tạo xã hội cũ,xây dựng thành công xã hội mới, tốt đẹp hơn về mọi mặt
Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, của dân chủ và văn minh thì tính xã hộicủa nhà nước ngày càng được mở rộng; Sự giới hạn quyền lực nhà nước ngày càng được xácđịnh rõ ràng hơn; Tính minh bạch, công khai và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ngàycàng có hiệu quả hơn
9 Phân tích các đặc điểm thể hiện tính xã hội của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Trả lời:
Cơ sở xã hội của nhà nước CHXHCN VN là nhân dân VN, mà nền tảng là liên minhgiữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, được tập hợp thống nhấtdưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là ĐCS VN Các đặc điểm như sau:
Thứ nhất: Nhà nước CHXHCN VN là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nềntảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; Các cơquan nhà nước VN nhận quyền lực từ nhân dân, còn nhân dân thể hiện quyền lực nhà nướcbằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và các cơ quan kháccủa nhà nước; Nhân dân trực tiếp bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND bằng cách bỏ phiếutheo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín; Tất cả mọi chính sách, phápluật, hoạt động, mọi cố gắng của nhà nước VN đều vì lợi ích của nhân dân, phục vụ nhân dân
Thứ hai: Nhà nước CHXHCN VN trực tiếp tổ chức và quản lý hầu hết các mặt quantrọng của đời sống xã hội Trên thực tế, Nhà nước Việt Nam đã và đang bảo đảm và không
Trang 6ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hoạt động xâmphạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
Thứ ba: Nhà nước CHXHCN VN là nhà nước dân chủ, một công cụ thực hiện dân chủ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của người dân;Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, mọi chính sách
và pháp luật của Nhà nước đèu có sự tham gia ý kiến của nhân dân, đều vì lợi ích của nhândân; Tạo mọi điều kiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội Bộ máy nhà nướcluôn được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc dân chủ, tôn trọng quyền bình đẳng,quyền tự quyết của các dân tộc
Thứ tư: Nhà nước CHXHCN VN là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinhsống trên đất nước Việt Nam Nhà nước VN tập trung khối đại đoàn kết các dân tộc ViệtNam bình đẳng về mọi phương diện, các dân tộc đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùngphát triển
Thứ năm: Nhà nước CHXHCN VN luôn đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN – Đội tiênphong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dântộc Việt Nam
Thứ sáu: Nhà nước CHXHCN VN là nhà nước của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
10 Trình bày sự hiểu biết của anh (chị) về nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
Nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” là nhà nước:
- Được tổ chức và hoạt động theo tinh thần đề cao chủ quyền nhân dân, những vấn đềquan trọng nhất của đất nước do dân quyết định; trên cơ sở hiến pháp và pháp luật
- Coi trọng con người là giá trị cao nhất trong xã hội, luôn phấn đấu vì hanh phúc củacon người theo tinh thần “tất cả cho con người; tất cả vì con người”; Công nhận, tôn trọng,bảo vệ, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,
xã hội theo hiến pháp và pháp luật
- Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Các cơ quan nhà nước nhận quyền lực từnhân dân Còn nhân dân thể hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đạidiện thông qua Quốc hội, HĐND và các cơ quan khác của nhà nước
- Nhân dân trực tiếp bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND bằng cách bỏ phiếu theonguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Nhân dân lập các cơ quan nhà nước
và có thể trực tiếp làm việc trong các cơ quan đó để trực tiếp nắm giữ và thể hiện quyền lực nhànước
- Tất cả mọi chính sách, pháp luật, hoạt động, mọi cố gắng của nhà nước đều vì lợi íchcủa nhân dân, phục vụ nhân dân
11 Phân tích khái niệm chức năng nhà nước Trình bày các phương thức thực hiện chức năng nhà nước.
Chức năng nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước, phù hợp vớibản chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tế xãhội của đất nước trong những giai đoạn phát triển của nó
Các nhà nước thể hiện chức năng của mình thông qua các phương thức là xâydựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật Để pháp luật đượcthực hiện nghiêm chỉnh, các nhà nước thường kết hợp giữa giáo dục thuyết phục vớicưỡng chế
Nhà nước chủ nô: hoạt động xây dựng còn nhiều hạn chế, pháp luật chủ yếu thểhiện ý chí của giai cấp chủ nô và rất hà khắc Các nhà nước này thường coi trọng biện
Trang 7pháp cưỡng chế rất dã man và tàn khốc trong việc thực hiện chức năng của nhà nước,thẳng tay đàn áp những người nô lệ.
Nhà nước phong kiến: giống như nhà nước chủ nô Bên cạnh đó, nhà nướcphong kiến còn dùng pháp luật quy định những biện pháp trừng trị rất hà khắc, nhữngbiện pháp gây đau đớn về thể xác và hạ nhục về tinh thần; quy định chế độ chịu tráchnhiệm tập thể; sử dụng công cụ tôn giáo trong việc thực hiện chức năng nhà nước;thực hiện chính sách ngu dân, trói buộc người dân vào những hủ tục lạc hậu của xãhội
Nhà nước tư sản: hoạt động xây dựng pháp luật phát triển Tuy nhiên pháp luậtcòn bảo vệ giai cấp tư sản, sử dụng bạo lực để trấn áp, thẳng tay đàn áp phong tràocông nhân, người lao động; Đặt ra những đạo luật chống lại phong trào công nhân,nhằm mục đích làm tan rã và triệt tiêu sự đấu tranh của người lao động
Nhà nước XHCN: phương thức thực hiện chức năng nhà nước ngày càng dânchủ, tiến bộ, tôn trọng quyền con người; Sự cưỡng chế vẫn còn rất cần thiết, nhưngđược thực hiện trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ các quyền, các giá trị con người Bêncạnh việc sử dụng lực lượng vũ trang, nhà nước cũng sử dụng pháp luật với việc quyđịnh biện pháp cưỡng chế Tuy nhiên, nhà nước rất coi trọng biện pháp giáo dục,thuyết phục Đồng thời, nhà nước cũng rất coi trọng việc phổ biến, giáo dục, giải thíchpháp luật cho người dân; trước hết phải thuyết phục, sau đó mới cưỡng chế
