Đặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc KạnĐặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc KạnĐặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc KạnĐặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc KạnĐặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc KạnĐặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc KạnĐặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc KạnĐặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc KạnĐặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc KạnĐặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc KạnĐặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc Kạn
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐINH THỊ TUYẾN
ĐẶC ĐIỂM THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
DÂN TỘC TÀY BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tôn Thảo Miên
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: “Đặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nào khác
Bắc Kạn, ngày 08 tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn
Đinh Thị Tuyến
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Cô PGS.TS Tôn Thảo Miên - Người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Văn học và khoa Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các sở, ngành liên quan, Thư viện tỉnh Bắc Kạn, các em học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bắc Kạn, các cô bác là người am hiểu tiếng Tày tại Bắc Kạn đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ
Bắc Kạn, tháng 7 năm 2018
Học viên thực hiện
Đinh Thị Tuyến
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH iv
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4 Phương pháp nghiên cứu 7
5 Cấu trúc luận văn 8
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 9
1.1 Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Kạn 9
1.1.1 Về điều kiện tự nhiên 9
1.1.2 Về điều kiện kinh tế-xã hội 11
1.2 Giới thiệu sơ lược về dân tộc Tày tại tỉnh Bắc Kạn 12
1.2.1 Đời sống kinh tế 13
1.2.2 Phong tục, tập quán 14
1.2.3 Tín ngưỡng, tôn giáo 17
1.2.4 Một số đặc điểm ngôn ngữ dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn 18
1.3 Tiêu chí phân loại thành ngữ, tục ngữ qua các công trình nghiên cứu trước đây 21
1.3.1 Khái niệm về thành ngữ, tục ngữ 21
1.3.2 Các công trình nghiên cứu về việc đưa ra các tiêu chí phân loại thành ngữ và tục ngữ 23
Chương 2: TRI THỨC, KINH NGHIỆM ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI TÀY Ở BẮC KẠN PHẢN ÁNH QUA KHO TÀNG TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ 28
Trang 62.1 Tri thức, kinh nghiệm về thời tiết 28
2.1.1 Dựa vào thiên tượng để dự đoán thời tiết 29
2.1.2 Dựa vào hiện tượng thiên nhiên 31
2.1.3 Dựa vào vật tượng trong cuộc sống 34
2.2 Tri thức, kinh nghiệm về lao động sản xuất nông nghiệp 36
2.3 Tri thức, kinh nghiệm về thế giới động vật 42
2.4 Tri thức, kinh nghiệm về thế giới thực vật 49
Chương 3: TRI THỨC, KINH NGHIỆM ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI TÀY Ở BẮC KẠN PHẢN ÁNH QUA KHO TÀNG TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ 54
3.1 Lối ứng xử về ăn, mặc, ở, đi lại 55
3.1.1 Lối ứng xử về ăn 55
3.1.2 Lối ứng xử về mặc 57
3.1.3 Lối ứng xử về ở 58
3.1.4 Đi lại, vận chuyển 61
3.2 Lối ứng xử trong các mối quan hệ xã hội 63
3.2.1 Lối ứng xử trong gia đình, dòng họ 64
3.2.2 Lối ứng xử với các dân tộc anh em 73
3.2.3 Lối ứng xử với làng xóm, quốc gia 75
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng
Bảng 2.1 Bảng thống kê thành ngữ, tục ngữ về động vật 42Bảng 3.1 Bảng thống kê thành ngữ, tục ngữ về tri thức, kinh nghiệm đối
với môi trường xã hội của dân tộc Tày Bắc Kạn 54
Hình
Hình 3.1 Nhà sàn tại thôn Pác Ngòi, huyện Ba Bể 61
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Bắc Kạn là tỉnh miền núi, nội địa, nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, giáp với 4 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang Tỉnh được tái lập ngày 01 tháng 01 năm 1997, hiện có 8 đơn vị hành chính (7 huyện, 1 thành phố) với 122 xã, phường, thị trấn Diện tích đất tự nhiên 4.859 km2, dân
số trên 312.000 người, gồm 7 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm trên 54% trên tổng dân số tỉnh Bắc Kạn
Là một trong những địa bàn cư trú của người Tày cổ, người dân nơi đây
đã sáng tạo, lưu truyền, lưu giữ một kho tàng văn hóa - văn nghệ dân gian vô cùng phong phú, đa dạng Ở lĩnh vực ngôn ngữ, đồng bào cũng có một kho tri thức, kinh nghiệm vô cùng đặc sắc, được phản ánh một phần qua kho tàng tục ngữ, thành ngữ dân gian của chính mình Tuy nhiên, cho đến nay ở Bắc Kạn, hiện vẫn chưa có ai tiếp cận nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ trong đời sống của người Tày Điều này ít nhiều đã tạo ra một khoảng trống trong hoạt động khoa học, nhất là khi tiếp cận nghiên cứu về người Tày bản địa, vốn được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng họ nằm trong khu vực Tày cổ “Cần Tày cốc đin mác nhả” (Người Tày gốc đất hạt cỏ)
1.2 Trong các sáng tạo của tiền nhân, hệ thống tri thức, kinh nghiệm của mỗi dân tộc thường được phản ánh rõ nét qua việc tổng hợp, cô đọng một cách hết sức ngắn gọn bằng những lời nói có vần điệu, gọn và dễ nhớ mà chúng
ta thường gọi là thành ngữ, tục ngữ Do vậy, thành ngữ, tục ngữ không chỉ là đối tượng nghiên cứu cho một ngành khoa học đơn lẻ mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành như: văn học, ngôn ngữ học, văn hóa học, dân tộc học, nhân học, xã hội học, lịch sử Tuy nhiên, các tiếp cận nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ của dân tộc Tày từ góc góc độ văn hóa (nhấn mạnh vai trò của môi trường diễn xướng) còn rất ít Đối với tỉnh Bắc Kạn, kết quả khảo sát,
Trang 9thống kê của cá nhân cho biết hiện chưa có tác giả nào đặt vấn đề nghiên cứu
về nội dung bản sắc dân tộc Tày Bắc Kạn thông qua thành ngữ, tục ngữ Đây là một khó khăn nhưng cũng là cơ hội để bản thân tôi có thể tìm ra được những vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu Vần đề này sẽ càng trở nên ý nghĩa và thú vị hơn khi tác giả tiếp cận với cách sử dụng ngôn ngữ cùng với lối so sánh, ví von của người Tày xưa, ở một thời điểm mà sự lai tạp giữa tiếng Tày và tiếng phổ thông dường như chưa diễn
ra Ví dụ: từ “chăn bông” tiếng Tày tại khu vực thành phố Bắc Kạn ngày nay gọi là “phà bông”, trong khi tiếng Tày cổ lại gọi là “phà mèng”
1.3 Trong bối cảnh của xã hội hiện đại, chịu sự ảnh hưởng, chi phối của quá trình toàn cầu hóa, rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang bị đặt trước nguy cơ mai một Tục ngữ, thành ngữ của dân tộc Tày, một bộ phận nhỏ của di sản văn hóa phi vật thể cũng đang chịu tác động rất mạnh của quá trình phát triển Bởi di sản văn hóa phi vật thể luôn tồn tại trong con người, mà con người thì vốn mong manh trước các giá trị của sự phát triển theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng Sự biến mất dần thói quen sử dụng trang phục và ngôn ngữ truyền thống của tộc người, thay vào đó là các sản phẩm, thói quen sử dụng ngôn ngữ, trang phục theo xu hướng phổ thông luôn đem lại sự âu lo cho những người làm công tác gìn giữ văn hóa, văn học và các di sản văn hóa tộc người mà tiền nhân đã dày công hun đúc và mong được cháu con tiếp tục trao truyền Điều này sẽ càng trở nên ý nghĩa hơn tại một địa phương vốn được nhiều nhà khoa học khẳng định là một trong những cái nôi, là địa bàn sinh tụ của người Tày cổ
Bản thân tôi là người dân tộc Tày, sinh sống và làm việc tại tỉnh Bắc Kạn, mong muốn tìm hiểu sâu hơn về bản sắc dân tộc Tày thông qua tục ngữ, thành ngữ, qua đó góp phần nhỏ bé trong việc bảo tồn các thành ngữ, tục ngữ
