Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn (LV thạc sĩ)Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn (LV thạc sĩ)
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––
HÀ THỊ TẦM
THEN TÀY Ở CHỢ MỚI, BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––
HÀ THỊ TẦM
THEN TÀY Ở CHỢ MỚI, BẮC KẠN
Ngành: Văn học Việt Nam
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học “ Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác
Thái nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Hà Thị Tầm
Xác nhận của khoa chuyên môn Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
PGS.TS Nguyễn Hằng Phương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Ban chủ nhiệm, quý thầy, cô giáo khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và quý thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp
đỡ trong suốt quá trình học tập
Tác giả xin chân thành cảm ơn: Đảng ủy - UBND, phòng Văn hóa thông tin, phòng Thống kê huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn và cá nhân các ông (bà) Ma Văn Vịnh, Nguyễn Đình Mạo, Vũ Văn Đại, Nông Văn Khang, Ma Thị Nhủng, Ma Văn Tuất, Trình Văn Ngôn, Lộc Văn Vy, Nguyễn Văn Thanh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn: PGS.TS
Nguyễn Hằng Phương, người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian
nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tác giả cảm ơn tập thể lớp cao học K24 Bắc Kạn chuyên ngành Ngữ văn trường ĐHSP Thái Nguyên đã đóng góp ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện luận văn
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả để hoàn thành luận văn này
Tác giả
Hà Thị Tầm
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Những đóng góp của luận văn 8
7 Bố cục của luận văn 8
NỘI DUNG 9
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI TÀY, THEN TÀY Ở CHỢ MỚI, BẮC KẠN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN 9
1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, lịch sử - xã hội, đời sống văn hóa của người Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn 9
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 9
1.1.2 Đặc điểm lịch sử - xã hội 10
1.1.3 Đời sống văn hóa 12
1.2 Chữ viết Tày và văn học dân gian Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn 14
1.2.1 Vài nét về chữ viết của dân tộc Tày 14
1.2.2 Văn học dân gian Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn 15
1.3 Khái quát về Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn 19
1.3.1 Khái niệm, nguồn gốc Then Tày 19
1.3.2 Phân loại Then Tày 23
1.3.3 Diễn xướng Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn 25
Trang 6Chương 2: THEN TÀY Ở CHỢ MỚI, BẮC KẠN NHÌN TỪ PHƯƠNG
DIỆN NỘI DUNG 32
2.1 Then phản ánh tín ngưỡng tâm linh đậm màu sắc văn hóa dân tộc Tày 32
2.2 Then phản ánh xã hội của người Tày trong quá khứ 37
2.2.1 Then phản ánh hiện thực đời sống của người Tày trong xã hội có giai cấp 37
2.2.2 Then phản ánh ước mơ, khát vọng của người Tày trong quá khứ 42
2.2.3 Then thể hiện cách ứng xử giữa con người với con người trong gia đình và ngoài xã hội 44
2.3 Bức tranh không gian thiên nhiên đa chiều trong Then 47
2.3.1 Then là bức tranh thiên nhiên cõi trời 47
2.3.2 Then là bức tranh thiên nhiên cõi trần 52
2.3.3 Then là bức tranh thiên nhiên cõi nước 54
Chương 3: THEN TÀY Ở CHỢ MỚI, BẮC KẠN NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 57
3.1 Nhan đề và thể thơ 57
3.1.1 Nhan đề 57
3.1.2 Thể thơ 58
3.2 Một số biện pháp tu từ 64
3.2.1 Liệt kê 65
3.2.2 So sánh 68
3.2.3 Sử dụng điển cố, điển tích 69
3.3 Một số biểu tượng 72
3.3.1 Biểu tượng chim Én 72
3.3.2 Biểu tượng cây Thanh Táo 74
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC
Trang 7việc làm cấp thiết
Việt Bắc nói chung và Bắc Kạn nói riêng được là xem là cái nôi của những khúc hát Then Đây là một miền đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc Vốn văn học nghệ thuật dân gian của các dân tộc, đặc biệt là dân tộc Tày ở nơi đây rất phong phú, đa dạng và còn được lưu truyền qua chữ viết, các hoạt động thờ cúng, nghi lễ, hoạt động ca hát v.v
Xét từ góc độ văn học, lời Then là di sản văn học dân gian tiêu biểu của người Tày Nghiên cứu về Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn chính là tìm hiểu sâu sắc về di sản văn học dân gian đó của tộc người Tày ở một địa bàn văn hóa tiêu biểu, để từ đó
có ý thức bảo tồn và phát huy Then Tày nói riêng, các loại hình nghệ thuật dân gian dân tộc thiểu số nói chung
1.2 Lí do thực tiễn
Từ việc tìm hiểu về Then Tày, tác giả luận văn thấy rằng Then Tày nói chung
Trang 8và biên soạn thành những công trình khoa học Đặc biệt Then Tày ở Chợ Mới hiện nay được Đảng, chính quyền rất quan tâm; nhiều nghệ nhân có ý thức lưu giữ nền văn hóa dân gian của dân tộc mình qua các bài Then Vì vậy phong trào hát Then ở vùng đất này tương đối phát triển Tuy nhiên, cho tới nay chúng tôi thấy chưa có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu một cách chuyên biệt, hệ thống về nội dung và nghệ thuật của loại hình Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn - một nơi còn lưu giữ nhiều bản Then Tày cổ, để từ đây những giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật liên quan đến hát
Then có sự lan tỏa, tạo nên bản sắc riêng của cộng đồng người Tày tỉnh Bắc Kạn
Bên cạnh đó tác giả là một giáo viên dạy văn, người dân tộc Tày được sinh ra ở chính quê hương Bắc Kạn Vì vậy việc nghiên cứu Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn còn có ý nghĩa thiết thực là phục vụ trực tiếp cho phần giảng dạy văn học địa phương sau này
Hơn nữa chúng tôi cũng mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình vào việc khẳng định, giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc Tày ở địa phương
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Lịch sử nghiên cứu về Then Tày nói chung
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, văn học của các dân tộc Nhất là trong khi xã hội đứng trước xu thế hiện đại hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang có nguy cơ mai một thì việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc nói chung và dân tộc Tày
là một vấn đề thực sự cần thiết Là một thể loại trong kho tàng văn hóa, văn học dân gian của dân tộc Tày, từ lâu hát Then đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, sưu tầm Then Tày ở Việt Nam rất phong phú nhưng nhắc đến Then Tày, các nhà sưu tầm, nghiên cứu và những người yêu thích Then nghĩ ngay đến vùng Việt Bắc - nơi từ lâu được coi là cái nôi của văn hóa, văn học dân gian Tày Then phát triển hầu hết ở các tỉnh thuộc vùng Việt Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn và Bắc Kạn Làn điệu Then của người Tày ở vùng Việt Bắc trong đó có
Trang 9Bắc Kạn đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Thời kỳ trước năm 1945 hầu như không có các công trình sưu tầm, nghiên cứu trực tiếp về Then Sau năm 1945, các công trình nghiên cứu về Then bắt đầu xuất hiện và có xu thế tăng về số lượng
Trước hết phải kể đến cuốn Lời hát Then của tác giả Dương Kim Bội Đây
được coi là cuốn sách đầu tiên giới thiệu về lời hát Then dưới dạng nguyên bản bằng tiếng Tày Trong tài liệu này, tác giả Dương Kim Bội đã khẳng định Then là loại hình
văn học - nghệ thuật tổng hợp, vì diễn xướng Then gồm có đàn, hát, múa và trang trí
[3, tr.59] Công trình này còn khai thác mặt văn nghệ, làn điệu âm nhạc và động tác múa trong Then Theo tác giả cuốn sách thì nội dung của các bài hát Then chủ yếu là thể hiện lòng lạc quan tin tưởng vào cuộc sống của nhân dân lao động Tác phẩm đã góp phần to lớn khẳng định vai trò, giá trị của hát Then trong đời sống người dân tộc Tày Có thể thấy đây là một công trình nghiên cứu về văn học dân gian có giá trị Tuy nhiên trong cuốn sách này tác giả mới chỉ trích dịch được một phần ít ở phụ lục, chưa dịch được nhiều sang tiếng phổ thông Hơn nữa công trình nghiên cứu này chưa bao quát được toàn bộ giá trị phần lời của Then Tày về nội dung và nghệ thuật
Mấy vấn đề về Then Việt Bắc của nhiều tác giả là công trình nghiên cứu tập
hợp các bài viết về Then trên phạm vi rộng, nhiều khía cạnh của các tác giả đã nghiên cứu về Then từ trước năm 1978 Các bài viết đã đề cập đến nguồn gốc, loại hình, nghệ thuật diễn xướng, hiện thực sinh hoạt, tín ngưỡng…của Then, trong đó có bài
viết của nhà nghiên cứu Lê Chí Quế về Bước đầu tìm hiểu những yếu tố hiện thực
sinh hoạt và yếu tố tín ngưỡng nghi lễ Ở bài viết này, tác giả đã khẳng định hiện
thực sinh hoạt và tín ngưỡng là hai yếu tố quan trọng trong hát Then [21, tr.112] Tiếp đến còn có một số công trình nghiên cứu về Then đã được xuất bản như:
- Triều Ân, Hoàng Hưng, Dương Nhật Thanh, Nông Đức Thịnh (2000), Then
Tày, những khúc hát, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội
- Dương Kim Bội (1987), “Những yếu tố dân ca, ca dao trong lời Then ” (Tày,
Nùng), Tạp chí Dân tộc học (số 2, tr.14-21)
- Hoàng Tuấn Cư, Vi Quốc Đinh, Nông Văn Tư, Hoàng Hạc (1994), Then bách
điểu, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội
Trang 10- Lương Thị Đại (2014), Hát Then lên chợ mường trời (Khắp Then pay ỉn
