Tình hình thực hiện dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc”

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA của nhật bản cho dự án “cải thiện môi trường đầu tư tỉnh vĩnh phúc (Trang 38)

a/ Dự án hợp phần Thoát nước và xử lý nước thải Thành phố Vĩnh Yên

- Chủ đầu tư: Công ty cấp thoát nước và Môi trường số I – Vĩnh Phúc;

- Tư vấn lập dự án : Công ty tư vấn xây dựng Đông Dương (ICC)- Hà Nội; ( Chủ nhiệm lập dự án : Kỹ sư Trịnh Quốc Khanh).

- Mục tiêu đầu tư xây dựng:

Cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Vĩnh Yên nhằm khắc phục tình trạng ngập úng, cải thiện vệ sinh môi trường, nâng cao điều kiện sống của nhân dân, bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm không bị ô nhiễm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho toàn tỉnh.

-Tổng mức đầu tư của dự án cả hai giai đoạn là 525,031 tỷ VND

Bảng 2.4: Tổng mức đẩu tư của dự án Thoát nước và xử lý nước thải Vĩnh Yên. Nội dung Tổng mức đầu tư (triệu đồng)Giai đoạn I (2007-

2010) Giai đoạn II ( 2010- 2014) Cả dự án Tổng dự án 324.165 200.866 525.031 Xây lắp 188.390 85.539 273.929 Thiết bị 43.888 55.767 99.655 Đền bù GPMB 13.191 4.702 17.893 Chi phí khác 49.226 36.598 85.824 Dự phòng 29.470 18.260 47,370

+ Giai đoạn I:

- Vốn vay ODA (JBIC – Nhật Bản) : 275,540 tỷ VNĐ tương đương 85,0%

( bao gồm các hạng mục xây lắp, thiết bị, chi phí tư vấn thiết kế chi tiết, mời thầu quốc tế, giám sát thi công và dự phòng).

- Vốn NSNN đối ứng: 48,625 tỷ đồng tương đương 15,0% ( bao gồm các

hạng mục còn lại gồm đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, chuẩn bị đầu tư, quản lý dự án, một phần dự phòng cho các chi phí thuộc vốn đối ứng phải chịu)

- Cơ chế tài chính trong nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số 108/2003/TT-BTC ngày 07/11/2003 của Bộ tài Chính về Hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án vệ sinh môi trường sử dụng nguồn vốn ODA: Ngân sách Nhà nước TƯ cấp phát toàn bộ nguồn vốn ODA của dự án. Vốn đối ứng do Ngân sách tỉnh bố trí.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm thu xếp toàn bộ kinh phí để chi cho việc vận hành, bảo dưỡng và quản lý hệ thống dây chuyền công nghệ thoát, thu gom và sử lý nước thải thuộc vùng phục vụ của dự án được phê duyệt . Trước mắt, nhanh chóng thực hiện thủ tục trình cơ quan giữu có thẩm quyền để được giữ lại số phí môi trường (phần nộp về cho tỉnh) thu qua việc cấp nước sạch và xây dựng phương án điều chinh tỷệ phí môi trường theo hướng tăng dần đê bù đắp chi phí vận hành bảo dưỡng và quản lý. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp trên vẫn chưa đủ mức cần thiết, hàng năm, chủ đầu tư có phương án trình UBND tỉnh xem xé hỗ trợ trong giai đoạn đàu đưa vào vận hành, tối đa là 5 năm.

+ Giai đoạn II: Chưa xác định chi tiết nguồn vốn.

2007;

+ Giai đoạn I: Từ năm 2007 – 2010 + Giai đoạn II: Từ năm 2010 – 2014

b/ Dự án hợp phần Mở rộng hệ thông cấp nước Vĩnh yên

- Chủ đầu tư: Công ty Cấp thoát nước và Môi trường số I – Vĩnh Phúc;

- Tư vấn lập dự án: Công ty tư vấn xây dựng Đông Dương (ICC) – Hà Nội ( Chủ nhiệm lập dự án : Kỹ sư Trịnh Quốc Khanh)

- Mục tiêu đầu tư xây dựng: Cải tạo mở rộng, nâng công suất và chất lượng hệ thông cấp nước Vĩnh Yên hiện có, đáp ứng nhu cầu dung nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của nhân dân và các thành phần kinh tế giai đoạn từ 2007 đến 2015 trong vùng dự án.

- Tổng mức đầu tư của dự án: Tổng mức đầu tư của dự án cả hai giai đoạn là 837,994 tỷ VNĐ, cụ thể:

Bảng 2.5: Tổng mức đầu tư của Dự án hợp phần Mở rộng hệ thống cấp nước Vĩnh yên.

