Hanna 2003 đã phân tích 11 thách thức chiến lược trong phát triển các trường đại học và cao đẳng và chỉ rõ những xu hướng thay đổi trong văn hóa hàn lâm của các trường đại học và cao đẳn
Trang 1Phát triển Năng lực Giảng viên nhằm Nâng cao Chất lượng Giáo dục và Đào tạo trong các Trường Đại học, và Cao đẳng trong Điều kiện Toàn cầu Hóa và Bùng nổ Tri thức
TS Nguyễn Hữu Lam
Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Quản trị (CEMD) - Đại học Kinh tế TPHCM
Mở đầu
Trong điều kiện toàn cầu hóa và sự bùng nổ tri thức hiện nay trên thế giới, hệ thống giáo dục của tất cả các quốc gia trên thế giới bị đặt vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc Thêm nữa, nền kinh tế tri thức với đặc trưng cốt yếu quyết định sự thành bại của tất cả các quốc gia, dân tộc, các tổ chức, và mỗi cá nhân là dựa trên tri thức đã làm cho tất cả các quốc gia đặt chiến lược con người lên những mục tiêu hàng đầu, trong đó cực kỳ coi trọng đổi mới giáo dục và đào tạo, coi đó là chiến lược sống còn trong chiến lược phát triển của mình Trong chiến lược đổi mới giáo dục đào tạo nói chung, có rất nhiều điều cần làm và phải được tiến hành đồng bộ, song phát triển đội ngũ giảng viên có chất lượng cao là một chiến lược được quan tâm hàng đầu
Bài viết này tập trung vào trình bày những xu hướng đổi mới đang diễn ra tại hệ thống đại học Hoa Kỳ, những thực tiễn tại Việt nam, và những kiến nghị cho việc phát triển đội ngũ giảng viên – nhân tố có tính sống còn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
I Đổi mới giáo dục và đào tạo đại học và cao đẳng tại Hoa kỳ:
Đứng trước bối cảnh của quá trình toàn cầu hóa và sự bùng nổ của tri thức, các đại học Hoa Kỳ - một quốc gia được xem như có hệ thống đại học tiên tiến nhất thế giới cũng đứng trước những khủng hoảng Hệ thống giáo dục bậc cao đã và đang có những thay đổi to lớn để thích ứng với môi trường mới Donald E Hanna (2003) đã phân tích 11 thách thức chiến lược trong phát triển các trường đại học và cao đẳng và chỉ rõ những xu hướng thay đổi trong văn hóa hàn lâm của các trường đại học và cao đẳng trong bối cảnh của toàn cầu hóa và sự bùng nổ của khoa học và công nghệ đang diễn ra trên toàn thế giới (xem Bảng 1)
Bảng 1: Sự Tiến hoá của Văn hoá Hàn lâm
Văn hoá Hàn lâm Truyền thống Văn hoá Hàn lâm Đang Nổi lên
Lãnh đạo và nhân viên tuân thủ những luật lệ,
chính sách, thủ tục và nghi thức hiện hành
Lãnh đạo và các nhân viên dựa vào kiến thức
và kinh nghiệm nhưng mạo hiểm - thường với các phương pháp chưa được thử trước
Các chương trình đào tạo chính thức chỉ dẫn cho
việc ra quyết định trong các khoa Những nhu cầu của người học chỉ dẫn việc ra quyết định trong khoa; các chương trình đào
tạo đáp ứng với những nhu cầu của cá nhân
Trang 2người học Giảng viên biên chế (tenured faculty) là những
người ra quyết định học thuật chủ yếu
Giảng viên chia sẻ việc ra quyết định học thuật với các khách hàng chủ chốt/và các nhân vật hữu quan
Các cấu trúc quản lý và học thuật hỗ trợ cho việc
cung cấp các chương trình và khóa học Các cấu trúc hỗ trợ học thuật được làm cho phù hợp với các nhu cầu của người học Những người có thể làm việc trong cấu trúc định
sẵn là quan trọng nhất
Những người có khả năng phán đoán sự thay đổi của thị trường là quan trọng nhất
Thông điệp chính: “Duy trì sự ổn định” Thông điệp chính: “Theo đuổi cơ hội”
Những chiến lược truyền đạt:
• Nội bộ
• Theo chiều dọc
• Chính thức
Những chiến lược truyền đạt:
• Nội bộ và bên ngoài