dương cươi), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
- Nông Thị Nhình (2000), Âm nhạc dân gian các dân tộc Tày, Nùng, Dao Lạng
Sơn, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội
- Lục Văn Pảo (1996), Bộ Then tứ Bách, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội
- Hà Đình Thành (2000), “Then của người Tày - Nùng với tín ngưỡng tôn giáo
dân gian”, Tạp chí văn hóa nghệ thuật (số 5, tr 35 - 39)
- Ngô Đức Thịnh (2002), “Then - một hình thức Shaman của Dân tộc Tày ở
Việt Nam”, Tạp chí văn hóa dân gian
Các cuốn sách trên là những công trình nghiên cứu, sưu tầm có giá trị về Then Tày Ở đó, các tác giả chú ý đến một số hình thức sinh hoạt tín ngưỡng Then Tày và đời sống của những ông Then, bà Then, đặc biệt là vai trò của Then trong đời sống tâm linh của người Tày Các công trình cũng đã tập hợp được một số khúc hát Then hành lễ, có lời giới thiệu về nội dung, nghệ thuật và đặc điểm nghi lễ gắn với khúc hát Then
Trong cuốn Lễ cầu tự của người Tày ở Cao Bằng, tác giả Triệu Thị Mai đã chỉ
rõ sự tin tưởng vào thế giới thần linh trong việc chữa bệnh, cầu tự của người Tày mặc dù khoa học ngày nay phát triển[18, tr.79] Niềm tin về khả năng mượn lời Then để cúng chữa bệnh này cũng tồn tại ở Chợ Mới, Bắc Kạn Năm 2010 nhà
Nghiên cứu Nguyễn Thị Yên công bố công trình sưu tầm, nghiên cứu về Then
Tày Có thể nói đây là một trong công trình tiêu biểu, có tính toàn diện về Then
của người dân tộc Tày Công trình đã khái quát, nhìn nhận, đánh giá về Then và
mô tả diễn biến buổi lễ Then cấp sắc cho ông Nguyễn Văn Ngời tại bản Phú Nà,
xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng có đầy đủ tuần tự từng lời, bước, đoạn, chương trong Then cấp sắc
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra được bản chất của Then Then là một loại hình văn nghệ dân gian, đồng thời cũng là một biểu hiện của tín ngưỡng dân gian Hai yếu tố đó hòa quyện vào nhau tạo nên nét đặc sắc riêng của loại hình nghệ thuật này Sự nghiên cứu trên còn tập trung vào khía cạnh văn hóa khác của Then Tày như mối quan hệ với Mo, Tào, Pụt, các bước thực hiện nghi lễ Then, cách diễn xướng trong Then, vấn đề văn hóa tín ngưỡng của Then …vv Có thể thấy
Trang 11các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp đáng kể trong việc sưu tầm, giới thiệu và nghiên cứu Then
2.2 Lịch sử nghiên cứu về Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn
Trong 7 dân tộc anh em sinh sống ở Bắc Kạn, người Tày chiếm đa số với gần
60% Then được coi như một loại hình diễn xướng dân gian đặc trưng của người Tày
ở Bắc Kạn Hiện nay, hát Then đã được lên kế hoạch lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Tuy nhiên, cho đến nay các
công trình khoa học nghiên cứu về Then Tày ở Bắc Kạn còn rất ít ỏi Trong khóa luận
tốt nghiệp cử nhân văn hóa của mình, tác giả Vũ Thị Nhung đã nghiên cứu về Then
cầu an của người Tày ở Dương Quang, Bắc Kạn Ở khóa luận này, tác giả đã chỉ ra
được vai trò của Then cầu an trong đời sống xã hội của người Tày ở một địa phương là xã
Dương Quang, Bắc Kạn Ngoài ra công trình khoa học này cũng đã đề cập khá sâu sắc đến giá trị của Then cầu an về các mặt văn học, nghệ thuật và xã hội [27, tr 59] Đây cũng là công trình có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và bảo tồn Then cầu an nói riêng và bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở địa phương nói chung
Riêng về Then Tày của huyện Chợ Mới, Bắc Kạn, những người đặc biệt có công sưu tầm, biên soạn là các tác giả Ma Văn Vịnh, Nguyễn Văn Quyền ở xã Yên
Cư, huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn Ông Ma Văn Vịnh vốn là một nhà giáo đã nghỉ hưu, còn ông Nguyễn Văn Quyền là Pháp thư tự pháp Phong (người được cấp sắc
để chuyên hát Then nghi lễ) Xuất phát từ niềm say mê Then và mong muốn gìn giữ nền văn hóa, văn học dân gian của dân tộc nên đến nay các tác giả nói trên đã có
nhiều công trình sưu tầm, biên soạn về Then có giá trị Trong đó gồm tuyển tập Văn
hóa tín ngưỡng Tày, các bài Then nghi lễ, cúng chữa bệnh “cứu nhân độ thế”
gồm 71 bài Then ; tuyển tập Văn hóa tín ngưỡng Tày, các bài Then nghi lễ cấp
sắc, tăng sắc gồm 82 bài Các công trình trên được hai tác giả Ma Văn Vịnh, Nguyễn
Văn Quyền ở xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn sưu tầm và biên soạn Ngoài ra
còn có tuyển tập Then sa hoa cổ của người Tày do tác giả Ma Văn Vịnh sưu tầm và
biên soạn, hoàn thành vào tháng 5 năm 2015 Tác giả của các công trình nghiên cứu
này khẳng định Then xuất phát từ tín ngưỡng tâm linh của người Tày [44, tr 5] và chủ
yếu khái lược về Then Tày từ góc độ tín ngưỡng tâm linh Ngoài ra ở những tài liệu
Trang 12trên, các tác giả còn sưu tầm được một số lượng đáng kể các bài Then Tày vốn được lưu truyền trong dân gian và đã được dịch ra tiếng Việt Tuy rằng đây là những công trình rất có giá trị trong việc sưu tầm và giữ gìn các văn bản Then nhưng nhìn từ góc độ văn học, các tác giả chưa chú ý đến giá trị về nội dung và nghệ thuật của lời hát Then Qua việc tìm hiểu, chúng tôi thấy thực tế đã nhiều công trình nghiên cứu về Then Các công trình nghiên cứu ấy chủ yếu khám phá giá trị của Then ở góc độ tín ngưỡng hoặc dưới góc độ nghệ thuật Tuy đã có những nhà khoa học bàn cụ thể về Then cầu an hay Then cấp sắc trong hệ thống Then Tày nói chung nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về loại hình dân ca này ở góc độ văn học, nhất
là đối với Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm hướng đến một cái nhìn tổng thể, toàn diện và chân thực nhất
về Then của người Tày ở một địa phương cụ thể
Khám phá những giá trị sâu sắc về nội dung ý nghĩa và sáng tạo nghệ thuật chứa đựng trong những khúc hát Then Tày, tìm ra được nét độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn
Hệ thống hóa một số tài liệu cơ bản về Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn để nghiên cứu
và phục vụ trực tiếp cho quá trình dạy học chương trình văn học địa phương
Góp phần gìn giữ, bảo tồn một hình thức sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật dân gian tốt đẹp của dân tộc Tày trong đời sống dân gian
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu một số vấn đề lý luận và thực tế liên quan đến đề tài
Sưu tầm, tập hợp, tìm hiểu các lời hát Then với một số loại hình văn hóa nghệ thuật, tập tục, tín ngưỡng có liên quan đến đề tài đang lưu truyền trong đời sống dân gian
Khảo sát, thống kê, phân tích, lý giải lời Then và một số vấn đề có liên quan đến giá trị nội dung, nghệ thuật đặc trưng của nó
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chủ yếu của luận văn là những bài Then được sưu tầm ở Chợ Mới, Bắc Kạn
Trang 134.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi tư liệu nghiên cứu:
Văn bản Văn hóa tín ngưỡng Tày, các bài Then nghi lễ, cúng chữa bệnh
“cứu nhân độ thế” gồm 71 bài và Văn hóa tín ngưỡng Tày, các bài Then nghi lễ
cấp sắc, tăng sắc gồm 82 bài do nhóm tác giả Ma Văn Vịnh và Nguyễn Văn Quyền
sưu tầm và biên soạn, hoàn thành và xuất bản vào tháng 8 năm 2014; Then sa hoa cổ
của người Tày do tác giả Ma Văn Vịnh sưu tầm và biên soạn, hoàn thành vào tháng 5
5 Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có ứng dụng phương pháp tiếp cận theo quan điểm ngữ văn học, tức là dựa vào thành tố ngôn từ, cụ thể là lời Then để phân tích Tuy nhiên, đây là một loại hình dân ca nghi lễ nên không thể tách khỏi đời sống văn hóa của dân tộc Tày Do vậy, khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu chúng tôi chú ý đến việc tiếp cận liên ngành, xem xét đối tượng từ nhiều góc độ, ngành khoa học khác nhau
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
Phương pháp Điền dã văn học: chúng tôi sử dụng để sưu tầm những lời hát
Then và tìm hiểu Then trong đời sống dân gian, phục vụ cho việc nghiên cứu
Khảo sát, thống kê: đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để có được số liệu
chính xác về các bài hát Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn, tạo cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo, đưa ra những con số thống kê về một số đặc điểm nghệ thuật, tần số xuất hiện của những hình ảnh biểu tượng và khả năng biểu đạt của chúng
Phân tích tổng hợp: từ kết quả khảo sát, thống kê, chúng tôi tiến hành phân tích
và đưa ra nhận xét, đánh giá về giá trị nội dung cũng như những yếu tố nghệ thuật của Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn
Trang 14So sánh đối chiếu: chúng tôi sử dùng phương pháp này để làm nổi bật nét đặc
sắc của Then Tày, đồng thời, tìm ra được những điểm tương đồng, khác biệt, mang màu sắc địa phương của Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn với địa phương khác trong tỉnh (Ba Bể, Bạch Thông - Bắc Kạn)
6 Những đóng góp của luận văn
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống những giá trị cơ bản
về nội dung và nghệ thuật trong lời hát Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn
Trong quá trình điền dã, khảo sát, nghiên cứu, tác giả luận văn đã thu thập được một số lượng đáng kể những bài Then Tày còn được lưu truyền trong đời sống dân gian ở Chợ Mới, Bắc Kạn
