1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

80 câu hỏi lý luận chung về nhà nước và pháp luật

92 207 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 145,33 KB

Nội dung

nội dung câu hỏi trắc nghiệm triết học mác lê nin bộ câu hỏi ôn thi triết học mac lenin trong lịch sử lập pháp của nước ta nói chung và pháp luật dân sự nói riêng, thuật ngữ quyền nhân thân được ra đời khá muộn. Bộ luật Dân sự năm 1995 là văn bản pháp lý lần đầu tiên đề cập đến quyền nhân thân, đánh dấu một mốc phát triển quan trọng trong quá trình hiện thực hóa quyền con người. Lần đầu pháp luật Việt Nam thừa nhận sự tồn tại tất yếu của những quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân. Điều đó cũng chứng minh được rằng, pháp luật dân sự không chỉ là công cụ bảo vệ những quan hệ tài sản, bảo vệ những giá trị vật chất mà PLDS còn là phương tiện hữu hiệu để cá nhân bảo vệ những giá trị tinh thần của mình. Kế thừa BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 quy định về quyền nhân thân của cá nhân tại Điều 24 “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Quyền nhân thân có mối liên quan mật thiết đến tự do cá nhân, đóng vai trò quan trọng đối với cá nhân. Về bản chất, quyền nhân thân mang đặc tính quyền cá nhân, chính vì thế thực hiện và bảo đảm quyền nhân thân tức là thỏa mãn quyền, tự do, lợi ích của cá nhân. Quyền nhân thân hiểu dưới góc độ pháp luật nói chung đó là một dạng quyền của cá nhân trong lĩnh vực dân sự. Dưới góc độ pháp luật dân sự, quyền nhân thân là tiền đề hình thành nên quan hệ nhân thân. Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân, tổ chức. Đây cũng là nhóm quan hệ xã hội thứ hai trong hai nhóm quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự. 2. Đặc trưng cơ bản quyền nhân thân của cá nhân 2.1. Quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và về nguyên tắc không thể chuyển dịch được cho các chủ thể khác. Quyền nhân thân trở thành thuộc tính của chủ thể mà không bị phụ thuộc, chi phối bởi bất kì yếu tố khách quan nào như độ tuổi, giói tính, trình độ, tôn giáo, địa vị xã hội,… Pháp luật quy định cho mọi chủ thể đều bình đẳng về quyền nhân thân. Quyền nhân thân không thể chuyển nhượng cho người khác, nghĩa là quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các giao dịch mua bán, trao dổi, tặng cho,… Tuy nhiên, tính chất không thể chuyển giao của quyền nhân thân chỉ là tương đối, bởi vì trong một số trường hợp, quyền nhân thân có thể được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn, quyền nhân thân gắn liền với tài sản được phép chuyển giao. Việc chuyển giao quyền nhân thân còn được thể hiện ở khía cạnh khác đó là trên thực tế, có những người nổi tiếng kí những hợp đồng sử dụng hình ảnh với các cơ quan thông tin, xuất bản. 2.2. Quyền nhân thân không xác định được bằng tiền Giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá. Chính vì vậy, quyền nhân thân không thể bị kê biên. Chủ nợ không thể kê biên quyền nhân thân của con nợ. Có một hệ quả thực tiễn là chủ nợ của một cá nhân không thể đòi nợ gián tiếp bằng cách đặt mình vào vị trí của con nợ. Ví dụ: một người nào đó bị xâm hại bí mật đời tư có thể được bồi thường thiệt hại nhưng chủ nợ của người này không thể đặt mình vào vị trí của con nợ để đòi tiền bồi thường. 2.3. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân không nhất thiết phải gây ra thiệt hại cho cá nhân đó Nghĩa là thiệt hại không phải là căn cứ bắt buộc để xác định trách nhiệm pháp lí đối với người thực hiện hành vi xâm phạm. Trên thực tế, ngay cả trường hợp người bị xâm phạm không bị thiệt hại gì, thậm chí có khi còn được lợi cho họ , nhưng về nguyên tắc nếu không có sự đồng ý của cá nhân thì đã bị coi là vi phạm. 2.4. Thiệt hại khi quyền nhân thân bị xâm hại không có tiêu chí cụ thể định lượng Quyền nhân thân gắn với những giá trị tinh thần, đối với mỗi cá nhân giá trị đó không có chuẩn mực chung, cũng không có tiêu chí chung. Vì thế, thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền nhân thân không thể được cân đong đo đếm bằng những đại lượng cụ thể. Đặc trưng này không loại trù nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đã gây ra, việc bồi thường thiệt hại khi xâm phạm quyền nhân thân chỉ mang tính chất “bù đắp” phần nào. 3. Các nhóm quyền nhân thân Phân loại quyền nhân thân Phần này phải nói đến nhóm quyền nhân thân của cá nhân Các nhóm quyền nhân thân + các quyền nhân thân liên quan đến đời sống tinh thần của cá nhân:… + các quyền nhân thân liên quan đến thân thể của cá nhân:… III. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ CÁC QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN IV. THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 1. Thực trạng bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân 1.1. Các dạng hành vi xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân điển hình 1.2. Nhận xét về thực trạng bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân 2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật   Điều 32. Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức

Câu 1: Phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ biểu hiện một đặc trưng của nhà nước Việt Nam hiện nay  Khái niệm Nhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt bao gồm một lớp người được tách ra khỏi hoạt động sản xuất, chỉ để chuyên thực thi quyền lực nhằm tổ chức và quản lí xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền ( ví dụ như lực lượng công an, quân đội, cơ quan hành chính )  Đặc điểm của Nhà nước : - Nhà nước có quyền lực đặc biệt : + Quyền lực nhà nước là khả năng của nhà nước nhờ đó các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải phục tùng ý chí của nhà nước “Khả năng” của nhà nước phụ thuộc vào sức mạnh bạo lực, sức mạnh vật chất, uy tín của nhà nước trong xã hội hay khả năng vận động quần chúng của nó + Sự đặc biệt được thể hiện ở chỗ, Nhà nước là tổ chức đại diện chính thức cho toàn thể xã hội, vì vậy, quyền lực nhà nước là quyền lực đặc biệt, bao trùm đời sống xh, chi phối mọi cá nhân, tổ chức trong xh, tác động đến mọi lĩnh vực đời sống Đối với những cá nhân , tổ chức trong xã hội, họ là đối tượng của quyền lực ấy, nên phải phục tùng ý chí của nhà nước Bên cạnh đó, quyền lực nhà nước cũng tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với thành viên, cũng như các cơ quan của nó trong đó thành viên phải phục tùng tổ chức, cấp dưới phải phục tùng cấp trên + Để thực hiện quyền lực nhà nước, một lớp ng tách ra khỏi hoạt động sx trực tiếp, tc thành cơ quan khác nhau, mỗi cq chuyên đảm nhiệm những công việc nhất định, hợp thành BMNN từ trung ương xuống địa phương ( Hiểu cách đơn giản, Anh A là công dân Việt Nam, do đó chịu sự tác động của quyền lực nhà nước Việt Nam, Sự phục tùng ý chí được thể hiện thông qua tuân theo pháp luật, giả dụ A muốn cưới vợ thì phải từ đủ 20 tuổi mới được đăng kí kết hôn , Sự phùng tùng cấp trên được thể hiện : Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới1) - Nhà nước thực hiện việc quản lí dân cư theo lãnh thổ +) Hiểu đơn giản là nhà nước quản lý người dân trên một diện tích lãnh thổ nhất định, ở đó không phân biệt già trẻ gái trai, tôn giáo, đảng phái,giàu nghèo - Nhà nước thực thi chủ quyền quốc gia : + Nhà nước có quyền lực bao trùm phạm vi lãnh thổ quốc gia, đứng trên mọi cá nhân, tc trong xh, vì vậy NN là tc duy nhất có đủ tư cách và khả năng đại diện 1 chính thức và hợp pháp của quốc gia, thay mặt quốc gia dân tộc thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia + Chủ quyền quốc gia mang nội dug chính trị pháp lí, nó thể hiện quyền quyết định tối cao và độc lập, tự q’ mọi vấn đề đối nội và đối ngoại, ko phụ thuộc vào bất kì cá nhân, tc nào trong nc cx như các nhà nước khác, các tc quốc tế - Nhà nước ban hành pháp luật, dùng pháp luật làm công cụ quản lí xh: + Nhà nc luôn tồn tại trong mqh chặt chẽ vs PL PL là , là phg diện đặc biệt quan trọng để tc và qli xã hội + Do vậy vs tư cách là ng có sứ mệnh tc và qli mọi mặt của đời sống xh, nhà nước phải sd PL, dựa vào