Nhóm giải pháp tổng thể

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA của nhật bản cho dự án “cải thiện môi trường đầu tư tỉnh vĩnh phúc (Trang 59)

3.2.1.1. Tiếp tục đẩy mạnh việc hài hòa thủ tục pháp lý của Việt Nam với chính sách và hoạt động của các nhà tài trợ.

nhận từ Chính Phủ các nước, các tổ chức liên Chính Phủ và các tổ chức quốc tế đa phương đang ngày càng tăng lên. Tuy nhiên một vấn đề nổi cộm hiện nay trong hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức chính là những mâu thuẫn giữa các thủ tục pháp lý của Việt Nam và các nhà tài trợ. Điều này gây rất nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn ODA của các nhà tài trợ cũng như trong quá trình triển khai thực hiện dự án dẫn đến việc nhiều Hiệp định Tín dụng hủy bỏ, dự án đang triển khai thì các nhà tài trợ ngừng cung cấp vốn…Vì vậy, một trong những giải pháp hữu hiệu cho tình trạng trên là phải hài hòa thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những hành động cụ thể để cải thiện vấn đề này. Với việc đưa ra Cam kết Hà Nội, dựa theo tuyên bố Pari, tại diễn đàn cấp cao về hiệu quả viện trợ lần thứ hai, Việt Nam đã từng bước thực hiện cam kết và đã đạt được những hiệu quả nhất định. Việt Nam đang từng bước nâng cao tinh thần làm chủ quốc gia thông qua “ Đề án định hướng thu hút và sử dụng hỗ trợ phát triển chính thức 5 năm thời kì 2006- 2010” làm cơ sở chủ động thu hút và sử dụng viện trợ phục vụ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính Phủ cũng đã phê duyệt, ban hành quyết định 48/2008/QĐ-TTg về mẫu báo cáo nghiên cứu khả thi áp dụng cho các chương trình và dự án ODA do 6 Ngân hàng Phát triển tài trợ nhằm thực hiện mục tiêu hài hòa và đơn giản quy trình, thủ tục…Thực tế, Việt Nam đã rất nỗ lực thực hiện Cam kết Hà Nội, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đã nêu trên.

Gần đây, Việt Nam đã tham gia diễn đàn cấp cao lần thứ ba về Hiệu quả viện trợ diễn ra ở Accra, Ghana từ ngày 2-4/09/2008. Diễn đàn lần này nhằm mục đích đánh giá những tiến triển trong việc thực hiện các cam kết

các vấn đề có ảnh hưởng tới hiệu quả viện trợ.Diễn đàn đã đánh giá cao những kết quả mà Chính Phủ Việt Nam đã đạt được và cho rằng với những tiến bộ như hiện nay, chỉ tiêu 100% chương trình, dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực được điều phối mà Cam kết Hà Nội đề ra là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, diễn đàn cũng chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong vấn đề viện trợ ở Việt Nam như khung thể chế về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA mặc dù đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua, song vẫn chưa nắm bắt kịp những thay đổi nhanh chóng trong bối cảnh viện trợ quốc tế hiện nay và đáp ứng yêu cầu thực tế ở Việt Nam. Việc thiếu đồng bộ và hài hòa giữa các văn bản pháp quy trong nước với quy định của nhà tài trợ đã cản trở không nhỏ mục tiêu đơn giản hóa quy trình thủ tục và cải cách hành chính trong quản lý và sử dụng viện trợ. Ngoài ra, những khoảng cách giữa hệ thống quốc gia và quốc tế về đấu thầu, quản lí tài chính công, kiểm toán kế toán…vẫn là một trở ngại đối với quá trình tuân thủ hệ thống Chính Phủ của các nhà tài trợ. Chính Phủ lĩnh vực như tài chính, mua sắm công, các quy định và thủ tục hành chính…tiếp cận tới các mô hình thưc hành tốt trong các lĩnh vực này của quốc tế cũng như khu vực. Đây chính là cơ sở để các nhà tài trợ tuân thủ các hệ thống quản lý của Việt Nam.