quý báu của dân tộc Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài Đặc điểm thành ngữ, tục
ngữ dân tộc Tày Bắc Kạn
Trang 102 Lịch sử vấn đề
2.1 Việc sưu tầm, biên soạn thành ngữ, tục ngữ nói chung
Thừa hưởng kết quả luận văn nghiên cứu của Hà Huyền Nga, “Đặc điểm cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày” (2009), có thể sơ
lược về việc sưu tầm thành ngữ, tục ngữ ở nước ta như sau: [33]
Ở nước ta, trước thế kỷ XIX, các tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm đã có ít nhiều dấu vết của các tư tưởng dân gian Nguyễn Trãi là người đầu tiên sử dụng các câu tục ngữ dân gian trong sáng tác của mình Sau đó phải kể đến các sáng
tác chữ Nôm như: “Hồng Đức quốc âm thi tập” của Lê Thánh Tông (thế kỷ XV), “Bạch vân quốc ngữ thi tập” của Nguyễn Bỉnh Khiêm (thế kỷ XVI),
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình
Chiểu (thế kỷ XVIII, XIX)… Trong điều kiện lịch sử giai đoạn đó, chưa tìm thấy một công trình nghiên cứu nào chuyên về tục ngữ, thành ngữ thì các tác phẩm trên là đối tượng rất quan trọng của các nhà nghiên cứu
Từ thế kỷ thứ XIX đến đầu thế kỷ XX, đã xuất hiện các công trình như:
“Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn”,(1897) của Huỳnh Tịnh Của; “Tục ngữ và cách ngôn” (1920) của Hàn Thái Dương; “An Nam tục ngữ” (1933) của Vũ Như Lâm và Nguyễn Đa Gia; “Phong ngữ, ca dao, phương ngôn, tục ngữ” (1936)
của Nguyễn Văn Chiểu; “Ngạn ngữ phong dao” của Nguyễn Can Mộc… Nhìn chung các công trình trên chủ yếu tổng hợp, thống kê, bước đầu có sự phân
tích, bình luận Cùng thời kì phải kể đến công trình Tục ngữ phong dao của
Nguyễn Văn Ngọc, xuất bản năm 1928, đã giới thiệu 6.500 câu tục ngữ, thành ngữ Công trình đã có đóng góp lớn trong việc sưu tầm nhưng chưa đi vào nghiên cứu sâu
Sau cách mạng tháng Tám xuất hiện một số công trình nghiên cứu có
chiều sâu hơn Trong đó phải kể đến tác giả Vũ Ngọc Phan với công trình “Tục ngữ và dân ca” Ở cuốn sách này, tác giả cố gắng hướng người đọc nhận biết
Trang 11được những tiêu chí phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ Tuy nhiên vẫn còn ở
mức khá khái quát Cuốn “Tục ngữ Việt Nam” của nhóm tác giả Chu Xuân
Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri là công trình nghiên cứu công phu về tục ngữ Việt Nam Ở công trình này, tác giả nghiên cứu tục ngữ ở hai bình diện: xã hội học và ngôn ngữ học
Từ những năm 90 trở về đây, xuất hiện nhiều cuốn tục ngữ, thành ngữ của các tác giả Mã Giang Lân, Châu Nhiên Khanh, nhóm tác giả Nguyễn Cừ, Nguyễn Thị Huế, Trần Thị An… và nhiều các nghiên cứu khác về thành ngữ, tục ngữ Nhìn chung, giai đoạn này, tục ngữ, thành ngữ không đơn thuần là sưu tập, thống kê mà đã được phân tích, nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau… và luôn là mảnh đất màu mỡ cho các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá
Gần đây, tác giả Ngô Thị Thanh Quý viết cuốn Tìm trong tục ngữ nét văn hóa Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Đây là một hướng nghiên cứu mới, tiếp
cận tục ngữ từ góc nhìn văn hóa, mở ra nhiều điều thú vị khi nghiên cứu về tục ngữ Việt Mỗi câu tục ngữ mở ra nhiều tầng nghĩa văn hóa Việt khác nhau
2.2 Việc sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ, thành ngữ dân tộc Tày
Thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày được người dân sáng tạo và sử dụng từ ngàn xưa Tuy nhiên, do trình độ dân trí chưa phát triển và số người biết chữ Nôm Tày rất ít nên giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX trở về trước chưa tìm thấy công trình sưu tập và nghiên cứu nào Nó chỉ tồn tại trong lối nói hàng ngày của người dân và rải rác trong các làn điệu dân ca như pụt, then, si lượn…
Đến cuối thế kỷ XX, xuất hiện cuốn “Tục ngữ Tày-Nùng” (1972), nhiều
tác giả, đã liệt kê được đáng kể các đơn vị tục ngữ Đến năm 1984, các tác giả
Hà Văn Thư, Nguyễn Văn Lô viết cuốn “Văn hóa Tày Nùng”, giới thiệu 34 câu
tục ngữ ứng xử của người Tày đối với môi trường tự nhiên và xã hội
Công trình công phu nhất phải kể đến cuốn Từ điển thành ngữ - tục ngữ dân tộc Tày (1996) của Triều Ân-Hoàng Quyết, Nxb Dân tộc Đây là cuốn tư
liệu vô cùng quý giá, sưu tập có chọn lọc, phân loại và giải nghĩa các thành
Trang 12ngữ, tục ngữ tại các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có rất nhiều các thành ngữ, tục ngữ được người dân dân tộc Tày tại tỉnh Bắc Kạn sử dụng trong đời
sống hàng ngày Một số cuốn từ điển đã được phát hành như cuốn Từ điển Tày - Nùng - Việt, Nxb Từ điển bách khoa của Hoàng Văn Ma và Lục Văn Pảo (tái bản năm 2006); Cuốn Từ điển Tày - Việt, Nxb Đại học Thái Nguyên (năm 2011)
Nguyễn Lương Bèn (Chủ biên) - Nông Viết Toại - Lương Kim Dung - Lê Hương Giang
Một số Luận văn thạc sĩ có các hướng nghiên cứu liên quan đến thành
ngữ, tục ngữ như: Luận văn của Hà Ngọc Tân “Văn hóa ứng xử của người Tày qua tục ngữ về quan hệ gia đình, xã hội” (2007), Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Luận văn của Hà Huyền Nga, “Đặc điểm cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày” (2009), Đại học Sư phạm Thái Nguyên… Mặc
dù các luận văn có liên quan nhưng hướng tiếp cận khác nhau Vì vậy, bản thân tác giả khẳng định đề tài chưa trùng với các công trình nghiên cứu, các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ đã thực hiện trước đó
2.3 Việc sưu tập, nghiên cứu tục ngữ, thành ngữ dân tộc Tày tại tỉnh Bắc Kạn
Trong những năm gần đây, việc bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số, đặc biệt dân tộc Tày được cả hệ thống chính trị của tỉnh Bắc Kạn quan tâm Nhiều chương trình, đề tài, dự án được tỉnh đầu tư để bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc Trong đó có một số công trình liên quan đến
tục ngữ, thành ngữ như: Đề tài khoa học cấp tỉnh“Sưu tầm, nghiên cứu - bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống các dân tộc huyện Na Rỳ, tỉnh Bắc Kạn”,
Triệu Thiêm Cao và các cộng sự, 1999 Nội dung của đề tài có đề cập đến nhiều thành ngữ, tục ngữ của người Tày huyện Na Rỳ trong lao động sản xuất, trong ứng xử, trong quan hệ gia đình
Dự án khoa học cấp tỉnh “Xây dựng bộ từ điển điện tử song ngữ Tày Việt”, Hoàng Thị Hỵ cùng các cộng sự, 2015 Dự án đã sưu tập được trên 7000
Trang 13từ vựng, dịch song ngữ, lấy phát âm của dân tộc Tày tại huyện Ba Bể làm chuẩn, trong phần chú giải đối với các từ vựng có nhiều thành ngữ, tục ngữ liên quan kèm theo và ở mức độ liệt kê làm rõ thêm từ vựng
Cuốn “Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn” do
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch biên soạn có một phần viết về tục ngữ, thành ngữ dân tộc Tày nhưng cơ bản chỉ dừng ở mức độ giới thiệu, chưa phải nghiên cứu sâu…; Trong khuôn khổ dự án Pác Ngòi, Dương Thuấn - Nguyễn Thị Yên
đã có sưu tập về Then, tục ngữ, thành ngữ của dân tộc Tày nhưng ở mức phục
vụ dự án du lịch Pác Ngòi Như vậy, qua khảo sát của bản thân, chưa có đề tài nào tìm hiểu riêng về đặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc Kạn
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Luận văn hướng tới mục đích sau:
Sưu tầm, nghiên cứu để tìm ra đặc điểm của tục ngữ, thành ngữ dân tộc Tày Bắc Kạn ở phương diện: tri thức, kinh nghiệm của người Tày với tự nhiên
và xã hội thông qua thành ngữ, tục ngữ Từ đó, có đánh giá thực trạng tục ngữ, thành ngữ dân tộc Tày tại tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay, đề xuất một
số giải pháp về lưu giữ, bảo tồn, phát huy văn học, ngôn ngữ dân tộc Tày nói chung, thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày tại Bắc Kạn nói riêng