12 Phân tích khái niệm bộ máy nhà nước Trình bày mối liên hệ giữa bộ máy nhà nước với chức năng của nhà nước.
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địaphương, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ của nhà nước
Bộ máy nhà nước có các đặc điểm cơ bản sau: là hệ thống cơ quan nhà nước;được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định; được thiết lập để thựchiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước
Các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhànước Khi nhà nước cần phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ nào đó, nhà nước thành lập
ra các cơ quan tương ứng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó Chính vì vậy, quy mô,
cơ cấu của bộ máy nhà nước cũng như cách tổ chức và hoạt động của từng cơ quan nhànước… trước tiên chịu sự chi phối của chức năng nhà nước Ví dụ: chức năng chủ yếucủa nhà nước là trấn áp thì trong bộ máy nhà nước các cơ quan cưỡng chế, trấn áp cũng
là chủ yếu và được coi trọng nhất Còn nếu chức năng chủ yếu của nhà nước là tổ chức
và quản lý kinh tế, xã hội thì trong bộ máy nhà nước chủ yếu bao gồm các cơ quan quản
lý kinh tế và các lĩnh vực đời sống xã hội
13 Phân tích khái niệm cơ quan nhà nước Cho ví dụ
- Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số lượngngười nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danhnhà nước thực hiện quyền lực nhà nước
- Cơ quan nhà nước có thể gồm một hoặc một nhóm người Những người đảmnhiệm chức vụ trong các cơ quan nhà nước phải là công dân nhà nước đó
- Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, nghĩa là cơ quannhà nước chỉ là những bộ phận then chốt, thiết yếu của nhà nước
Trang 8- Cơ quan nhà nước là do nhà nước thành lập, sáp nhập, tách hoặc xóa bỏ một
cơ quan nào đó trong bộ máy nhà nước
- Tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước do pháp luật quy định cho mỗi
cơ quan trong bộ máy nhà nước
- Mỗi cơ quan nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ quyền hạn riêng dopháp luật quy định Đồng thời, mỗi cơ quan nhà nước được trao những quyền năngnhất định để thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao Toàn bộ những nhiệm vụ,quyền hạn mà một cơ quan nhà nước được thực hiện và phải thực hiện tạo nên thẩmquyền của cơ quan nhà nước
14 Phân biệt cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức xã hội khác, cho ví dụ.
Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước Ví dụ: Quốc hội là cơ quan nhà nước
Cơ quan của tổ chức xã hội khác là bộ phận cơ bản cấu thành tổ chức xã hội khác, bao gồm số lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của tổ, nhân danh tổ chức để thực hiện quyền lực của tổ chức Ví dụ: BCH TƯ ĐCS
VN là một cơ quan của tổ chức Đảng
Phân biệt:
- Giống nhau: Đều gồm 1 hay một nhóm người được thành lập và hoạt độngtrên cơ sở các quy định chung nhất định, được nhân danh tổ chức để thực hiện hoạtđộng của mình; Những người đảm nhiệm chức vụ trong các tổ chức này đều là côngdân; Trong quá trình hoạt động, các cơ quan này có thể ban hành ra những quy định
có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân nhấtđịnh; Có quyền yêu cầu các tổ chức và cá nhân có liên quan phải thực hiện các quyđịnh đó; Có sự kiểm tra/giám sát việc thực hiện các quy định đó; Sửa đổi và bổ sungcác quy định; Đảm bảo cho các quy định được thực hiện bằng những biện pháp nhấtđịnh
- Khác nhau:
Trình tự thành lập Do pháp luật quy định Do điều lệ của tổ chức quy định
Nhân danh Nhân danh nhà nước và sử dụngquyền lực nhà nước để thực hiện
thẩm quyền của mình
Nhân danh tổ chức để thực hiện các hoạt động của tổ chức.
Thẩm quyền - Ban hành những văn bản pháp luật
có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và
cá nhân nhất định;
- Có quyền yêu cầu các tổ chức và cá nhân có liên quan phải thực hiện các quy định đó;
- Đảm bảo cho các quy định được thực hiện bằng các biện pháp mang tính quản lý nhà nước; a
- Thực hiện những chức năng, nhiệm
- Ban hành những văn bản quy định
có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các hội viên của tổ chức;
- Có quyền yêu cầu các tổ chức và cá nhân có liên quan phải thực hiện các quy định đó;
- Đảm bảo cho các quy định được thực hiện bằng sự tự giác của hội viên và bằng các hình thức kỷ luật của tổ chức;
Trang 9vụ riêng theo quy định của pháp luật - Thực hiện những chức năng, nhiệmvụ riêng theo quy định của tổ chức.
Thành viên Được bầu, cử hoặc tuyển dụng theoluật định. Được bầu, cử từ hội viên của tổ chức
Ngân sách Từ ngân sách nhà nước cấp để duy trìhoạt động, được quy định cụ thể theo
luật định
Từ ngân sách tổ chức cấp để duy trì hoạt động và từ nhà nước có thể hỗ trợ kinh phí.