Khảo sát thực tế trên là cơ sở khoa học để tác giả luận văn bước đầu đề xuất hướng bảo tồn và phát huy giữ gìn nét đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc Tày nói chung trong đó có dân tộc Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Tổng quan về người Tày, Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn và một số
vấn đề lí luận
Chương 2: Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn nhìn từ phương diện nội dung
Chương 3: Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn nhìn từ phương diện nghệ thuật
Trang 151.1.1 Điều kiện tự nhiên
Từ xa xưa Bắc Kạn đã nổi tiếng là một vùng đất giàu đẹp và nên thơ, đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Kạn vẫn truyền lại hai câu ca dao quen thuộc:
Bắc Kạn có suối đãi vàng
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh
Nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Kạn, huyện Chợ Mới có một vị trí địa lý tương đối
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa: phía bắc giáp huyện Bạch
Thông và thị xã Bắc Kạn, đông giáp huyện Na Rì, tây giáp huyện Định Hóa, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) và huyện Chợ Đồn, nam giáp các huyện Phú Lương, Đồng
Hỷ, Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên)[17, tr 48]
Huyện Chợ Mới nằm trong khu vực thấp của tỉnh Bắc Kạn, độ cao trung bình dưới 300m, có địa hình đồi xen kẽ núi thấp, nhiều thung lũng, sông suối Độ dốc trung bình từ 15 - 25o, thuận lợi cho canh tác nông lâm nghiệp kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và lâm nghiệp
Huyện Chợ Mới có hệ thống đường giao thông đi lại thuận tiện Trục đường Quốc lộ 3 chạy dọc theo chiều dài của huyện, đi qua 6 xã, thị trấn Ngoài ra còn hệ thống đường liên xã tạo thành một mạng lưới giao thông phục vụ nhu cầu đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân các dân tộc trong vùng Đây là một thuận lợi lớn, góp phần thúc đẩy giao lưu và phát triển kinh tế, khai thác các thế mạnh của huyện, đặc biệt là nguồn lợi từ rừng và tài nguyên du lịch
Sông Cầu là con sông lớn chảy qua địa phận Chợ Mới, đồng thời cũng là con
sông lớn nhất tỉnh Sông Cầu bắt nguồn từ nhiều con suối chảy từ địa phận xã Ngọc
Phái, Phương Viên huyện Chợ Đồn, nơi có những đỉnh núi cao trên 1000 m, có đỉnh cao tới 1328m (thuộc xã Ngọc Phái)[17, tr 75] Tuy nhiên, khi chảy qua địa phận
Trang 16huyện Chợ Mới, dòng sông rộng, ít thác ghềnh Vì thế, sông Cầu là tuyến đường thuỷ quan trọng phục vụ vận tải liên huyện và liên tỉnh, nối Chợ Mới với các tỉnh khác Lưu lượng dòng chảy lớn, sông Cầu có vai trò quan trọng trong đời sống dân cư của hầu hết các xã trong huyện, mang tới nguồn thủy lợi dồi dào, đường giao thông ngược xuôi, nguồn thủy sản phong phú Đặc biệt, sông Cầu bồi đắp cho các xã dọc lưu vực một lớp phù sa màu mỡ để phát triển nông, lâm nghiệp
Khí hậu huyện Chợ Mới mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt
độ trung bình cả năm từ 21 0 C - 23 0 C, ở tất cả các địa phương trong tỉnh nhiệt độ trung bình cả năm cũng đều trên 20 0 C [17, tr 66] Theo báo cáo của Chi cục thống
kê huyện Chợ Mới thì lượng mưa của huyện thuộc loại trung bình 1.500 - 1.510 mm/năm Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 7 và 8, có khi mưa tới 100mm/ngày Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm tới 75 - 80% lượng mưa cả năm Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mỗi năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông[5] Mùa hạ có gió mùa đông nam, mùa đông có gió mùa đông bắc, trời giá rét, nhiều khi có sương muối, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng và gia súc nhưng lại là điều kiện để phát triển các loại cây ưa lạnh như cây gừng, hồi, quế
Những điều kiện tự nhiên như trên đã tác động không nhỏ đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của đồng bào Tày ở nơi đây Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ấy cũng để
lại những dấu ấn sâu đậm trong Then đặc biệt là các bài Then Bách Điểu, Bách Thú,
Bách Hoa
1.1.2 Đặc điểm lịch sử - xã hội
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Chợ Mới nói riêng đã phải trải qua những bước thăng trầm và các giai đoạn cách mạng khác nhau,
nhất là về mặt địa giới hành chính Vào thời các vua Hùng dựng nước, vùng đất Bắc
Kạn hiện nay thuộc đất bộ Vũ Định, một trong 15 bộ của nước Văn Lang Trong sách
“Dư địa chí”, Nguyễn Trãi đã xác định:
“ Vũ Định là phên giậu thứ hai về phương bắc”[17, tr 7]
Từ thời Đinh, Tiền Lê, Chợ Mới nằm trong châu Thái Nguyên, sau đó đổi thành tỉnh Thái Nguyên vào năm Minh Mạng thứ 12 (1831) Từ năm 1965 đến 1997
có 9 xã và 1 thị trấn phía nam của Bạch Thông sát nhập về huyện Phú Lương (Nông
Trang 17Hạ, Nông Thịnh, Thanh Bình, Yên Đĩnh, Như Cố, Quảng Chu, Bình Văn, Yên Hân, Yên Cư và thị trấn Chợ Mới)
Để đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của các dân tộc và sự nghiệp cách mạng
trong thời kỳ đổi mới, ngày 6-11-1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa IX kỳ họp thứ 10 đã phê chuẩn việc phân chia lại địa giới hành chính của một số tỉnh, trong đó chia tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn[17, tr 12] Theo đó tỉnh Bắc Kạn được tái thành lập và ra mắt ngày 01 tháng 01
năm 1997 Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, Bạch Thông tiếp nhận 9 xã phía Bắc của huyện Phú Lương (gồm các xã Nông Thịnh, Nông Hạ, Yên Hân, Yên Cư,
Thanh Bình, Bình Văn, Như Cố, Yên Đĩnh, Quảng Chu) và thị trấn Chợ Mới Đến
ngày 6 tháng 7 năm 1998 Chính phủ ban hành nghị định số 46 thành lập huyện Chợ Mới trên cơ sở tách huyện Bạch Thông thành hai đơn vị hành chính là huyện Bạch Thông và huyện Chợ Mới[17, tr 13] Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng
12 năm 2016, huyện có tổng diện tích tự nhiên là 60.651 ha, số dân là 39.648 người, gồm 16 đơn vị hành chính (15 xã và 01 thị trấn)
Huyện Chợ Mới là nơi sinh sống của 8 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay, Sán Chí Trong đó, dân tộc Tày chiếm 57,21% tổng dân số có trong địa bàn Người Tày ở Chợ Mới phân bố rải rác trên toàn huyện, trong đó chủ yếu sống tập trung ở các xã như Quảng Chu, Nông Hạ, Yên Cư, Cao Kỳ, Hòa Mục, Yên Hân, Bình Văn [5] Người Tày thường sống sống quần tụ thành từng thôn bản
ở chân núi, sườn đồi, những nơi có địa hình bằng phẳng và ven các con suối nhỏ Điều này đã để lại dấu ấn trong các tên làng, tên bản như Nà Mố, Nà Khon, Roỏng Tùm, Khe Thỉ, Khe Lắc….Nền kinh tế chủ yếu của người Tày ở Chợ Mới là sản xuất nông nghiệp
Người Tày là cư dân sống trên đất Bắc Kạn từ rất sớm, người Trung Quốc gọi người Tày là “ Pủn Tày nhằn” (người bản địa), họ cũng gọi là “Thủ nhằn” (người Thổ) [17, tr 108]. Riêng người Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn được tạo nên từ hai bộ phận chính là: người bản địa từ thời nguyên thủy, người Tày gốc Kinh ở miền xuôi lên Hai bộ phận hợp thành một, giữ vai trò chủ chốt là người Tày bản địa, nhưng chính bộ phận còn lại đã tạo nên sự bổ sung cần thiết để tạo nên bản sắc dân tộc Tày
Trang 18Dù chiếm ưu thế nhưng người Tày luôn thể hiện sự tôn trọng, tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa của các dân tộc anh em khác, sống đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách, hướng tới xây dựng bản làng, quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu hết các bài Then
cổ đều được những người dân tộc Tày bản địa sưu tầm và lưu giữ nhất là khu vực các
xã Yên Cư, Yên Hân, Bình Văn, Nông Hạ, Cao Kỳ… của huyện Chợ Mới, Bắc Kạn
1.1.3 Đời sống văn hóa
Cũng như người Tày ở những địa phương khác, người Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn
có một đời sống văn hóa vật chất lẫn tinh thần hết sức đa dạng và giàu bản sắc
Về kiến trúc, có thể thấy không gian sinh hoạt và văn hóa của người Tày hầu hết gắn với ngôi nhà sàn (rườn chạn) Từ xa xưa, người Tày vốn thường cư trú ở miền núi, chân ruộng bậc thang, bên các khe suối nên họ dựng nhà sàn để ở vừa để đảm
bảo thuận lợi cho sinh hoạt vừa để đối phó với thiên nhiên Cấu trúc ngôi nhà của
người Tày là nhà sàn 4 mái (2 mái to, 2 mái nhỏ), ngôi nhà hình chữ nhật, hết thảy đều có cầu thang lên nhà, cửa chính bao giờ cũng mở về hướng nước chảy đến, giữa nhà là bếp lửa dùng để sưởi và đun nấu, nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên [17, tr 108]
Người Tày cũng rất quan tâm đến việc chọn hướng nhà Hầu như nhà sàn nào cũng chọn thế phía sau dựa vào núi, phía trước nhà quay xuống vườn, ruộng, khe suối… Đối với gia đình người Tày, chỗ ăn, chỗ ngủ, chỗ ở của mọi thành viên trong gia đình đều gắn liền với ngôi nhà sàn Mặt bằng sàn là nơi quan trọng, thể hiện đậm nét sinh hoạt và tôn ti trật tự trong gia đình Hiện nay do nhiều yếu tố của đời sống hiện đại, tính kinh tế, tiện ích…vv nên một số gia đình ở đây cũng đã chuyển sang xây dựng nhà đất, nhà gạch, nhưng nhìn chung, nhà sàn truyền thống vẫn được ưa chuộng Có thể thấy nhà sàn đã gắn bó với đời sống sinh hoạt, nghi lễ, phong tục tập quán của người Tày từ bao đời nay Ngôi nhà sàn cũng là địa điểm, không gian diễn xướng chủ yếu của những lời hát Then, tạo nên một nét văn hóa độc đáo của con người nơi đây Trang phục truyền thống của người Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn cũng giống như