- Đánh giá sơ bộ về thực trạng sử dụng thành ngữ, tục ngữ hiện nay và đề
ra một số giải pháp bảo tồn, phát huy thành ngữ, tục ngữ
Trang 143.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu đặc điểm thành ngữ, tục ngữ của người dân tộc Tày tại tỉnh Bắc Kạn, có sự liên hệ với thành ngữ, tục ngữ ở một
số dân tộc khác
- Phạm vi nghiên cứu: khảo sát khoảng 300-400 thành ngữ, tục ngữ người dân sử dụng tại tỉnh Bắc Kạn, có liên hệ với một số thành ngữ, tục ngữ dân tộc Kinh và một số dân tộc thiểu số khác tại tỉnh Bắc Kạn
3.3 Đóng góp của luận văn
- Hệ thống được một số thành ngữ, tục ngữ người Tày ở tỉnh Bắc Kạn
sử dụng
- Làm rõ hơn văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội của người Tày thông qua thành ngữ, tục ngữ
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng những phương pháp chính như:
- Phương pháp sưu tầm thành ngữ, tục ngữ trong vùng đồng bào dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn:
Kết quả tổng hợp được khoảng 400 thành ngữ, tục ngữ, trong đó có 298 thành ngữ, tục ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu và sử dụng các từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày và các tài liệu liên quan về dân tộc Tày để giải nghĩa Sử dụng trích khoảng 160 thành ngữ, tục ngữ tại luận văn
- Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê phân loại những thành ngữ, tục ngữ sưu tầm được theo các tiêu chí như: về thời tiết, về sản xuất nông nghiệp, động vật, thực vật, về ăn mặc, ở, đi lại, các mối quan hệ trong gia đình, làng xóm…
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Một số câu thành ngữ, tục ngữ có sự
so sánh với thành ngữ, tục ngữ của người Kinh và người Tày một số địa phương khác
Trang 15- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích nghĩa thành ngữ, tục ngữ, tổng hợp theo từng nhóm, từng vấn đề để làm rõ hơn về dân tộc Tày tại tỉnh Bắc Kạn
- Phương pháp tiếp cận văn bản văn học từ góc nhìn văn hóa: luận văn không đi sâu vào cấu trúc, nghệ thuật của thành ngữ, tục ngữ mà thông qua thành ngữ tục ngữ để tìm hiểu về văn hóa dân tộc Tày và thông qua văn hóa để tìm hiểu về tục ngữ
5 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:
Trang 16Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Kạn
1.1.1 Về điều kiện tự nhiên
- Về vị trí địa lý:
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía Đông Bắc của nước ta, nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam Nơi đây cũng nằm ở thềm cao giữa trung tâm căn cứ địa Việt Bắc
Bắc Kạn có diện tích 4.857,21 km2 Phía Bắc giáp với các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng, Phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; Phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; Phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Hiện nay, Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính bao gồm Thành phố Bắc Kạn
và 7 huyện Giao thông, trao đổi hàng hóa từ Bắc Kạn đến các tỉnh lân cận là khá thuận tiện Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) hiện
đã được cải tạo, nâng cấp Đặc biệt, tuyến đường mới Thái Nguyên - Chợ Mới
đã đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và thông thương hàng hóa
- Về đặc điểm địa hình
Địa hình Bắc Kạn bị chi phối bởi những dãy núi cánh cung lồi về phía Đông, bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm” xen kẽ nhau Bắc Kạn có địa hình núi cao, cao hơn các tỉnh xung quanh và bị chi phối bởi các mạch núi cánh cung kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và Đông của tỉnh
Trong đó, cánh cung Ngân Sơn là cánh cung đóng vai trò quan trọng trong địa hình của tỉnh, đồng thời là ranh giới khí hậu quan trọng Dãy núi này có nhiều đỉnh núi cao… Cánh cung sông Gâm kéo dài dọc theo phía Tây của tỉnh
Trang 17- Về sông ngòi
Mạng lưới sông ngòi Bắc Kạn tương đối phong phú nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thủy chế thất thường Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Cầu Sông ngòi có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương
Ngoài hệ thống sông ngòi, Bắc Kạn còn nổi tiếng với hồ Ba Bể Đây là một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất nước ta, được hình thành từ một vùng đá vôi bị sụt xuống do nước chảy ngầm đã đục rỗng lòng khối núi Hồ Ba
Bể đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia (năm 1996); xếp hạng là di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt (năm 2012)
- Về giao thông
Mạng lưới giao thông chủ yếu là đường bộ, không có tuyến đường sắt và đường hàng không như nhiều tỉnh khác trong cả nước Nhưng Bắc Kạn lại có lợi thế là có quốc lộ 3 chạy dọc qua các tỉnh nối liền Bắc Kạn với các địa phương khác trong khu vực Ngoài ra còn có quốc lộ 279 là tuyến vành đai quan trọng của đất nước Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Bắc Kạn thuận lợi trong phát triển kinh tế-xã hội
Trang 181.1.2 Về điều kiện kinh tế-xã hội
Theo bài viết “Bắc Kạn giàu tiềm năng phát triển kinh tế” được đăng trên trang website https://backan.gov.vn vào ngày 7/12/2012 chúng tôi thấy rằng, tình hình kinh tế - xã hội của Bắc Kạn đã có chuyển biến tích cực, lạm phát thấp, nền kinh tế phát triển ổn định trên tất cả các lĩnh vực, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, đồng hành của các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh [62]
Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của Bắc Kạn đã có chuyển biến tích cực, lạm phát thấp, nền kinh tế phát triển ổn định trên tất cả các lĩnh vực, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, đồng hành của các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh Tổng sản phẩm (GRDP) giai đoạn năm 2011 - 2015, toàn tỉnh tăng 13,5% năm; nhiều Cụm công nghiệp đã và đang đầu tư, thiết kế mời gọi đầu tư xây dựng… bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ ngày một phát triển, nhất là trong lĩnh vực chế biến nông-lâm sản, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân Khu vực thương mại, dịch vụ tăng bình quân 18%/năm; Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân, điện, nước, giao thông nông thôn, y tế, văn hóa, giáo dục ngày một nâng cao; Chính sách xã hội, chính sách người có công, về lao động việc làm được chú trọng và cải thiện Để đạt được những thành tựu trên, các cấp các ngành đã tích cực thực hiện các giải pháp đề ra Nhờ vậy, tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian qua của tỉnh đạt kết quả tích cực, đúng hướng Tuy nhiên, trong thời gian tới do tình hình khó khăn, thách thức chung của cả nước như kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc; ngoài những yếu tố mới
Trang 19tạo đột phá trong tăng trưởng thì tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên địa bàn tỉnh còn chậm Cho nên, nhiệm vụ đặt ra cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015-2020, rất nặng nề với nhiều thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen nhau [63]
1.2 Giới thiệu sơ lược về dân tộc Tày tại tỉnh Bắc Kạn
Tại tỉnh Bắc Kạn dân tộc Tày chiếm 54% dân số, chiếm số lượng đông nhất
so với các dân tộc Dao, Mông, Sán Chí, người Kinh… Dòng họ người Tày ở Bắc Kạn có nhiều nguồn gốc khác nhau Phần đông là các họ gốc Tày Bên cạnh đó còn có thêm các họ gốc từ dân tộc Nùng và Kinh Người Tày ở Bắc Kạn chiếm số đông là các họ: Nông, Hà, Ma, Hoàng Ít có dòng họ nào cư trú riêng biệt tại một vùng, Họ sống gắn bó, đoàn kết với nhau, hầu như không có sự xung đột về dòng
họ, ngay trong một bản cũng thường có ít nhất 2 - 3 họ cùng cư trú