• Theo chiều ngang
• Phi chính thức Chú trọng vào các hệ thống và những nguồn lực
“hiện đang có được”
Chú trọng vào các hệ thống và những nguồn lực “đang được mong muốn”
Liên minh chiến lược không được nhận biết hoặc
không được khai thác
Liên minh và đối tác chiến lược được theo đuổi và được thực hiện
Các cấu trúc tổ chức phân khúc và chuyên môn
hoá là phổ biến Các cấu trúc tổ chức đa chức năng và tích hợp được củng cố Ngân sách là ổn định và được dùng cho các
chương trình hiện hữu; cố gắng tránh thâm hụt
ngân sách
Ngân sách là linh hoạt và săn tìm cơ hội; thâm hụt ngân sách thường xảy ra
Các chương trình đào tạo mới bổ sung cho những
chương trình hiện hữu
Các chương trình mới mở ra những thị trường mới
Các chương trình mới phải phù hợp với các cấu
trúc hiện hữu Cấu trúc tốt nhất sẽ được xác định cho từng chương trình mới Các hành động thường có xu hướng tiến hoá Các hành động thường có xu hướng cách mạng Những hành vi né tránh rủi ro theo đuổi để tối
thiểu hoá cạnh tranh thông qua các quy định
Các hành vi tìm kiếm rủi ro được khai thác để lợi thế cạnh tranh so với các trường khác Trách nhiệm quản lý và duy trì là những thành tố
cốt yếu của sự lãnh đạo
Tầm nhìn và chiến lược là các thành tố cốt yếu của sự lãnh đạo
Trách nhiệm quản lý và duy trì chú trọng vào việc
đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động mới tới
những điều đang thực hiện
Các chiến lược thường hướng đến những thị trường ngách mới
Những nỗ lực thay đổi chú trọng vào hoàn thiện
các chương trình và hoạt động mà các nhà cạnh
tranh cho là phù hợp
Những nỗ lực thay đổi chú trọng vào việc trở thành người đầu tiên phát triển các chương trình và hoạt động mới
Giảng viên thường làm việc theo chương trình
riêng của họ và hành động độc lập với các đồng
nghiệp của họ
Giảng viên thường hợp tác với nhau và thông qua đa ngành để đạt được các mục tiêu của tổ chức
Đánh giá, phần thưởng và sự thừa nhận được dựa
chủ yếu vào việc thực hiện hàn lâm của cá nhân
Đánh giá, phần thưởng và sự thừa nhận được dựa chủ yếu việc thực hiện hàn lâm của cá nhân và nhóm, và việc thực hiện có tính tiên
Trang 3phong, sáng tạo
Sự thừa nhận của tổ chức đến từ sự tương tác qua
lại, và sự thừa nhận từ đồng nghiệp trong các
trường khác trên phương diện của đóng góp với
ngành khoa học
Sự thừa nhận của tổ chức cũng có thể đến từ tương tác, thừa nhận bởi những đông nghiệp trên phương diện của đóng góp cho tổ chức
Nguồn: Donald E Hanna (2003) “Building a Leadership Vision: Eleven Strategic Challenges
for Higher Education” EDUCAUSE Trang 31
Mặc dù có nhiều thay đổi đáng khích lệ để thích ứng với những thách thức chiến lược đang đặt
ra, các nhà giáo dục Hoa kỳ không hài lòng với những điều đã đạt được Carol Geary Schneider, Chủ tịch Hiệp hội các Trường đại học và cao đẳng Hoa Kỳ đã nói: "Chúng tôi kêu gọi một sự thay đổi tận gốc rễ và toàn diện trong cách thức mà các tổ chức giáo dục đại học của chúng ta thực hiện các sứ mạng của mình." Thêm nữa, Andrea Leskes, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Hoa Kỳ đã phát biểu: "Thế giới đã và đang thay đổi đầy kịch tính trên rất nhiều phương diện nhưng các trường đại học đã thất bại trong việc theo kịp những thay đổi này Hầu hết các tổ chức giáo dục được thiết lập để phục vụ những sinh viên ít đa dạng và có đặc quyền nhiều hơn Kết quả là, chúng ta không giáo dục một cách thành công tất cả các sinh viên tham gia học đại học hiện nay - và những nhà lãnh đạo kinh doanh bất mãn với những cách thức