PL NN là tc duy nhất có quyền ban hành PL, mọi các nhân, tc trong xh có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện PL một cách nghiêm chỉnh - Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế, phát hành tiền +) Nhà nước là tổ chức đại diện duy nhất cho toàn thể xã hội, có tình quyền lực đặc biệt và thực hiện quyền lực trên một bộ phân dân cư lãnh thổ vì vậy nhà nước có quyền thu thuế và phát hành tiền +) Do khái niệm khẳng định nhà nước là một bộ phận tách ra khỏi xã hội để thực hiện nhiệm vụ, chức năng quản lí xã hội, vì vậy không thể tự mình làm ra của cải, vì vậy cần có sự đóng góp thuế của nhân dân Thuế còn đóng góp quan trọng trong việc phát triển như thuế dùng cho chi các khoản đầu từ phát triển như xây dựng đường xá, cao tốc, +) tiền là phương tiện thanh toán trong sản xuất, tiêu dùng trong nước Câu 2: Phân biệt Nhà nước CHXHCNVN với Đảng cộng sản VN Nhà nước CHXHCNVN là tổ chức quyền lực đặc biệt, như đã phân tích ở câu 1 Đảng CSVN là một trong những tổ chức XH khác hoạt động trên lãnh thổ nước CHXHCN VN có vai trò khá quan trọng là định hướng đường lối chính sách cho NN, dù vậy giữa hai tổ chức luôn có sự khác biệt: Nhà nước CHXHCN VN là tổ chức quyền lực chung của nước CHXHCN VN, vì thế quyền lực nhà nước tác động lên mọi các nhân trong xã hội, không trừ một ai Và luôn đc nhấn mạnh là mọi cá nhân tổ chức đều bình đẳng khi đứng trước pháp luật, đứng trước quyền lực nhà nước Đảng cộng sản VN là chính đảng duy nhất được phép hoạt động trên đất nước VN, có ảnh hưởng lón đến sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị của quốc gia, nhưng tầm kiểm soát của ĐCSVN chỉ tác động trực tiếp lên các đảng viên Dĩ nhiên nó vẫn có thể tác động gián tiếp vì Cương lĩnh chính trị, Điều lệ đảng, các nghị quyết của đại hội đại biểu toàn quốc; quyết định những chủ trương, Nhà nước CHXHCNVN tổ chức quản lí dân cư theo lãnh thổ, cụ thể là thep các đơn vị hành chính Bộ máy nhà nước phân theo các cấp bậc, và chính quyền các cấp địa phương nào sẽ quản lí ng định cư và tạm trú tại địa phương đó Nhà nước CHXHCNVN ban hành pháp luật và quản lí XH bằng Pháp luật Hơn nữa còn là một nhà nước pháp quyền XHCN, PL là thượng tôn, là công cụ quản lý XH hiệu quả nhất bên cạnh đó có cả một hệ thống cơ quan cưỡng chế nn để bảo đảm PL đc thực thi Nguồn xèng: Thuế chính sách về đối nội, đối ngoại, công tác quần chúng của đảng là định hướng cho các hoạt độgn của Nhà nước ĐCSVN quản lí đảng viên Là đảng viên cần những tiêu chí như trên 18 tuổi, và người này phải thừa nhận và tự nguyện thực hiện các Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng (Chi bộ, Đảng bộ ) được nhân dân tín nhiệm, sau đó được giới thiệu kết nạp, thử thách, sinh hoạt và công nhận chính thức Đến nay số lượng đảng viên khoảng 4,5 tr người không nhiều so với dân số VN Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng (Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam) Nguồn, lệ phí Đảng viên, tài trợ từ các nguồn Câu 3 Phân loại nhà nước, trình bày khái quát về từng loại nhà nước, cho ví dụ C1: theo quan điểm sử học, có kiểu nn cổ đại (Lưỡng Hà, La Mã), trung đại (nhà nước Roma), cận đại (Ottoman, Safavid), hiện đại (Việt Nam) C2: theo các nền văn minh thì chia thành các kiểu nn nông nghiệp, công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp (văn minh tri thức) C3: theo cách thức tổ chức quyền lực nn: chuyên chế và dân chủ C4: địa lý, thành nn phương đông và phương tây, kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa, chính trị, …) Phân loại nhà nước theo quan điểm hình thái xã hội của chủ nghĩa mác le nin, năm giai đoạn phát triển của XH loài ng tương đương với năm kiểu nhà nước Nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa 1 Nhà nước chủ nô: Cơ sở kinh tế: là quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, đất đai Hai giai cấp chủ yếu: Chủ nô, Nô lệ Tư liệu sx của XH hầu hết đều nằm trong tay chủ nô, nô lệ có địa vị thấp kém và bị coi như tài sản sở hữu của chủ nô Ở một số quốc gia phương Đông, khi nhà nước xuất hiện thì vẫn đan xen chế độ thị tộc Nên QH XH chủ yếu trong XH là quan hệ giữa nn và các thành viên công xã nông thôn, nô lệ là số ít hơn, thành viên công xã nông thôn vẫn tự do, và đc chia ruộng đất, ph nộp tô thuế cho nhà nước NN chủ nô tồn tại và phát triển trong điều kiện đối kháng gay gắt giữa giai cấp chủ nô và nô lệ VD: Ai Cập, Hi Lạp 2 Nhà nước phong kiến: Cơ sở KT là quan hệ sx phong kiến mà đặc trưng là sở hữu của địa chủ, bóc lột thông qua phát canh, thu tô Giai cấp: Địa chủ, Nông dân, thợ thủ công, thị dân Nông dân có những người có ruộng đất canh tác trên đất của họ, nộp thuế cho nhà nước, ng không có ruộng thì lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, sau đó phải nộp cả địa tô cả thuế Tồn tại tình trạng phân phong đất, khiến quyền hành của các chúa đất địa chủ lên quá cao, dẫn tới k phục tùng trung ương Tiến hành nhiều cuộc chinh phạt nhằm mục đích chiếm đoạt lợi ích VD: Đại Việt, Anh 3 Nhà nước tư bản: Cơ sở KT: quan hệ sx tư bản chủ nghĩa mà cốt yếu là giữa ông chủ và công nhân Cơ sở XH cốt lõi là quan hệ giữa giai cấp tư sản và vô sản Tư liệu sản xuất rất đa dạng nhưng đều thuộc trong tay gc tư bản, những ng công nhân phải bán sức lao động của mình cho nhà tư bản để kiếm sống gc tư bản khi mới xuất hiện thì là giai cấp tiến bộ nhưng nó nhanh chóng lộ rõ bản chất là giai cấp có tính chất phản động, khi bóc lột, áp bức giai cấp vô sản Một bộ giai câp công nhân nắm giữ cổ phần nhất định dần trở thành tầng lớp công nhân thượng lưu và dễ thỏa hiệp với gia cấp tư sản Ngày nay nhà nước tư bản vẫn là công cụ phục vụ giai cấp tư sản, nhưng đã hướng đến việc bảo đảm dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội VD: Mỹ, Đức 4 Nhà nước XHCN: Cơ sở KT: Quan hệ sx XHCN mà đặc trưng là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Cơ sở XH: mối quan hệ giữa các giai cấp tầng lớp trong Xh và cốt lõi là mối liên hệ giữa giai cấp công nhân - nông dân và trí thức hiện nay chưa có dấu hiệu sụp đổ của chủ nghĩa tư bản vì cntb vẫn có thể dựa vào của cải đồ sộ cướp bóc bấy nhiêu thế kỉ nay để giúp vượt qua khủng hoảng nhưng căn cứ vào quá trình phát triển của XH đều dựa vào quá trình xã hội hóa tư liệu sản xuất để giải phóng con ng Vậy nên có thể đi đến kết luận là xã hội tất sẽ đi đến việc công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất, và tất yếu sẽ đi đến nn xhcn và sau đó ko cần nn nữa… VD: Việt Nam, Triều Tiên Câu 4 Trình bày khái niệm bản chất nhà nước Phân tích ý nghĩa của vấn đề bản chất nhà nước  Bản chất nhà nước: là tổng hợp những mặt, những mối liên hệ, những thuộc tính tất nhiên, tương đối ổn định bên trong của nhà nước, quy định sự tồn tại, phát triển của nhà nước Bản chất nhà nước là tổng hợp những mặt, những mối liên hệ, những thuộc tính tất yếu tương đối ổn định của nhà nước, quy định sự tồn tại và phát triển của nhà nc  Các thuộc tính của bản chất nhà nước: tính giai cấp, tính xã hội Tính giai cấp là một trong những thuộc tính của bản chất nhà nước : (bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị, thực hiện các mục đích mà gc thống trị đề ra) + Về kinh tế : Nhà nước bảo vệ giai cấp thống trị về kinh tế (hay nhà nước bảo vệ lợi ích kinh tế cho giai cấp thống trị ) Đó là bảo vệ quyền sở hữu, bảo vệ sự bóc lột của giai cấp thống trị với giai cấp bị trị về kte, trừng phạt những hành vi xâm phạm lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị + Về chính trị : Nhà nước bảo vệ địa vị cầm quyền cho giai cấp thống trị, nhà nước chống lại sự phản kháng của giai cấp bị trị đối với giai cấp thống trị + Về tư tưởng : Nhà nước thừa nhận, xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thành hệ tư tưởng thống trị xã hội Nhà nước áp đặt xã hội phải nghe theo, phải làm theo như sử dụng trường học, tôn giáo, => Nhà nước luôn thể hiện là công cụ để duy trì sự thống trị của gc có của (gc thống trị), bảo vệ lợi ích của gc thống trị trong điều kiện có đối kháng giai cấp Sự vận động, biến đổi tính giai cấp trong từng kiểu nhà nước : + Nhà nước chủ nô, phong kiến tính đối giai cấp lớn  tính giai cấp sâu sắc + Nhà nước tư sản tính đối kháng giai cấp thấp hơn  tính giai cấp giảm + Nhà nước XHCN  tính giai cấp mang sắc thái mới (gc vô sản trở thành gc thống trị, nắm trong tay quyền lực, ko có mục đích dùng NN để duy trì mãi địa vị thống trị của mình, mà để cải tạo xh cũ, xd xh mới, xóa bỏ sự áp bức, bóc lột và sự thống trị gc) Tính xã hội của Nhà nước: - Ở phương diện xã hội, nhà nước là một tổ chức của xh, được sinh ra từ xh để duy trì, quản lí xh khi xh đã phát triển đến một giai đoạn nhất định Xh muốn tồn tại ổn định, có trật tự và phát triển thì đòi hỏi phải có sự tổ chức và quản lí chặt chẽ, nếu ko xh sẽ hỗn loạn - Nhà nước là đại diện chính thức của toàn xh, nhà nước ở mức độ này hay mức độ khác phải có trách nhiệm xác lập, thực hiện và bảo vệ các lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia, dân tộc và công dân mình; phải tập hợp và huy động mọi tầng lớp trong xh vào việc thực hiện các nhiệm vụ chung để bảo vệ chủ quyền, phát triển kte, văn hóa, xh; duy trì trật tự xh và giải quyết những vấn đề phát sinh trong nước và quốc tế; tạo đk cho các lĩnh vực hđ của xh được tiến hành bình thg, có hiệu quả, giúp xh phát triển vì lợi ích chung của cả cộng đồng, đưa lại cs ấm no, hạnh phúc cho mỗi thành viên và cả cộng đồng - Nhà nước là tổ chức quyền lực công, tc nhân danh xh để thực hiện việc quản lí xh, nhà nước ko thể tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi ích của gc thống trị mà ko tính đến lợi ích, nguyện vọng của các gc, các lực lượng khác trong xh - Mặc dù được sinh ra, tồn tại trong lòng xh nhưng nhà nước có vị trí đặc biệt trong xh, nó tựa hồ như đứng trên xh, đại diện cho cả xh để giải quyết những công việc mang tính xh: + Nhà nước chống ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền quốc gia, chống lại sự xâm phạm đến lãnh thổ, chủ quyền QG + Nhà nước phòng chống thiên tai + Nhà nước bảo đảm trật tự an toàn xh + Nhà nước tổ chức quản lí các lĩnh vực của đời sống xh để phát triển kte,vh – xh Trong đk hiện nay, nhà nước còn nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nd + Nhà nước đảm bảo an sinh xh + Nhà nước XHCN còn đảm bảo công bằng, dân chủ, tự do, bình đẳng cho toàn xh, bảo vệ quyền con ng, giá trị con ng, giải phóng con ng khỏi áp bức bất công, con ng có đk để phát huy toàn diện  Ý nghĩa của vấn đề bản chất nhà nước:  Bản chất của nhà nước luôn luôn là vấn đề cơ bản và quan trọng nhất tất cả những vấn đề về nhà nước bởi vì nó liên quan tới lợi ích chính trị của giai cấp thống trị Nội dung khái niệm bản chất của nhà nước chỉ ra nhà nước của ai, do ai, vì ai Nếu hiểu được ra như thế nào thì mới phân tích đúng bản chất của nó  Việc tìm hiểu bản chất của nhà nước không chỉ có ý nghĩa nhận thức lý luận mà còn có giá trị thực tiễn to lớn, nhất là đối với nhà nước VN ta hiện nay trong việc hoạch định các chính sách, pháp luật phù hợp với thực tế và ý nguyện của nhân dân  *Vai trò:  Trước hết, việc nắm vững bản chất nhà nước ta góp phần làm cho sinh viên hiểu và thêm yêu chế độ của đất nước ta Từ đó củng cố niềm tin vào nhà nước, vào chế độ và vào tương lai của đất nước Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển những giá trị của dân tộc về sau  Tiếp đó,việc nắm vững bản chất của nhà nước tạo những điều kiện cần thiết cho sinh viên phát huy quyền hợp pháp và làm tròn nghĩa vụ của công dân đối với đất nước và toàn xã hội Từ đây sinh viên có thể bằng chính năng lực và khả năng sáng tạo của mình tham gia vào các hoạt động kinh tế, sáng tạo những giá trị văn hóa mới vừa mang tính hiện đại vừa thấm nhuần nền văn hóa dân tộc, tạo nên một nét đẹp hài hòa mang đậm dấu ấn riêng  Và đó chính là cơ sở tạo tiền đề cho sự tham gia tích cực vào các hoạt động củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, bởi môi trường học tập là nơi giao lưu với nhiều bè bạn từ các vùng miền trên cả nước; vì vậy nắm vững bản chất sẽ giúp sinh viên nhận thức được vấn đề củng cố khối đại đoàn kết toàn dân không chỉ là nhiệm vụ của các cấp các ngành hay khi đất nước vào thời chiến mà nó là nhiệm vụ của toàn dân mọi thời đại, mọi lúc mọi nơi và không bao giờ được buông lỏng nó  Từ đó, góp phần nâng cao ý thức tinh thần trách nhiệm và ý thức thực hiện nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc của công dân; mà trước hết đối với sinh viên đó là ra sức học tập và công tác tốt tạo tiền đề tri thức cho sự phát triển đất nước bền vững trong tườn lai.Và đề cao cảnh giác, ý thức giai cấp đấu tranh làm thất bại âm mưu xuyên tạc bản chất ưu việt của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  Và hơn hết, chính việc năm vững bản chất nhà nước ta và nhận thức được tầm ưu việt của nó sẽ đó tạo niềm tin cho thế hệ trẻ một xã hội “dân chủ– công bằng – văn minh - tiến bộ” trong tương lai không xa, từ đó tạo tâm thế vũng vàng cho sự nghiệp cống hiến vì tương lai dân tộc, vì mong mỏi của Bác Hồ kính yêu là dân tộc ta “sánh vai với các cường quốc năm châu” trên thế giới  Câu 5 Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước Trình bày ảnh hưởng của nó trong việc thực hiện chức năng nhà nước Việt Nam hiện nay *Định nghĩa: Tính xã hội, tính giai cấp *Sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước: Tính giai cấp và tính xã hội là thuộc tính chung của nhà nước Tính xã hội, xét trong mối quan hệ với tính giai cấp là sự thể hiện thống nhất của khái niệm bản chất nhà nước bởi nó thể hiện sự thống nhất của xã hội về ý chí, lợi ích Trên thực tế, ko có nhà nước nào chỉ có một thuộc tính này mà ko có thuộc tính kia hoặc ngược lại Điều đó có nghĩa là ko có nhà nước nào chỉ quan tâm đến lợi ích và bảo đảm điều kiện tồn tại cho giai cấp cầm quyền mà phủ nhận hoặc từ chối những điều kiện sống của giai cấp khác cùng tồn tại trong xã hội Mặt khác cũng cần nhận thấy là tương quan giữa hai thuộc tính đó cũng ko mang tính ổn định, nó có thể thay đổi do nhiều nguyên nhân đem lại, tùy vào điều kiện và nhận thức của lực lượng cầm quyền Chẳng hạn, các nhà nước chủ nô, phong kiến và nhà nước tư sản ở một số giai đoạn phát triển của nó thì tính giai cấp thể hiện công khai và rõ rệt hơn nhiều so với tính xã hội, tính xã hội thể hiện rất mờ nhạt và hạn chế Với nhà nước tư sản ở giai đoạn hiện nay, tính xã hội của nó đã thể hiện rộng rãi và rõ rệt hơn so với các giai đoạn trước Ở nhiều nhà đương đại, tính xã hội của chúng thể hiện tương đối rõ Nhiều nhà nước ngày nay đã cố gắng bảo đảm công bằng xã hội, chúng trọng phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, bảo trợ xã hội, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội thông qua quy định mức lương tối thiểu cho người lao động, lương hưu và chế độ thuế thu nhập lũy tiến để điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, phòng và chống các căn bệnh thế kỷ, hỗ trợ và khuyến khích người nghèo phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sống… Nhà nước ngày nay được coi như người chịu trách nhiệm chính trong việc phòng ngừa, giải quyết hậu quả của những rủi ro trong xã hội, bảo đảm sự đoàn kết xã hội và sự phổ biến tri thức Nhà nước XHCN là kiểu nhà nước có tính xã hội rộng rãi và rõ rệt nhất bởi lẽ nó luôn luôn bảo vệ lợi ích của đại đa số dân cư là những người lao động trong xã hội Nhà nước CHXNCN Việt Nam sẽ là một nhà nước như vậy Câu 6 Phân tích vai trò xã hội của nhà nước CHXHCNVN hiện nay 1) Xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động của đời sống xã hội Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật phải đảm bảo và thoả mãn được các yêu cầu: đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, nhất quán, thông thoáng, nghiêm túc, phù hợp với thông lệ quốc tế Đối với Việt Nam, để xây dựng được một hệ thống pháp luật đồng bộ và ổn định, theo chúng tôi, cần dựa trên những nguyên tắc sau: - Một là, pháp luật phải cụ thể hoá những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sự tồn tại và phát triển của xã hội - Hai là, pháp luật phải phù hợp với thực tế cuộc sống, bắt đầu từ cuộc sống và