Theo bài viết Các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đăng tại trang
http://bandantoc.backan.gov.vn thì người Tày tỉnh Bắc Kạn trong một họ thường được cố kết theo nhánh, chi Không có tục làm giỗ tổ, thờ mộ tổ, cũng không có những quy định về thành viên cùng họ như người Thái Mồ mả tổ tiên
đã phân về nhánh nào, chi nào thì nhánh đó, chi đó thờ cúng và gìn giữ Ngày
kỵ từng người đã mất chỉ còn liên quan đến gia đình giữ mả.Thông thường trong một chi, một nhánh chỉ cố kết đến đời thứ 3 Mỗi dịp gia đình có việc hệ trọng thì đều tìm đến anh em từ đời thứ ba đổ lại Từ đời thứ 4 trở đi sẽ phai nhạt dần Tuy nhiên, các gia đình vừa là anh em, vừa là hàng xóm thì sự cố kết
sẽ bền lâu, mặc dù huyết thống đã trải qua nhiều thế hệ và họ vẫn xưng hô như anh em gần Giống với người Kinh, tổ chức dòng họ của người Tày cũng theo thứ bậc, còn người Nùng thì ai sinh trước thì là anh chị, ai sinh sau là em [66]
Hiện nay, cuộc sống của người Tày tại Bắc Kạn đã có những thay đổi trong đời sống kinh tế, và họ vẫn giữ được những nét phong tục độc đáo, tín ngưỡng tôn giáo của Tày
Trang 201.2.1 Đời sống kinh tế
Cũng giống như người Tày ở các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên… người Tày ở Bắc Kạn sống chủ yếu bằng nghề nông Nền nông nghiệp Tày đã phát triển tương đối cao Ngoài lúa nước là cây lương thực chính, đồng bào còn trồng thêm ngô, khoai, sắn và các loại cây thực phẩm khác
và thuốc lá trên những nương định canh Đặc biệt, những năm gần đây cây ăn quả phát triển mạnh như cam quýt, hồng không hạt…là nguồn thu nhập quan trọng của đồng bào Tày
Người Tày ở Bắc Kạn vẫn sống theo lối tự cung tự cấp Họ trồng bông dệt vải và nuôi tằm để đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống hằng ngày của từng gia đình Ngoài ra, họ cũng biết cách giao thương, buôn bán các sản phẩm, dụng cụ
mà tự tay họ làm ra bán tại các chợ của địa phương Họ thường trao đổi hàng hóa vào các dịp chợ phiên và ngày nay chợ phiên vẫn tồn tại ở tất cả các huyện của tỉnh Bắc Kạn, trừ thành phố Bắc Kạn
Ngoài ra, đồng bào còn chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, heo, gà,
dê trở thành nguồn thu nhập phụ có giá trị kinh tế cao Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều huyện phát triển thành mô hình trang trại với quy mô rộng như huyện Ngân Sơn, huyện Chợ Đồn, huyện Bạch Thông
Các nghề thủ công gia đình như đan lát đồ dùng gia đình bằng mây, tre, lá; rèn công cụ, đã đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương Đồng bào Tày thường sống quần tụ thành từng bản Một bản thường chia thành theo thung lũng nhỏ hoặc ven một con suối, con sông Mỗi bản có từ hai mươi đến một trăm nóc nhà Tên làng bản cũng rất đặc biệt, có khi là Nà Kéo, Nà Tha, Nà Rầy… Họ dùng từ “Nà” (Ruộng) đặt luôn cho bản của mình Họ thường gọi
bản bên một cách thương mến là Bản nưa, Bản tẩư Nhiều bản hợp lại thành
một mường tương đương với một xã
Bản của người Tày được xây dựng ở những chân núi hoặc những nơi đất đai bằng phẳng ven sông, suối, trên các cánh đồng Tính cộng đồng của bản
Trang 21xưa kia đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống, đã để lại những thuần phong mỹ tục truyền thống của dân tộc Tày
Xã hội người Tày đã phát triển, nhưng không đều Ở nhiều nơi, sự phát triển các quan hệ phong kiến còn ở mức thấp Tại tỉnh Bắc Kạn, các quan hệ kinh tế- xã hội đã phát triển hơn, đưa đến sự phân hóa giai cấp khá rõ rệt gần giống như người Việt Tổ chức hành chính được thực hiện theo nguyên tắc lãnh thổ như mọi vùng khác của đất nước Đời sống tinh thần truyền thống của người Tày có nhiều yếu tố tích cực, lành mạnh, mang nhiều nét độc đáo mà không có ở những dân tộc khác Tuy nhiên, trong đó cũng có những yếu tố đã trở nên lạc hậu cần có phương thức thích hợp để từng bước xóa bỏ
Ngày nay, người Tày đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, xã hội mới, góp phần vào công cuộc xây dựng tỉnh ngày một văn minh, giàu đẹp của đất nước
1.2.2 Phong tục, tập quán
Từ lâu, đồng bào Tày ở Bắc Kạn cư ngụ quanh những con suối dưới chân những ngọn núi cao sừng sững Người dân ở các bản Tày trên dải đất Bắc Kạn đã tạo cho mình những phong tục tập quán mang bản sắc riêng Những phong tục mà người dân Tày nơi đây vẫn tự hào mỗi khi nhắc đến Cụ thể một
số phong tục như:
Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Tày
Tục lệ cưới xin của người Tày ở Bắc Kạn có nhiều điểm giống người Kinh: cũng có lễ dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu… Nhưng có những điểm khác biệt, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình
Đám cưới thường được tổ chức vào lúc chiều tối) Bởi theo quan niệm của người Tày nơi đây, thời điểm này sẽ không ảnh hưởng đến công việc trong ngày của mọi người Hơn nữa, có thời gian cho những anh em họ hàng ở xa đến kịp trong ngày vì phương tiện di chuyển chủ yếu là đi ngựa và đi bộ
Trang 22Tiệc cưới được chia làm hai tiệc: Tiệc thứ nhất dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng và đây là tiệc quan trọng, được gia đình chuẩn bị chu đáo cho khâu đón tiếp; tiệc thứ hai dành cho nam nữ thanh niên, bạn bè gần
xa của cô dâu chú rể Thường thì thanh niên đến và vui hát, chơi trò chơi, uống rượu đến gần sáng mới trở về nhà
Theo phong tục, mọi chi phí tổ chức đám cưới của nhà gái đều do nhà trai lo liệu hết: tiền mặt, lợn, gà, gạo, rượu… Điều đó có ý nghĩa là nhà trai tỏ lòng biết ơn, mong đền đáp phần nào công lao dưỡng dục của bố mẹ cô gái Ngày nay, để đơn giản hơn một số gia đình đã đưa tiền mặt đủ để trang trải những vật dụng trên để nhà gái chủ động mua Nhà gái sẽ trích ra một số tiền
để sắm sửa tư trang cho con gái làm của hồi môn: quần áo mới, vòng bạc, xà tích bạc, chăn màn thổ cẩm, chiếu hoa… và những đồ gia dụng khác Còn rượu, thịt, gạo nếp, gạo tẻ sẽ dùng làm cỗ để mời họ hàng, làng xóm
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều tập tục trong việc cưới xin của người Tày ở Bắc Kạn cũng có sự thay đổi, không còn nguyên như xưa nữa Ví như nhà gái cũng không còn đòi hỏi nhà trai quá nặng về vật chất… Việc cưới xin của đồng bào Tày bây giờ ngày càng giản tiện, văn minh
Phong tục ma chay của người Tày
Bài viết Phong tục văn hóa Dân tộc Tày đăng tại trang
https://www.dulichvietnam.com.vn ngày 19/7/2012 cũng phản ánh đầy đủ về
phong tục ma chay của người Tày tại Bắc Kạn Đó là “người Tày quan niệm, người chết linh hồn tiếp tục sống ở thế giới bên kia Nếu người chết bất đắc kỳ
tử thì người Tày làm lán quan tài, làm ma chôn tại chỗ Trẻ em chết thì bó chiếu chôn rất xa nhà Người già chết thì làm ma trên sân nhà ở Khi bố mẹ qua đời, người con trai cả đeo dao, mang một gói muối đi mời thầy tào đến cúng làm đám tang Người con đeo dao suốt những ngày diễn ra tang lễ Hàng năm, người Tày chỉ đi tảo mộ người chết vào tết Thanh Minh (ngày 3/3 âm
Trang 23lịch) và chỉ cúng tổ tiên vào ngày Tết” [66] Ngày nay, một số gia đình, đặc biệt
những gia đình sống ở thị trấn, thành phố hoặc vùng có nhiều người Kinh cùng sinh sống, việc cúng tổ tiên vào ngày rằm, mùng một theo người Kinh
Trang phục truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn
Bài viết của tác giả Hoàng Thị Khuyên đăng trên trang
https://vanhoatruyenthongcacdantoc.blogspot.com đã làm rõ trang phục truyền thống của