nhiều nơi khác thường mặc quần áo bằng vải sợi bông, phụ nữ Tày đầu vấn khăn,
mặc áo dài đến bắp chân, ống tay hẹp, xé nách và cài cúc ở bên phải, thắt lưng bằng vải, tất cả đều được nhuộm màu chàm [17, tr 108] Trang phục nói trên được gọi là
Trang 19áo chàm Áo chàm gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Tày và đi vào các lời hát Then một cách dung dị, tinh tế Áo chàm của người Tày không có những hoa văn cầu
kì như trang phục của một số dân tộc khác nhưng vẫn có những nét đẹp rất riêng Chiếc áo chàm dành cho phụ nữ Tày có dáng gần giống với chiếc áo dài truyền thống của dân tộc Việt Những người phụ nữ khi mặc áo chàm có thể kết hợp với phụ kiện
là chiếc vòng (kiềng) bằng bạc…vừa tạo nên sự duyên dáng vừa có nét sang trọng rất riêng Áo chàm dành cho nam giới được may ngắn trên đầu gối và cài cúc ở giữa Ngày nay, trong sự hội nhập và phát triển của xã hội, những bộ trang phục áo chàm
đã ít dần đi Áo chàm chỉ còn xuất hiện chủ yếu trong các lễ hội, biểu diễn văn nghệ, trong đó có hát Then Áo chàm truyền thống luôn là nét văn hóa độc đáo và là niềm
tự hào của người Tày
Văn hóa ẩm thực của người Tày cũng có những nét riêng độc đáo mang đậm sắc thái giao thoa, hội tụ Cuộc sống của người Tày thường gắn bó với thiên nhiên, gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, ngô, khoai sắn…) Do đó, văn hóa ẩm thực của người Tày gắn liền với các sản vật thu được từ chính cuộc sống nông nghiệp
đó Ngày tết Nguyên Đán, người Tày có tục gói bánh chưng dài (bánh Tày), bánh gio Ngoài ra, người Tày còn xay gạo nếp thành bột mịn để làm bánh khảo (pẻng cao),
“chà lam”, “khẩu théc”, “khẩu thuy”… để bày trên bàn thờ và mời khách Vào dịp tết Thanh Minh (3/3), người Tày có món bánh bánh dậm (péng tải), bánh trứng kiến rất đặc trưng Đồng bào Tày còn chế biến ra nhiều loại bánh từ gạo nếp và các nguyên vật liệu có sẵn từ tự nhiên như bánh sừng bò (péng coóc mò), bánh củ chuối, bánh lá ngải, “khẩu nua lài”, xôi trám đen, cơm lam (khẩu lam) Thức uống truyền thống của người Tày là chè và rượu, nhất là các dịp lễ tết và hát Then, đặc biệt là Then nghi
lễ Văn hóa ẩm thực ấy đã để lại dấu ấn sâu sắc trong đời sống tinh thần của người Tày Có lẽ vì vậy mà trong các nghi lễ hát Then không thể thiếu cơm tẻ, các loại bánh
chay làm từ cơm nếp, rượu… và hát Then còn có bài gọi là Lẩu Then (Rượu Then )
Người Tày rất coi trọng văn hóa tinh thần Văn hóa ấy được biểu hiện rõ nét thông qua nền văn học dân gian với những thể loại như truyền thuyết, cổ tích, truyện
cười, tục ngữ, hát ru…đặc biệt là hát Then Hát Then của người Tày, Nùng có thể
xem là một cuộc diễn xướng trường ca mang màu sắc tín ngưỡng[17, tr 26] Hàng
Trang 20năm trong các lễ hội truyền thống, các hội diễn văn nghệ, người Tày đều có các tiết mục tham gia, trong đó hầu như đều có thể loại Then Ngoài ra hiện nay rất nhiều xã trong huyện còn có các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ hoạt động thường xuyên, có nơi còn thành lập được câu lạc bộ Then chuyên sưu tầm, lưu giữ những văn bản Then cổ,
điển hình là câu lạc bộ Then bản Tinh ở xã Yên Cư Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, nhiều nghệ nhân trong huyện còn được trực tiếp tham gia Liên hoan dân
ca Việt Nam khu vực phía Bắc Ngoài ra người Tày còn có hát Pụt, hát thơ lẩu, hát
lượn Tất cả tạo nên nét văn hóa rất riêng của dân tộc Tày
Đồng bào Tày có quan niệm rằng, thế giới gồm ba tầng: thượng giới, trần gian
và âm phủ Người có thể đi lại trong ba cõi ấy là các Pháp thư đã được Ngọc Hoàng cấp sắc Con người ta khi chết đi thì hồn gọi là phi (ma) Ma thì có ma lành và ma dữ
Ma lành thì được thờ phụng để phù hộ, ma dữ nếu quấy nhiễu thì phải cúng tế, xua
ma đuổi tà Công việc này không chỉ thực hiện bởi người trong gia đình mà còn được thông qua tầng lớp thầy cúng (bao gồm cả các ông Then, bà Then ) Đồng bào Tày coi trọng việc thờ cúng, người Tày thờ tổ tiên, các vị thần cai quản gia đình và bản mường mong có cuộc sống ấm no, công bằng, bác ái
Những nét riêng trong đời sống tinh thần ấy để lại dấu ấn đậm nét trong lời hát Then, nhất là Then nghi lễ của người Tày Trong sự nghiệp phát triển và đổi mới đất nước, văn hoá truyền thống của dân tộc Tày có điều kiện bảo tồn và phát huy bản sắc của dân tộc mình, đồng thời cũng có cơ hội để tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác, tạo nên một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng
1.2 Chữ viết Tày và văn học dân gian Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn
1.2.1 Vài nét về chữ viết của dân tộc Tày
Dân tộc Tày là một trong số ít các dân tộc ở nước ta có chữ viết riêng Tiếng nói
và chữ viết của dân tộc Tày cũng là một loại hình văn hóa cần được giữ gìn Người Tày xưa cũng dùng bộ kí tự chữ Nôm để ghi âm chữ viết Tuy nhiên khi người Việt biết dùng
kí tự La tinh thì người Tày cũng dùng loại chữ này để viết tiếng Tày Ở huyện Chợ Mới, các quyển sách Then nghi lễ được viết bằng chữ Nôm và từ những năm 1900 Nhưng những bài đó không hoàn chỉnh bằng các văn bản viết bằng bộ chữ Tày - Nùng được ban hành sau này chủ yếu dựa vào bộ chữ cái La tinh Hiện nay các sách hát, các bài mo
Trang 21cúng, Lượn, hát nghi lễ Then hầu như được viết bằng chữ ký hiệu La tinh Tuy nhiên chữ viết của tiếng Tày vẫn có những đặc trưng riêng của mình
Theo quy định, âm chuẩn của tiếng Tày - Nùng được lấy ở vùng tiếp giáp của ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn Theo tìm hiểu của ông Nguyễn Văn Vịnh, bộ ký
tự được chọn là bộ chữ ký hiệu La tinh gồm 29 chữ cái Ngoài các nguyên âm trong
tiếng Việt, chữ viết tiếng Tày có thêm một nguyên âm đôi oo để viết các tiếng như
toong (lá), noọng (em), moòng (kêu)…vv Bên cạch các phụ âm trong tiếng Việt,
tiếng Tày còn có các phụ âm đôi như phj, mj, sl, pj và một một phụ âm đơn là f Hệ thống vần có thêm vần âư trong các tiếng như châư (hơi thở), au tầư (lấy đâu)…vv
Cũng cần lưu ý rằng, tiếng Tày ở nhiều vùng khác nhau thì cũng có những cách phát
âm khác nhau Ví dụ như từ ăn cơm, tiếng Tày thường có những cách phát âm như
kin khẩu, kin khấu, kỉn khấu, chin khấu; từ con gái có các cách phát âm như lục slao, lủc tao, lủc tảo Cũng có trường hợp cùng một từ nhưng ở những địa phương khác
nhau lại có cách đọc và viết khác nhau Ví dụ như từ đứa này, có nơi đọc là tua nẩy,
tua nấy, tính nấy, tếnh nấy, mẻ nấy…, từ vung nồi có các cách đọc như pha mỏ, pha
mó, pung mó, pủng mó…[49, tr 3]
Trên thực tế nhiều từ tiếng Tày không có nên phải mượn tiếng Việt, ví dụ như
bộ đội, cách mạng, khoa học, nghị quyết Trong quá trình sử dụng, có khi ngôn ngữ
Tày còn được bổ sung thêm bởi những từ mới, ví dụ như từ chụp ảnh có thể viết là
mjặp ngằu hay từ quay phim là thau ngằu Sự vay mượn cũng như sáng tạo ra từ mới
ấy làm cho ngôn ngữ tiếng Tày trở nên phong phú hơn
Hiện nay vẫn còn nhiều nơi trên đất nước ta nói chung và ở huyện Chợ Mới nói riêng, đồng bào ta còn nói tiếng Tày Thế nhưng việc viết tiếng Tày thì ngày càng ít
đi Vì vậy gìn giữ ngôn ngữ Tày đang là một việc làm có ý nghĩa mà lời hát Then chính là một trong những nơi lưu giữ tiếng Tày nguyên bản nhất
1.2.2 Văn học dân gian Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn
Văn học dân gian của dân tộc Tày là một bộ phận quan trọng của kho tàng văn học dân gian nói chung Nó hình thành và phát triển trong mối quan hệ hữu cơ với môi trường, với sinh hoạt văn hóa, lối ứng xử và tập tục truyền thống lâu đời của cộng đồng dân tộc Tày
Trang 22Dân tộc Tày gần như cũng có đầy đủ các thể loại văn học dân gian Tuy nhiên, qua tìm hiểu chúng tôi thấy hiện nay ở huyện Chợ Mới còn lưu giữ một số thể loại chủ yếu như truyện cười, truyện cổ tích, vè, thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân ca,…vv Các tác phẩm văn học dân gian của người Tày gắn liền với cảnh sinh hoạt rừng núi,
khe suối, nhà sàn, bếp lửa mỗi gia đình Trong cuốn Tuyện khua Tày (Truyện cười
Tày), tác giả Ma Văn Vịnh đã sưu tầm được 60 truyện cười của người Tày Truyện
cười Tày chia thành hai loại chính là truyện khôi hài (nhằm mục đích giải trí) và truyện trào phúng (nhằm mục đích phê phán những thói hư tật xấu của các hạng người trong xã hội) Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy đa phần các truyện cười của
người Tày đều là những truyện nhằm để giải trí, mua vui như Cần nuốc pây hắt lặc
cáy (Người điếc đi ăn trộm gà), Lạng pát chứ lạng cuẩn (Rửa bát nhớ rửa đít)…vv
Các truyện nhằm mục đích trào phúng có số lượng ít hơn và chủ yếu là phê phán những người có thói hư tật xấu trong xã hội như người con dâu lười, ăn vụng, ví dụ:
Tuyện lùa kin phước pỉnh (Truyện con dâu ăn khoai nướng), Ưi slon tạy lùa chạn
(Hát ru dạy con dâu lười)…; những người con rể kém cỏi, chỉ biết làm theo lời vợ
dặn như Lẹo háp nựa slống tái ta (Hết cả gánh thịt biếu bố mẹ vợ), Ta kin pún oóc
đăng (Bố vợ ăn sợi bún ra mũi)…vv
