ODA CỦA NHẬT BẢN CHO DỰ ÁN “CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC”.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA của nhật bản cho dự án “cải thiện môi trường đầu tư tỉnh vĩnh phúc (Trang 54)

ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC”.

3.1.Kế hoạch thực hiện Dự án “ Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” trong thời gian tới.

3.1.1.Thuận lợi và khó khăn trong công tác thực hiện dự án.

3.1.1.1. Thuận lợi

Được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), UBND tỉnh Vĩnh Phúc, các cấp các ngành và địa phương hưởng lợi dự án, tạo điều kiện cho Ban quản lý dự án và Đơn vị thi công triển khai xây dựng công trình được thuận lợi. Mặc dù có nhiều

thi công. Tất cả các nhà thầu đều đã cam kết tiếp tục thực hiện hợp đồng và đã tiến hành thủ tục gia hạn hợp đồng.

Các cán bộ được lựa chọn tham gia hoạt động dự án nói chung có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình cao, được Ban chỉ đạo dự án tạo điều kiện thuận lợi và cho đi tập huấn các khóa đào tạo về quản lý dự án ODA.

3.1.1.2.Khó khăn Về nhân sự

- Do bị chậm trễ trong giai đoạn thiết kế chi tiết 10 tháng, tiến độ huy động nhân sự thực tế của Tư vấn khác nhiều so với kế hoạch huy động nhân sự dự kiến trong Hợp đồng đã ký. Do đó, việc thanh toán cho tư vấn không thể thực hiện được nếu như kế hoạch huy động trong hợp đồng không được điều chỉnh và phê duyệt lại.

- Chất lượng của các nhân sự nước ngoài và trong nước của tư vấn còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc triển khai công việc gặp rất nhiều khó khăn.

Vướng mắc trong triển khai các dự án hợp phần

-Do ảnh hưởng của thời tiết, vướng mắc về mặt bằng thi công do các hộ kiến nghị đơn giá bồi thường thấp và chưa có chế độ hỗ trợ đất dịch vụ bằng tiền.

- Phạm vi thực hiện của dự án mở rộng, các mạng lưới cấp nước, thoát nước được thực hiện đầu tư trên các tuyến phố của Thành phố Vĩnh Yên, do vậy sẽ ảnh hưởng tới các công trình công cộng và các dự án đã và đang xây dựng khác, dẫn đến khó khăn và lãng phí trong đầu tư.

- Các công trình thi công dưới nước, phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thi công sau này. Một số công trình

khắc phục hậu quả rất lớn và tốn kém.

- Hệ thống mạng lưới phân phối nước và thu gom nước thải xây dựng dàn trải qua nhiều địa bàn, có liên quan đến hệ thống cơ sở hiện tại. Do vậy cần có thời gian để làm việc và thống nhất với các cơ quan, đơn vị quản lí.

- Dự án đường trục trung tâm đô thị mới Mê Linh được triển khai trên hai địa phương Vĩnh Phúc và Hà Nội, việc phối hợp thực hiện gặp nhiều khó khăn do phương thức tổ chức thực hiện hai địa phương khác nhau, đơn giá bồi thường của Vĩnh Phúc thấp hơn đơn giá bồi thường của Hà Nội, có sự so sánh giá bồi thường. Khối lượng công tác đền bù rất lớn, đồng thời lại nằm trên địa bàn tỉnh khác. Do vậy cần có sự chỉ đạo dứt điểm từ phía các địa phương trên địa bàn Thành phố Hà Nội thì mới triển khai kịp tiến độ. Trên cùng một dự án, giá đất đền bù khu vực Hà Nội rất cao, trong khi đó giá đất đền bù trên địa bàn Vĩnh Phúc thấp nhiều so với Hà Nội. Điều này gây rất nhiều khó khăn đối với công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án đường Mê Linh.

- Công tác bồi thường bồi thường giải phóng mặt bằng đối với hoa màu bị ảnh hưởng trong quá trình thi công ( kéo dây và dựng cột) sẽ không thể xác định được trước khi thi công. Do vậy sẽ khó khăn trong việc lập và phê duyệt dự toán kinh phí cho việc bồi thường này.

- Dự án điện sau này sẽ được bàn giao cho Công ty Điện lực 1 quản lí vận hành và trả nợ. Do đó theo biên bản thỏa thuận, trong quá trình triển khai phải thông nhất với công ty Điện lực 1 các vấn đề liên quan đến tổng mức đầu tư. Điều này sẽ mất nhiều thời gian và gây kéo dài thời gian triển khai dự án.

được phê duyệt. Để tiếp tục triển khai dự án cần phải phê duyệt lại tổng mức đầu tư, do vậy sẽ kéo dài thêm tiến độ triển khai dự án.

- Chi phí hoạt động của ban quản lý dự án theo quy định mới của Bộ Xây Dựng sẽ không đủ để chi cho các hoạt động của Ban từ giai đoạn chuẩn bị dự án cho đến khi kết thúc dự án.

Hợp phần mềm của dự án triển khai rất khó khăn do tình hình kinh tế thế giới hiện nay chưa thể hồi phục hoàn toàn. Mặt khác cơ chế chính sách về đầu mối cung cấp các dịch vụ cho nhà đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc hiện tai chưa rõ rang, rất khó triển khai việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư. Hiện tại có 03 Trung tâm thực hiện nghĩa vụ này nhưng phạm vi công việc và đầu mối cụ thể chưa rõ ràng.

3.1.2.Kế hoạch thực hiện Dự án trong thời gian tới.

3.1.2.1.Nhiệm vụ trọng tâm năm 2010

Nhiệm vụ trọng tâm năm 2010 của Ban là tổ chức thành công đấu thầu xây lắp 09 gói thầu sử dụng vốn ODA, tổ chức triển khai khởi công 08 gói thầu này trong năm 2010, tổ chức quản lí và giám sát thi công. Để làm tốt nhiệm vụ trên, một số nhiệm vụ cụ thể dưới đây cần tập trung triển khai: - Trình phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự phần có dự toán vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt; trình UBND tỉnh và nhà tài trợ phê duyệt các hồ sơ mời thầu còn lại;

- Tổ chức đấu thầu xây lắp toàn bộ 09 gói thầu ODA, giám sát công tác xây lắp; Tổ chức chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng cho các hợp phần dự án phải bồi thường;

- Đôn đốc và đẩy nhanh thi công và hoàn thành các hạng mục xây dựng sử dụng vốn đối ứng vẫn chưa thực hiện xong trong năm 2009;

khảo sát và thiết kế hệ thống đấu nối nước thải từ hộ gia đình, khu dân cư ra hệ thống chung của dự án thoát nước và xử lý nước thải;

- Lập báo cáo đánh giá giữa kỳ về triển khai dự án gửi nhà tài trợ. - Quản lý chặt chẽ về chất lượng làm việc của tư vấn, cụ thể việc theo dõi ngày công và chất lượng của hồ sơ làm được từng ngày.

- Tiếp tục tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức viên chức của Ban. Cần chú trọng công tác đào tạo nghiệp vụ về quản lý xây dựng cơ bản, giám sát đầu tư, giám sát thi công, thẩm định giá dự toán xây dựng cơ bản.

3.1.2.2. Kế hoạch triển khai cụ thể của từng dự án hợp phần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a/ Dự án Cấp nước và Thoát nước xử lý nuớc thải Vĩnh Yên

Trình phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư, phê duyệt thiết kế, dự toán xong trong tháng 02/2010; Phát hành hồ sơ mời thầu cho các nhà đầu tư đã qua sơ tuyển vào đầu tháng 03/2010, dự kiến mở thầu cuối tháng 05/2010; Đánh giá hồ sơ dự thầu tháng 06/2010; Trình JICA và UBND tỉnh phê duyệt kết quả trúng thầu tháng 07/2010;

b/ Dự án cải tạo lưới điện TA Vĩnh Yên và Phúc yên

Trình phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư, phê duyệt thiết kế dự toán xong trong tháng 02/2010; Phát hành hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu vào tháng 03/2010, dự kiến mở thầu cuối tháng 05/2010; Đánh giá hồ sơ dự thầu tháng 06/2010. Trình JICA và UBND tỉnh phê duyệt kết quả trúng thầu tháng 07/2010;

c/ Dự án đường Mê Linh

Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển tháng 02/2010 và trình JICA, UBND tỉnh chấp thuận kết quả sơ tuyển tháng 03/2010; Song song với công tác xét sơ

duyệt. Phát hành ngay hồ sơ mời thầu cho các nhà qua sơ tuyển;

Ngoài ra, Ban QLDA tiếp tục cùng hội đồng ĐBGPMB của các huyện tập trung triển khai kiểm kê đền bù GPMB thuộc địa phận Vĩnh Phúc và phối hợp với UBND thành phố Hà Nội để đẩy nhanh tiến độ GPMB khu vực Hà Nội. Đảm bảo đến tháng 10/2010 phải có mặt bằng để tổ chức thi công. d/ Hợp phần mềm

Năm 2010, hợp phần mềm tiếp tục triển khai theo hướng điều chỉnh lại mục tiêu và phạm vi hoạt động. Ban quản lý sẽ báo cáo UBND tỉnh quan tâm hơn đến hợp phần này, cho phép tổ chức chuyến đi đặt mối quan hệ với các thành phố của Nhật Bản để kêu gọi các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp phụ trợ đến đầu tư tại Vĩnh Phúc.

3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA của Nhật Bản cho Dự án “ Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc”.

Thực tế, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng ODA của một dự án không

phải chỉ là vấn đề riêng của Ban quản lí dự án mà còn liên quan đến Chính Phủ, Bộ quản lí và nhà tài trợ. Sự phối hợp giữa các cấp, ngành, có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao hiệu quả của một dự án cụ thể. Vì vậy, khi bàn tới giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí,sử dụng vốn ODA Nhật Bản cho Dự án

“Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc”, ngoài các giải pháp cụ thể từ

phía Dự án, còn cần sự hỗ trợ từ phía Chính Phủ. Các giải pháp tổng thể từ phía Chính Phủ nhằm nâng cao hiệu quả quản lí, sử dụng ODA các dự án nói chung, sẽ là tiền đề quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của Dự án Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA của nhật bản cho dự án “cải thiện môi trường đầu tư tỉnh vĩnh phúc (Trang 54)