15 Phân loại cơ quan nhà nước, cho ví dụ.
Một số cách phân loại cơ quan trong bộ máy nhà nước:
- Căn cứ vào thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ, các cơ quan nhà nước đượcchia thành cơ quan trung ương (có thẩm quyền hoạt động trên toàn lãnh thổ) và cơquan địa phương (có thẩm quyền hoạt động chỉ trong phạm vi địa phương)
- Căn cứ vào chức năng, các cơ quan nhà nước được chia thành cơ quan lập pháp(có chức năng xây dựng pháp luật; vd: quốc hội); cơ quan hành pháp (có chức năng tổchức thực hiện pháp luật; vd: chính phủ) và cơ quan tư pháp (có chức năng bảo vệ phápluật; vd: tòa án)
- Căn cứ vào thời gian hoạt động, các cơ quan nhà nước được chia thành cơ quanthường xuyên (thực hiện các công việc thường xuyên của nhà nước) và cơ quan lâmthời (được thành lập để thực hiện công việc có tính chất nhất thời của nhà nước, sau khithực hiện xong công việc đó thì nó sẽ tự giải tán; vd: Ủy ban sửa đổi hiến pháp; các cơquan bầu cử …)
- Căn cứ vào con đường hình thành, tính chất, chức năng, các cơ quan nhà nướcđược chia thành cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan do nhân dân bầu ra, đại diệnnhân dân để thực thi quyền lực nhà nước), cơ quan quản lý nhà nước (được hình thành
từ cơ quan quyền lực nhà nước, thực hiện chức năng quản lý, điều hành đất nướctrong mọi lĩnh vực), cơ quan xét xử (có chức năng xét xử các vụ án), cơ quan kiểm sát(chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, thay mặt nhà nước thực hiệnquyền công tố)
16 Phân tích nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước đã được thể chế hoá thành pháp luật,trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng bậc nhất trong tổ chức vàhoạt động của bộ máy các nhà nước tư sản trên thế giới
Quyền lực nhà nước được phân chia thành nhiều loại quyền khác nhau như:quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp; được trao cho các cơ quan nhànước khác nhau thực hiện một cách độc lập, mỗi cơ quan chỉ thực hiện một quyền,thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình trên cơ sở pháp luật
Phân chia quyền lực nhà nước theo chiều ngang (lập pháp, hành pháp, tư pháp):Giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp còn có sự kiềm chế, đối trọng,chế ước lẫn nhau theo phương châm không cơ quan nào nằm ngoài sự kiểm soát, giámsát từ phía cơ quan khác Điều này nhằm ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, chuyênquyền, độc đoán, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện quyền lực nhà nước; đảm bảoquyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các cá nhân, tổ chức trong xã hội; thể hiện sựphối hợp với nhau tạo nên sự thống nhất của quyền lực nhà nước
Trang 10Phân chia nhà nước theo chiều dọc (giữa nhà nước liên bang với nhà nướcthành viên; giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa các cấpchính quyền địa phương với nhau):
Tồn tại hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước do dân bầu ở các cấp địaphương, song song với bộ máy nhà nước trung ương Có sự phân công nhiệm vụ,trách nhiệm và quyền hạn cụ thể giữa chính quyền trung ương và chính quyền địaphương Chính quyền trung ương không có quyền điều hành, chỉ đạo chính quyền địaphương, mà chỉ có thể xây dựng chủ trương chính sách, tạo dựng khuôn khổ pháp lý,kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật cụ thể
17 Phân tích nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Hiện nay, phần lớn Hiến pháp và Pháp luật của các nước trên thế giới đều quyđịnh chủ quyền thuộc về nhân dân; quy định các hình thức để nhân dân tham gia vào
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; Quy định vị trí, vai trò của cơ quan dân cửtrong bộ máy nhà nước; Quy định những vấn đề quan trọng của đất nước mà nhà nướckhông được tự ý quyết định, nhà nước phải tiến hành trưng cầu ý kiến nhân dân; Quyđịnh trách nhiệm của nhà nước trong việc thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ cácquyền con người, quyền công dân; Quy định vai trò của xã hội dân sự; …
Tuy nhiên, ở những nước khác nhau, nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dânđược nhận thức và thực hiện với những mức độ, phạm vi khác nhau
18 Phân tích nguyên tắc (nguyên tắc pháp chế) trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước.
Đây là nguyên tắc đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nướckhông thể được tiến hành một cách tùy tiện, độc đoán theo ý chí cá nhân của nhà cầmquyền, mà phải dựa trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật
Hầu hết các nước đương đại đều có hiến pháp, đồng thời có hệ thống pháp luậtquy định khá đầy đủ về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, trình tự thành lập, chứcnăng, thẩm quyền … của các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước
Về mặt tổ chức, nguyên tắc này đòi hỏi việc thành lập mới, giải thể, chia tách,sáp nhập cơ quan nhà nước, cơ cấu của nó, vấn đề tuyển dụng, bổ nhiệm các thànhviên trong cơ quan nhà nước,… đều phải được tiến hành theo đúng quy định của Hiếnpháp và pháp luật
Về mặt hoạt động, nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan nhà nước, nhân viên nhànước phải thực hiện đúng đắn, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theođúng trình tự, thủ tục đã được Hiến pháp và pháp luật quy định
Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc này ở các nước tư sản không hoàn toànnhất quán mà có sự thay đổi qua các giai đoạn phát triển của CNTB
19 Phân tích các đặc điểm của bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
- Bộ máy nhà nước mang tính nhân dân sâu sắc Thông qua việc thực hiệnquyền bầu cử, nhân dân trực tiếp bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội vàHội đồng nhân dân các cấp Các cơ quan này thay mặt nhân dân để thành lập ra các cơquan khác trong bộ máy nhà nước Hoạt động của bộ máy nhà nước hướng tới việcchăm lo cho nhân dân, bảo đảm, bảo vệ lợi ích cho nhân dân
Trang 11- Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc dânchủ và tiến bộ, xuất phát từ bản chất của nhà nước như: bảo đảm tất cả quyền lực nhànước thuộc về nhân dân; Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phốihợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước hành pháp, lập pháp và tư pháp; Tổ chức vàhoạt động theo Hiến pháp và pháp luật đã quy định
- Bộ máy nhà nước hiện nay đang chuẩn dần sang tính chất phục vụ nhân dân,chủ yếu cung cấp dịch vụ công cho xã hội; các cơ quan quản lý nhà nước ngày càngphát triển; các cơ quan cưỡng chế được xây dựng chính quy, tinh nhuệ và từng bướchiện đại
- Đảm bảo sự lãnh đạo của ĐCS là nguyên tắc đặc thù trong tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay; là điều kiện tiên quyết để giữ vững định hướngXHCN, bảo đảm xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân
20 Phân tích khái niệm hình thức chính thể Phân biệt chính thể quân chủ với chính thể cộng hòa.
Hình thức chính thể là cách thức và trình tự thành lập cơ quan cao nhất của quyềnlực nhà nước, xac lập mối quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cấp cao khác và với nhândân Hình thức chính thể được chia thành hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chínhthể cộng hòa
Khái niệm Chính thể quân chủ là chính thể mà trong
đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hoặc một phần vào tay một
cá nhân (vua, quốc vương, …) theo phương thức cha truyền con nối (thế tập).