mà các trường đại học đang chuẩn bị cho thế hệ những người lao động mới Chúng ta cần một nền giáo dục về những giá trị vĩnh hằng, và một nền giáo dục tự do và gắn bó thực tiễn là một dạng mở rộng tự chủ nhất của việc học tập cho thế giới ngày nay." Thậm chí, Judith Ramaley, nguyên Chủ tịch Đại học Vermont còn đề cập: "Chúng ta mở cửa trường đại học cho nhiều sinh viên hơn, nhưng đã không giải thích cho họ biết giáo dục đại học thực sự là gì, nó sẽ đòi hỏi ở họ những gì, và bằng cách nào họ có thể nhận được nhiều nhất từ đó,"
Trên cơ sở những nhận định đó, Khởi xướng về Những Mong đợi Lớn hơn được hình thành để xây dựng một tầm nhìn mới cho hệ thống giáo dục đại học và cao đẳng Hoa kỳ với những nội dung cơ bản sau:
Một hệ thống giáo dục mà (1) phối hợp những mong đợi cho việc học tập theo chiều dọc thông qua các năm học và theo chiều ngang giữa các môn học và các trường; (2) phát triển từng bước các năng lực trí tuệ, kiến thức trong những lĩnh vực cốt yếu, và nghĩa vụ công dân; (3) phục vụ
sự đa dạng của các phong cách học tập, các kinh nghiệm sống, và các dạng nhập học khác nhau; (4) đáp ứng sinh viên tại mức độ năng lực của họ và chuyển họ tới những thành tựu lớn hơn; (5) truyền đạt rõ ràng các mục tiêu và các thành tựu với cộng đồng; (6) nhận ra nhu cầu của xã hội đối với người tốt nghiệp có kiến thức và có kỹ năng cao được chuẩn bị cho công việc, vai trò công dân, và một cuộc sống thành công trong thế kỷ 21
Trường đại học mà (1) coi trọng mình như những một cộng học tập mà sứ mạng của nó là để nâng cao thành tựu của sinh viên; (2) đáp ứng với những sinh viên mà nó phục vụ: sự đa dạng của họ, các dạng nhập học khác nhau, sự chuẩn bị và những khát vọng khác nhau; (3) phân bổ các nguồn lực để hỗ trợ sự chú ý ngày càng tăng của giảng viên với việc học tập của sinh viên; (4) chấp nhận nghĩa vụ cho việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên; (5) thúc đẩy và cổ
vũ lãnh đạo hợp tác giữa giảng viên, các nhà quản lý, và những nhân vật hữu quan chủ chốt; (6)
Trang 4cùng với chính phủ và các nhà lãnh đạo kinh doanh để bố trí sắp xếp trường đáp ứng các nhu cầu
xã hội; (7) như là một nhóm, cung cấp các mô hình giáo dục khác nhau;
Các giảng viên đại học mà (1) tự mình đáp ứng các tiêu chuẩn cao của việc giảng dạy; (2) giữ cho sinh viên đáp ứng các tiêu chuẩn cao của các hoạt động trí tuệ mà chúng đòi hỏi những sự tận tâm cao độ về thời gian và sự chú ý; (3) thiết lập các mục tiêu rõ ràng, và gắn bó chặt chẽ với nhau cho những môn học, các chương trình đào tạo, và việc học tập của sinh viên; (4) chấp nhận nghĩa vụ với các mục tiêu đó và giảng dạy để đạt tới các mục tiêu đó; (5) thiết kế một chương trình chặt chẽ và sử dụng những thực tiễn giảng dạy để giúp tất cả các sinh viên đạt tới các mục tiêu; (6) định kỳ đánh giá bản thân và sự thành công của sinh viên, và sử dụng những kết quả này
để hoàn thiện việc học tập của sinh viên; (7) lãnh trách nhiệm cá nhân và tập thể với toàn bộ chương trình; (8) học tập suốt đời bằng việc tham gia gắn bó trong phát triển sự nghiệp để hoàn thiện việc giảng dạy