người Tày, trong đó có người Tày Bắc Kạn: Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn trang trí Nữ có áo cánh ngắn may cổ cao, năm thân, cài năm khuy ở cổ và sườn bên phải, quần dài, thắt lưng, khăn Ngày lễ hội, mặc thêm áo cánh trắng bên trong Trước kia, phụ nữ Tày nhiều vùng cũng mặc váy, gần đây chuyển sang mặc quần, dài chấm gót, quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa Phụ nữ Tày còn có áo dài kiểu như áo ngắn, vạt buông dài quá đầu gối Đồ trang sức có vòng cổ, vòng tay, vòng chân và dây xà tích bằng bạc” Trang phục của nam giới có quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn cũng may năm thân, cổ đứng Nam cũng có áo dài như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu gối (dẫn theo [38])
Văn hóa văn nghệ của người Tày
Người Tày có một nền văn nghệ cổ truyền phong phú, đủ các thể loại thơ,
ca, các truyện cổ tích, truyện cười dân gian, múa nhạc Các điệu dân ca phổ biến nhất là hát lượn, hát đám cưới, ru con Có nhiều điệu lượn như lượn Slương, lượn Then, lượn Nàng Hai, lượn Cọi Người Tày còn có các điệu hát Then và ngày nay hát Then còn được lưu giữ, phát triển khá tốt ở vùng đồng bào Tày, đặc biệt là món ăn tinh thần không thể thiếu khi du khách đến Bắc Kạn, đến
hồ Ba Bể Trong xu hướng phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, để gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc Tày cùng các dân tộc anh em khác như giữ lại được những trang phục cổ truyền, sinh hoạt văn hóa trong đám cưới, ma chay, lễ hội là điều không phải dễ dàng Việc bảo tồn và phát huy những nét sinh hoạt văn hóa
Trang 24độc đáo của người dân tộc đòi hỏi có một chính sách nhất quán để người dân tộc hiểu và nhận thức được vốn quý giá của dân tộc, có ý thức gìn giữ là lưu truyền qua nhiều thế hệ Có như vậy mới tránh được tình trạng dần mất đi bản sắc của dân tộc mình, mà nhiều dân tộc hiện nay đang gặp phải
1.2.3 Tín ngưỡng, tôn giáo
Cũng như người Kinh, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng cơ bản trong tín ngưỡng của người Tày và được thể hiện khá rõ trong Then cấp sắc Người Tày ở Bắc Kạn nói riêng và người Tày nói chung coi lễ cấp sắc là một thông điệp để con cháu báo cáo với tổ tiên rằng họ đã làm tròn đạo hiếu nối nghiệp tổ tiên
Tôn giáo của người Tày chủ yếu là Đạo giáo thông qua giáo lý của thầy Tào Điều này thể hiện rõ nhất qua lễ cấp sắc của các dòng Then, Pụt có sự tham gia chủ đạo của thầy Tào người được coi là thầy cha của đệ tử, Điều này phản ánh
sự giao lưu hội nhập các yếu tố bên ngoài vào trong tín ngưỡng của người Tày Tuy vậy, khác với Đạo giáo chính thống là truyền đạo theo môn phái, các ngành thầy cúng của người Tày, được truyền nghề theo gia tộc
Tín ngưỡng, tôn giáo của người Tày ở Bắc Kạn còn được thể hiện qua những lễ vật mang tính tượng trưng hồn nhiên, mộc mạc trong Then Số mệnh con người được hình dung như một cái cầu, muốn trường thọ khoẻ mạnh thì phải sửa sang lại cầu cho chắc chắn Tuổi thọ và sức khoẻ của người già được gắn với bồ gạo, muốn người già sống lâu thì phải bù cho bồ gạo đầy thêm
Những tín ngưỡng, tôn giáo của người Tày đã trở nên gần gũi, gắn bó với đời sống của người dân Tày ở Bắc Kạn qua nhiều thế hệ
Tóm lại, qua hàng nghìn năm sinh sống, với những đặc điểm trên, người
Tày đã đúc kết và lưu giữ cho dân tộc mình những nét văn hóa đẹp, trong đó những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ phát triển đến đỉnh cao Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại ngày nay đã ít nhiều tác động đến việc bảo tồn, lưu giữ một số nét văn hóa đẹp của dân tộc Tày Khảo sát thực tiễn 35 học sinh trung học phổ thông, học chung một trường, tỉ lệ biết từ một đến ba câu tục ngữ Tày chiếm
Trang 2577%, 33% còn lại, các em không biết và chưa từng sử dụng tục ngữ trong cuộc sống hàng ngày
1.2.4 Một số đặc điểm ngôn ngữ dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn
1.2.4.1 Chữ Nôm - Tày
Cộng đồng người Tày ở Bắc Kạn sống rải rác ở khắp các huyện, thị Trong đời sống hàng ngày, họ sử dụng tiếng Tày là chủ yếu, còn chữ Nôm rất ít khi sử dụng mà chỉ dùng trong các lễ cúng bái hay trong các truyện thơ, ca dao, tục ngữ
Chữ Nôm Tày là một sáng tạo tập thể của nhiều thế hệ trí thức người Tày, được ra đời từ khoảng thế kỷ XV-XVI, phát triển mạnh trong thời kỳ nhà Mạc cát cứ ở Cao Bằng và tồn tại đến ngày nay Cũng như những dân tộc khác đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, cư dân Tày Bắc Kạn từ lâu đời đã biết
sử dụng hệ thống ký tự chữ Hán để ghi âm tiếng Tày và được các nhà nghiên cứu gọi là chữ Nôm Tày
Bài viết Bảo tồn chữ Nôm của dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn được đăng trên
trang https://backan.gov.vn ngày 27/11/2014 có nhận định rằng: Về loại hình, chữ Nôm Tày là chữ khối vuông, thuộc thể loại chữ tượng hình, kế tục và phát triển từ chữ Hán của dân tộc Hán ở phương Bắc Vì vậy trong cách viết, chữ Nôm Tày phải tuân thủ trình tự, cách thức viết của chữ Hán là trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau; trái trước, phải sau; viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới (theo hàng dọc); sử dụng bộ thủ chữ Hán để nhận biết ngữ nghĩa, mặt chữ [61]
Chữ Nôm Tày được viết trên giấy bản do người dân địa phương tự sản xuất (tiếng Tày gọi là chỉa sla) Khi viết dùng bút lông thấm mực tàu tay đưa đều ngọn bút trên giấy viết tạo thành nét thanh, nét đậm Muốn viết chữ đẹp phải khổ luyện sao cho tay viết vừa mềm mại, vừa rắn rỏi, nét chữ lúc thanh, lúc đậm, chữ viết vuông vắn, cân xứng, đều đặn
Người Tày quan niệm đây là chữ của “thánh hiền” nên khi viết phải cung kính, tư thế ngay ngắn, sách vở để trong rương, trong hòm như những vật quý
Trang 26trong gia đình Chữ Nôm Tày có cấu tạo tương tự như chữ Nôm Việt Trong chữ Nôm Tày có hiện tượng sử dụng những chữ Hán Việt, giữ nguyên nghĩa gốc nhưng đọc theo âm tiếng Tày Ví dụ như chữ Hoàng đọc theo âm Hán Việt
có nghĩa là hoàng đế, đọc theo Nôm Tày là “vuồng”
Tuy nhiên, chữ Nôm Tày cho đến nay vẫn chưa hình thành bộ chữ thống nhất, có những chữ cùng âm, cùng ngữ nghĩa lại có nhiều tự dạng khác nhau Điều này là do trong điều kiện trước đây chữ Nôm Tày được lưu hành thông qua truyền dạy trực tiếp và sao chép thủ công nên đã có nhiều biến thể Có nhiều chữ khi viết được người viết giản lược nét, viết tắt, viết thảo (lối viết nhanh, liền nét, chỉ giữ một số nét trọng tâm trong chữ) nên nếu không có một trình độ nhất định về chữ Hán thì không thể đọc được văn Nôm Tày
Chữ Nôm Tày được dùng để ghi chép nhiều nhất trong sách cúng của các thầy Tào, ngoài ra còn được dùng để ghi chép các truyện thơ của người Tày, sách hát lượn cọi Do trước đây số lượng người biết chữ ít nên với những sách ghi chép truyện thơ, tri thức dân gian muốn truyền tải đến người dân thường phải thông qua một người sử dụng thông thạo chữ Nôm Tày ở địa phương
Hiện nay, việc truyền dạy chữ Nôm Tày vẫn chủ yếu bằng phương pháp
“nhập tâm truyền khẩu” và người dân tộc thiểu số biết được chữ viết của mình qua một số tác phẩm viết bằng tiếng dân tộc của những nhà văn, nhà thơ ở địa phương, hay qua những câu lượn, lời cúng của thầy Tào Vì vậy bảo tồn và phát huy chữ Nôm của người Tày là một việc làm rất cần thiết đối với tỉnh Bắc Kạn, nhất là khi chữ Nôm Tày được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
1.2.4.2 Chữ tiếng Tày hiện nay
Tiếng Tày là ngôn ngữ của người dân tộc Tày và còn là ngôn ngữ giao tiếp chung của nhiều dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên hiện nay còn rất ít người dân tộc Tày có thể hiểu sâu tiếng Tày, về hệ thống ngữ âm và chữ viết dân tộc Tày
Trang 27Bài viết Tiếng Tày, chữ Tày - Phát huy và bảo tồn được đăng trên trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn https://backan.gov.vn có viết: Tiếng Tày