Chính thể cộng hòa là chính thể mà trong
đó quyền lực cao nhất của nhà nước thuộc về cơ quan đại diện của nhân dân, được thành lập theo phương thức bầu cử.
Trình tự thành
lập Đa số theo nguyên tắc kế vị Đôi khi còncó trường hợp do chỉ định, suy tôn, bầu
cử, tự xưng.
Theo bầu cử của nhân dân.
21 Phân tích sự biến đổi của chính thể quân chủ qua các kiểu nhà nước
Đối với nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến: chính thể quân chủ tuyệt đối
là chính thể mà trong đó nhà vua có quyền lực tối cao và vô hạn trong cả ba lĩnh vựclập pháp, hành pháp và tư pháp, không bị chia sẻ cho ai và không chịu một sự hạn chếnào Đây là hình thức chính thể mà nhà vua là người ban hành pháp luật, chỉ huy việcthực hiện pháp luật và cũng là vị quan toà tối cao
Đối với nhà nước tư sản: chính thể quân chủ hạn chế là chính thể mà trong đónhà vua chỉ nắm giữ một phần quyền lực tối cao của nhà nước, bên cạnh nhà vua còn
có cơ quan khác (nghị viện, chính phủ) để chia sẻ quyền lực với nhà vua Trong chínhthể này, nhà vua chỉ nắm quyền lực tối cao của nhà nước trên danh nghĩa, có thể bịhạn chế một phần hoặc tất cả các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Vai trò nổitrội của Thủ tướng trong việc thực hiện quyền lực chính trị
Trang 1222 Phân tích sự biến đổi của chính thể cộng hòa qua các kiểu nhà nước.
Chính thể cộng hòa là chính thể mà trong đó quyền lực cao nhất của nhà nướcthuộc về cơ quan đại diện của nhân dân, được thành lập theo phương thức bầu cử.Chính thể cộng hòa được chia thành hai dạng khác nhau là cộng hòa quý tộc và thểcộng hòa dân chủ
Chính thể Cộng hòa quý tộc là chính thể mà trong đó quyền bầu cử cơ quan tốicao của quyền lực nhà nước thuộc về quý tộc Chính thể Cộng hòa quý tộc tồn tại chủyếu trong các nhà nước chủ nô
Chính thể cộng hòa dân chủ là chính thể mà trong đó quyền bầu cử cơ quan tốicao của quyền lực nhà nước thuộc về các tầng lớp nhân dân Tất nhiên pháp luật cóthể có các quy định cụ thể về điều kiện bầu cử như: độ tuổi, khả năng nhận thức, giớitính, … Chính thể cộng hòa dân chủ tồn tại trong tất cả các kiểu nhà nước; ngay trongmột kiểu nhà nước, cũng có thể có những dạng khác nhau
23 Phân tích đặc trưng của chính thể quân chủ đại nghị, cho ví dụ.
- Quyền lực nhà vua bị hạn chế trong cả ba lĩnh vực: lập pháp – hành pháp và
tư pháp; chỉ mang tính hình thức, nghi lễ và tượng trưng Nhà vua là nguyên thủ quốcgia, người đại diện chính thức cho quốc gia, dân tộc trong các quan hệ đối nội và đốingoại, không có thực quyền; chỉ được coi là biểu tượng cho truyền thống và sự vữngbền của dân tộc, sự thống nhất của quốc gia, “ngự trị mà không cai trị”; Có những đặcquyền nhất định, kể cả việc nhà vua không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào về cáchoạt động của mình
- Quyền lập pháp thuộc về nghị viện, quyền hành pháp thuộc về chính phủ.Chính phủ được hình thành dựa trên kết quả bầu cử nghị viện, chịu trách nhiệm trướcnghị viện Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, là nhân vật trung tâm của bộ máynhà nước, là người hoạch định và thực thi đường lối quốc gia
- Hình thức này tồn tại ở một số nhà nước tư sản như Anh, Nhật, Thụy Điển
24 Phân tích đặc trưng của chính thể cộng hòa tổng thống, cho ví dụ.
- Cộng hòa tổng thống là hình thức tổ chức bộ máy nhà nước thể hiện sự áp
dụng nguyên tắc phân quyền một cách cứng rắn, rõ rệt nhất Ở các nhà nước có chínhthể cộng hòa tổng thống, quyền lập pháp thuộc về nghị viện, quyền hành pháp thuộc
về tổng thống và quyền tư pháp thuộc về hệ thống tòa án, được quy định cụ thể tronghiến pháp
- Tổng thống vừa là người đứng đầu quốc gia, vừa là người đứng đầu chínhphủ Trong bộ máy nhà nước không có thủ tướng Tổng thống có quyền lực rất lớn,vừa là trung tâm của bộ máy nhà nước, vừa là trung tâm quyết sách của chính phủ
- Tổng thống nắm quyền hành pháp; tự lựa chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm các
bộ trưởng và được nghị viện phê chuẩn
- Tổng thống và nghị viện đều do cử tri bầu ra nên có thể độc lập với nhau, tổngthống chịu trách nhiệm trước cử tri mà không phải chịu trách nhiệm trước nghị viện
- Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật mà nghị viện đã thông qua, nghịviện có quyền khởi tố và xét xử tổng thống và các thành viên của chính phủ
- Một số nước hiện đang áp dụng như Mỹ, Philippines, Trung và Nam Mỹ …
Trang 1325 Phân tích đặc trưng của chính thể cộng hòa đại nghị, cho ví dụ.