Nằm trong hệ thống thể loại tự sự dân gian của người Tày, truyện cổ tích cũng được lưu truyền vùng Chợ Mới, tuy nhiên số lượng không nhiều và chủ yếu được truyền miệng chứ chưa có công trình nghiên cứu nào được xuất bản Hiện nay, đồng bào dân tộc Tày nơi đây còn lưu truyền một số truyện lí giải nguồn gốc các hiện tượng tự nhiên, xã hội theo quan niệm của họ Họ lí giải da trời ngày nay có màu xanh là do ngày xưa trời ở rất thấp nên một cô gái giã gạo đã chọc thủng da của trời Các cô gái đã lấy vải chàm ra vá trời và khi khỏi, trời rút lên cao để con người không
bao giờ với đến (Phạ khua tổ cần tẳm nưa tung – Trời cười thách đố khi đã lên tít tận
cao) Đồng bào dân tộc Tày cũng lí giải vì sao các đấng nam nhi thường yêu vợ hai hơn
vợ cả qua câu chuyện Pò chài điếp mẻ mjà nả hơn mẻ mjà cốc (Nam giới yêu vợ hai
hơn vợ cả), vì sao con cào cào không có cổ qua bài Then Nàng sáy (Nàng trứng)…vv
Trong thế giới cổ tích của người Tày, con người, trời đất, vạn vật có mối quan hệ gần gũi với nhau Nhìn chung truyện cổ tích của người Tày thể hiện cách nhìn nhận thế giới xung quanh và quan niệm nhận sinh thuở sơ khai của đồng bào nơi đây
Trang 23Hiện nay người Tày ở khu vực Chợ Mới nhất là người Tày vùng Bản Tinh, Bản
Nà (xã Yên Cư, Yên Hân, Bình Văn, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn) còn lưu giữ được một số bài đồng dao Ông Ma Văn Vịnh ở xã Yên Cư của huyện Chợ Mới đã sưu tầm
được 55 bài đồng dao Làn điệu của các bài đồng dao này giống như lối phuối pác
nhưng tốc độ nhanh hơn, độ ngân nga không còn, các câu có vần điệu, thể thơ thường
là 3,4,5,7 tiếng Bố cục của các bài đồng dao ngắn gọn, dùng từ ngữ dân dã, đa dạng các từ tượng hình, tượng thanh nhằm miêu tả hoạt động của người và vật với yếu tố
dí dỏm…Đồng dao là món ăn tinh thần của trẻ thơ Vào các buổi chiều tối, các đêm
trăng sáng, trẻ em hát các bài đồng dao để Dử kiến, dử ong, chơi Trò mèo đuổi
chuột, đọc các bài Gọi mưa, Gọi nắng …làm cho bản làng luôn có không khí yên
vui, hạnh phúc
Thành ngữ, tục ngữ Tày cũng là một trong những thể loại văn học dân gian miền núi của người Tày vùng Chợ Mới nói riêng và người Tày Bắc Kạn nói chung
Trong tài liệu Đồng dao, Thành ngữ - Tục ngữ (Song ngữ Tày - Việt), tác giả Ma
Văn Vịnh đã sưu tầm được 253 câu thành ngữ, tục ngữ của người Tày Đó là những câu nói ngắn gọn, có vần điệu dễ thuộc, dễ nhớ Thành ngữ, tục ngữ của người Tày
cung cấp những bài học kinh nghiệm trong sản xuất như: Rụng chèo lừa tắm ái phôn/
Rụng chèo lừa khứn tung ái đét (Nghĩa là: Diều hâu bay lượn thấp sẽ mưa/ Diều hâu bay lượn trên trời cao sẽ nắng); Hay: Mác phầy ốt đăng/ Lùng loằng lồng chả (
Nghĩa là: Quả dâu da nút vừa vào lỗ mũi/ Vội vội vàng gieo mạ) [45, tr 103] Thành
ngữ, tục ngữ của dân tộc Tày còn là những bài học kinh nghiệm trong ứng xử với
thiên nhiên, bản thân và xã hội Người Tày truyền lại kinh nghiệm là: Phá mạy phá
tàng pjai/ Lưởi vai lưởi tàng cốc (Nghĩa là: Bổ cây bổ đầu ngọn/ Chẻ mây chẻ đằng gốc) Trong ứng xử với bản thân, người Tày dặn rằng: Ton khôn ton tẳm thai/ Ton quai ton tẳm ké (Nghĩa là: Học khôn học đến chết/ Học giỏi học đến già) [45, tr 110]
Trong ứng xử với cộng đồng, xã hội, họ cũng thường nhắc nhở nhau: Tỉ quý bấu hử
ngòi/ Mác khôm ná đáy chậư (Nghĩa là: Chỗ quý không cho xem/ Quả đắng chớ có biếu) [45, tr 109]; Hay Pjạ cồm cần ái nhặc/ Cần sắc pậu ái khiến/ Cần tiếm pậu hay két
(Nghĩa là: Dao sắc người hay chém/ Người chăm người ta hay sai/ Người giỏi bị người
ta ghét) [45, tr 118] Tóm lại, thành ngữ, tục ngữ của dân tộc Tày có những giá trị riêng,
đó không chỉ là những bài học về kinh nghiệm ứng xử với thiên nhiên, con người mà còn
là nơi chứa đựng một kho tàng ngôn ngữ Tày phong phú cần được bảo tồn
Trang 24Ngoài các thể loại đã được khái lược ở trên, chúng tôi thấy rằng ca dao - dân ca của người Tày là thể loại phổ biến và có số lượng nhiều nhất, trong đó tiêu biểu là Lượn (Lượn Thương, Lượn Cọi) và Then Người Tày vùng bản Tinh (Yên Cư - Chợ Mới), Bản Nà (Bình Văn - Chợ Mới) có câu thành ngữ:
Rằng Lượn dú cốc phấy/ Thầy Lượn dú bản Tinh
(Nghĩa là: Nơi sản sinh ra câu hát Lượn nhiều như gốc tre/ Bậc thầy Lượn ở
Bản Tinh)
Tiếng Lượn Cọi da diết sâu nặng, tiếng Lượn Thương ngọt ngào êm ấm là những làn điệu dân ca đặc sắc của người Tày Lượn Thương được hát theo một quy trình nhất định và thường đi liền với lễ hội Lồng tồng vào mỗi dịp xuân đến Ông Ma Văn Vịnh cũng đã thống kê đã thống kê được hiện nay đồng bào Tày vùng Chợ Mới
có khoảng 35 bài Lượn Thương với khoảng 767 khổ thơ; 10 bài Lượn dạ để hát kèm với quy trình Lượn Thương [43, tr 7] Quan trọng hơn cả là các bài hát này đã được
sắp xếp theo quy trình Lượn lễ và Lượn giao duyên của thể Lượn Thương xưa Lượn Thương cuốn hút người đi hát say sưa hết mình khi còn trẻ và sẵn sàng truyền dạy cho người chưa biết khi về già Lượn Thương trở thành nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần mang tính nhân văn và nghệ thuật sâu sắc của đồng bào dân tộc Tày
Bên cạnh Lượn thì Then cũng là loại dân ca được đồng bào Tày yêu thích và phổ biến Ngày xưa, đồng bào Tày ở vùng cao không có tập quán đi chùa cầu tự Mùa xuân đến, họ thường đón các thầy Then về làm lễ giải hạn, cầu tài, cầu lộc, cầu bình
an, thỏa mãn nhu cầu tâm linh Các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng khác hầu như cũng đều có hát Then, nhất là hội xuân Vì vậy Then được lưu truyền rộng rãi hơn cả Qua các tài liệu nghiên cứu về Then và từ thực tế điền dã, chúng tôi đã thống
kê được đồng bào Tày sở hữu một số lượng lớn các bài Then cổ (khoảng gần 200 bài) Các bài Then này được chia thành một số chủ đề khác nhau Nội dung và nghệ thuật của Then rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là nó thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của đồng bào nơi đây Đó là cơ sở để chúng tôi lấy Then làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn của mình với hi vọng có thể góp phần đánh giá đúng giá trị của một thể loại văn học dân gian của dân tộc Tày
Trang 251.3 Khái quát về Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn
1.3.1 Khái niệm, nguồn gốc Then Tày
Then là một loại hình nghệ thuật quen thuộc của người Tày, nhất là người Tày vùng Việt Bắc Khái niệm hát Then đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến với những cách nhìn khác nhau Theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân thì Hát Then là một loại hình sử thi nghi lễ phong tục của người Tày - Nùng Thường vào mùa xuân, các gia đình Tày - Nùng mời ông tào, bà Then về cúng cầu phúc, cầu may cho người già trẻ nhỏ Nghi thức hành lễ trong Then có phần giống như hình thức nhập hồn của Saman giáo [1, tr 172] Khái niệm trên của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã chỉ ra
được đặc điểm cơ bản nhất của Then Dù vậy, nếu coi Then chỉ là một loại hình sử thi
nghi lễ phong tục có lẽ chưa thật đầy đủ bởi ngoài những bài hát Then nghi lễ, Then
của người Tày còn có nhiều nội dung phong phú khác
Trong Lời hát Then, tác giả Dương Kim Bội đã khẳng định: Then là một hình
thức văn học - nghệ thuật dân gian được đông đảo quần chúng của hai dân tộc Tày, Nùng yêu thích, trân trọng và giữ gìn Then từ lâu đã gắn bó với tâm tư, tình cảm của bất kỳ người Tày, Nùng nào: từ cụ già đến em nhỏ, từ thanh niên đến gái đến trai, từ những người lao động sản xuất ở địa phương đến những người thoát ly cơ sở đi công tác các nơi Nói chung trong khu tự trị Việt Bắc, nơi nào có người Tày, Nùng cư trú thì ở nơi đó có Then Như vậy, Then còn là loại hình văn học - nghệ thuật tổng hợp,
vì nó gồm có đàn, hát, múa và trang trí
Công trình nghiên cứu Một số vấn đề về Then Việt Bắc, của nhiều tác giả, đã
tiếp cận khái niệm Then có nghĩa là tiên (có nơi gọi là sliên), là người của nhà trời Then có nhiệm vụ giữ mối liên hệ giữ người trần gian với Ngọc Hoàng thượng đế và Long vương Khi hành nghề Then là lúc Then đại diện cho nhà Trời giúp người trần gian mọi sự tốt lành, tai qua nạn khỏi
Cách nhìn nhận trên có phần trùng khớp với khái niệm Then đã được định nghĩa
trong cuốn Từ điển Tiếng Việt Theo đó khái niệm Then có nhiều tầng nghĩa, thứ nhất
là chỉ lực lượng siêu nhiên sáng tạo ra thế giới của một số dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam; thứ hai là chỉ người làm nghề cúng bái (thường là nữ) ở các vùng dân tộc
Trang 26thiểu số nói trên; thứ ba là loại hình nghệ thuật tổng hợp gồm đàn, hát, múa gắn liền với tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số nói trên
Các công trình nghiên cứu về Then mà chúng tôi đã tìm hiểu ở trên cho thấy rằng khái niệm Then là gì được hiểu theo ba nghĩa: lực lượng siêu nhiên, người làm Then và loại hình văn hóa Then Ở đây, chúng tôi chủ yếu quan tâm đến khái niệm Then với tư cách một loại hình văn hóa tín ngưỡng, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn quan tâm đến các ý nghĩa khác khi tìm hiểu về Then …
Trên cơ sở tìm hiểu các nghiên cứu trên và qua khảo sát thực tế phỏng vấn người dân thuộc cộng đồng Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn, chúng tôi xin đưa ra cách hiểu
về Then như sau: Then là một hình thức văn hóa tín ngưỡng có từ xa xưa trong đời
sống của người Tày Nội dung Then phản ánh những vấn đề liên quan đến đời sống