là một ngôn ngữ thuộc nhóm Tày Thái, có địa bàn phân bổ từ đảo Hải Nam miền nam hoa lục, bắc Đông Dương, Thái Lan và Đông Bắc Miến Điện Ở Việt Nam, tiếng Tày là ngôn ngữ của gần hai triệu người Tày, ngoài ra còn là ngôn ngữ giao tiếp chung của nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn Việt Bắc và Tây Bắc Tiếng Tày là ngôn ngữ có chữ viết cổ dựa trên cơ sở chữ Hán (chữ Nôm Tày) Hình thái văn tự này đã để lại cho thế hệ hôm nay một kho tàng thư tịch cổ rất đồ sộ Từ những năm đầu thế kỷ 20, nhất là những năm kháng chiến chống Pháp, cùng với sự phổ biến chữ Quốc ngữ, chữ viết tiếng Tày được La tinh hoá bằng cách dùng chữ quốc ngữ ghi âm tiếng Tày Năm
1961, Chính phủ đã phê chuẩn phương án tiếng Tày - Nùng (La tinh hoá), loại chữ viết ghi âm trên cơ sở chữ viết Quốc ngữ
Tiếng Tày tuy là một ngôn ngữ tương đối phát triển nhưng hiện nay vẫn tồn tại nhiều phương ngữ khác nhau Đầu những năm 70 của thế kỷ 20, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã chủ trì đề tài nghiên cứu xác định vùng chuẩn của tiếng Tày - Nùng Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra một khu vực tiếng Tày - Nùng có tính chất phổ biến nhất được coi là vùng chuẩn của tiếng Tày - Nùng gồm các vùng: Bảo Lạc, Na Hang, Chiêm hoá, Vị Xuyên, Bắc Quang, Bắc Mê còn giữ được nhiều nguyên bản Hệ thống ngữ âm tiếng Tày - Nùng tồn tại ở địa bàn trong vùng tam giác Ba Bể - Hoà An - Đông Khê, Thất Khê Hình thức phát âm này đã được Đài phát Thanh khu Tự trị Việt Bắc cũ sử dụng trên làn sóng phát thanh [67]
Tại Bắc Kạn, đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Xây dựng bộ từ điển điện tử song ngữ Tày - Việt” xác định tiếng Tày tại huyện Ba Bể và một vùng huyện Bạch Thông, huyện Chợ Đồn giáp Ba Bể là ngôn ngữ Tày chuẩn của tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn sử dụng hình thức phát
âm của địa phương này để phát sóng
Trang 28Về hệ thống ngữ âm tiếng Tày: Tiếng Tày phát âm rời theo âm tiết (tiếng) Cấu tạo âm tiết tiếng Tày gồm năm thành tố, đó là: Phụ âm đầu, âm đệm, nguyên âm, âm cuối và thanh điệu
Về chữ viết: Tiếng Tày dùng các chữ cái và cách ghép vần của chữ quốc ngữ, về cơ bản quy tắc chính tả giống với chữ Quốc ngữ; có bổ sung thêm một
số âm mà chữ quốc ngữ không có như bj,pj,mj,phj,sl
Về từ ngữ, ngữ pháp: Tiếng Tày cấu tạo cơ bản giống như trong tiếng Việt
Để có thể phát huy và bảo tồn văn hoá cũng như phát huy và bảo tồn tiếng Tày và chữ Tày, trong những năm tới tỉnh Bắc Kạn đang chú trọng vào việc đào tạo, bồi dưỡng chữ Tày, tiếng Tày cho cán bộ, công chức, viên chức
và nhân dân tỉnh Bắc Kạn Việc học chữ Tày và tiếng Tày sẽ hiểu sâu thêm về chữ viết và tiếng dân tộc Tày và cung cấp thêm những biểu biết về phong tục tập quán, nền văn hoá truyền thống của đồng bào Tày tỉnh Bắc Kạn
1.3 Tiêu chí phân loại thành ngữ, tục ngữ qua các công trình nghiên cứu trước đây
Trước hết để đưa ra tiêu chí phân loại thành ngữ và tục ngữ thì cần phải hiểu rõ khái niệm thành ngữ và tục ngữ Từ đó dựa trên các công trình nghiên cứu trước về vấn đề này sẽ đưa ra tiêu chí để phân loại thành ngữ và tục ngữ như sau:
1.3.1 Khái niệm về thành ngữ, tục ngữ
Theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt do GS Hoàng Phê làm chủ biên của Viện Ngôn ngữ học - Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2003 thì: “Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó” [40, tr 930]
Ví dụ:
Một nắng hai sương
Rán sành ra mỡ
Trang 29Đâm ba chẻ củ
“Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân” [40, tr1093]
Ví dụ:
Đói cho sạch, rách cho thơm
Một giọt máu đào hơn ao nuớc lã
Thừa người nhà mới ra người ngoài
Qua hai định nghĩa trên, ta chưa thấy hết được sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ mà phải phân tích thêm như sau:
Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, cho bài học luân lý hay phê phán sự việc Do đó, một câu tục ngữ có thể được coi là một “tác phẩm văn học” hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ và chức năng giáo dục
Ví dụ như câu tục ngữ Việt Nam “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn” diễn đạt một nhận xét về sức mạnh đoàn kết, một kinh nghiệm
sống và làm việc có hoà hợp thì mới đem lại kết quả, một luân lý trong quan
- Chức năng thẩm mỹ của nó là để truyền tải nội dung nên người ta đã dùng cách nói cường diệu và có hình ảnh khiến người đọc dễ bị thuyết phục và tiếp thu
Còn đối với thành ngữ trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt” của các tác giả Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến, NXB Giáo dục, H., năm 1997 đã đưa ra khá đầy đủ khái niệm về thành ngữ như sau: “Thành ngữ là một cụm từ cố định Xét về mặt ngữ pháp thì nó chưa
Trang 30thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự phê phán nào cả nên nó thường mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, mà thiếu hai chức năng này thì nó không thể trở thành một tác phẩm văn học trọn vẹn được Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ” [11, tr153-165]
Ví dụ trong tiếng Việt, thành ngữ “mặt hoa da phấn” chỉ nói lên vẻ đẹp yêu kiều của người phụ nữ, nhưng nó không nêu lên được một nhận xét, một lời khuyên hay một sự phê phán nào cả Vì thế, dù được diễn đạt một cách bóng bẩy, có hình ảnh (chức năng thẩm mỹ), thành ngữ trên không mang lại cho người ta một hiểu biết về cuộc sống và một bài học nào về quan hệ con người trong xã hội (chức năng nhận thức và chức năng giáo dục)
Hay người Tày có câu: Ả pác chập càng Nghĩa: Há mồm vướng phải
cái cằm Câu thành ngữ trên miêu tả trường hợp người ta đã trót làm hoặc tham gia làm việc xấu, sẽ không dám trách người khác khi họ phạm khuyết điểm sai
lầm tương tự quen dùng Tương tự thành ngữ Việt: Há miệng mắc quai; hay Ăn xôi chùa ngọng miệng
1.3.2 Các công trình nghiên cứu về việc đưa ra các tiêu chí phân loại thành ngữ và tục ngữ
Vấn đề về việc nghiên cứu tiêu chí phân loại thành ngữ và tục ngữ đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa có những quan điểm thực sự thống nhất Vì vậy trong phần này chúng tôi sẽ nêu ra một vài ý kiến và nhận xét đánh giá về những quan điểm này:
Trong bài viết nghiên cứu về “Cái khó trong việc phân biệt thành ngữ và
tục ngữ”, Nguyễn Thị Trung Thành (Báo Ngôn ngữ và Đời sống) [45] đã đưa ra
quan điểm về tiêu chí đánh giá về thành ngữ và tục ngữ qua 3 tiêu chí sau:
- Thứ nhất: Căn cứ vào cấu tạo của cụm từ: “Một trong những tiêu chí để phân biệt thành ngữ và tục ngữ là: thành ngữ là cụm từ, còn tục ngữ là câu Về cấu tạo của cụm từ thì trong ngữ pháp, người ta nhắc tới ba loại cụm từ, cụm chính
Trang 31phụ, cụm đẳng lập, cụm chủ vị, mà câu đơn bình thường là câu có một chủ vị, vì thế nếu một thành ngữ có kết cấu là một cụm chủ vị thì nó được xem là một câu đơn bình thường (lúc này thành ngữ sẽ có cấu tạo giống tục ngữ)
- Thứ 2: Căn cứ vào ý nghĩa để xác định một ngữ liệu cụ thể là thành ngữ hay tục ngữ thì cũng không dễ dàng hơn, vì ý nghĩa của đơn vị từ vựng nói chung, ý nghĩa của loại đơn vị đang xét nói riêng, có thể biến đổi theo thời gian
- Thứ 3: Căn cứ vào nội dung ý nghĩa của đơn vị, có thể thấy chúng hoàn toàn được xác định là tục ngữ, nhưng trên thực tế chúng lại xuất hiện ở các danh sách thu thập thành ngữ Bởi vậy căn cứ như vậy cũng khó xác đinh
Vậy, nếu căn cứ vào các tiêu chí trên mà các nhà nghiên cứu đưa ra để phân biệt hai đối tượng đang xét thì có thể xếp được một số lượng ngữ liệu lớn vào thành ngữ và một số lượng khác vào tục ngữ
Phân biệt thành ngữ với tục ngữ trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” tác giả Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một