Chương trình giảng dạy mà (1) chuẩn bị cho tất cả sinh viên cho những sự nghiệp thành công, những cuộc sống phong phú, thú vị, và công dân tích cực của quốc gia và toàn cầu; (2) phát triển những người học tự chỉ dẫn, hội nhập, có mục đích - những người được mở rộng tự chủ, có kiến thức, có trách nhiệm, và chiêm nghiệm một cách thấu đáo về giáo dục của họ; (3) được dựa trên giáo dục tự do thực tế trong đó sinh viên học và áp dụng việc học tập của họ theo những cách thức khác nhau vào những vấn đề phức tạp; (4) được đặc trưng bởi sự đa dạng và khác biệt của các quan điểm, viễn cảnh; (5) dựa trên nền tảng công nghệ và phát triển sự thành thạo kỹ năng thông tin; (6) thiết lập các tiêu chuẩn cao về sự thực hiện, nhưng không bắt buộc theo một đường hướng được tiêu chuẩn hoá
Thực tiễn lớp học mà (1) trong khi giảng dạy kiến thức, cũng yêu cầu sinh viên áp dụng chúng; (2) đòi hỏi mạnh mẽ sự khám phá và sự gắn bó với những vấn đề thách thức và chưa được viết
ra, bao gồm cả những vấn đề dựa trên cuộc sống thực; (3) trong cách thức có chủ đích, sử dụng
sự đa dạng của tập thể sinh viên như một công cụ học tập; (4) Phát triển và coi trọng thành tựu hợp tác cũng như thành tựu cá nhân
Báo cáo này đã tóm tắt những nguyên tắc cho việc tổ chức giáo dục đại học trong tương lai cần được hướng tới của hệ thống giáo dục đại học (Xem Bảng 2)
Bảng 2: Những Nguyên tắc Tổ chức Giáo dục: Từ Hiện tại tới Tương lai
Trước đây hoặc Hiện
Chú trọng vào giảng dạy
Nhận ra rằng những điều được dạy không luôn là những điều được học
CŨNG chú trọng vào học tập
Chú trọng vào những
điều mà một người được
giáo dục nên biết
Nhận thấy sự bùng nổ của thông tin sẵn có
CŨNG chú trọng vào tìm kiếm những thông tin cần thiết ở đâu, bằng cách nào để đánh giá sự chính xác của chúng, và những điều sinh viên có thể làm với kiến thức của
Trang 5họ Nhìn chương trình đào
tạo chủ yếu là phương
tiện chuyển tải những
kiến thức đã được thiết
lập vững chắc
Nhận ra sự phức tạp đa dạng của thế giới
CŨNG diễn dịch giáo dục như là
sự thăm dò, khám phá có cơ sở về những ý tưởng và các giá trị
Chú trọng vào học tập
trong một ngành, lĩnh
vực
Nhận ra rằng tiếp cận
đa ngành được đòi hỏi
để hiểu các vấn đề của thế giới thực
CŨNG theo đuổi những liên hệ trong và giữa các ngành khoa học khác nhau
Chú trọng vào làm việc
cá nhân
với nhu cầu làm việc như là thành viên của các đội tại nơi làm việc
và trong cộng đồng
CŨNG coi trọng làm việc tập thể, đặc biệt trong những nhóm khác biệt, đa dạng
Nhấn mạnh vào tư duy có
phê phán (critical
thinking)
Với nhu cầu cho việc gắn bó tham gia dân sự trong các quyết định chính sách chủ yếu
CŨNG gắn tư duy phê phán với các vấn đề của cuộc sống thực, thường bao gồm những giá trị mâu thuẫn với nhau
Thúc đẩy sự phân tích
khách quan
Nhận ra nhu cầu để định hình tốc độ nhanh chóng của sự thay đổi
CŨNG phát triển sự sáng tạo bằng việc coi trọng các kinh nghiệm cá nhân
Nghiên cứu chủ yếu về
văn hoá, các quan điểm,
và các chủ đề của
phương Tây
Để đáp ứng với sự đa dạng của thế giới hiện đại, những vấn đề của thế giới rộng lớn, và sự phụ thuộc lẫn nhau
CŨNG học về sự phức tạp của văn hoá, các loại văn hoá đa dạng, và các chủ đề toàn cầu
Coi trong việc học tập vì
mục đích của việc học
tập
Để thừa nhận vai trò mới của giáo dục đại học trong xã hội
CŨNG tôn vinh các kiến thức thực tiễn
Giả định rằng những sinh
viên là tương đối đồng
nhất
Việc tham gia học đại học trở nên phổ quát Nhận ra sự đa dạng của sinh viên
Nhìn giáo dục đại học
trong sự tách biệt với
giáo dục phổ thông
Với nhu cầu phát triển một hệ thống gắn bó với nhau để đạt được những mong đợi lớn hơn
Nhìn việc học tập đại học như một phần của sự liên tục và phụ thuộc vào môi trường học tập phổ thông
Nguồn: “Greater Expectation: A New Vision for Learning as Nation Goes to College” -