Diễn đàn tại Accra cũng đã thông qua chương trình nghị sự Accra ( hay chương trình AAA) là nền tảng để thực hiện những bước đi chắc chắn nhằm tiếp tục cải cách cách thức cung cấp và sử dụng viện trợ hiện nay. Chính phủ các nước đối tác cam kết sẽ chịu trách nhiệm với nhau và với người dân nước mình đối với những hoạt động phát triển, thúc đẩy việc thực hiện các cam kết và chỉ tiêu của tuyên bố Paris.

Việt Nam rất hưởng ứng chương trình này. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua AAA vào tháng 10 năm 2008, ngay sau khi kết thúc diễn

Nam nhằm đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ thông qua việc sử dụng viện trợ một cách hiệu quả. Thêm vào đó, trong tháng 11 năm 2008, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đã chủ trì một hội nghị tham vấn quốc gia về hiệu quả viện trợ tại Hà Nội với sự tham gia của các Bộ Ngành, các đối tác phát triển và đại diện xã hội dân sự. Hội nghị này đã định ra khuôn khổ cho Việt Nam và các đối tác nhằm biến AAA thành những hành động có ý nghĩa ở Việt Nam. Bằng việc phê duyệt chương trình này, Chính Phủ Việt nam một làn nữa khẳng định sự cam kết chính trị và sự hỗ trợ cấp cao đối với việc thực hiện bản tuyên bố Paris về hiệu quả Viện trợ và Chương trình hành động Accra.

Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục triển khai chương trình AAA, nỗ lực hoàn thành những chỉ tiêu trong Cam kết Hà Nội. Bên cạnh đó, cần tổ chức thường xuyên những hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt nam ( Hội nghị CG)…để có thể trực tiếp tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của các nhà tài trợ, từ đó có thể rút ra những bài học, những kinh nghiệm quý báu nhằm sử dụng ODA hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế.

3.2.1.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến vốn ODA

Hiện nay, vấn đề hết sức quan trọng trong thu hút và sử dụng vốn ODA là từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm tạo ra một hành lang pháp lý để vốn ODA được sử dụng nhằm đạt hiệu quả cao.

Nghị định 131/2006/NĐ-CP về quản lý và sử dụng ODA, thay thế nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 05 năm 2001, đã có một bước phát triển tích cực nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý khá hoàn chỉnh và tương đối đồng bộ cho công tác quản lí nhà nước đối với nguồn lực quan

dụng ODA có xu hướng “đi ngược” nên trong nghị định 131 đã thay đổi quy trình thu hút và sử dụng ODA trong nghị định 17 từ quy trình 9 bước sang quy trình 4 bước như sau:

• Xây dựng danh mục chương trình, dự án ODA yêu cầu tài trợ đối với từng nhà tài trợ

• Chuẩn bị chương trình, dự án, bao gồm cả ký kết chương trình dự án • Thực hiện chương trình, dự án

• Theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ( bao gồm cả đánh giá sau chương trình dự án); nghiệm thu, quyết toán và bàn giao kết quả thực hiện chương trình, dự án.

Với sự thay đổi các bước như trên của quy trình, quy trình mới đã sát với thực tế cũng như khả năng và lĩnh vực cung cấp ODA của các nhà tài trợ. Trong quy trình mới, việc chuẩn bị dự án phải được thực hiện trước khi đàm phán ký kết với các nhà tài trợ. Điều này làm cho tính khả thi của các dự án cao hơn rất nhiều so với quy trình trước đây.

Luật Đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 19/9/2006 của Chính Phủ về đấu thầu áp dụng trong thực tiễn nổi lên một số bất cập, đòi hỏi phải có sự hoàn thiện và chỉnh sửa. Cụ thể:

Nghị định 111/2006/NĐ-CP chủ yếu nặng về những quy định có tính chất chế tài đối với nhà thầu mà thiếu quy định cho bên chủ đầu tư và tư vấn thiết kế giám sát thi công. Trong khi đó quá trình thực hiện dự án nói chung và dự án ODA nói riêng liên quan chặt chẽ với nhà thầu, chủ đầu tư, tư vấn giám sát, thiết kế. Vì thế, để đảm bảo chất lượng dự án, tránh những tiêu cực trong thực tế thì cần phải quy định rõ rang chế tài xử lý đối với chủ đầu tư và tổ chức thiết kế, giám sát thi công.

việc nhà thầu bỏ giá thấp nhằm thắng thầu nhưng thực hiện không đảm bảo chất lượng. Vì vậy cần có them quy định chống phá giá trong bỏ thầu; cho phép chủ đầu tư loại bỏ những nhà thầu có giá thấp khi chủ đầu tư chứng minh được nhà thầu cố tình phá giá để có được gói thầu.

Ngoài ra, Nghị định cũng cần bổ sung thêm quy định chế tài xử lý nặng đối với những nhà thầu không khai đúng sự thật về khả năng tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm thi công. Có thể là phạt không cho phép tham dự đấu thầu trong một hoặc hai năm.

3.2.1.3. Cải tiến chất lượng đầu vào của dự án ODA

Chất lượng đầu vào của một dự án có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá hiệu quả của một dự án, để cải tiến chất lượng đầu vào của dự án ODA cần lưu ý những vấn đề sau:

• Chú trọng tới cơ cấu và tính bền vững của các nguồn vốn ODA

• Lựa chọn các dự án phù hợp chiến lược phát triển. Các dự án cần gắn với quy hoạch tổng thể phát triển ngành, lãnh thổ.

• Tăng cường chất lượng đầu vào của các chương trình, dự án ODA, cũng có nghĩa là công tác chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt dự án cần được tổ chức chặt chẽ và chất lượng cao hơn trên cơ sở phát triển quan hệ đối tác. • Quan hệ đối tác giữa các bên liên quan đến tất cả các khâu của quá trình nhận sử dụng ODA mà quan trọng nhất là: chiến lược và kế hoạch trung hạn phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Các chương trình quốc gia trong một số lĩnh vực cụ thể; hình thành các chương trình, dự án ODA; theo dõi đánh giá các chương trình, dự án. Cần phát triển hơn nữa quan hệ đối tác giữa các bên trên cơ sở quan tâm tới lợi ích chung của hai bên và đề cao lợi ích của bên thụ hưởng.

cường minh bạch và hài hòa các chính sách, quy trình thủ tục. Bên cạnh đó, chia sẻ thông tin cũng là một vấn đề trọng tăng cường hợp tác. Thời gian qua, Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động như Hội nghị điều phối viện trợ ngành, phân tích và đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam nói chung và trong một số lĩnh vực nói riêng…Tuy vây, công tác thông tin vẫn còn nhiều hạn chế. Để có thể phối hợp trong quan hệ hợp tác thì thông tin cần kịp thời chính xác.Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin.

• Một trong những biện pháp cụ thể phát triển quan hệ đối tác giữa các bên là tiếp cận theo ngành trong việc hỗ trợ thực hiện. Cơ sở tiếp cận theo ngành chính là Chương trình mục tiêu Quốc gia mà Chính phủ giao cho các Bộ, ngành quản lí.

Phát triển quan hệ đối tác và tiếp cận theo ngành là những nội dung đang được triển khai trong hợp tác phát triển Việt Nam với nhà tài trợ. Thực hiện tốt những nội dung này, chất lượng đầu vào của các chương trình dự án ODA chắc chắn cũng được cải thiện.

3.2.1.4.Giải pháp về cơ chế quản lý tài chính vốn ODA

Có thể nói hệ thống các chính sách, chế độ của nước ta áp dụng cho công tác quản lí tài chính đối với các dự án sử dụng vốn ODA từ lâu chưa được ban hành một cách thông nhất, đầy đủ và đồng bộ khiến cho các Ban quản lí dự án gặp khó khăn trong công tác lập dự toán, lập báo cáo và quyết toán dự án gây ảnh hưởng và làm chậm tiến độ của dự án. Mặc dù cơ chế tài chính trong nước đã dần dần được cải thiện, đã ban hành quy chế vốn đối ứng và thủ tục, quy trình rút vốn đối với các dự án ODA, nhưng vẫn cần theo dõi chặt chẽ để đảm bảo thực hiện đúng quy trình đồng thời tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh những bất cập mới nẩy sinh.