có sự tham gia đóng góp ý kiến rộng rãi của các thành viên trong cộng đồng xã hội - Ba là, song song với việc xây dựng luật pháp, phải có hệ thống những giải pháp hợp lý, khả thi trong việc tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống 2) Xây dựng và đảm bảo thực hiện các chính sách xã hội Ở Việt Nam, thực hiện các chính sách xã hội là sự cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, là việc thực hiện các lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nhằm tác động trực tiếp vào con người, hướng tới mục đích đảm bảo, thoả mãn ngày một tốt hơn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân Chính sách xã hội thể hiện vai trò, trách nhiệm xã hội của nhà nước, phản ánh bản chất của chế độ xã hội Việt Nam là một nước đang phát triển, nhưng Nhà nước Việt Nam đã sớm có chủ trương phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, đồng thời đặt chính sách xã hội trong sự phát triển kinh tế Đây là giải pháp có hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách xã hội của Việt Nam được quốc tế đánh giá cao, đặc biệt là những chính sách “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” và “xoá đói giảm nghèo” 3) Quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” Nét đặc trưng của nền kinh tế này được quy định bởi điều kiện kinh tế cụ thể, cũng như mục tiêu phát triển xã hội của Việt Nam - đó là mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Mục tiêu này cũng chính là định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam Đây là nhiệm vụ đặc thù của Nhà nước Việt Nam khó khăn hơn rất nhiều so với các nước khác phát triển kinh tế theo con đường không phải xã hội chủ nghĩa Sự kết hợp này không chỉ đơn thuần là xác định những lĩnh vực nào Nhà nước cần làm và những lĩnh vực nào Nhà nước không nên làm, mà còn là sự kết hợp, kiểm kê, kiểm soát, điều chỉnh và định hướng thường xuyên sự phát triển của nền kinh tế theo hướng tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội Về thực chất, định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển kinh tế là sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình phát triển và hoàn thiện nền kinh tế Để thực hiện tốt vai trò này, Nhà nước tác động đến sự phát triển của nền kinh tế không chỉ thuần tuý bằng sức mạnh kinh tế của mình, mà còn với tư cách chủ thể quản lý và điều hành mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội, bằng tất cả lực lượng, sức mạnh tổng hợp về kinh tế, chính trị, xã hội 4) Đảm bảo cung cấp các dịch vụ công cho xã hội Phục vụ xã hội và đảm bảo xã hội là hai chức năng xã hội cơ bản của nhà nước Với vai trò là chủ thể quản lý và điều hành xã hội, Nhà nước ta có trách nhiệm đảm bảo các dịch vụ công cho xã hội thông qua hai phương thức sau: - Trực tiếp cung ứng các dịch vụ công thông qua hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích hoặc các đơn vị sự nghiệp - Uỷ nhiệm dịch vụ công cho các tổ chức xã hội thực hiện Ngoài những loại dịch vụ mà Nhà nước cần phải trực tiếp nắm giữ vì lợi ích của toàn xã hội và để giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, những loại dịch vụ công còn lại được Nhà nước chuyển giao cho các tổ chức xã hội không thuộc khu vực nhà nước thực hiện dưới sự kiểm soát bằng công cụ pháp luật và các đòn bẩy kinh tế và có thể mua lại các dịch vụ công của các tổ chức xã hội để giữ quyền phân phối, đảm bảo dịch vụ công cho xã hội ngày càng đa dạng và ổn định 5) Thực hiện quá trình phân phối nguồn lực và lợi ích theo nguyên tắc đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội Vai trò của Nhà nước trong phân phối thể hiện ở nhiều góc độ: thiết lập các khuôn khổ pháp luật nhằm điều tiết, đa dạng hoá các hình thức phân phối theo nguyên tắc cơ bản là phân phối theo lao động kết hợp với sự phân phối theo mức độ đóng góp vốn, các nguồn lực khác và sự cống hiến cho sự phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình phân phối, sử dụng các công cụ của mình để trực tiếp hoặc gián tiếp can thiệp vào quá trình phân phối nhằm thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế và công bằng xã hội Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết quá trình phân phối thông qua một số công cụ quan trọng sau: - Phân phối bằng công cụ thuế - Phân phối qua ngân sách Nhà nước - Phân phối qua hệ thống tín dụng - Phân phối qua hệ thống an sinh xã hội 6) Đại diện cho quốc gia, dân tộc tham gia vào các hoạt động chung của khu vực và thế giới Đồng thời với nhiệm vụ đảm bảo lợi ích dân tộc, chủ quyền và an ninh quốc gia, Nhà nước còn phải đại diện cho quốc gia, dân tộc tham gia vào các hoạt động chung của thế giới một cách tích cực và chủ động nhằm mục đích xây dựng một thế giới văn minh, hoà bình, hữu nghị và phồn vinh Để hoàn thành tốt vai trò to lớn trong việc tổ chức và thực hiện trách nhiệm xã hội, Nhà nước Việt Nam đang tiếp tục đổi mới để thực hiện một cách có hiệu quả việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa * Khách thể của quan hệ pháp luật là yếu tố làm cho giữa các bên chủ thể có mối quan hệ pháp luật đối với nhau * Nội dung: là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể Câu 62 Phân tích những yếu tố bảo đảm việc thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể quan hệ pháp luật, cho ví dụ minh hoạ Các yếu tố đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào QHPL là: * Sức mạnh nhà nước: Đây là yếu tố đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể một cách mạnh mẽ và triệt để nhất Bởi vì nhà nước nắm trong tay quyền lực công, có bộ máy chuyên thực hiện nhiệm vụ cưỡng chế Do đó, các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể sẽ được đảm bảo thực hiện triệt để trên thực tế, khi xảy ra vi phạm quyền hoặc nghĩa vụ thì nhà nước sẽ lập tức can thiệp và giải quyết * Khả năng bồi thường của các chủ thể: quyền lợi của 1 bên chủ thể có được bảo vệ hoàn toàn hay không còn phụ thuộc vào khả năng bồi thường của chủ thể bên kia Hay nói cách khác là khi chủ thể bên kia có tài sản thì khi xảy ra vi phạm quyền và nghĩa vụ đối với chủ thể bên này, thì chủ thể bên này mới có khả năng nhận được đền bù Trường hợp chủ thể gây thiệt hại không có khả năng thanh toán, chi trả thì quyền lợi của chủ thể bị thiệt hại sẽ không được bù đắp trên thực tế * Chuẩn mực đạo đức xã hội: Xét dưới một góc độ nào đó thì hầu hết chủ thể đều bị ràng buộc bởi đạo đức xã hội hay chính xác là uy tín và lòng tự trọng Các yếu tố này cũng góp phần thúc đẩy các chủ thể thực hiện đúng nghĩa vụ của mình VD: A và B tham gia vào quan hệ mua bán xe ô tô A đã chuyển giao tiền cho B nhưng B không chịu giao ô tô cho A thì trong trường hợp này nhà nước sẽ can thiệp để bắt B phải thực hiện nghĩa vụ giao chiếc ô tô cho A Câu 63 Cho ví dụ về một quan hệ pháp luật cụ thể và xác định chủ thể khách thể, nội dung của quan hệ pháp luật đó ( xem lại VD và định nghĩa câu 61,62) Câu 64 Phân tích khái niệm thực hiện pháp luật Trình bày mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật Khái niệm: Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của các chủ thể được hình thành trong quá trình hiện thực hoá các quy định của pháp luật * Ý nghĩa: * Bằng việc thực hiện pháp luật, các quy định pháp luật từ trong các nguồn luật khác nhau đã đi vào đời sống, trở thành hành vi thực tế của các chủ thể * Pháp luật phát huy vai trò trên thực tế, ổn định trật tự an toàn xã hội Tạo điều kiện phát triển các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức * Thông qua thực hiện pháp luật, các hạn chế, khiếm khuyết của pháp luật nếu còn tồn đọng của sẽ được bộc lộ, nhờ đó để điều chỉnh, hoàn thiện kịp thời * Mục đích: * Nhằm giải quyết các vụ việc, vấn đề trong xã hội * Giúp nhà nước duy trì trật tự và quản lý xã hội * Định hướng phát triển các mqh trong xã hội * Giúp các chủ thể pháp luật đạt được mong muốn chính đáng của mình khi tham gia các quan hệ pháp luật Câu 65 Phân tích khái niệm thực hiện pháp luật Trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay Khái niệm: Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của