xã hội của người Tày trong quá khứ Nghệ thuật Then là sự tổng hợp của nghi lễ với lời hát, điệu múa, âm nhạc, hội họa và lời ca nhằm đưa con người tới được những bí
ẩn của thế giới tâm linh với niềm tin linh thiêng
Về thời điểm ra đời của Then, một số nhà nghiên cứu văn hóa dân giancho rằng hát Then xuất hiện vào khoảng cuối TK XV, đầu TK XVI vào thời nhà Mạc chạy lên Cao Bằng và xây dựng thành quách ở đó Theo truyền thuyết, trong số quan lại của nhà Mạc có hai vị tên là Đế Phụng và Đế Đáng rất yêu âm nhạc và thích ca hát, họ đã chế tạo ra tính tẩu và lập ra hai tốp hát để phục vụ cung đình Về sau dân chúng thấy hay nên bắt chước và được lưu truyền trong dân gian Theo thời gian, hát Then - đàn tính được lan rộng ra các tỉnh miền núi phía Bắc và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào khẳng định thời điểm ra đời của Then, mọi người chỉ nhận biết Then qua những câu văn vần thuộc dòng văn hóa dân gian do các nghệ nhân lưu truyền, sáng tác Các câu văn vần gắn liền những làn điệu cụ thể được truyền từ đời này sang đời khác cho đến nay, bằng những văn tự và truyền miệng qua các thế hệ học làm Then Những người làm Then đều là những người dân lao động, họ thừa hưởng những kinh nghiệm của cha ông, hiểu được những phong tục tập quán của dân tộc, biết hướng dẫn thực hiện các nghi
lễ ma chay, cưới xin, cầu cúng được mọi người yêu mến và nhờ đến Vì vậy, có thể khẳng định rằng Then bắt nguồn từ cuộc sống lao động của nhân dân
Trang 27Xưa kia, cuộc sống của người Tày lệ thuộc phần lớn vào thiên nhiên, vì vậy đồng bào đã biết sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có trong cuộc sống để chế tạo các nhạc cụ đơn giản, trong đó có cây đàn tính Đây là loại nhạc cụ được sử dụng trong nghi lễ Then Đàn tính được làm từ quả bầu khô, gắn lên mặt cắt một miếng ván mỏng, dây đàn được làm từ tơ tằm
Hiện nay, đồng bào Tày còn lưu truyền nhiều truyền thuyết về Then và cây đàn
tính Có truyền thuyết kể về Cô gái mồ côi: Ngày xưa, có một cô gái mồ côi cha mẹ
từ nhỏ Khi lớn lên, lấy chồng thì chồng lại chết sớm, cô rất buồn Một đêm nằm mơ thấy có một người mang đến cho cô ba hạt giống và cô đã cất vào níp đựng quần áo Khi thức dậy, mở níp ra, quả nhiên thấy ba hạt giống, cô đem hai hạt ra gieo, ngày hôm sau một hạt mọc lên cây dâu và một hạt mọc thành cây bầu Vài ngày sau, cô định lấy nốt hạt thứ ba ra trồng, nhưng không thấy hạt giống mà chỉ thấy con tằm Ngày tháng trôi qua, cây dâu đã lớn, quả bầu đã già, tằm đã cho tơ, nhưng nỗi buồn của cô vẫn không nguôi Cô lại nằm mơ thấy người cho hạt giống tới, khuyên cô lấy cây dâu, vỏ bầu và tơ tằm làm thành cây đàn, đem gảy cho mọi người nghe thì sẽ vơi bớt nỗi buồn Cô nghe theo, hàng ngày mang cây đàn đi khắp nơi để làm vui lòng mọi
người và từ đó cô trở thành người cứu khổ cho chúng sinh
Nguồn gốc ra đời của Then cũng được các nghệ nhân hát Then cổ lưu giữ trong
bài Cốc tính - bài 1 (Nguồn gốc hát Then với cây đàn tính) Bài Then cổ có lời Tày
như sau:
Tạm dịch Tạm dịch
Mửa xưa nàng Hán Thị mường tiên
Tốc khuây đuối cứa tính Pụt, Then
Hán Thị nàng giận lai mừa nả
Mừ thư pjạ đẳm ngả thiên khai
Cắt pây thuẩn cẩu tai Thượng Đế
Nhằng slam tai tu thế cứu dân
Tai te liền tai âm, tai hậu
Ban sle Pụt, Then Tấu tiến châm
Thắc lệnh cúa vua ông Ngọc Hoàng
Ban sle hử Quan Làng, Then Câm
Ở trần thế làm hội lẩu Then
Ở trần gian Then đi cúng lễ
Trang 28Theo lời bài hát này thì hát Then Tày có từ thời nhà Hán, cách đây trên hai
ngàn năm [46, tr 13] Sau đó hát Then gắn liền với sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của
người Tày Then Tày dần được bổ sung thêm ngày càng phong phú hơn theo quy luật phát triển của văn học nghệ thuật dân gian
Bài Then cổ thứ hai Cốc tính - bài 2 [44, tr 10] kể nguồn gốc của Then có cốt
truyện có thể tóm tắt như sau: “Ngày xưa có một chàng trai ba mươi lăm tuổi chưa có
vợ tên là Xiên Cân (nghìn cân) Vì chưa tìm được người yêu nên chàng rất buồn, luôn cảm thấy lẻ loi, đơn độc, muốn làm một cây đàn để xua đi nỗi vắng vẻ cô đơn Cây đàn mà chàng luôn ao ước phải là loại đàn có quả bầu tròn làm bầu đàn, dây đàn phải làm bằng sợi tơ con tằm Để thực hiện mong ước ấy, Xiên Cân đã kiên trì và tích cực lao động làm ra các vật liệu từ những việc khởi đầu: tìm hạt giống bầu tròn, trồng cho đến khi có quả, chờ đến khi quả già, phơi khô để làm bầu Tìm giống cây dâu để nuôi tằm, ươm tơ cho tằm nhả kén, quay tơ lấy sợi làm dây đàn Tìm cây gỗ Thừng mực (mạy mục) trong rừng để đẽo làm cây đàn Cuối cùng Xiên Cân cũng có được cây
đàn như ý, gọi là đàn tính tẩu, tính là từ tượng thanh vì mỗi khi gẩy lên có âm thanh
tính, tẩu là quả bầu tròn làm bầu đàn Đàn tính lúc đầu có mười hai dây, lúc buồn
Xiên Cân đem đàn bầu ra chơi, khi âm thanh của đàn vang lên, tâm hồn Xiên Cân thoải mái, mọi sầu muộn xua tan Tài chơi đàn tính của Xiên Cân không ai sánh nổi,
từ đấy Xiên Cân có người yêu Vì tiếng đàn quá hay, nhiều người nghe tiếng đàn của Xiên Cân bị quyến rũ, mê muội, quên hết mọi việc Muôn vật nghe tiếng đàn tính tẩu đều ngẩn ngơ như tĩnh lặng, lâu ngày sinh ốm đau, bèn tấu cáo lên trời Ngọc Hoàng sai Thiên Lôi xuống tìm hiểu và biết sự tình của mọi sự mê muội ở trần thế chỉ vì cây đàn mười hai dây của Xiên Cân Ngọc Hoàng phán xử, buộc Xiên Cân phải cắt bỏ chín dây, còn lại ba dây Đàn ba dây chơi vẫn hay nhưng không làm người khác mê muội, đến mức ốm đau như trước Vì thế, cây đàn tính ngày nay chỉ có ba dây
Từ những câu chuyện được lưu truyền trong tâm thức của đồng bào Tày, có thể thấy lời hát Then cùng cây đàn tính của dân tộc Tày đã ra đời từ rất lâu, trở thành sản phẩm tinh thần đi vào thần thoại, cổ tích Như vậy, có thể khẳng định nguồn gốc của Then đã có từ khi tổ tiên người Tày có nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng và phát triển theo sự tiến bộ của cộng đồng Tày
Trang 291.3.2 Phân loại Then Tày
Then có mặt nhiều ở năm tỉnh miền núi Việt Bắc là Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang Tuy nhiên mỗi vùng làn điệu Then lại có những nét độc đáo riêng: Then Cao Bằng dìu dặt tha thiết; Then Lạng Sơn tươi vui, rộn ràng; Then Tuyên Quang dồn dập như thúc quân ra trận; Then Hà Giang nhấn nhá từng tiếng một; Then Bắc Kạn như chuyện kể thầm thì
Căn cứ vào mục đích phục vụ sinh hoạt văn hóa cộng đồng, hát Then của người Tày được phân chia thành các dạng khác nhau Sau đây là một số cách phân loại:
Theo Từ điển thuật ngữ Văn học, hát Then chia thành hai dạng chính: Hát
Then nghi lễ và dạng hát Then ngoài mọi nghi lễ, cầu cúng Hát Then nghi lễ có hai ngành: pựt tính và pựt nhạc (cũng gọi là pựt Tày và pựt Ngạn), chương khúc và lời thơ giống nhau, chỉ khác về phong cách: Then tính thường thiên về vui tươi, trong sáng, Then ngạn thiên về nghiêm trang, khắc khổ Ngoài ra còn có dạng hát Then ngoài mọi nghi lễ, cầu cúng Những người biết hát Then mà không làm nghề cúng Then được gọi
là Then sống (pựt đíp) Họ hát trong đêm trăng, ở đầu núi, ngoài sàn, trên sân, ngoài đồng, trên nương…, ở đây hát Then là một loại dân ca sinh hoạt [1, tr 173]
Theo ông Ma Văn Vịnh, một người có nhiều đóng góp về Then Tày ở Bắc Kạn
thì có bốn mảng bài tồn tại trong không gian văn hóa hát Then Tày [46, tr 16]
Mảng thứ nhất là những bài hát Then nghi lễ được hát tại lễ lẩu Then để cấp
sắc hay tăng sắc cho đệ tử (người lập lễ hội lẩu Then ) Lễ cấp sắc nhằm đào tạo
nghệ nhân, còn lễ tăng sắc chỉ dành cho các vị Then đã qua lễ cấp sắc Như vậy tăng sắc là nâng cấp lên thứ phẩm cao hơn Lễ hội lẩu Then xưa thường diễn ra trong hai ngày, hai đêm Tại đây, các Quan Làng, Then Câm phải hát gần 100 bài Then nghi lễ,
chưa tính các bài yểm bùa, các cách niệm phù phép…Công trình nghiên cứu Văn hóa
tín ngưỡng Tày, các bài Then nghi lễ cấp sắc - tăng sắc do ông Ma văn Vịnh và ông
Nguyễn Văn Quyền - pháp sư tự pháp Phong đã sưu tầm được 82 bài Then nghi lễ cơ bản được hát lại lễ hội lẩu Then để cấp sắc, tăng sắc cho các để tử Các bài Then đã được
sắp xếp theo trình tự nghi lễ của hội lẩu Then Như vậy, lẩu Then là lễ hội của tập thể
cộng đồng, là cơ sở trường học đề truyền dạy nghề Then trong cộng đồng [46, tr 19]
Trang 30Mảng thứ hai là các bài Then cúng chữa bệnh cứu dân độ thế gồm lên
Thượng giới đến Ri cung nối số khoảng 70 bài và xuống Long Vương thập điện
khoảng 25 đến 30 bài [46, tr 17] Khi thực hiện các bài Then nghi lễ cúng chữa bệnh, nhà Then phải hát sáu bài đầu như là một thủ tục bắt buộc để thực hiện mọi cuộc cúng lễ chữa bệnh, hoặc lên Thượng giới nộp lễ (nộp lấu - nộp thuế hàng năm) hay xuống Long Vương thập điện Sau đây là sáu bài Then bắt buộc đó:
Bài 1 Soi hương (Roọng hương) - Trình tổ tiên tín chủ
Bài 2 Tò khửn bưởng Đông - Trở lên từ phía Đông
Bài 3 Khẩu tạm Rinh Há tón binh phu - Vào Rinh Há đón nhận binh phu
Bài 4 Tò lồng bưởng Bắc - Trở xuống theo đường từ phương Bắc
Bài 5 Giải uế - Giải đi mọi uế trong gia đình người ốm
Bài 6 Kê biên - Kê biên cỗ lễ, phân công binh phu để vận chuyện đi
Khi đi cúng lễ, các pháp sư phải chọn những bài hát cần thiết liên quan đến nội dung, mục đích cuộc cúng để tiếp tục đường Then của mình
Mảng thứ ba là các bài Then hát trong đám ma, tiễn đưa hồn người chết đi về