ý, một nhận xét của kinh nghiệm, một luân lý, một công lí, có khi là một sự phê phán Còn thành ngữ là một phần câu có sẵn, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải một câu hoàn chỉnh; còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng đã là một câu hoàn chỉnh” [41, tr108]
Vậy, qua quan điểm trên của tác giả thì Vũ Ngọc Phan cho rằng điểm khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ mà tác giả chỉ ra đó là, tục ngữ tự thân nó
là một câu, còn thành ngữ là bộ phận của câu Ta thấy, tiêu chí phân biệt của
Vũ Ngọc Phan là một nội dung có tính kết cấu ngữ pháp
Có thể thấy rằng, vấn đề về tiêu chí phân loại cũng có một số tiêu chí giống nhau, có thể theo hướng như sau:
Trong khoa học lôgic, có hai hình thức tư duy mà đặc điểm và mối quan
hệ giữa chúng với nhau có thể được coi là những cơ sở nhận thức luận cho việc xác định đặc điểm và mối quan hệ giữa tục ngữ và thành ngữ Đó là các hình thức khái niệm và phán đoán Xét nội dung và cách diễn đạt của những câu mà
Trang 32ta vẫn gọi là thành ngữ và tục ngữ thì thấy: nội dung của thành ngữ là nội dung của những khái niệm, còn nội dung của tục ngữ là nội dung của những phán đoán Quan hệ giữa thành ngữ và tục ngữ phản ánh quan hệ giữa các hình thức khái niệm và phán đoán Chẳng hạn như khái niệm về “sự uổng công” có được
cũng phải trải qua một quá trình khái quát rất nhiều hiện tượng như “nước đổ lá khoai”, “nước đổ đầu vịt”, “dã tràng xe cát” Theo cách miêu tả của các thành
ngữ này thì đó là những hiện tượng riêng rẽ, được nhận thức bằng những tri giác của giác quan Sự nhận thức này nhằm mục đích khẳng định một thuộc tính nhất định của những hiện tượng đó Sự khẳng định ấy được thể hiện ra thành những phán đoán, có thể diễn đạt như sau: “Nước đổ đầu vịt thì nước lại trôi đi hết”, “Nước đổ lá khoai thì nước lại trôi đi hết”, “Dã tràng xe cát biển Đông, nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì”
Như vậy, sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở chỗ cả hai đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan và có hình thái cấu trúc, ngữ nghĩa biểu hiện gống nhau
Sự khác nhau là ở chỗ những tri thức ấy khi được rút lại thành những khái niệm thì ta có thành ngữ, còn khi được trình bày, diễn giải thành những phán đoán thì
ta có tục ngữ
Sự khác nhau về chức năng của các hình thức tư duy trên đây thể hiện ra
ở sự khác nhau về chức năng của các hình thức ngôn ngữ dùng để hiện thực hoá chúng Hình thức ngôn ngữ phù hợp với hình thức khái niệm có chức năng định danh Hình thức ngôn ngữ phù hợp với hình thức phán đoán có chức năng thông báo Thành ngữ diễn đạt khái niệm nên thành ngữ có chức năng định danh, còn tục ngữ diễn tả các phán đoán nên tục ngữ có chức năng thông báo Trong ngôn ngữ, chức năng định danh được thực hiện bởi các từ ngữ, cho nên việc sáng tạo thành ngữ về thực chất là một trong những hình thức sáng tạo từ ngữ để đáp ứng yêu cầu đặt tên cho những sự vật, hiện tượng mới Do đó, thành ngữ là một hiện tượng thuộc lĩnh vực ngôn ngữ Còn tục ngữ khi thực hiện chức năng thông báo của nó thì có bản chất là một hoạt động nhận thức, nằm
Trang 33trong lĩnh vực những hình thức hoạt động nhận thức khác nhau của con người như khoa học, nghệ thuật, văn học
Căn cứ vào nội dung để phân biệt thành ngữ và tục ngữ Đối với thành ngữ thì nội dung mang tính hiện tượng, tục ngữ lại mang tính quy luật Vì thế, những đặc điểm khác nhau nêu trên là những đặc điểm tiêu biểu, mang tính lí luận cho việc nghiên cứu tục ngữ
Qua những phân tích trên đây, ta có thể khẳng định sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ về cơ bản là sự khác nhau giữa một hiện tượng ngôn ngữ với một hiện tượng ý thức xã hội Do đó, thành ngữ chủ yếu là đối tượng nghiên cứu của khoa học ngôn ngữ Còn tục ngữ, tuy có nhiều mặt đáng được khoa học ngôn ngữ chú ý, song về cơ bản cần được nghiên cứu như là một hiện tượng ý thức xã hội, một hiện tượng văn hoá, tinh thần của nhân dân lao động
Dựa vào những đánh giá, quan niệm tiêu chí để phân biệt thành ngữ và tục ngữ chúng tôi đồng tình với bảng tiêu chí so sánh của tác giả Hà Huyền Nga như sau [33, tr.15]:
khái quát những hiện tượng riêng rẽ
Diễn đạt phán đoán, khẳng định một thuộc tính của hiện tương Chức năng của các hình
thức ngôn ngữ
Chức năng định danh thực hiện bởi các từ ngữ
- Hiện tượng thuộc lĩnh vực ngôn ngữ
Chức năng thông báo thuộc lĩnh vực hoạt động nhận thức
- Hiện tượng ý thức xã hội, văn hóa, tinh thần của nhân dân
Trang 34Qua bảng tổng kết trên ta có thể nhận ra rằng tiêu chí để phân loại thành ngữ và tục ngữ là dựa trên vấn đề về kết cấu ngữ pháp, chức năng văn học, hình thức tư duy logic và chức năng của các hình thức ngôn ngữ để phân loại
Tiểu kết chương 1
Là một tỉnh miền núi, Bắc Kạn có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm 54% Cộng đồng người Tày ở Bắc Kạn sống rải rác ở khắp các huyện, thị Trong đời sống hàng ngày, họ sử dụng tiếng Tày là chủ yếu, còn chữ Nôm rất ít khi sử dụng mà chỉ dùng trong các lễ cúng bái
Người Tày có nhiều phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo độc đáo, chính những điểm này đã mang đến cho người Tày những giá trị văn hóa đặc trưng riêng Điều này cũng tạo tiền đề hình thành nên những thành ngữ, tục ngữ đặc sắc của người Tày tại Bắc Kạn
Vấn đề về tiêu chí phân loại thành ngữ và tục ngữ có thể dựa trên những tiêu chí về kết cấu ngữ pháp, chức năng văn học, hình thức tư duy logic
Trang 35Chương 2 TRI THỨC, KINH NGHIỆM ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI TÀY Ở BẮC KẠN PHẢN ÁNH QUA KHO TÀNG
TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ
Khái niệm về “tri thức” có nhiều cách định nghĩa, cách hiểu khác nhau Tuy nhiên, có thể hiểu tri thức chỉ sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành Nó có thể ẩn tàng, chẳng hạn những kỹ năng hay năng lực thực hành, hay tường minh, như những hiểu biết lý thuyết về một đối tượng
Kinh nghiệm cũng có thể hiểu là sự trải nghiệm, là tri thức hay sự thông thạo về một sự kiện hay một chủ đề nào đó mà chủ thể đúc rút trong qua trình tham gia trực tiếp
2.1 Tri thức, kinh nghiệm về thời tiết
Nước ta là nước nằm ở xứ nóng, gió mùa Nhân dân ta có nghề trồng lúa nước lâu đời Nền văn minh lúa nước là nền văn minh đã hình thành và phát triển qua hơn bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước Chính nghề nông, nghề
đi rừng của nhân dân 54 các dân tộc anh em, trong đó có dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn, bằng kinh nghiệm sống từ nhiều thế hệ mà trong dân gian đã đúc rút được nhiều câu tục ngữ, thành ngữ về thời tiết cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị
Nắng, mưa có tính quyết định đến sự sinh trưởng và năng suất mùa vụ của các loại cây nông nghiệp Ở Bắc Kạn chủ yếu người Tày trồng lúa, ngô, khoai, sắn… và chỉ trông mong mưa thuận gió hòa, cònkhoa học chưa phát triển, kênh mương nội đồng chưa được đầu tư như hiện nay Vì vậy, việc xem xét các hiện tượng thiên nhiên như gió mây, mặt trời, mặt trăng, động vật, thực vật đặt trong mối tương quan với đất đai, cây trồng để đúc rút những kinh nghiệm là một vấn đề không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp
Trang 36Thống kê 400 thành ngữ, tục ngữ sưu tầm được, số lượng thành ngữ, tục ngữ về thời tiết chiếm số lượng 18% (72 thành ngữ, tục ngữ) Điều đó chứng tỏ người dân Bắc Kạn quan tâm đặc biệt đến thời tiết, đồng thời họ đã biết kết hợp giữa kinh nghiệm và truyền đạt ngôn ngữ rất nhuần nhuyễn để có những câu thành ngữ, tục ngữ dễ nhớ nhất
2.1.1 Dựa vào thiên tượng để dự đoán thời tiết