- Cộng hòa đại nghị (cộng hòa nghị viện) là hình thức chính thể có nhiều néttương tự như chính thể quân chủ đại nghị
- Trong bộ máy nhà nước vừa có chức vụ tổng thống (đứng đầu nhà nước), vừa
có chức vụ thủ tướng (đứng đầu chính phủ); quyền hành pháp do hai bộ phận nắm giữ
là tổng thống và chính phủ
- Tổng thống do nghị viện bầu ra, được hiến pháp quy định khá nhiều quyền,song đó chỉ là những quyền có tính chất đại diện cho nhà nước, còn thực tế thì tổngthống không có thực quyền, không trực tiếp tham gia giải quyết các công việc của nhànước Tổng thống thực hiện các quyền của mình theo ý chí của chính phủ, kể cả giảitán nghị viện trước thời hạn Mọi hoạt động của tổng thống chỉ là sự phê chuẩn cáchoạt động đã thực hiện của chính phủ
- Tổng thống có thể “vô trách nhiệm” về chính trị, về hình sự, trừ một số tộihình nghiêm trọng như phản bội tổ quốc, xâm phạm hiến pháp, …
- Chính phủ là cơ quan nắm quyền hành pháp, chính phủ được thành lập từ phe
đa số trong nghị viện Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, bộ máy hành pháp,định ra các chính sách và lựa chọn các nhân viên chính phủ
- Nghị viện có quyền lực tối cao, chính phủ do nghị viện lập và chịu sự giámsát của nghị viện Nghị viện có quyền bất tín nhiệm chính phủ và chính phủ khi đó cóthể phải từ chức Các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước nghị viện, kể cả tráchnhiệm liên đới và trách nhiệm cá nhân
- Ví dụ như Cộng hòa Nam Phi, Phần Lan, …
26 Phân tích đặc trưng của chính thể cộng hòa hỗn hợp, cho ví dụ.
- Cộng hòa hỗn hợp là hình thức chính thể vừa có những đặc trưng của chínhthể cộng hòa tổng thống, vừa có những đặc trưng của cộng hòa đại nghị
- Tổng thống là nhân vật trung tâm của quyền lực nhà nước Tổng thống cóquyền lực rất lớn, kể cả quyền giải tán nghị viện trước hạn Tổng thống có tác độngkhá mạnh mẽ và nhiều khi có ý nghĩa quyết định đối với việc ban hành luật Có một
số nước còn cho phép tổng thống ban hành các văn bản quy phạm có giá trị như luật
- Chính phủ do tổng thống bổ nhiệm Tuy thủ tướng là người đứng đầu chínhphủ, nhưng tổng thống lại có quyền điều hành các hoạt động của chính phủ Mặc dùchính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện, song việc nghị viện kiểm tra các hoạtđộng của chính phủ lại rất hạn chế
- Một số nước có chính thể cộng hòa hỗn hợp là ở Pháp, Bồ Đào Nha, Nga
27 Phân tích khái niệm hình thức cấu trúc của nhà nước Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang.
Hình thức cấu trúc NN là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo các đơn vịhành chính - lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giữa các cấp chính quyền với nhau Hìnhthức cấu trúc nhà nước có 2 dạng cơ bản (đơn nhất và liên bang) và 1 dạng không cơbản (liên minh)
- Định nghĩa: Nhà nước đơn nhất là một - Định nghĩa: là một NN do nhiều NN hợp
Trang 14NN duy nhất và nắm giữ toàn bộ chủ
quyền NN trong phạm vi lãnh thổ quốc gia thành trong đó có 1 NN chung cho toàn liên bang và mỗi bang thành viên có một NN riêng
- Đặc trưng:
+ Chủ quyền quốc gia do chính quyền
trung ương nắm giữ;
+ Địa phương là những đơn vị hành chính
lãnh thổ không có chủ quyền;
+ Cả nước có một hệ thống chính quyền và
một hệ thống pháp luật;
+ Quan hệ giữa chính quyền trung ương
với chính quyền địa phương là quan hệ
giữa cấp trên và cấp dưới…
- Đặc trưng:
+ Chỉ có NN liên bang mới có chủ quyền hoàn toàn, mới được đại diện cho toàn quốc gia dân tộc để thực hiện chủ quyền quốc gia và mới là chủ thể độc lập của luật quốc tế Các NN thành viên phải phụ thuộc vào NN liên bang
+ Trong NN liên bang có nhiều hệ thống CQ
NN, trong đó một hệ thống là chung cho toàn liên bang, có thẩm quyền tối cao trên toàn lãnh thổ, mỗi bang thành viên lại có một hệ thống CQNN có thẩm quyền trong phạm vi bang đó.+ Liên bang cũng có nhiều hệ thống Pháp luật, nhiều bản hành pháp trong đó một hệ thống là chung cho toàn liên bang, có hiệu lực pháp lý cao nhất và trên phạm vi toàn lãnh thổ liên bang, mỗi bang thành viên lại có một hệ thống Pháp luật, một bản hành pháp riêng và chỉ có hiệu lực pháp lý trong phạm vi bang đó
+ Sự phân chia quyền lực giữa NNLB với các
NN thành viên được thể hiện rõ trong cả ba lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và tư pháp
+ Nhà nước liên bang có thể hình thành bằng nhiều con đường khác nhau: tự nguyện liên kết, mua hoặc xâm chiếm lãnh thổ của nước khác
28 Phân tích khái niệm chế độ chính trị của nhà nước Phân biệt chế độ chính trị dân chủ với chế độ chính trị phản dân chủ.
Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhànước sử dụng để thực hiện quyền lực của nhà nước
Chế độ chính trị do bản chất của nhà nước quyết định song nó còn chịu ảnhhưởng của hàng loạt các nhân tố khác của mỗi giai đoạn lịch sử trong mỗi nhà nướcnhư tương quan, mức độ gay gắt của các cuộc đấu tranh giai cấp, tình hình quốc tế,trình độ dân trí, đặc điểm nhà nước, …
Chế độ chính trị phản ánh tính dân chủ hay phi dân chủ của nhà nước, cácquyền tự do của nhân dân, mức độ tham gia của họ vào công việc của nhà nước Chế
độ chính trị gồm hai dạng là dân chủ và phản dân chủ
Chế độ dân chủ có các dấu hiệu cơ bản sau: có sự thừa nhận về mặt pháp lýquyền tự do chính trị của công dân; mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; côngdân có điều kiện thực tế để sử dụng quyền tự do dân chủ của mình; trong xã hội có sựtồn tại công khai của các tổ chức chính trị với xu hướng chính trị khác nhau; trong bộmáy nhà nước có sự tồn tại của các cơ quan đại diện được bầu theo nguyên tắc phổthông đầu phiếu; trong đời sống nhà nước và xã hội có sự tồn tại của nền pháp chế…
Chế độ phản dân chủ thường hình thành khi các lực lượng dân chủ tiến bộ ở đó
bị suy yếu, mâu thuẫn trong long xã hội rất gay gắt và nhà nước nắm trong tay cácphần tử cực đoan hay hiếu chiến; Các quyền tự do dân chủ của công dân bị chà đạp
Trang 15hoặc bị hạn chế đến mức tối đa; các tổ chức dân chủ bị cấm hoạt động, bị giải tán hoặckhủng bố; nhà nước do các nhóm tư bản lũng đoạn chi phối …
29 Xác định hình thức của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam hiện nay và giải thích tại sao xác định như vậy?
Hình thức chính thể: là cộng hòa dân chủ nhân dân Quốc hội là cơ quan đạidiện cao nhất của nhân dân; là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do nhân dân trựctiếp bầu ra Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp
và Tòa án thực hiện quyền tư pháp Quốc hội bổ nhiệm Chủ tịch nước, Thủ tướngChính phủ trong số các đại biểu Quốc hội; thành lập và giám sát hoạt động của Chínhphủ; Quốc hội có thể miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ
Hình thức cấu trúc: là nhà nước đơn nhất, trung ưng tập quyền Chủ quyềnquốc gia do chính quyền trung ương nắm giữ; địa phương là các đơn vị hành chínhlãnh thổ không có chủ quyền; địa phương phục tùng trung ương
Chế độ chính trị: là chế độ dân chủ Nhà nước sử dụng các biện pháp dân chủtrong tổ chức và hoạt động của nhà nước; Công dân được nhà nước tạo điều kiện chocông dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; Công dân được nhà nước thừanhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ; Quyết định của nhân dân
là quyết định cao nhất, nhà nước phải phục tùng; Hoạt động của nhà nước luôn đảmbảo phương châm dân biết, dân bàn, dân kiểm tra
30 Phân tích vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị.
Nhà nước giữ vị trí trung tâm, có sự liên hệ, tác động qua lại đối với tất cả các
tổ chức khác trong hệ thống chính trị Nhà nước có vai trò chủ đạo, đặc biệt quantrọng, mang tính quyết định trong hệ thống chính trị; quyết định bản chất, đặc trưng,
sự tồn tại và phát triển của cả hệ thống chính trị; làm xuất hiện hoặc mất đi một tổchức nào đó trong hệ thống chính trị
Nhà nước được xây dựng, bảo vệ, củng cố, phát triển trên nền tảng xã hội rộnglớn nhất Nhà nước là tổ chức đại diện chính thức, hợp pháp cho toàn thể xã hội, nhândanh xã hội để thực hiện việc tổ chức và quản lý hầu hết các mặt của đời sống xã hội
Nhà nước có quyền lực công khai, bao trùm toàn xã hội, quyền lực nhà nước cóphạm vi tác động rộng lớn nhất so với quyền lực của các tổ chức khác trong hệ thốngchính trị; có bộ máy hùng mạnh nhất, đội ngủ công chức đông đảo, tổ chức chặt chẽ từtrung ương tới địa phương, tạo thành một hệ thống thống nhất và đồng bộ cùng thựchiện quyền lực của nhà nước
Nhà nước có pháp luật, công cụ quản lý xã hội có hiệu quả nhất Thông quahoạt động xây dựng pháp luật, nhà nước thiết lập một hệ thống quy phạm pháp luậtmang tính chất bắt buộc chung đối với toàn xã hội; sử dụng toàn bộ sức mạnh vậtchất, tinh thần của mình để tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật, thậm chí
cả sức mạnh bạo lực
Nhà nước có sức mạnh vật chất to lớn Với tư cách là tổ chức đại diện cho toàn
xã hội, nhà nước có thể trở thành chủ sở hữu những tư liệu sản xuất quan trọng nhấtcủa xã hội Nhà nước có quyền đặt ra và thu các loại thuế; phát hành tiền làm phươngtiện trao đổi trong sản xuất, phân phối, tiêu dùng của cải trong đời sống
Nhà nước là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị mang chủ quyền quốcgia Nhà nước có toàn quyền quyết định và thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại
Trang 16của mình, không lệ thuộc vào ý chí từ bên ngoài; có quyền nhân danh cả quốc gia vàtoàn thể dân tộc trong quan hệ đối ngoại và là chủ thể của công pháp quốc tế