các chủ thể được hình thành trong quá trình hiện thực hoá các quy định của pháp luật * Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật ở VN * Năng lực của chủ thể pháp luật: Chủ thể phải có năng lực nhận thức đúng đắn về loại quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của mình và trình độ chuyên môn thì việc thực hiện pháp luật mới diễn ra đúng đắn, chính xác và phù hợp với quy định của điều luật Ngược lại, chủ thể nhận thức sai lệch về điều luật thì việc thực hiện pháp luật cũng sẽ xảy ra sai phạm * Tính hợp pháp của các quy định pháp luật: Tính hợp pháp ở đây khá rộng, bao gồm tính đúng đắn về mặt nhận thức, nội dung và trình tự ban hành, hơn nữa phải có sự thống nhất giữa các quy định của pháp luật Phải đảm bảo các tiêu chí trên thì việc áp dụng pháp luật mới đúng đắn, chính xác và thực sự mang lại hiệu quả trên thực tế * Các yếu tố khác: trình độ dân trí, chế độ chính trị, điều kiện vật chất… cũng có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật Câu 66 Phân tích khái niệm áp dụng pháp luật Trình bày mục đích, ý nghĩa của hoạt động áp dụng pháp luật Khái niệm: Áp dụng pháp luật là hoạt động do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật thành quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức trong các trường hợp cụ thể 4 đặc điểm của áp dụng pháp luật: * Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước Hoạt động này chỉ do các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành Quyết định áp dụng pháp luật có ý nghĩa bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng pháp luật và chủ thể khác có liên quan Khi cần thiết, quyết định này được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước * Áp dụng pháp luật được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định * Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá quy phạm pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, được đặt ra không phải cho riêng lẻ 1 cá nhân, tổ chức mà cho 1 nhóm đối tượng nhất định Tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể, chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào quy phạm pháp luật đưa ra cách xử sự cụ thể đối với chủ thể bị áp dụng pháp luật, xác định họ được làm gì, không được làm gì, phải làm gì rất cụ thể * Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính sáng tạo Các vụ việc trong cuộc sống hết sức đa dạng và phong phú đòi hỏi chủ thể có thẩm quyền phải linh hoạt, sáng tạo để giải quyết các vụ việc cụ thể một cách đúng đắn Mục đích, ý nghĩa: - nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật được thực thi trên thực tế - Nhằm giải quyết các vụ việc nảy sinh trong xã hội pháp luật phát huy vai trò của nó trên thực tế, làm cho đời sống xã hội ổn định, trật tự và có điều kiện phát triển mạnh mẽ, các quyền và lợi ích hợp pháp của các nhân, tổ chức được bảo đảm, bảo vệ, đời sống xã hội được an toàn - Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Câu 67 Phân tích khái niệm áp dụng pháp luật Trình bày các bảo đảm của hoạt động áp dụng pháp luật 1 Khái niệm Áp dụng pháp luật là hoạt động do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật thành quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức trong các trường hợp cụ thể 4 đặc điểm của áp dụng pháp luật: * Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước Hoạt động này chỉ do các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành Quyết định áp dụng pháp luật có ý nghĩa bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng pháp luật và chủ thể khác có liên quan Khi cần thiết, quyết định này được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước * Áp dụng pháp luật được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định * Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá quy phạm pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, được đặt ra không phải cho riêng lẻ 1 cá nhân, tổ chức mà cho 1 nhóm đối tượng nhất định Tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể, chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào quy phạm pháp luật đưa ra cách xử sự cụ thể đối với chủ thể bị áp dụng pháp luật, xác định họ được làm gì, không được làm gì, phải làm gì rất cụ thể * Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính sáng tạo Các vụ việc trong cuộc sống hết sức đa dạng và phong phú đòi hỏi chủ thể có thẩm quyền phải linh hoạt, sáng tạo để giải quyết các vụ việc cụ thể một cách đúng đắn 2 Các bảo đảm của hoạt động áp dụng pháp luật: * Văn bản pháp luật phải hợp pháp * Chủ thể áp dụng phải có năng lực * Phân tích, đánh giá đúng, chính xác tình tiết của vụ việc cần áp dụng * Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp, chính xác để áp dụng Câu 68 Phân tích khái niệm áp dụng pháp luật Trình bày các biện pháp khắc phục hạn chế ( nếu có ) trong hoạt động áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay 1 Khái niệm: Áp dụng pháp luật là hoạt động do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật thành quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức trong các trường hợp cụ thể 4 đặc điểm của áp dụng pháp luật: * Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước Hoạt động này chỉ do các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành Quyết định áp dụng pháp luật có ý nghĩa bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng pháp luật và chủ thể khác có liên quan Khi cần thiết, quyết định này được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước * Áp dụng pháp luật được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định * Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá quy phạm pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, được đặt ra không phải cho riêng lẻ 1 cá nhân, tổ chức mà cho 1 nhóm đối tượng nhất định Tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể, chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào quy phạm pháp luật đưa ra cách xử sự cụ thể đối với chủ thể bị áp dụng pháp luật, xác định họ được làm gì, không được làm gì, phải làm gì rất cụ thể * Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính sáng tạo Các vụ việc trong cuộc sống hết sức đa dạng và phong phú đòi hỏi chủ thể có thẩm quyền phải linh hoạt, sáng tạo để giải quyết các vụ việc cụ thể một cách đúng đắn 2 Các biện pháp khắc phục hạn chế: * Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng các chủ thể có thẩm quyền áp dụng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tư tưởng, đạo đức * Rà soát các văn bản áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chí hợp pháp Câu 69 Phân tích khái niệm giải thích pháp luật Trình bày sự cần thiết của việc giải thích pháp luật 1 Định nghĩa: Giải thích pháp luật là làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng, ý nghĩa của quy phạm pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được nhận thức và thực hiện đúng đắn, thống nhất 2 Phân tích: Đây là 1 hình thức thực hiện pháp luật Không có quy định về chủ thể thực hiện, bên cạnh những chủ thể được nhà nước trao quyền thì mọi chủ thể đều có thể thực hiện Nhiệm vụ của giải thích pháp luật là làm rõ các quy định pháp luật, làm cho đối tượng mà văn bản luật hướng đến hiểu được nội dung, bản chất của điều luật đó 3 Sự cần thiết của giải thích pháp luật: Giải thích pháp luật là hình thức quan trọng, là tiền đề để các hình thức khác có thể thực thi trên thực tế trơn tru, hiệu quả và chính xác Nhiệm vụ của giải thích pháp luật là làm rõ các quy định pháp luật, làm cho đối tượng mà văn bản luật hướng đến hiểu được nội dung, bản chất của điều luật đó Từ đó, khả năng thực hiện pháp luật trên thực tế mới được đảm bảo Câu 70 Cho một VD về vi phạm pháp luật cụ thể và phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật đó 1 VD: Sinh viên A vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, như vậy sinh viên A đã vi phạm pháp luật vì vi phạm PL là hành vi trái PL và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được PL bảo vệ 2 Phân tích các dấu hiệu của VPPL trên: + Hành vi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy cua sinh viên A là hành vi xác định hay xử sự thực tế của sinh viên này, và hành vi đó được thực hiện bằng hành động cụ thể + Đó là hành vi trái pháp luật vì trái với quy định trong Luật giao thông đường bộ Đây là hình thức thực hiện hành vi bị PL cấm vì trong Luật đã quy định rõ là không được vượt đèn đỏ + Sinh viên A là người có năng lực trách nhiệm pháp lý, vì sinh viên A đã trên 18 tuổi, tức là đã đặt đến độ tuổi mà PL quy định phải chịu trách nhiệm pháp lý và trí tuệ phát triển bình thường, có đủ khả năng nhận thức và điểu khiển hành vi + Hành vi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy của sinh viên A là hành vi có lỗi, bởi vì khi thực hiện hành vi này, sinh viên A đủ khả năng để nhận thức được hành vi của mình là trái PL, đủ khả năng nhận thức được hậu quả của hành vi đó là gây ảnh hưởng tới việc tham gia giao thông và gây nguy hiểm cho người khác; đồng thời, sinh viên A hoàn toàn có thể điều khiển được hành vi của mình, đó là có thể vượt hoặc không vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy + Hành vi của sinh viên A đã xâm hại quan hệ xã hội được PL bảo vệ, đó là trật tự an toàn giao thông đường bộ Câu 71 Cho một VD về vi phạm pháp luật cụ thể và phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật đó 1 VD về VPPL: 10h sáng ngày 20/11/2017, anh B, 20 tuổi, tham gia giao thông bằng xe máy trên đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội nhưng không đội mũ bảo hiểm, bị ngã xe gây chấn thương sọ não Như vậy anh B đã VPPL, vì hành vi ko đội mũ bảo hiểm của anh B khi tham gia giao thông bằng xe máy là hành vi trái PL và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được PL bảo vệ 2 Phân tích cấu thành của VPPL trên + Mặt khách quan • Hành vi trái PL: hành vi ko đội mũ bảo hiểm của anh B là hành vi trái PL, trái với quy định của Luật giao thông đường bộ, hành vi này đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, đó là làm anh ta bị chấn thương sọ não khi ngã xe • Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: sự thiệt hại về người mà cụ thể là sự chấn thương sọ não của anh B • Thời gian VPPL: 10h sáng ngày 20/11/2017 • Địa điểm VPPL: đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội • Phương tiện VPPL: xe máy + Mặt chủ quan • Lỗi: lỗi vô ý vì quá tự tin, bởi vì, anh B tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó có thể sẽ ko xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội + Chủ thể: anh B, vì anh B là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý bởi anh ta đã 20 tuổi và trí tuệ phát triển bình thường + Khách thể: trật tự an toàn giao thông đường bộ Câu 72 Phân tích khái niệm truy cứu trách nhiệm pháp lý Trình bày mục đích, ý nghĩa của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý 1 Định nghĩa: Truy cứu TNPL là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm các biệt hóa bộ phận chế tài của quy phạm PL đối với các chủ thể vi phạm PL (Áp dụng PL) 2 Phân tích đặc điểm của TCTNPL + TCTNPL là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước • Hoạt động TCTNPL do các CQNN, nhà chức trách cho thẩm quyền hoặc chủ thể được PL trao quyền tiến hành theo quy định của PL và mỗi chủ thể đó cũng chỉ được TCTNPL trong một phạm vi nhất định theo quy định của PL • TCTNPL là sự thể hiện ý chí của nhà nước, thông qua hoạt động này ý chí của NN thể hiện qua việc quy định các biện pháp cưỡng chế NN cần áp dụng đối với chủ thể VPPL sẽ trở thành hiện thực trong thực tế • Nội dung các quyết định được ban hành trong quá trình TCTNPL luôn thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể tiến hành TCTNPL trên cơ sở nhận thức và niềm tin nội tâm của họ về bản chất của vụ việc và các quy định của PL mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể VPPL Các quyết định này có ý nghĩa bắt buộc thực hiện đối với các chủ thể VPPL và các chủ thể khác có liên quan + TCTNPL là việc cá biệt hóa các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với chủ thể VPPL: áp dụng một biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể được quy định trong phần chế tài của QPPL đối với chủ thể VPPL tùy theo mức độ vi phạm của họ + TCTNPL là hoạt động có trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ do PL quy định để có thể đảm bảo tính nghiêm minh của PL và tính đúng đắn, chính xác của hoạt động TCTNPL, hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm có thể xảy ra, tránh hiện tượng oan sai, bỏ lọt vi phạm + TCTNPL là hoạt động phải sáng tạo bởi các vụ việc VPPL xảy ra trong thực tế rất đa dạng và phức tạp, trong khi đó PL thường chỉ dự liệu những tình tiết có tính chất phổ biến, điển hình mà không miêu tả tỉ mỉ từng tình tiết của vụ việc à phải thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ, chính xác, xem xét một cách toàn diện và kĩ lưỡng nhằm xác định sự thật khách quan của vụ việc, so sánh, đối chiếu với các quy định của PL, lựa chọ QPPL phù hợp để áp dụng sao cho đúng chủ thể, đúng tính chất, mức độ vi phạm 3 Mục đích, ý nghĩa: + Bảo vệ trật tự PL, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội, đảm bảo cho các quan hệ xã hội diễn ra trong ổn định, trật tự và phát triển một cách bình thường + Xử lý người VPPL, trừng phạt họ, qua đó nhằm cải tạo, giáo dục họ, ngăn chặn sự tiếp tục VPPL của họ + Nhằm răn đe, phòng ngừa chung, làm cho các chủ thể khác nhận thức được tính nghiêm minh của luật pháp mà không dám VPPL + Một số trường hợp, TCTNPL nhằm khôi phục trạng thái ban đầu của các quan hệ PL trước khi bị hànH vu VPPL xâm hại Câu 73 Phân tích yêu cầu, đòi hỏi đối với hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý Hoạt động TCTNPL phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau: + Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động TCTNPL: hoạt động TCTNPL phải được tiến hành đúng thẩm quyển, theo đúng trình tự, thủ tục mà PL quy định, có căn cứ pháp lí vững chắc, đúng người, đúng vi phạm, đúng PL, tránh oan sai nhưng không bỏ lọt vi phạm + Bảo đảm tính hợp lí trong hoạt động TCTNPL: quyết định áp dụng PL được ban hành khi TCTNPL phải phù hợp với các điều kiện hiện thực để có thể thi hành được đồng thời phải đảm bảo tính có lợi nhất vê tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội + Việc TCTNPL phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền, các giá trị con người Không áp dụng những biện pháp cưỡng chế có tính chất làm nhục con người Nghiêm trị kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố, chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm và vi phạm PL có tính chuyên nghiệp Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, ăn nă hối cải, lập công, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra + Bảo đảm nguyên tắc công bằng trong TCTNPL Câu 74 Phân tích căn cứ đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật 1 Định nghĩa vi phạm PL: VPPL là hành vi trái PL, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ 2 Các yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm của VPPL là các yếu tố cấu thành VPPL Cụ thể: + Các yếu tố thuộc mặt khách quan của VPPL • Hành vi trái PL xảy ra trong thực tế là một trong những cơ sở để xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của VPPL VD, hành vi sử dụng tài liệu làm bài thi khi không được phép của sinh viên sẽ ít nguy hiểm cho xã hội hơn hành vi cầm dao chém người khấc bị thương nặng Do đó, hành vi trái PL là một trông các yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của VPPL, dựa vào hành vi trái PL xảy ra trong thực tế có thể xác định được đó là vi phạm kỉ luật, vi phạm hành chính hay là phạm tội • Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là một trong các yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của VPPL, vì thiệt hại mà xã hội phải gánh chịu do VPPL càng lớn thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của VPPL càng cao • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội chính là căn cứ xác định thiệt hại mà xã hội phải gánh chịu trong thực tế có phải do hành vi trái PL gây