Nội dung Tổng mức đầu tư ( triệu đồng)Giai đoạn I ( 2007-2010) Giai đoạn II (2010-2014) Cả dự án

Tổng số 524.832 313.162 837.994 Xây lắp 318.868 197.026 515.894 Thiết bị 44.142 18.183 62.325 Đền bù GPMB 29.973 22.34 52.313 Chi phí khác 84.082 47.117 131.199 Dự phòng 47.767 28.496 76.263

* Nguồn vốn đầu tư, cơ chế và phương án tài chính huy động vốn:

(bao gồm các hạng mục xây lắp, thiết bị, chi phí tư vấn thiết kế chi tiết, mời thầu quốc tế, giám sát thi công và dự phòng).

-Vốn NSNN đối ứng: 78,725 tỷ đồng tương đương 15% (bao gồm các

hạng mục còn lại gồm đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, chuẩn bị đầu tư, quản lý dự án, một phần dự phòng cho các chi phí thuộc vốn đối ứng phải chi).

-Cơ chế tài chính trong nước để xác định hiệu quả tài chính: Thực hiện theo Thông tư số 40/2005/TT-BTC ngày 25/5/2005 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế Tài chính áp dụng với các dự án cấp nước sạch sử dụng nguồn vốn ODA: Thời gian vay lại là 25 năm; lãi suất vay lại là 2%/năm, nếu vay lại bằng ngoại tệ hoặc 5%/năm nếu vay lại bằng đồng Việt Nam; thời gian ân hạn là 8 năm.

-Công ty Cấp thoát nước và môi trường số 1 Vĩnh Phúc nhận nợ khoản vay ODA và chịu trách nhiệm thanh toán nợ vay ODA để thực hiện dự án này.

+ Giai đoạn II: Chưa xác định chi tiết nguồn vốn.

Thời gian thực hiện dự án:

+ Chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án và khởi công vào năm 2007; + Giai đoạn I: Từ năm 2007-2010

+ Giai đoạn II: Từ năm 2010-2014

c) Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo lưới điện trung áp thị xã Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc:

- Mục đích đầu tư: Cải tạo lưới 6, 10kV thị xã Vĩnh Yên lên vận hành ở cấp điện áp 22kV nhằm mục đích nâng cao chất lượng điện năng cho lưới điện thị xã Vĩnh Yên phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh Vĩnh Phúc.

- Đơn vị tiếp nhận quản lý vận hành: Điện lực Vĩnh Phúc. - Tổng mức đầu tư: 68.632.912.870 đồng.

Bảng 2.6: Tổng mức đầu tư của Dự án Đầu tư xây dựng công trình cải tạo lưới điện trung áp thị xã Vĩnh Yên

Đơn vị: VNĐ Hạng mục CTLĐ trung áp Thị xã Vĩnh Yên Tỉnh Vĩnh Phúc Chi phí thiết bị 17.527.440.636 Chi phí xây lắp 37.034.575.189 Chi phí khác 2.504.639.687 Chi phí đền bù 1.337.836.500

Chi phí QLDA & CPK 4.426.039.900

Chi phí dự phòng 5.802.380.958

-Dự kiến phân chia gói thầu theo ý kiến của JBIC:

Đơn vị: VNĐ

Gói thầu Giá trị gói thầu

Chi phí thiết bị 16.031.748.223

Chi phí xây lắp 23.259.785.859

Vật liệu điện 15.270.481.743

Giá trị gói thầu: Sẽ được chuẩn hóa khi dự toán được duyệt. Kế hoạch đấu thầu: Có quyết định phê duyệt riêng.

-Trình tự thiết kế:

Thiết kế 01 bước (thiết kế bản vẽ TC). Công trình chỉ được thi công khi thiết kế bản vẽ thi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

-Thời gian thực hiện: Theo bảng tiến độ triên khai dự án của JIBIC: + Thời gian khởi công: Tháng 5/2009.

d/ Dự án đầu tư công trình lưới điện trung áp Thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.

- Chủ đầu tư: Công ty điện lực I

- Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư: Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật- Công ty tư vấn xây dựng điện I

- Đơn vị tiếp nhận quản lí vận hành: Điện lực Vĩnh Phúc.

- Mục tiêu đầu tư: Cải tạo lưới 10kV thị xã Phúc Yên và vùng phụ cận lên vận hành ở cấp điện áp 22kV nhằm đạt mục đích nâng cao chất lượng điện năng cho lưới điện thị xã Phúc Yên phù hợp với quy hoạch chung của thị xã Phúc Yên.