31 Phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền.
- Một là, nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sởmột hệ thống pháp luật dân chủ, tiến bộ, phù hợp và khả thi Hệ thống pháp luật của nhànước pháp quyền thể hiện ý chí của nhân dân, thừa nhận rộng rãi các quyền cơ bản củacon người, quyền dân chủ của nhân dân, đồng thời thể hiện sự tác động qua lại, tráchnhiệm tương hỗ giữa nhà nước với các nhân, tổ chức trong xã hội đối với nhau
- Hai là, nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm vị trí tối thượng của phápluật trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội Hiến pháp là đạo luật thể hiện mộtcách tập trung ý chí của nhân dân, có hiệu lực pháp lý cao nhất Tất cả các cơ quan,nhân viên nhà nước, các tổ chức khác và mọi cá nhân đều phải tuyệt đối sống và làmviệc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trong mọi hành vi của mình
- Ba là, nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sởchủ quyền của nhân dân Nhà nước pháp quyền là nhhà nước bảo đảm quyền lựcthuộc về nhân dân, xuất phát từ nhân dân, được nhân dân ủy quyền thực hiện nênquyền lực trong phạm vi được ủy quyền Vì vậy, nhà nước không còn là bộ máy đểcai trị, áp bức nhân dân mà là công cụ để thực hiện quyền lực của nhân dân Nhân dânkhông chỉ lập nên nhà nước mà còn có thể thay đổi nhà nước
- Bốn là, nhà nước pháp quyền là nhà nước thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm vàbảo vệ các quyền con người, quyền công dân Quan hệ giữa nhà nước với công dân làmối quan hệ bình đẳng, hài hòa, hai bên đều có quyền và nghĩa vụ với nhau và cùngchiuh trách nhiệm như nhau trước pháp luật về hành vi của mình
- Năm là, nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động theo cơchế bảo đảm sự phân công và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước Quyềnlực nhà nước không tập trung mà được phân công cho nhiều cơ quan nhà nước khácnhau cùng thực hiện; mỗi cơ quan có chức năng, thẩm quyền riêng do pháp luật quyđịnh, nhằm đảm bảo sự cân bằng quyền lực, sự kiểm chế chính quyền, kiểm soátquyền lực nhà nước…
- Sáu là, nhà nước pháp quyền là nhà nước gắn bó mật thiết với xã hội dân sự.Thông qua pháp luật, nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho nhà nước,công dân và các tổ chức phi nhà nước, nhằm đảm bảo sự tồn tại và vận hành của xãhội dân sự Xu hướng xã hội hóa các công việc của nhà nước phát triển mạnh, nhờ vậycàng tăng thêm tính tự quản của xã hội, tạo điều kiện cho xã hội dân sự hình thành,phát triển, đưa nền dân chủ phát triển lên trình độ cao
32 Phân tích khái niệm pháp luật.
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận
và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng củanhà nước
Pháp luật có các đặc trưng cơ bản sau:
- Thứ nhất, pháp luật có tính quyền lực nhà nước: Đây là đặc điểm riêng có củapháp luật Để thực hiện việc tổ chức và quản lý các mặt của đời sống xã hội, nhà nướccần có pháp luật Các quy định của pháp luật có thể do nhà nước đặt ra, cũng có thểđược tạo nên từ việc nhà nước thừa nhận những quy tắc xử sự sẵn có trong xã hội nhưđạo đức, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, …
Trang 17- Thứ hai, pháp luật có tính quy phạm phổ biến: Các quy định của pháp luật làkhuôn mẫu, chuẩn mực định hướng cho nhận thức và hành vi của mọi người, hướngdẫn cách xử sự cho cá nhân, tổ chức trong xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội trênmọi lĩnh vực của cuộc sống, tác động đến mọi địa phương, vùng miền của đất nước
- Thứ ba, pháp luật có tính hệ thống: Bản thân pháp luật là một hệ thống cácquy phạm hay các quy tắc ứng xử chung, các nguyên tắc, các khái niệm pháp lý, …Các quy định của pháp luật không tồn tại biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ nội tạithống nhất với nhau, tạo nên một chính thể thống nhất
- Thứ tư, pháp luật có tính xác định về hình thức: được thể hiện trong nhữnghình thức xác định như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật Cácquy định của pháp luật được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể, không trìu tượng,chung chung, bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trên toàn xã hội
33 Phân tích khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội.
Điều chỉnh quan hệ xã hội là sử dụng các công cụ tác động lên các mặt quan hệ
xã hội, làm cho chúng thay đổi và phát triển theo những mục đích, định hướng nhấtđịnh, nhằm duy trì và bảo vệ trật tự xã hội
Điều chỉnh quan hệ xã hội là điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia quan
hệ xã hội đó, làm thay đổi hành vi của họ Trường hợp cá nhân sống trong điều kiệnriêng rẽ, không tham gia vào mối quan hệ với người khác thì không xuất hiện nhu cầuđiều chỉnh hành vi của họ
Công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội là các loại quy phạm xã hội Chúngđược coi là khuôn mẫu, mô hình, chuẩn mực cho hành vi ứng xử của các chủ thể khi
họ tham gia vào những mối quan hệ xã hội nhất định Các mối quan hệ xã hội đượcđiều chỉnh bằng cách xác định cách thức xử sự cho các chủ thể quan hệ xã hội đó, quyđịnh quyền, nghĩa vụ cho họ, quy định việc được làm, nên làm, cần phải làm haykhông được làm…