National Panel Report (2002) The American Association of Colleges and Universities trang 44 www.greaterexpectations.org
II Đổi mới giáo dục và đào tạo đại học và cao đẳng tại Việt nam hiện nay:
Trong bối cảnh của thế giới, Việt nam không nằm ngoài xu thế phải đổi mới hệ thống giáo dục
Trang 6đại học và cao đẳng Điều này lại càng bức bách hơn khi chúng ta đang ở một xuất phát điểm rất thấp Về cơ bản, chương trình cải cách giáo dục phác họa ra một hệ thống giáo dục đến năm
2020 sẽ phát triển lớn hơn ba đến bốn lần hiện tại, được quản lý tốt hơn, và được hội nhập tốt hơn, linh hoạt hơn trong việc tạo ra cơ hội cho việc chuyển đổi khóa học, công bằng hơn, có khả năng tự chủ tài chính, định hướng nghiên cứu nhiều hơn, tập trung nhiều hơn trong việc thương mại hóa cơ hội nghiên cứu và học tập, tiếp cận gần hơn với những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế,
và mở rộng hơn với các cam kết quốc tế Tổng cộng có 32 mục tiêu cụ thể đã được đề xuất, đề cập đến gần như tất cả các mặt của hệ thống (Martin Hayden và Lâm Quang Thiệp, 2006) Rõ ràng, có rất nhiều việc phải làm, song việc đổi mới hệ thống giáo dục Đại học và Cao đẳng hiện nay ở nước ta đang tập trung chủ yếu vào các mặt sau đây: (1) Nhanh chóng nâng cao số lượng người được tiếp cận vào hệ thống giáo dục bậc cao; (2) Nâng cao chất lượng giáo dục và đảo tạo; (3) Đổi mới quản lý giáo dục đại học và cao đẳng (đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và đổi mới quản lý hàn lâm trong nhà trường) (Báo cáo Sự phát triển của Hệ thống Giáo dục Đại học, Các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo ngày 29/10/2009)
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 đề ra 6 mục tiêu cơ bản, liên quan đến hội thảo này, tôi trích dẫn 2 mục tiêu quan trọng: (1) Mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 200 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010 và 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020, trong đó khoảng 70
- 80% tổng số sinh viên theo học các chương trình nghề nghiệp - ứng dụng và khoảng 40% tổng
số sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập; (2) Xây dựng đội ngũ giảng viên
và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến; bảo đảm tỷ lệ sinh viên/giảng viên của cả hệ thống giáo dục đại học không quá 20 Đến năm 2010 có ít nhất 40% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và 25% đạt trình độ tiến sĩ; đến năm 2020 có ít nhất 60% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và 35% đạt trình độ tiến sĩ
Như vậy, vấn đề bức bách đặt ra là phải nhanh chóng đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục cả về số lượng và chất lượng GS-TS Trần Hồng Quân cho rằng mục tiêu 4,5 triệu sinh viên vào năm 2020 kéo theo lượng giảng viên phải tăng gấp năm lần hiện nay Tuy nhiên, trong 10 năm qua số lượng giảng viên chỉ tăng gấp đôi Không chỉ số lượng, chất lượng giảng viên cũng phải được chú ý Nếu không có giải pháp thực hiện việc này, vấn đề chất lượng giáo dục đại học sẽ không giải quyết được (Hội thảo Khoa học “Những vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại học ở Việt Nam” Báo Tuổi trẻ, Ngày 23/12/2009)
III Phát triển giảng viên là một trong những nhân tố bức bách quyết định việc nâng cao chất lượng dạy và học và phát triển hệ thống giáo dục đại học ở Việt nam hiện nay