ra hay ko • Thời gian vi phạm có thể là yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của VPPL, bởi lẽ cùng một hành vi trái PL nhưng nếu xảy ra vào ban ngày thì sẽ ít nguy hiểm hơn là xảy ra vào ban đêm, vì vào ban ngày thì khả năng ngăn chặn thiệt hại và khắc phục hậu quả sẽ dễ hơn vào ban đêm • Địa điểm vi phạm có thể là yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của VPPL, ví dụ cùng một hành vi khủng bố nhưng nếu xảy ra ở địa điểm tụ tập đông người như rạp hát, sân vận động… thì mức độ nguy hiểm cho xã hội sẽ cao hơn khi xảy ra ở nơi ít người hoặc vùng hẻo lánh bởi vì hành vi đó được thực hiện ở nơi đông người sẽ có khả năng gây sát thương cho nhiều người hơn • Phương tiện vi phạm là một trong các yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của VPPL, bởi vì cùng là hành vi vận chuyển hàng lậu song nếu phương tiện được sử dụng để chở hàng là xe đạp thì sẽ ít nguy hiểm hơn là bằng ô tô, vì số lượng hàng lậu được vận chuyển trong cùng một thời gian sẽ ít hơn + Các yếu tố thuộc mặt chủ quan của VPPL • Lỗi là một trong các yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của VPPL, bởi vì nếu cùng một hành vi trái PL và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, song khi chủ thể thực hiện với lỗi cố ý thì mức độ nguy hiểm cho xã hội sẽ cao hơn là với lỗi vô ý vì khi đó, chủ thể đã biết rõ hành vi của mình là trái PL, thấy trước được hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội mà lại mong muốn cho hậu quả đó xảy ra hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra • Động cơ vi phạm PL là yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của VPPL, vì nó là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái PL và khi chủ thể vi phạm có động cơ rõ ràng thì thường dễ theo đuổi đến cùng việc thực hiện hành vi trái PL • Mục đích vi phạm PL là yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của VPPL, vì khi chủ thể thực hiện hành vi trái PL có mục đích cụ thể, rõ rành thì thường họ sẽ cố ý thực hiện hành vi, tức là lỗi cố ý + Chủ thể của VPPL: là một trong các yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của VPPL, vì với cùng một hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng nếu chủ thể là người đã thành niên thì mức độ nguy hiểm cho xã hội sẽ cao hơn so với chủ thể là người chưa thành niên Bởi vì, nếu chủ thể là người đã thành niên, tức là đã có đủ khả năng về hành vi và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội, đã có đủ khả năng cân nhắc, tính toán thiệt hơn mà vẫn cố tình lựa chọn và thực hiện hành vi trái PL thì mức độ nguy hiểm cho xã hội sẽ cao hơn so với người chưa thành niê, là người còn bồng bột, chưa đủ khả năng cân nhắc, tính toán cẩn thận trước khi lựa chọn và thực hiện hành vi trái PL + Khách thể của VPPL: là một trong các yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của VPPL, vì quan hệ xã hội bị xâm hại bởi VPPL càng quan trọng thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của VPPL càng cao Trong số các loại QHXH có thể bị xâm hại thì an ninh quốc gia là loại QHXH quan trọng nhất, do vậy, xâm phạm an ninh quốc gia là loại VPPL có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao nhất Câu 75 Phân tích ý nghĩa của từng yếu tố trong cấu thành vi phạm pháp luật với việc truy cứu trách nhiệm pháp lý Ý nghĩa cơ bản của việc xác định cấu thành VPPL đối với hoạt động TCTNPL là nhằm xác định được đúng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của VPPL, từ đó xác định được đúng đắn, chính xác các biện pháp cưỡng chế nhà nước cần áp dụng cho phù hợp với từng trường hợp vi phạm, qua đó đảm bảo được mục đích của việc TCTNPL - Hành vi trái PL là căn cứ đầu tiên, không có hành vi trái PL thì không có VPPL, do vậy ko xác định được hành vi trái PL thì ko thể tiến hành TCTNPL - Hậu quả nguy hiểm cho xã hội hay thiệt hại mà xã hội phải chịu là cơ sở để xác định loại trách nhiệm pháp lý và biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể cần áp dụng, đó là trách nhiệm hành chính hay hình sự, nếu là hình sự thì thuộc loại tội nào, khung hình phạt cụ thể nào… - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái PL và hậu quả nguy hiểm cho xã hội là một căn cứ quan trọng bởi một người se ko phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại ko phải do hành vi của mình gây ra, trừ TH có trách nhiệm liên đới - Thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện, tính chất, phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi là những yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định biện pháp cưỡng chế cụ thể cần áp dụng - Việc xác định được loại lỗi cụ thể của chủ thể vi phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc TCTNPL và xác định các biện pháp cưỡng chế cụ thể cần áp dụng, ví nếu chủ thể ko có lỗi trong hành vi của mình thì ko bị coi là VPPL; với cùng một mức độ thiệt hại do VPPL gây ra cho xã hội song nếu chủ thể vi phạm với lỗi cố ý thì phải trừng phạt nghiêm khắc hơn so với khi họ vi phạm với lỗi vô ý - Việc xác định được động cơ, mục đích VPPL của chủ thể là căn cứ quan trọng để quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể với chủ thể VPPL, đặc biệt trong trường hợp chúng là dấu hiệu đặc trưng của vi phạm - Việc xác định độ tuổi, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể là các nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc KĐ họ có phải là chủ thể của VPPL ko, trong việc xác định biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể cần áp dụng cho chủ thể, vì với hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội tương tự thì biện pháp cưỡng chế nhà nước cần áp dụng đối với người đã thành niên phải nghiêm khắc hơn đối với người chưa thành niên - Đối với chủ thể là tổ chức thì việc xác định địa vị pháp lý hoặc tư cách pháp nhân của chủ thể là cơ sở để xác định loại trách nhiệm pháp lý cần truy cứu - Việc xác định khách thể của VPPL là cơ sở quan trọng để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, trên cơ sở đó xác định chính xác biện pháp cưỡng chế nhà nước cần áp dụng, vì quan hệ xã hội cần được PL bảo vệ càng quan trọng thì biện pháp cưỡng chế cần áp dụng đối với chủ thể vi phạm phải càng nghiêm khắc Câu 76: Phân tích căn cứ đánh giá ý thức pháp luật của một cá nhân, liên hệ bản thân 1 Khái niệm ý thức pháp luật: YTPL là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm, tâm trạng, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật và các hiện tượng tâm lí khác thể hiện mối quan hệ giữa con người và pháp luật, sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp đối với hành vi của các chủ thể trong xã hội Tương tự như các hình thái ý thức xã hội khác, ý thức pháp luật được thể hiện ở từng cá nhân, từng nhóm, từng cộng đồng xã hội Nó luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố: nền tảng kinh tế, kết cấu xã hội, tư tưởng của lực lượng cầm quyền, xu thế thời đại, 2 Các yếu tố đánh giá ý thức pháp luật của một chủ thể Ý thức pháp luật là tổng thể những tri thức, quan niệm, quan điểm, học thuyết về pháp luật thể hiện sự nhận thức, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật Ý thức pháp luật, xét về cấu trúc bao gồm hai bộ phận: Tư tưởng pháp luật và tâm lí pháp luật Các yếu tố đánh giá ý thức pháp luật của một chủ thể: - Sự hiểu biết pháp luật của củ thể đó: Chúng ta chỉ thực hiện tốt pháp luật khi chúng ta có sự hiểu biết về pháp luật, một chủ thể quan tâm và tìm hiểu nhiều về pháp luật cho thấy rằng chủ thể đó có ý thức thực hiện pháp luật tốt Trên thế giới hiện nay những nước phát triển thường ý thức pháp luật của họ rất tốt đồng thời họ rất hiểu pháp luật Hiểu biết pháp luật cho thấy họ coi trọng pháp luật, muốn thực hiện tốt nên họ sẽ tìm hiểu và ngược lại thái độ coi thường pháp luật hoặc không mấy quan tâm đến pháp luật đa số đều là những người ý thức pháp luật không cao - Sự vi phạm pháp luật của chủ thể đó: Chủ thể vi phạm pháp luật càng nhiều chứng tỏ ý thức pháp luật của họ càng kém - Sự thực hiện pháp luật: Chính là việc họ thực hiện