34 Phân biệt pháp luật với các công cụ khác để điều chỉnh quan hệ xã hội.
Sở dĩ, Pháp luật có vị trí, vai trò đặc biệt đó là bởi vì so với các công cụ điềuchỉnh quan hệ XH khác, pháp luật có những ưu thế vượt trội Đó là:
+ Pháp luật được hình thành bằng con đường NN, do NN đặt ra hoặc thừanhận, do vậy luôn thể hiện ý chí NN, có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiệnđối với mọi tổ chức và cá nhân trong phạm vi lãnh thổ thuộc quyền quản lý của NN + Pháp luật có phạm vi tác động rộng lớn hơn tất cả các loại quy phạm xã hộikhác, không chỉ tới mọi tổ chức và cá nhân mà còn tới mọi miền lãnh thổ, mọi địaphương trên toàn quốc Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hầuhết các lĩnh vực cơ bản của đời sống
Trong khi đó, các loại quy phạm xã hội khác thường chỉ có giá trị bắt buộc phảitôn trọng và thực hiện đối với một bộ phận của dân cư hoặc trong một cộng đồng dân
cư nhất định, có tác động tới một khu vực lãnh thổ nhất định và điều chỉnh các quan
hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định
+ Pháp luật tham gia điều chỉnh các quan hệ XH một cách thường xuyên, liêntục, hàng ngày, hàng giờ Còn các loại quy phạm XH khác chỉ tham gia điều chỉnhquan hệ xã hội trong những dịp hoặc thời điểm nhất định
Trang 18+ Pháp luật được NN tổ chức thực hiện và bảo vệ, tức là được NN bảo đảmthực hiện bằng chính sức mạnh của NN, bằng các biện pháp mang tính quyền lực NN,trong đó có cả các biện pháp cưỡng chế NN, do vậy, hiệu quả điều chỉnh quan hệ XHcủa Pháp luật cao hơn các loại quy phạm XH khác
+ Pháp luật có tính xác định về mặt hình thức, vị trí, vai trò của các văn bảnquy phạm pháp luật ngày càng quan trọng và hiện tại đã chiếm ưu thế tuyệt đối trongPháp luật của nhiều nước Ngôn ngữ Pháp luật thể hiện trong VB thường một nghĩa,
rõ ràng, cụ thể, không trừu tượng, chung chung Do đó, thông qua pháp luật, các cánhân, tổ chức trong XH nắm bắt được một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất, rõ ràngnhất các hành vi được phép, các hành vi bắt buộc, các hành vi bị cấm cũng như cáchthức, trình tự, thủ tục thực hiện các hành vi…, từ đó có đầy đủ cơ sở để lựa chọn vàthực hiện hành vi Vì thế, Pháp luật điều chỉnh QHXH một cách cụ thể, rõ ràng nhất
+ Pháp luật dễ thích ứng với điều kiện thực tế của đời sống xã hội Là hình thứcpháp lý của các quan hệ kinh tế xã hội, vì vậy, về cơ bản pháp luật qui định về vấn đề
gì, qui định như thế nào, điều đó trước tiên phụ thuộc vào thực trạng của điều kiệnkinh tế xã hội Khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, pháp luật có sự thay đổi theo.Chính vì vậy, pháp luật có thể đáp ứng kịp thời yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống Ngượclại, đạo đức, phong tục tập quán thường có quá trình hình thành và biến đổi kháchậm chạp, thậm chí là bất di bất dịch nên thường không phản ánh kịp thời sự pháttriển của cuộc sống
35 So sánh pháp luật với đạo đức.
- Giống nhau: đều góp phần điều chỉnh hành vi của con người sao cho phù hợpvới lợi ích, yêu cầu chung của xã hội, bảo vệ trật tự kỷ cương của xã hội; chịu sự thayđổi khi xã hội thay đổi;
Do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước
Hình thức Mang tính tự giác, tự nguyện, tự thân Mang tính bắt buộc, cưỡng chế, tất yếuTính chất Mang tính chủ quan Mang tính khách quan
Phạm vi Phạm vi tác động mang tính rộng rãi hơn, bao trùm pháp luật Hẹp hơn, vì có nhnữg điều luật pháp cho phép nhưng vi phạm đạo đức.Hoạt động Động cơ bên trong chủ thể thôi thúc con người hành động Ở bên ngoài chủ thể vì bị bắt buộc phải thực hiện.
36 So sánh pháp luật với tập quán.
- Giống nhau: đều là những quy tắc xử sự chung của cộng đồng hướng dẫncách xử sự cho mọi người trong xã hội; có những đặc điểm giống nhau; là tiêu chuẩn
để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người xem hành vi đó là đúng haysai Từ đó trở thành những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho mọi
Trang 19người trong xã hội; tham gia điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữgìn trật tự xã hội
Gắn liền và phát triển cùng với sự ra đời của con người, được coi như luật dân gian hay luật tự nhiên
Hình thức Tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật Dưới dạng bất thành văn, được lưu truyền bằng miệng Phạm vi Tác động đến mọi tổ chức cá nhân có liên quan trong xã hội Chỉ tác động đến một cộng đồng dân cư ở một địa phương nhất định Chủ thể ban
hành Do nhà nước đặt ra Do một nhóm người, một cộng đồng dân cư đặt ra
và các biện pháp cưỡng chế
Thực hiện bằng dư luận xã hội, bằng sức thuyết phục và bằng các biện phápcưỡng chế phi nhà nước
37 Phân tích ưu thế của pháp luật so với các công cụ khác trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Thứ nhất, pháp luật có phạm vi tác động rộng lớn nhất: do nhà nước banhành, nên pháp luật được truyền bá, phổ biến bằng con đường chính thức thông qua hệthống các cơ quan nhà nước Vì vậy, tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội,tác động đến mọi vùng miền, lãnh thổ của đất nước
- Thứ hai, pháp luật được nhà nước tổ chức thực hiện và bảo vệ bằng nhiềubiện pháp khác nhau, bao gồm cả biện pháp cưỡng chế nhà nước Do đó, nó có tínhbắt buộc với mọi người
- Thứ ba, pháp luật có hình thức xác định chặt chẽ nhất Đây là ưu thế vượt trội
so với các công cụ điều chỉnh khác Pháp luật là một hệ thống, là một thể thống nhấtcác quy phạm pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau được sắp xếp một cáchlogic, khách quan và khoa học Ngôn ngữ trình bày thường một nghĩa, rõ nghĩa, chínhxác, không trìu tượng, chung chung
- Thứ tư, pháp luật dễ thích ứng với điều kiện thực tế của đời sống xã hội Khiđiều kiện kinh tế xã hội thay đổi, pháp luạt có sự thay đổi theo
38 Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.
Bất kỳ một hệ thống pháp luật nào cũng ra đời, tồn tại và phát triển trên mộtnền tảng đạo đức nhất định Đạo đức như là môi trường cho sự phát sinh, tồn tại vàphát triển của pháp luật, là chất liệu làm nên các quy định trong hệ thống pháp luật.Những quan niệm, chuẩn mực đạo đức đóng vai trò là tiền đề tư tưởng chỉ đạo việcxây dựng pháp luật Ý thức đạo đức cá nhân là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến việcthực hiện pháp luật Vai trò của ý thức đạo đức cá nhân càng có ý nghĩa quan trọngtrong hoạt động áp dụng pháp luật của nhà chức trách, khi đưa ra các quyết định áp