- Tổng mức đầu tư: 80.909.259.700 VNĐ. Trong đó:

Bảng 2.7:Tổng mức đầu tư của Dự án đầu tư công trình lưới điện trung áp Thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc. Đơn vị: VNĐ Hạng mục CTLĐ trung áp Thị xã Phúc Yên Chi phí thiết bị 20.909.743.000 Chi phí xây lắp 40.815.863.000 Chi phí khác 3.531.654.000 Chi phí đền bù 613.316.000 Chi phí QLDA & CPK 5.385.302.000 Chi phí dự phòng 10.553.381.700 - Dự kiến phân chia gói theo ý kiến của JBIC:

Đơn vị: VNĐ

Gói thầu Giá trị gói thầu

- Thời gian thực hiện: Theo bẳng tiến độ triển khai dự án của JBIC: - Thời gian khởi công: Tháng 5/2009.

- Thời gian hoàn thành: Tháng 10/2010.

e/ Dự án đầu tư xây dựng công trình: Đường trục Trung tâm – Khu đô thị mới Mê Linh

- Chủ đầu tư: Sở xây dựng Vĩnh Phúc

- Địa điểm công trình: thị xã Phúc Yên, Huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc : huyện Mê Linh, huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội

- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Xây dựng CCIC Hà Nội.

- Mục tiêu đầu tư xây dựng:

+ Rút ngắn thời gian đi lại của các nhà đầu tư từ Hà Nội – Vĩnh Phúc, nối liền hệ thống các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của Tỉnh, tạo cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Khai thác các vùng đất dọc theo tuyến đường từ đường Bắc Thăng Long – Nội Bài đến thị xã Phúc Yên. Từ tuyến đường sẽ hình thành các vùng đất đô thị có giá trị cao dọc theo hai bên đường, tạo sức thu hút lớn đối với các nhà đầu tư kinh doanh đô thị và bất động sản.

+ Xây dựng đường trục trung tâm theo quy hoạch, tạo nên tuyến giao thông chính để phát triển không gian và cơ sở hạ tầng. Tuyến đường là cơ sở để xây dựng đô thị theo quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Mê Linh; tuyến đường hoàn chỉnh sẽ tạo bộ mặt kiến trúc cho khu đô thị mới và tạo điệu kiện để phát triển hạ tầng kỹ thuật cho đô thị mới theo quy hoạch.

mới Mê Linh.

Đơn vị: triệu VNĐ

Nội dung Khái quát tổng mức đầu tưGiai đoạn I Giai đoạn II Cả dự án a) Xây lắp 531.990 1.027.844 1.541.834 b) Đền bù GPMB và TĐC 72.830 100.450 173.280 +Giải phóng mặt bằng 54.170 73.760 127.930 +Tái định cư 18.660 26.690 45.350

c) Chi phí quản lí DA và chi khác 106.085 182.127 288.212 +Chi phí quản lí dự án 10.870 21.736 32.606

+Chi phí khác 95.215 160.391 255.606

-Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 12.016 0.000 12.016

-Giai đoạn thực hiện đầu tư(tư vấn và

giám sát Nhật Bản) 80.413 154.859 235.272

-Giai đoạn kết thúc đầu tư 2.786 5.531 8.317

d) Dự phòng 69.291 131.041 200.332

Tổng số 762.196 1.441.462 2.203.658

+ Nguồn vốn đầu tư và cơ chế tài chính huy động:

+ Giai đoạn I:

- Vốn vay ODA ( JBIC- Nhật Bản) : 647,87 tỷ đồng tương đương 85% ( bao gồm các hạng mục xây lắp, chi phí tư vấn thiết kế chi tiết, mời

thầu quốc tế, giám sát thi công và dự phòng).

- Vốn NSNN đối ứng: 114,32 tỷ đồng tương đương 15% ( bao gồm

các hạng mục còn lại gồm đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, chuẩn bị đầu tư, quản lí dự án, một phần dự phòng cho các chi phí thuộc vốn đối ứng phải chi).

2.2.2.2. Tình hình thực hiện dự án:

Dự án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình ( Dự án tổng thể) đầu tư từ nguồn ODA Nhật Bản thông qua Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) tại quyết định số 2632/QĐ-CT ngày 20/9/2007.

Tổng vốn đầu tư của cả hai giai đoạn là 4.444,796 tỷ đồng. Tuy nhiên, phía Ngân hàng JBIC mới chỉ chấp thuận tài trợ cho Giai đoạn I, cụ thể cơ cấu vốn như sau:

Tổng vốn đầu tư giai đoạn I: 1.864.045 tỷ đồng tương đương 12.426,96 tỷ JPY

Trong đó: - Vốn vay ODA (JBIC- Nhật Bản) là: 1.584,438 tỷ đồng tương đương 85% tổng mức đầu tư giai đoạn I ( quy sang Yên Nhật là 10.562,92 tỷ JPY).

- Nguồn vốn đối ứng: 279,607 tỷ đồng tương đương 15% tổng mức đầu tư giai đoạn I ( tương đương 1.864,04 tỷ JPY).