Ngày xưa, khi chưa có các phương tiện, thiết bị dự báo thời tiết như bây giờ, nhưng con người vẫn có thể biết được thời tiết của các mùa trong năm và các ngày trong tháng một cách tương đối chính xác bằng cách dựa vào vật tượng, thiên tượng trong thiên nhiên để dự đoán
Đối với người dân tộc Tày họ cũng giống như các dân tộc anh em khác,
đã biết dựa vào các thiên tượng như mặt trăng, mặt trời, sao…để quan sát và đúc kết nên những kinh nghiệm Họ đã truyền những kinh nghiệm này thành các bài tục ngữ, thành ngữ để lưu truyền cho con cháu sau này
Qua việc quan sát các hiện tượng và được rút kinh nghiệm từ thực tế, người dân tộc Tày đã dựa vào chuyển động, biến đổi của trăng, sao để dự đoán
về thời tiết mưa nắng như:
Voỏng lếch noòng, voỏng toòng lẹng
(Trăng có quầng đen sắp mưa to, có quầng vàng thì hạn hán)
Câu tục ngữ trên có nghĩa nếu như nhìn thấy trăng có quầng màu đen như màu của sắt thì báo hiệu sắp có trận mưa to, nếu là quầng màu vàng đồng thì báo hiệu những ngày hạn hán đang đến
Phạ tốc vàng, đang bấu khấư
(Trời ngả vàng, mình chẳng khô)
Đó là hiện tượng khi thấy trời màu ngả vàng, thời tiết sẽ ẩm nồm.Ngoài việc nhìn hiện tượng mặt trăng để dự đoán thời tiến của ngày mai Người Tày
Trang 37cũng đã dựa vào màu sắc, hướng mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn để dự đoán chính xác thời tiết của ngày hôm đó
Phạ đeng tàng ha vần tốc né téc
Phạ đeng tàng ha vần oóc khoóc nà phằng
(Trời đỏ đằng Tây, mặt trời lặn ruộng chằm cũng nẻ
Trời đỏ đằng Đông, mặt trời mọc góc ruộng cũng về)
Giải thích cho câu tục ngữ trên khi mặt trời lên mà có màu đỏ thì hôm đó thời tiết sẽ nóng bức, cây cối ruộng nương sẽ bị khô héo Còn nếu mặt trời màu
đỏ khi lặn thì thời tiết hôm đó sẽ thuận tiện cho việc ra đồng làm nương làm rẫy Quan sát mặt trời họ có thể lên kế hoạch làm việc trong ngày và ứng phó với hạn hán nếu thấy mặt trời lên màu đỏ trong một thời gian dài Người Tày
nơi đây, nhất là huyện Na Rì, Chợ Đồn… họ sáng tạo ra “cọn năm” dựa vào
sức nước để để đưa nước suối đưa lên đồng khi hạn hán
Ngoài việc dựa vào trăng, mặt trời, người Tày còn dựa vào số lượng sao trên bầu trời để phán đoán được trời mưa hay trời nắng
"Lai đao le đét"
(Nhiều sao trời nắng)
Hiện tượng nhiều sao thì trời nắng là một kinh nghiệm rất phổ thông, một đứa trẻ con nhìn lên trời thấy nhiều sao cũng có thể biết rằng ngày mai trời nắng Vì vậy, có thể thấy người Tày khá chú trọng truyền kinh nghiệm cho các thế hệ sau, như một kiến thức khoa học, tối thiểu mà ai cũng phải biết
Những tục ngữ, thành ngữ dựa vào những ngôi sao trên bầu trời để dựa báo thời tiết của người Tày cũng trùng với một số câu tục ngữ của người Kinh như:
Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng
Sao ló trời nắng, sao vắng trời mưa
Qua những thành ngữ, tục ngữ chúng ta nhận thấy người Tày đã biết đưa
ra những triết lý, kinh nghiệm về việc dự đoán thời tiết Những cơ sở dựa vào mặt trăng, mặt trời, sao cũng khá trùng hợp với cơ sở của người Kinh Mặt
Trang 38khác, thấy được sự phát triển cao của trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc Tày, người dân đã sáng tạo ra những câu nói ngắn gọn, có vần điệu để trao truyền kiến thức
2.1.2 Dựa vào hiện tượng thiên nhiên
Hiện tượng thiên nhiên như mây, mưa, sấm, chớp từ lâu đã trở thành dự báo thời tiết cho con người Đối với người Tày họ cũng đặc biệt chú ý đến các hiện tượng thiên nhiên và những biến đổi của các hiện tượng này để rồi đúc kết vào kho tàng tục ngữ, thành ngữ về tri thức, kinh nghiệm thời tiết truyền lại cho con cháu mai sau
Trong kho tàng kiến thức về kinh nghiệm thời tiết thì “mây” được nhắc khá nhiều trong các thành ngữ, tục ngữ Bởi theo quan niệm của người dân tộc Tày thì căn cứ vào rạng mây, dáng mây, màu mây của mây là dự đoán chính xác được trời mưa hay trời nắng
Tục ngữ của người Tày chỉ về hình dáng mây để dự báo thời tiết
Lài đẳm lẻ tốc, lài nộc lẻ lẹng
(Vằn diều thì mưa, vằn chim thì hạn)
Phja lài pja lẻ phân, phạ lài bân lẻ đét
(Trời vằn vẩy cá thì mưa, trời vằn da cáo thì nắng)
Câu tục ngữ trên của người Tày tuy chỉ là dựa vào kinh nghiệm hằng ngày trong việc quan sát mây nhưng cũng cho chúng ta thấy được vốn kiến thức, tri thức của người Tày cũng khá uyên bác Bởi những kinh nghiệm đó cũng tương đồng với các căn cứ khoa học hiện nay
Ngoài dựa vào hình dáng của mây, người Tày còn biết dự vào hướng dịch chuyển của mây
Phạ kẻo mừa keo,
Trang 39Thời tiết tuỳ thuộc vào địa hình các đám mây di chuyển khác nhau
Chính vì vậy, với người Việt lại có câu tục ngữ "Cơn mưa đằng Đông vừa trông vừa chạy, cơn mưa đằng Nam vừa làm vừa chơi" Những câu tục ngữ
như vậy có thể xuất hiện từng vùng miền nhỏ nào đó, nhưng ở Bắc Kạn, người dân thường sử dụng câu trên vì phù hợp với tính chất địa hình, thời tiết nơi đây
Có những quan điểm đồng nhất trong căn cứ nhận diện sự di chuyển của mây giữa người Tày và người Kinh nhưng cũng do điều kiện sống, địa hình của người Tày khác với người Kinh mà đã có những câu tục ngữ, thành ngữ trái lại quan điểm của nhau như:
Tục ngữ của người Tày
Phả phạ pản pây hác,
Khẩu đảy póc thác chàn,
Phả phạ pản pây keo,
Khẩu đảy téo khửn xá
(Mây trời kéo lên ngược, đổ thóc phơi sàn, mây trời kéo về xuôi, thóc nhảy lên gác bếp)
Tục ngữ người Kinh lại nói: Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút
Ngoài những câu tục ngữ, thành ngữ về mây thì người Tày cũng dựa vào hiện tượng mưa để sắp xếp công việc trong sinh hoạt hay trong việc đồng áng
Phuân trạu giú rườn sắc phà, phuân pài oóc nà nằm bắp
(Mưa sớm thì ở nhà giặt chăn, mưa chiều thì ra ruộng trồng ngô),
Câu tục ngữ trên của người Tày cho rằng, cơn mưa xuất hiện vào sáng sớm
là báo hiệu một ngày nắng nóng, nếu là cơn mưa vào buổi chiều thì nên ra ruộng trồng ngô hay làm những công việc đồng áng khác liên quan đến trồng, bởi đây là
thời tiết rất tốt, cơn mưa đủ làm ẩm đất cho hạt nảy mầm Hay “Phuân trạu khẩu phiéc tràn” nghĩa là mưa buổi sớm thì thóc đổ ra phơi ở sàn vì chắc chắn
ngày hôm đó trời sẽ nắng Sàn của người Tày nơi đấy có chức năng tương tự như
Trang 40sân của nhà đất của người Kinh, họ dùng để phơi thóc lúa hay các sản phẩm nông sản khác, phơi quần áo và là nơi vui chơi của gia đình, trẻ nhỏ mỗi buổi chiều, tối Sàn được họ đan bằng phên tre, nứa, chống cột dưới và cao ngang bằng với sàn
nhà, được làm độc lập và nối với nhà bằng cửa hậu
Cơn mưa, nếu xuất hiện vào buổi sáng mà không phải là thời điểm sáng sớm thì cơn mưa đó thường sẽ kéo dài cho đến buổi trưa, từ trưa sẽ sang chiều:
"Phuân chạu lắp ngài, Phuân sloai slắp cằm" (Mưa sáng đến trưa mới tạnh,
mưa trưa sẽ sang chiều)
Để cho thấy vốn kiến thức, tri thức của người Tày trong việc dựa vào hiện tượng thiên nhiên rất đa dạng và phong phú Người Tày đã biệt dựa vào hầu hết các hiện tượng thiên nhiên như: gió, sấm để dự đoán thời tiết
Dựa vào hướng thổi của gió:
Lồm bưởng Bắc lẻ phân, lồm bưởng Nam lẻ đét
(Gió hướng Bắc thì mưa, gió hướng Nam thì nắng),
Dựa vào thời gian xuất hiện của gió:
"Lồm pảo cón bấu phân"
(Gió nổi trước không mưa)
Dựa vào sấm: "Phạ đăng cón đăng lẹng" (Sấm nổi trước là hạn hán),
người Kinh cũng có nhận xét tương tự: "Mấy đời sấm trước có mưa"
Người Tày sinh sống tại Bắc Kạn đã qua rất nhiều thế hệ và sống chủ yếu dựa vào tự nhiên, coi thiên nhiên là chuẩn đo cho mọi thứ Thông qua sự quan sát, sự lặp đi lặp lại của sự vật hiện tượng mây mưa sấm chợp đã giúp họ đúc rút kết luận về thời tiết để truyền nhau, cùng nhau ứng phó với sự thay đổi của đất trời Những sự quan sát trên, sau này, khoa học đã chứng minh được những mối liên quan và rất nhiều những câu tục ngữ, thành ngữ của người Tày
là kết quả của khoa học