đồng bộ các giải pháp về phân bổ vốn đối ứng, đơn giản hóa thủ tục rút vốn cũng như ban hành chính sách thuế phù hợp.

• Kịp thời phân bổ vốn đối ứng

Vốn đối ứng tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng rất quan trọng để hấp thụ nguồn vốn nước ngoài. Vì vậy, việc phân bổ nguồn vốn này nên linh hoạt hơn so với các nguồn vốn trong nước.

Để đáp ứng kịp thời về vốn đối ứng, các Bộ, địa phương chủ quản cần có nhiều quyền hạn hơn trong việc điều chuyển vốn đối ứng giữa các dự án thuộc quyền quản lí và thông báo cho các cơ quan tài chính, kho bạc cấp vốn theo đúng tiến độ. Khi đó, các Bộ, Ngành sẽ chủ động, linh hoạt phân bổ vốn đối ứng cho các dự án thuộc bộ, ngành mình quản lí. Điều này cũng phù hợp với việc phân cấp cho các Bộ, địa phương trong việc phê duyệt các dự án hợp tác kỹ thuật, bao gồm cả phê duyệt kế hoạch sử dụng vốn đối ứng. Các Ban quản lý dự án cần phải tham gia ngay từ đầu trong quá trình đàm phán với các nhà tài trợ về kế hoạch thực hiện của dự án, và kế hoạch vốn đối ứng để đảm bảo quá trình thực hiện sau này được thông suốt.

Các Bộ liên quan như Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ Tài Chính cần ưu tiên bố trí đầy đủ, kịp thời vốn đối ứng cho các dự án ODA, nguồn vốn này nhiều khi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cho hoạt động của dự án. Để làm được điều này cần xem xét kỹ, có những tính toán cụ thể, đảm bảo tin cậy trong kế hoạch vốn nước ngoài để sát với khả năng thực hiện khối lượng công việc, tránh các chênh lệch lớn, không đủ vốn đối ứng để thanh toán. Việc cân đối vốn đối ứng trong thời gian tới vẫn tiếp tục được thực hiện từ dưới lên và dựa trên nhu cầu thực tế của các chủ dự án. Các chủ dự án, căn cứ vào kế hoạch triển khai của dự án trong năm kế hoạch, trình Bộ

vốn ODA của các nhà tài trợ.

Vấn đề xác định nhu cầu vốn đối ứng cần phải được quan tâm xác định từ giai đoạn xây dựng dự án và đàm phán với từng nhà tài trợ. Trong quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, kế hoạch di dân giải phóng mặt bằng cần được xây dựng sát với thực tế, phù hợp với tiến độ xây dựng cơ bản, tránh tập trung công tác này vào giai đoạn đầu của dự án làm tăng đột biến nhu cầu vốn đối ứng trong giai đoạn đầu của dự án.

Ngân sách nhà nước nên có một nguồn dự phòng dành riêng cho các dự án ODA. Nguồn dự phòng này sẽ được sử dụng trong các trường hợp bổ sung kế hoạch vốn đối ứng cho các dự án có hiệu lực sau kì lập kế hoạch, các dự án thiếu vốn đối ứng để nộp thuế, hỗ trợ địa phương không đủ vốn đối ứng…

Vốn đối ứng cần được giao theo đúng địa chỉ của từng chương trình, dự án ODA cụ thể, không được bố trí tùy tiện theo các mục tiêu khác.

• Đơn giản hóa thủ tục giúp vốn

Chính Phủ Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc đơn giản hóa thủ tục rút vốn nhưng vấn đề này lại phụ thuộc nhiều vào các nhà tài trợ. Mỗi nhà tài trợ đưa ra một quy định rút vốn riêng cho chương trình dự án ODA của mình. Vì vậy, cần đạt tới sự hài hòa thủ tục rút vốn của Việt Nam và quy định của các nhà tài trợ.

• Nhà nước cần có chính sách thuế phù hợp, áp dụng thống nhất cho các dự án

Đây là một vấn đề rất phức tạp trong thực hiện dự án. Vì vậy cần thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề về thuế do Bộ Kế Hoạch và

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA của nhật bản cho dự án “cải thiện môi trường đầu tư tỉnh vĩnh phúc (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w