Bảng 2.9: Tiến độ triển khai vốn thực hiện – giai đoạn 1

Đơn vị tính: triệu đồng

Giai đoạn Nhu cầu vốn

I.1- Chuẩn bị đầu tư+CB thực hiện đầu tư: 380.550,3 + Nghiên cứu, Lập BCĐT- Khảo sát, lập dự

án tổng thể- thẩm định, trình và chờ phê duyệt

+Lựa chọn nhà thầu tư vấn (7/2007-12/2007) 221,1 +Giải phóng mặt bằng + TĐC 117.945,6 +Khảo sát phục vụ TKKT + BVTC 64.550,8 +Dịch vụ tư vấn quốc tế - TKKT+BVTC 88.124,6 +Dự phòng, trượt giá ( 4/2007-3/2009) 30.517,7 +Các chi phí QLDA, CPK ( phần còn lại) 77.101,6 I.2- Thực hiện và kết thúc đầu tư 1.584.468,0 +Tổ chức đấu thầu thi công

+Dự án điện Vĩnh Yên ( từ t5/2009-t10/2010) 54.562,0 +Dự án điện Phúc Yên ( từ t5/2009-

t10/2010) 60.825,6

+Dự án đường trục Mê Linh (t2/2010-

t7/2012) 513.989,9

+Dự án cấp nước Vĩnh Yên (t6/2010-t5/2012) 363.010,0 +Dự án thoát nước và xử lý nước thải Vĩnh

Yên (t6/2010-t5/2012) 232.278,7

+Giám sát thi công (t5/2009-t7/2012) 67.615,0 +Các chi phí QLDA, CPK ( phần còn lại)

( t5/2009-t7/2012) 143.188

+Dự phòng trượt giá (t4/2009-t7/2012) 148.988,0

Cộng 1.965.018,3

a/ Kết quả giải ngân vốn đối ứng và chi hoạt động Văn phòng Ban

Tổng giải ngân trong năm 2009 đạt 40,123 tỷ VND, bao gồm cả vốn kéo dài năm 2008. Tổng giải ngân vốn kế hoạch năm 2009 đạt 29,848 tỷ VND trên tổng nguồn vốn cấp 50,500 tỷ VND, bằng 59% so với kế hoạch vốn được phân bổ. Trong đó tổng chi hoạt động Văn phòng Ban đạt 3,994 tỷ VND, chi cho các dự án hợp phần 25,848 tỷ VND, số dư tài khoản tại kho Bạc 119,713 triệu VND.

dự án đã giải ngân được trong gần 3 năm trong năm 2007 đến hết năm 2009.Hiện tại do giai đoạn thi công mới bắt đầu vì vậy số vốn giải ngân mới chỉ thanh toán chi phí cho nhà tư vấn.

Trong năm 2009, công tác thiết kế và lập dự toán cho các hợp phần của dự án đã được hoàn thành.Tính đến hết tháng 12/2009, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của các dự án hợp phần trên đã được chỉnh sửa hoàn chỉnh theo ý kiến của Tư vấn Thẩm tra, đang trình UBND tỉnh, Sở kế hoạch và đầu tư thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư, hồ sơ thiết kế thi công và tổng dự toán.

Song song với quá trình triển khai thiết kế và lập dự toán, Ban QLDA đã yêu cầu đơn vị tư vấn triển khai công tác lập hồ sơ mời thầu cho các gói thầu của dự án. Tiến độ cụ thể như sau:

- Gói thầu CP1 và CP3: đang rà soát lại lần cuối để trình JICA và UBND tỉnh phê duyệt.

- Gói thầu CP2: Đã được hoàn thành và đã được JICA chấp thuận. Hiện đang hoàn thiện lần cuối để trình UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt. - Các gói thầu trong nước ( từ CP4 đến CP9): đã hoàn thiện, hiện đang rà soát lại lần cuối để trình JICA và UBND tỉnh phê duyệt.

Bảng 2.10: Mức độ giải ngân từng năm Năm Giá trị giải ngân

Thực tế (tỷ yên) Kế hoạch (tỷ yên) Còn lại (tỷ yên) Tỷ lệ giải ngân (%) 2007 0,0337 0,2353 0,2016 14,32 2008 0,4640 1,7525 1,2885 26,47

Cộng 0,8352 3,3158 2,4806 25,19

Do nguyên nhân khách quan và chủ quan, tiến độ triển khai gói tư vấn bị chậm trễ nên tiến độ giải ngân bị ảnh hưởng. Tổng vốn ODA đã giải ngân gói tư vấn năm 2009 đạt 239.233.768 JPY, bằng 50% so với kế hoạch giải ngân.(Cô ơi!Phần này em đánh máy nhầm, đáng lẽ phải là 0,3375 tỷ Yên trong bản nộp rồi cũng nhầm)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA của nhật bản cho dự án “cải thiện môi trường đầu tư tỉnh vĩnh phúc (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w