Để có thể phát triển được đội ngũ giảng viên, điều cần được xác định là xây dựng một bộ năng lực tối thiểu cần thiết cho giảng viên Trên cơ sở bộ năng lực này, các cơ sở đào tạo cần xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ của mình bằng cách kết hợp các loại hình đào tạo khác nhau
để phát triển đội ngũ của mình: (1) Đào tạo dài hạn, chính quy (tiến sỹ, thạc sỹ), (2) Đào tạo và bồi dưỡng liên tục cho phù hợp với nhu cầu phát triển của từng trường, khoa; (3) Các giảng viên
tự học tập và bồi dưỡng để không ngừng nâng cao năng lực của bản thân; (4) Tạo ra các môi trường và điều kiện để giảng viên có thể phát triển các năng lực của mình – Xây dựng tổ chức học tập
Trang 7Hình 1: Năng lực của một giảng viên đại học
Rõ ràng hệ thống đào tạo, bồi dưỡng và phát triển giảng viên hiện nay ở nước ta đang là một lỗ hổng lớn Chúng ta chưa có một hệ thống cũng như những tiêu chí cụ thể trong việc phát triển giảng viên và đánh giá giảng viên Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn bồi dưỡng và phát triển giảng viên tại Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Quản trị - Đại học Kinh tế TP HCM đã chỉ ra:
Trang 8Ngoài những tiêu chuẩn về mặt đạo đức và chính trị, một giảng viên giỏi là một giảng viên (1) có năng lực chuyên môn cao nắm bắt được những phát triển mới nhất trong học thuật cũng như trong thực tiễn chuyên môn của mình; (2) có năng lực giảng dạy phù hợp với lĩnh vực chuyên môn sâu của mình; và (3) có năng lực nghiên cứu sâu trong lĩnh vực chuyên môn của mình (Xem Hình 1: Năng lực của một giảng viên đại học)
Nhìn chung, hiện nay phần “năng lực chuyên môn” là phần giảng viên của chúng ta chú trọng nhiều nhất; phần “năng lực giảng dạy” chúng ta mới bắt đầu và cần được tiếp tục phát triển thông qua việc học tập và phát triển của bản thân: thực hành, và tìm tòi trong việc ứng dụng vào giảng dạy; phần “nghiên cứu” đang là năng lực thiếu hụt nhất của đội ngũ giảng viên trẻ chúng ta Các trường hầu như chỉ chú trọng tới các chứng chỉ mà bộ yêu cầu đối với giảng viên chứ chưa thực
sự chú trọng vào năng lực thực sự của giảng viên vì thế chất lượng của các chứng chỉ này chưa phản ánh được năng lực thực chất của các giảng viên khi đứng lớp
Nếu một người được đào tạo tốt trong các chuyên ngành đào tạo và có bằng Tiến sỹ thì họ sẽ được đào tạo sâu về chuyên môn và năng lực nghiên cứu, khi đó họ là nhà nghiên cứu (Học giả - Scholar) Hệ thống đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ của ta hiện nay cũng chưa đạt đến chất lượng cao nên cả hai mảng này đều yếu Là một học giả mới có thể tiến hành các nghiên cứu, tham gia vào quá trình sáng tạo ra tri thức và qua đó làm cho tri thức và năng lực của bản thân giảng viên không ngừng phát triển Thực hiện tốt chức năng sáng tạo ra tri thức của trường đại học – một tiêu chí quan trọng trong đánh giá và xếp hạng các trường đại học Nếu một người có chuyên môn giỏi và có năng lực giảng dạy tốt thì họ là một nhà giáo dục (Educator) Hầu hết các giảng viên đại học hiện nay đều không được đào tạo và hỗ trợ tốt về năng lực giảng dạy Để phát triển năng lực giảng dạy, giảng viên cần xác định (1) những đặc điểm chuyên môn do mình phụ trách; (2) các phương pháp phù hợp với chuyên môn đó; (3) các đặc tính, sở thích và khả năng của cá nhân với những phương pháp giảng dạy khác nhau; (4) những xu thế của thời đại trong học tập
và phát triển; (5) công nghệ học tập, giáo dục, và đào tạo
Trong việc phát triển các năng lực giảng dạy cho giảng viên, cần chú trọng đến các năng lực sau:
1 Xây dựng chương trình giảng dạy ở cấp độ môn học (viết một chương trình môn học): (1) Xác định mục tiêu học tập của môn học và từng đơn vị học tập của sinh viên; (2) Xác định những nội dung phù hợp để đạt tới các mục tiêu đã đề ra; (3) Xác định các phương pháp học tập và giảng dạy phù hợp nhằm chuyển tải được nội dung và đạt tới mục tiêu;
và (4) Xác định các phương pháp đánh giá phù hợp để động viên người học, đánh giá đúng trình độ của người học
2 Các năng lực sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp với chuyên môn của mình (giảng dạy bằng tình huống, thảo luận nhóm, khám phá, mô phỏng, dự án )
3 Năng lực truyền đạt (viết bài giảng và tài liệu học tập, trình bày, đặt câu hỏi, lắng nghe,
và phản hồi)
4 Năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định
5 Năng lực quản lý xung đột và đàm phán
6 Năng lực sử dụng công nghệ trong giảng dạy (PowerPoint, máy tính, web, các phần mềm
sử dụng trong chuyên môn, )
7 Năng lực không ngừng học tập và phát triển bản thân
Trang 9Chi tiết về các năng lực này có thể tham khảo tại website của Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Quản trị (CEMD) – Đại học Kinh tế TP HCM: http://www.cemd.ueh.edu.vn/index.php?q=page/
%C4%91%C3%A0o-t%E1%BA%A1o-ph
Kết luận :
Chiến lược phát triển hệ thống giáo dục đại học đến năm 2020 có thực hiện được hay không, điều quan trọng và cốt lõi phụ thuộc vào việc hệ thống giáo dục đại học của chúng ta có phát triển được đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng hay không Phát triển giảng viên không phải là việc làm một lần là xong, trong điều kiện bùng nổ tri thức hiện nay, công việc này cần được coi là công việc thường xuyên, liên tục của toàn hệ thống, từng trường, khoa và mỗi giảng viên
Trong khi toàn hệ thống và mỗi trường có những chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển giảng viên thì các chương trình vẫn không bảo đảm được sự thành công Khâu cốt yếu
và bền vững vẫn là việc thường xuyên, liên tục tự học tập, đào tạo của mỗi giảng viên Danh mục các năng lực giảng dạy được đưa ra trong bài viết này giúp các cơ sở đào tạo cũng như các giảng viên định hướng đúng cho việc phát triển năng lực giảng dạy của giảng viên
Tài liệu tham khảo:
1 “Greater Expectation: A New Vision for Learning as Nation Goes to College” - National Panel Report (2002) The American Association of Colleges and Universities trang 44
2 Báo cáo Sự phát triển của Hệ thống Giáo dục Đại học, Các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo ngày 29/10/2009
3 Donald E Hanna (2003) “Building a Leadership Vision: Eleven Strategic Challenges for Higher Education” EDUCAUSE trang 31
4 Martin Hayden và Lâm Quang Thiệp “Tầm nhìn 2020 Cho Giáo dục Đại học Việt Nam” Journal of International Education, 1st Quarter, 2006
5. Một Tầm nhìm Mới Cho Giáo dục Đại học tại Hoa kỳ www.greaterexpectations.org
hoặc: http://www.aacu.org/press_room/press_releases/2002/GEXreport.cfm
6 Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020
7. Văn phòng Quốc hội và Ủy ban Văn hóa - giáo dục - thanh niên - thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội: Hội thảo khoa học - “Những vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại học ở Việt Nam” Báo Tuổi trẻ, Ngày 23/12/2009 http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx? ArticleID=354746&ChannelID=13
Bài liên quan
MỤC TIÊU GIÁO DỤC: ĐIỂM XUẤT PHÁT CỦA ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI H