Nhóm giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA của nhật bản cho dự án “cải thiện môi trường đầu tư tỉnh vĩnh phúc (Trang 68)

Cùng với những giải pháp tổng thể như trên, Ban Quản lí dự án cũng cần tiến hành những giải pháp cụ thể trong quá trình triển khai thực hiện các dự án để có thể nâng cao hiệu quả quản lí, sử dụng ODA trong thời gian tới. Ban quản lí dự án xác định năm 2010 là năm cao điểm trong triển khai dự án, kết quả đạt được tốt sẽ làm cơ sở thuận lợi cho việc vận động dự án giai đoạn II. Nhằm tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trên, các giải pháp dưới đây được đạt ra nhằm triển khai thực hiện:

3.2.2.1. Đối với công tác quản lí Hợp đồng Tư vấn

- Lập lại kế hoạch tiến độ chung và tiến độ cụ thể của các dự án hợp phần làm cơ sở thương thảo, điều chỉnh kế hoạch huy động nhân sự của Tư vấn trong giai đoạn đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, giám sát thi công, từ đó có cơ sỏ thanh toán tiếp theo cho Tư vấn từ tháng 04/2009 trở đi và giám sát tổ chức thực hiện trong giai đoạn giám sát thi công.

- Khẩn trương đề xuất Sở Kế Hoạch và Đầu Tư chủ trì giải quyết chi phí phát sinh Tư vấn đã đề nghị trong giai đoạn thiết kế chi tiết hợp phần CP2 và CP3, từ đó làm cơ sở trình UBND tỉnh, nhà tài trợ phê duyệt phụ lục bổ sung điều chỉnh Hợp đồng.

- Có giải pháp điều chỉnh nhân sự của Tư vấn phụ đảm bảo chất lượng và yêu cầu công việc đặt ra: Thực tế giai đoạn thiết kế đã cho thấy, chất lượng của một bộ phận nhân sự của Tư vấn phụ là chưa cao. Do vậy trong giai đoạn giám sát thi công, cần thiết nên thay đổi, điều chỉnh nhân sự Tư vấn phụ.

Dự án thoát nước:

- Cần tập trung tổ chức dứt điểm hoàn thành các hạng mục xây dựng cơ sở sử dụng vốn đối ứng ( đường vào, các trạm bơm, trạm xử lí nước, san nền, tường rào…).

- Báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị quản lí hạ tầng ( Sở Giao Thông, Công ty MT & DV đô thị Vĩnh Yên…) và các Huyện, Thị, Thành phố ( nơi có dự án đi qua) phối hợp và tạo điều kiện để nhà thầu thi công dự án hoàn thành công việc.

- Cần có sự phối hợp của các ngành và UBND thành phố để tránh lãng phí đầu tư.

- Yêu cầu nhà thầu có kế hoạch thi công cụ thể để có thể khắc phục được điều kiện của thời tiết ( có thể thi công phần dưới nước vào mùa cạn…) để Ban QLDA và Tư vấn xem xét chấp thuận.

- Yêu cầu tư vấn đôn đốc, giám sát chặt chẽ, thường xuyên việc thi công của nhà thầu, đặc biệt khi thi công các công trình quan trọng.

Dự án Mê Linh:

Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công cần được tập trung và đặt trọng tâm năm 2010, cụ thể như sau:

- Địa phận Tỉnh Vĩnh Phúc: Phối hợp với Huyện Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên triển khai công tác bồi thường Giải phóng mặt bằng trên địa phận Vĩnh Phúc, đảm bảo mặt bằng thi công dự án theo tiến độ đã đề ra ( tháng 10/2010).

- Địa phận Hà Nội: Tăng cường phối hợp với UBND Huyện Mê Linh, huyện Đông Anh và các hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng để triển khai công tác bồi thường Giải phóng mặt bằng hoàn thành theo kế hoạch trước tháng 10 năm 2010.

xây dựng phương án xử lý vấn đề chênh lệch giá đền bù giữa hai địa phương.

Các dự án điện:

- Báo cáo UBND tỉnh để săp xếp làm việc thêm với Công ty Điện Lực 1 về các vấn đề: Người có thẩm quyền điều chỉnh tổng mức, vấn đề bàn giao dự án…để tạo điều kiện cho việc triển khai sau này.

- Nghiên cứu phương án thuê Điện lực Vĩnh Phúc tham gia quá trình giám sát thi công các dự án điện. Việc này sẽ rất thuận lợi trong quá trình bàn giao dự án sau khi hoàn thành.

Triển khai hợp phần mềm:

- Đề nghị Thường trực UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các đơn vị có liên quan trong lĩnh vực quản lí và xúc tiến đầu tư tham gia cùng Ban quản lý thiết kế lại mô hình đầu mối tiếp nhận và giải quyết các khuyến nghị, vướng mắc của nhà đầu tư.

- Trong giai đoạn chưa thiết lập xong hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ chung cho toàn bộ các nhà đầu tư tại Vĩnh Phúc, cần báo cáo và đề nghị UBND tỉnh phân giao trách nhiệm theo lĩnh vực cho hợp phần mềm của Dự án tập trung vào:

• Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các nhà đầu tư của Nhật Bản và các vấn đề có liên quan khác đến lĩnh vực này, chú trọng vào các nhà đầu tư tiềm năng sẽ và mong muốn đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc;

• Tổ chức các cuộc làm việc tập trung vào thu hút ngành công nghiệp phụ trợ Nhật Bản đến đầu tư tại Vĩnh Phúc;

• Đăng ký tiếp nhận và phối hợp với các chuyên gia cao cấp của Nhật Bản trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư;

tư FDI;

• Từng bước xây dựng Đề án Thành lập trung tâm hỗ trợ đầu tư trực thuộc UBND tỉnh, làm cơ sở phục vụ cho mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA của nhật bản cho dự án “cải thiện môi trường đầu tư tỉnh vĩnh phúc (Trang 68)