với tổ tiên Văn hóa hát Then trong đám ma tồn tại nhiều ở Bắc Kạn Tuy nhiên các
văn bản Then này hầu hết được ghi chép bằng chữ Nôm do các thầy Tào lưu giữ lại,
ít được dịch sang tiếng Việt Khi hát trong đám ma, Pháp thư Then chỉ dùng thần khí
là chùm nhạc sóc, chứ không dùng đàn tính tẩu
Mảng thứ tư được gọi là Then sa hoa (hiểu theo nghĩa tiếng Tày là đi tìm hoa vui thú) Các bài Then sa hoa cổ thường được biết đến là: Bách điểu (trăm loài chim), Bách cốc (trăm thứ ăn được), Bách hoa (trăm thứ hoa), Mẻ ngoàng, Cốc tính,
Mác ngỏa…vv Các bài Then sa hoa thường hát trong lễ dương thao giải hạn, cầu tài
cầu lộc đầu xuân năm mới (chỉ hát khi có nhu cầu của người nghe) Ngày nay còn có
các bài hát Then mới được sáng tác lời Tày, lời tiếng Việt có dùng đàn tính tẩu, với nội dung ca ngợi Tổ quốc, Đảng, Bác Hồ, ca ngợi hoạt động sản xuất, chiến đấu…thuộc mảng Then sa hoa [46, tr 18]
Mặc dù chia làm bốn mảng cụ thể nhưng ba mảng đầu đều gắn liền với nghi lễ
nên có thể xếp vào dạng hát Then nghi lễ Phần hát Then này chỉ do một Pháp thư
thể hiện một cách nghiêm túc, rất thiêng Pháp thư nhất thiết phải thể hiện trước bâm
Trang 31hương (mâm Then được chuẩn bị có cắm ba nén hương) Trước khi hát phải gieo âm
dương báo các các chư vị Tổ thư quan tướng nhà Then mình đang tôn thờ Tùy thuộc vào mục đích của từng bài mà Pháp thư có cách thể hiện khác nhau: bài có nội dung tâu trình, Pháp thư chỉ gảy đàn không bấm phím; bài có nội dung hành quân, đi đường, Pháp thư phải bấm phím, chân sóc chùm nhạc sao cho nhịp nhàng, sôi nổi, đi
có tốc độ Có bài, Pháp thư ngồi hát, có bài phải đứng hát…vv Dạng hát Then ngoài
mọi nghi lễ, cầu cúng gọi là Then sa hoa Mảng này hiện nay đang được làm phong
phú thêm Các sáng tác gắn với nhiều nội dung đa dạng và các hình thức biểu diễn khác nhau: đơn ca, song ca, tốp ca, có múa phụ họa…nhằm thu hút người nghe và người hát cũng được thỏa sức thể hiện tài năng đàn hát của mình
Then cổ là điệu dân ca truyền khẩu phong phú chủ yếu phục vụ cho nhu cầu văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người Tày từ ngàn xưa Ngày nay, kho tàng Then của người Tày không ngừng được bồi đắp để làm phong phú thêm nhưng nó vẫn mang đậm bản sắc văn hóa Tày
1.3.3 Diễn xướng Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn
Diễn xướng là yếu tố ngoài văn bản nghệ thuật ngôn từ nhưng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian thì luôn gắn liền với diễn xướng Vì vậy, để hiểu đúng, hiểu sâu sắc văn bản nghệ thuật dân gian thì không thể tách nó ra khỏi môi trường diễn xướng Tìm hiểu Then Tày của người Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn cũng không nằm ngoài yêu cầu đó
Diễn xướng là thuật ngữ được dùng khá quen thuộc trong nghiên cứu văn học nghệ thuật và đặc biệt là trong nghiên cứu văn học, văn hoá dân gian Song, trong quá trình nhận diện, các nhà nghiên cứu đã có nhiều cách đưa ra khái niệm khác nhau về diễn xướng, tiêu biểu như:
Nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu cho rằng: thuật ngữ diễn xướng dân gian có thể và cần được hiểu với hai nghĩa rộng và hẹp khác nhau Với nghĩa rộng, diễn xướng dân gian là tất cả mọi hình thức biểu diễn (hay diễn xướng) và ít hoặc nhiều đều mang tính chất tổng hợp tự nhiên, (hay tính chất nguyên hợp) mà lâu nay ta quen gọi là văn học dân gian; còn nghĩa hẹp, nó chỉ bao gồm các thể loại diễn (như trò diễn, trò tế lễ dân gian ) [41, tr 64-67]
Trang 32Nguyễn Hữu Thu quan niệm: Thuật ngữ diễn xướng là để chỉ chung việc thể hiện, trình bày những sáng tác văn nghệ của con người gồm nhiều yếu tố hợp thành,
diễn xướng là tất cả những phương thức sinh hoạt văn nghệ mang tính chất nguyên
hợp của loài người từ lúc sơ khai cho đến thời đại văn minh hiện nay[37, tr 56-58]
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) đã định nghĩa diễn xướng một cách ngắn gọn là trình bày các sáng tác dân gian bằng lời lẽ, âm thanh, nhịp điệu [30, tr 85]
Qua tìm hiểu các ý kiến bàn về diễn xướng, chúng tôi thấy bên cạnh những điểm chưa thống nhất, các nhà nghiên cứu đều cho rằng: Diễn xướng là hình thức biểu hiện, trình bày các sáng tác dân gian bằng lời lẽ, âm thanh, điệu bộ, cử chỉ Theo đó, diễn xướng Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn được chúng tôi thống nhất với cách hiểu như trên và được xem xét một vài khía cạnh cơ bản sau:
1.3.3.1 Môi trường diễn xướng
Hát Then là loại hình hát độc đáo, đặc sắc nhất trong hệ thống làn điệu dân ca của người Tày Là một hình thức nghi lễ nên hát Then cổ có đặc điểm diễn xướng riêng biệt Môi trường diễn xướng của Then cổ chủ yếu gắn liền với thời gian vào
mùa xuân và không gian nếp nhà sàn, trước bàn thờ tổ tiên
Diễn xướng Then Tày ở Chợ Mới thường được tổ chức nhiều nhất vào mùa xuân (từ tháng một đến hết tháng ba âm lịch) Đây là khoảng thời gian đồng bào dân tộc đã kết thúc vụ mùa, dồi dào lương thực, thực phẩm, vật chất đầy đủ; quan trọng hơn cả là đồng bào vừa kết thúc một năm cũ và đón một năm mới Đồng bào nơi đây thường đón thầy, đón Then về làm lễ dương thao, giải hạn, cầu tài, cầu lộc, cầu bình
an, thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người Mùa xuân cũng là lúc các địa phương vùng cao tổ chức các lễ hội mừng Đảng, mừng xuân Đây cũng là thời điểm để những người yêu thích Then được nghe các nghệ nhân hoặc những người say mê hát Then thể hiện tài năng của mình Tuy nhiên, Then còn được diễn xướng vào những thời điểm khác nhau như khi gia đình có người ốm đau, bệnh tật, gia đình có người chết
Hệ thống các bài hát Then nghi lễ được diễn xướng theo trình tự nghi thức nhất định
phụ thuộc vào nội dung và mục đích hát Then gọi là tàng Then (đường Then cúng lễ)
Do vậy tùy vào nội dung và mục đích của việc hát Then mà diễn xướng Then có thời gian cụ thể khác nhau
Trang 33Không gian diễn xướng của Then nghi lễ gắn liền với bàn thờ tổ tiên Những người đã được cấp sắc đi làm nghề hát Then, Pụt, thầy cúng, thầy tào mới được hát các bài Then cúng lễ Trước khi đi làm lễ hát Then, họ phải thắp hương lên bàn thờ tổ tiên của mình Họ cũng chỉ hát Then khi mâm lễ cúng trước bàn thờ được gia đình mời đến hát trang hoàng với những lễ vật, đồ cúng tổ tiên, đặc biệt là đã được cắm
hương cháy Đây là sân khấu diễn xướng đặc thù của Then nghi lễ Việc hát Then
ngoài mục đích nghi lễ thì không gắn liền với không gian nói trên
1.3.3.2 Nhân vật diễn xướng
Then Tày luôn hấp dẫn bởi những lời ca đằm thắm, chan chứa tình yêu thương, những giai điệu thánh thót của cây đàn tính, sự nhịp nhàng của chùm xóc nhạc Trải qua quá trình truyền miệng và cách nói vần, Then Tày khởi phát từ những giai điệu nguyên sơ, phát triển dần lên trở thành những cung bậc mượt mà Nằm trong kho tàng văn học dân gian, Then Tày chỉ có thể phát huy hết giá trị của nó khi đặt trong môi trường diễn xướng Nhân vật diễn xướng trong Then là những người trực tiếp hát Then Trong Then cổ, nhân vật diễn xướng được phân định khá rõ ràng, thường là những Pháp thư Pụt, Tào, Then …những người đã được Ngọc Hoàng phong chức sắc Sau này khi Then được sân khấu hóa thì hát Then có thể do các nghệ sĩ thể hiện Nhưng nhìn chung những bài Then cổ đều do các nghệ nhân diễn xướng
Theo số liệu của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Chợ Mới, Bắc Kạn, hiện nay trên địa bàn huyện có 21 người được công nhận là nghệ nhân hát Then cổ, trong đó
có hai bà Then, còn lại đều là các ông Then Những nghệ nhân này đều đã hơn bảy
mươi tuổi Ngoài ra còn có 18 người chuyên biểu diễn các bài hát Then sa hoa Các nghệ nhân này cư trú ở các xã như Mai Lạp, Nông Hạ, Quảng Chu, Bình Văn, Yên Hân, Yên Cư, Thanh Mai, Thanh Vận, Nông Hạ…Riêng thôn Bản Tinh, xã Yên Hân
có một câu lạc bộ hát Then thu hút rất nhiều nghệ nhân tham gia
Tóm lại, các bài Then nghi lễ chỉ do một Pháp thư thể hiện (đơn ca) một cách
nhân từ, nghiêm túc, rất thiêng: nhất thiết phải được ngồi thể hiện bâm hương - mâm Then được thiết lập có cắm ba nén hương Trước khi hát, các Pháp thư phải gieo âm dương báo cáo các chư vị Tổ thư quan tướng nhà Then mình đang tôn thờ [47, tr.16]
Mỗi nghệ nhân sở hữu một giọng hát, một phong cách hát khác nhau và cách diễn xướng
Trang 34cũng phụ thuộc vào mục đích của từng bài Các bài Then cổ cũng không thể hát tùy tiện, phải theo một trật tự nhất định Ví dụ như khi diễn xướng những bài Then nghi
lễ cúng chữa bệnh thì thầy Then bài hát sáu bài bắt buộc mở đầu; sau đó đến những bài Then theo hướng lên thượng giới rồi mới đến các bài Then hướng xuống Long Vương thủy tề Các Pháp thư còn căn cứ vào mục đích hát Then và căn bệnh cụ thể của gia chủ mà hát những bài theo quy định khác nhau Với mục đích bảo tồn hình thức dân
ca này, Then cổ cũng đang được sân khấu hóa Khi các nghệ nhân hát Then cổ trên sân khấu mang tính chất biểu diễn thì một số nghi thức kể trên đã được lược bỏ
Ngày nay, các bài hát Then mới được sáng tác theo lời Tày, lời Việt gắn liền với những nội dung phong phú và đa dạng Nhân vật diễn xướng do đó cũng ngày càng