pháp luật như thế nào, Ví dụ công dân có quyền bỏ phiếu nhưng họ khồn làm chứng tỏ họ không coi trọng pháp luật - Những cảm xúc đanh giá trực tiếp: Nói, phản ứng lại, bình luận, thể hiện thái độ yêu ghét đối với pháp luật gọi đó là những cảm xúc đánh giá trực tiếp Điều này quyết định trực tiếp đến ý thức pháp luật của chủ thể • Liên hệ bản thân: Trong xã hội hiện tại, bất cứ ai cũng cần có ý thức pháp luật để duy trì xã hội ở tình trạng trật tự, ổn định Cần chuẩn bị tốt cho bản thân các yếu tố tư tưởng, tâm lí trong hoạt động nghiên cứu, đào tạo đồng thời thể hiện ý thức pháp luật bằng hành vi thực tiễn Câu 77: Phân tích vai trò của ý thức pháp luật đối với việc xây dựng pháp luật, liên hệ thực tiễn ở Việt Nam 1 Khái niệm YTPL là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm, tâm trạng, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật và các hiện tượng tâm lí khác thể hiện mối quan hệ giữa con người và pháp luật, sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp đối với hành vi của các chủ thể trong xã hội XDPL theo nghĩa hẹp là hoạt động ban hành pháp luật của các cơ quan NN, nhà chức trách có thẩm quyền Theo nghĩa rộng là hoạt động của tất cả tổ chức, cá nhân vào quá trình tạo lập pháp luật 2 Vai trò Ý thức pháp luật mang tính lý luận thể hiện dưới dạng học thuyết, quan điểm về pháp luật, về nhà nước như quan điểm về bản chất của pháp luật, mối quan hệ qua lại của pháp luật và các hiện tượng xã hội khác, vai trò điều chỉnh của pháp luật trong xã hội,, mối quan hệ của pháp luật với các hiện tượng xã hội khác như chính trị, đạo đức, văn hóa Những quan điểm về pháp luật của ý thức pháp luật mang tính lí luận thường có tính khái quát hóa, tính hệ thống, được xây dựng trên cơ sở khoa học và đúc kết từ thực tiễn Nó giúp cho hoạt động soạn thảo, xây dựng các dự án pháp luật phản ánh được các lợi ích và nhu cầu của đời sống xã hội - Ý thức pháp luật là tiền đề trực tiếp cho hoạt động xây dựng pháp luật, cụ thể là cho hoạt động soạn thảo pháp luật, xây dựng đề án, dự thảo văn bản pháp luật, là yếu tố chủ quan có ý nghĩa quyết định đối với nội dung của văn bản pháp luật Cần nâng cao ý thức pháp luật cho các nhà làm luật và cả nhân dân, những người gop ý kiến trong xây dựng các văn bản pháp luật,… - Trong xây dựng pháp luật, ý thức của người dân cũng có ý nghĩa quan trọng, bởi vì họ là những người được tham gia góp ý kiến xây dựng pháp luật Nếu ý thức pháp luật của họ tốt thì họ sẽ có những đóng góp ý kiến đúng đắn, ngược lại nếu ý thức pháp luật của họ sai lệch thì việc góp ý kiến của họ sẽ không có chất lượng, thậm chí có khi phản tác dụng Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều quy định pháp luật bất cập, lạc hậu, chưa phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ xã hội Như trong lĩnh vực kinh doanh, pháp luật về cạnh tranh còn thiếu, pháp luật về giáo dục, đào tạo còn nhiều bất cập, thường xuyên thay đổi,…nhiều khi rơi vào tình trạng vừa thừa vừa thiếu pháp luật, hoặc luật khó hiểu, hiểu thế nào cũng được hoặc quy định quá chung chung,… Câu 78: Phân tích vai trò của ý thức pháp luật đối với việc thực hiện pháp luật, liên hệ bản thân 1 Khái niệm YTPL là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm, tâm trạng, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật và các hiện tượng tâm lí khác thể hiện mối quan hệ giữa con người và pháp luật, sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp đối với hành vi của các chủ thể trong xã hội Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức 2 Vai trò: Việc thực hiện pháp luật một cách đúng đắn, chủ động trước hết phụ thuộc vào sự hiểu biết pháp luật và thái độ pháp lí của chủ thể Chủ thể càng hiểu biết được nôi dung của các quy phạm pháp luật khi tham gia quan hệ pháp luật sẽ lựa chọn được cách cư xử phù hợp theo quy định Chủ thể càng kém hiểu biết về nội dung các quy phạm pháp luật sẽ khiến cho việc lựa chọn khó khăn, tưởng nhầm, hoặc dễ dàng vi phạm hơn Tình cảm, thái độ pháp lí của chủ thể cũng góp phần khá nhiều trong việc thực hiện pháp luật Tình cảm, thái độ tích cực vào pháp luật thì việc thực hiện dễ dàng hơn, nếu thái độ tiêu cực chống đối thì việc thực hiện sẽ khó khăn, thậm chí phải sử dụng các biện pháp cưỡng chế để bắt buộc thực hiện Việc thực hiện pháp luật cũng góp phần tạo nên lối sống pháp luật, qua đó ý thức pháp luật đóng vai trò quan trọng tạo nên lối sống pháp luật tốt đẹp , và từ lối sống pháp luật lại góp phần giúp cho việc thực hiện pháp luật tốt hơn Một số điển hình của ý thức pháp luật trong việc xây dựng lối sống pháp luật như góp phần xây dựng lối sống đúng đắn, cư xử phù hợp, giữ gìn bản sắc dân tộc; loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, ; thái độ kiên quyết với cái xấu • Liên hệ bản thân: Những phần này thầy cô cần những sự sáng tạo các em, nên cứ nói theo lập luận ổn là được Có thể ý thức pháp luật em đối với hệ thống pháp luật tốt, xấu dẫn tới việc em thực hiện pháp luật ra sao? Có ai cao siêu chẳng hạn em bị ấn tượng tư tưởng, quan điểm pháp luật của ông A vì vậy em thực hiện theo , ngoài ra nhờ học tập ở trường, sự hiểu biết về các quy định pháp luật cũng tốt hơn, em cũng thực hiện tốt hơn Câu 79: Phân tích khái niệm giáo dục pháp luật Trình bày mục đích, ý nghĩa của việc giáo dục pháp luật Khái niệm: Giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người trình độ pháp lí nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác cư xử theo yêu cầu của pháp luật - Mục đích ý nghĩa của việc giáo dục pháp luật Mục đích được nêu khá cụ thể trong giáo trình gồm ba mục đích: +) Một là nhằm nâng cao khả năng nhận thức, sự hiểu biết pháp lí +) Hai là nhằm khơi dậy tình cảm, niềm tin, thái độ đúng đắn đối với pháp luật +) ba là góp phần hình thành thói quen cư xử pháp luật theo hướng tích cực  Ý nghĩa: nhìn vào các mục tiêu có thể thấy ý nghĩa việc này là góp phần các chủ thể thực hiện pháp luật đúng đắn, tốt hơn nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước, từ đó xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Câu 80: Phân tích các biện pháp cơ bản để nâng cao ý thức pháp luật ở Việt Nam hiện nay 1 Định nghĩa Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm, tâm trạng, thái độ tình cảm của con người đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật, sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp đối với hành vi của các chủ thể trong xã hội Giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người trình độ pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tông trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật 2 Phân tích Để nâng cao ý thức pháp luật ở Việt Nam cần phải giáo dục pháp luật Hiện nay, theo quy định của pháp luật các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta bao gồm: Họp báo, thông cáo báo chí Phổ biến pháp luật trực tiếp, tư vấn hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pano, áp phích, tranh cổ động đăng tải trên Công báo, đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử, niệm yết tại trụ sở, bảng tin ở cơ quan,tổ chức, khu dân cư Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở Lồng ghép trong hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn bản khác ở cơ sở Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục quốc dân Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đam lại hiệu quả ... - Pháp luật có tính quyền lực nhà nước, pháp luật hình thành đường nhà nước, pháp luật nhà nước đặt , thừa nhận nên ln thể ý chí nhà nước Pháp luật đc nhà nước bảo đảm thực nhiều biện pháp nh... trọng tất đặc điểm nhà nước pháp quyền trực tiếp gián tiếp liên quan đến PL… Yêu cầu, đòi hỏi với Pháp luật nhà nước pháp quyền: Đó pháp luật nhà nước pháp quyền phải hệ thống pháp luật dân chủ, tiến... cầu đòi hỏi với máy nhà nước nhà nước pháp quyền: - Có tương tác hỗ trợ Pháp luật việc quản lý xã hội - Mặc dù pháp luật nhà nước ban hành có hiệu lực PL có giá trị ràng buộc với nhà nước, trở

Ngày đăng: 05/06/2020, 11:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w