mở rộng, có thể do một hoặc nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ thể hiện Dù bất kể ai khi diễn xướng thì cái tôi của họ sẽ hòa vào ca từ của bài hát để thể hiện cái tài và cái tâm của mình tạo nên chất liệu trữ tình trong các bài Then
1.3.3.3 Trang phục diễn xướng
Then là một trong những thể loại của dân ca Tày mà người diễn xướng có trang phục rất đặc trưng Khi hát Then, các nghệ nhân mặc áo choàng dài màu đỏ rực rỡ có hàng cúc chéo trước ngực Trên áo thường có thêu hình rồng, phượng, công rất tinh
xảo Người Tày gọi đó là áo hào quang Đi cùng với bộ áo đó là mũ thất phật (mũ có
bảy hình phật) Theo quan niệm tâm linh, đây là bộ trang phục do Ngọc Hoàng cấp cho các ông Then, bà Then Vì vậy người ta cũng không thể tùy tiện mặc bộ trang phục này Ở một số nơi, bà Then còn mặc bộ lễ phục gồm: áo dài, mão, khăn đội đầu màu đỏ, trang phục có gắn những hạt kim sa lóng lánh hoặc gắn những bông hoa, hoa văn phức tạp… Ngoài ra, khi hát Then, các thầy cúng, thầy tào còn mặc áo màu xanh hoặc màu vàng nhưng về cơ bản vẫn được thiết kế giống như áo màu đỏ Đây chính là những điểm khác biệt về phục trang của những nghệ nhân hát Then cổ và các nghệ sĩ hát Then mới sau này
Trang phục của các nghệ sĩ hát những bài Then mới được sáng tác sau này đã được cải biến nhiều Người hát Then có thể mặc trang phục truyền thống của dân tộc Tày là bộ áo chàm dài truyền thống hoặc đã được cách tân Tuy nhiên, giai điệu dân ca này vẫn luôn gắn liền với những trang phục biểu diễn mang đậm nét văn hóa của dân tộc Tày nơi đây
Trang 351.3.3.4 Hình thức diễn xướng
Qua khảo sát, nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được, hát là hình thức diễn
xướng truyền thống của một số loại sáng tác dân gian trong đó có Then
Diễn xướng hát Then của người Tày ở Chợ Mới chủ yếu dưới hình thức đơn ca Lời hát không chủ yếu hướng tới giao tiếp, trò chuyện trực tiếp, hay bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm chủ quan của mình với mọi người xung quanh mà chủ yếu giao tiếp trong thế giới tâm linh, với thần, thánh, binh tướng, thậm chí ma, quỷ Cũng bởi vậy mà lời hát Then cổ mang tính trang trọng, tôn nghiêm
Các yếu tố phụ trợ khác như động tác, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt (những yếu tố phi ngôn ngữ) cũng được sử dụng trong diễn xướng Then Những yếu tố trên, nếu được sử dụng trong khi hát Then thì thường không phức tạp, không mang tính nghệ thuật biểu diễn như trong diễn xướng Tuồng, Chèo của người Kinh, mà là các động tác, cử chỉ, điệu bộ đơn giản, dễ làm, cũng là một phần nghi lễ Đó là: cung kính chắp tay, thưa gửi, lắc lư thân người theo âm điệu của bài hát, ngậm và phun nước, múa gậy thần thông, đặc biệt là động tác gảy đàn tính v.v Những động tác ấy của người diễn xướng phù hợp với nội dung và mục đích bài hát Tất nhiên, hiệu quả hỗ trợ của
nó đến đâu lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhập vai của người diễn xướng Qua tìm hiểu chúng tôi biết, những Pháp thư như Nguyễn Văn Quyền, Ma Văn Nậm, Ma Văn Sâm ( Yên Cư, Chợ Mới), Vũ Văn Đại (Nông Hạ), là những nghệ sĩ dân gian thực sự
Trong diễn xướng thơ ca dân gian các dân tộc thiểu số nói chung và diễn xướng Then nói riêng, âm nhạc là yếu tố không thể thiếu Qua thực tế tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, diễn xướng Then của người Tày được thể hiện trên nền nhạc được tạo nên bởi giai điệu của của cây đàn tính tẩu và bộ xóc Các loại nhạc cụ này cũng được người diễn xướng sử dụng kết hợp phù hợp với nội dung của từng bài hát Bài có nội dung tâu trình, người diễn xướng chỉ gảy đàn, không bấm phím, không xóc nhạc; bài
có nội dung thuyết phục thì bấm phím đàn hát sao cho hay; bài có nội dung hành quân, đi đường thì phải bấm phím, chân xóc nhạc sao cho nhịp nhàng, sôi nổi vv Mỗi khi tiếng tính tẩu vang lên cùng những làn điệu Then, ta như thấy tiếng nước suối róc rách chảy, tiếng chim kêu thánh thót, dồn dập tiếng ngựa phi, tiếng gió ngàn
Trang 36hun hút Thấy rõ được sức cuốn hút mạnh mẽ của những làn điệu Then, trong kháng chiến chống Pháp, nhiều cán bộ, bộ đội ta mang theo cây tính tẩu, hát những lời ca mới theo làn điệu Then trong hành quân, trong gặp gỡ đồng bào Tiếng tính tẩu cùng điệu Then, đã góp phần động viên tinh thần và gắn kết tình quân dân Các nhạc sĩ, những người tiên phong cho việc phát huy các giá trị đặc sắc, độc đáo của âm nhạc Then, đã phổ những lời ca mới, lấy những chất liệu, âm điệu Then sáng tác ca khúc,
âm nhạc cho múa phục vụ đời sống tinh thần của quân dân, ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp… vv
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy hát Then ở vùng Bắc Kạn nói chung và Chợ Mới nói riêng có đến 35 điệu khác nhau Tuy nhiên hầu như các nghệ nhân chỉ hát năm đến sáu điệu cơ bản Các điệu hát này có lời thơ giống nhau, chỉ khác nhau về cách ngân nga, nhấn nhá: bài thì được hát giọng điệu đều đặn, khoan thai; bài lại được hát với điệu dồn dập, mạnh mẽ, sôi nổi; đôi lúc chuyển sang điệu vui tươi, giễu cợt; có khi điệu ca trở nên chậm rãi, trầm lắng và trang trọng vv Nhìn chung những điệu hát này còn phụ thuộc giọng hát, phong cách hát của người diễn xướng Do đó, rất khó phân định rõ ràng các điệu hát trong diễn xướng Then
Như vậy, sự kết hợp các điệu ca trong hát Then không chỉ nâng cao sức mạnh của nội dung câu thơ mà còn tô đậm, làm lắng đọng thêm tình cảm, làm thăng hoa những cảm xúc được kết tinh trong Then, làm thỏa mãn những công chúng thích
thưởng thức Then Điều đó phần nào lý giải vì sao hát Then dần trở thành hình thức
sinh hoạt văn nghệ quần chúng đặc sắc, không thể thiếu trong những nghi lễ truyền thống của người Tày
Trang 37Văn học dân gian của dân tộc Tày ở Chợ Mới khá phong phú, đa dạng về thể loại, đặc biệt là Then Các thể loại văn học dân gian đã sưu tầm được ở nơi đây chủ yếu được truyền miệng Tuy nhiên hiện nay, một số lượng lớn các tác phẩm thuộc các thể loại nói trên đã được những người quan tâm ghi chép và biên tập lại tương đối hệ thống, nhất là Then Lịch sử ra đời và phát triển của Then gắn liền với đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng tâm linh của dân tộc Tày Hơn nữa Then cũng mang những đặc điểm của một thể loại văn học dân gian nên sự tồn tại của nó luôn gắn liền với diễn xướng Tuy rằng chúng tôi tìm hiểu Then dưới góc độ văn học nhưng để hiểu sâu sắc về nội dung và nghệ thuật của nó thì không thể không quan tâm đến đặc điểm diễn xướng rất đặc trưng của Then
Trong tổng thể văn hóa dân gian của người Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn, hát Then
là một hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc Qua hát Then, ta thấy được nhiều nghi lễ mang đậm bản sắc Tày độc đáo, đồng thời hiểu và thêm trân trọng
vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người nơi đây Mỗi lời thơ, mỗi khúc hát Then đều gắn với mỗi nghi lễ, đều chứa đựng trong đó nhiều giá trị thẩm mĩ và nhân văn sâu sắc
Những nét khái lược về lịch sử, điều kiện tự nhiên, xã hội, đời sống văn hóa, văn học dân gian trong đó có Then của dân tộc Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn là cơ sở quan trọng để tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của Then từ góc độ văn bản
nghệ thuật ngôn từ trong những chương tiếp theo
Trang 38Chương 2
THEN TÀY Ở CHỢ MỚI, BẮC KẠN NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN
NỘI DUNG
2.1 Then phản ánh tín ngưỡng tâm linh đậm màu sắc văn hóa dân tộc Tày
Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có bản sắc văn hóa riêng trong chỉnh thể vừa thống nhất vừa đa dạng Nét đặc sắc về văn hóa của từng dân tộc được bảo lưu trong phong tục tập quán độc đáo cùng nhiều phương thức lưu truyền như truyện
kể, cổ tích, thần thoại, sự tích, thơ… và không thể không nhắc đến nghệ thuật dân gian, trong đó có âm nhạc Hát Then là hình thức sinh hoạt âm nhạc phản ánh khá rõ tín ngưỡng tâm linh của người Tày
Giống như nhiều dân tộc khác trên đất nước ta, thế giới tâm linh của người Tày
là thế giới đa thần, nó phản ánh sự giao lưu hội nhập giữa yếu tố tôn giáo tín ngưỡng bản địa với các tín ngưỡng du nhập như Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo Trước hết Then là sự sinh động hoá quan niệm về thế giới ba tầng của người Tày Thông qua nhãn quan của những người làm nghề Then, thế giới ba tầng hiện lên rất rõ ràng bao
gồm cõi trời (mường buân), cõi đất (âm phủ) và cõi nhân gian (thế gian, dương gian,
trần thế, tu thế) mà ở đó với tư cách là người thông quan được với thần linh, người
làm Then (các Pháp thư) đã đi lại được một cách dễ dàng từ cõi này sang cõi khác Thông qua lời Then, cõi trời được cụ thể hoá, hiện thực hoá như là một hình ảnh lý tưởng của nhân gian Hay nói cách khác, Then đã nhân hoá cõi trời, ngoài cung phủ nguy nga tráng lệ ra, cõi trời của Then cũng rất gần gũi với đời thường: có rừng rú, biển cả, có ruộng vườn, chợ búa, …Phản ánh điều đó, trong lời Then có xuất hiện nhiều từ ngữ, hình ảnh gọi tên hoặc gợi về thế giới tâm linh ba tầng ấy
Qua việc khảo sát 168 lời bài hát Then, trong đó có 71 bài Then Cúng chữa
bệnh, cứu dân độ thế, 82 bài Then Cấp sắc, tăng sắc và 15 bài Then Sa hoa, chúng
tôi thu được kết quả như sau:
Trang 39Bảng 1: Thống kê các từ ngữ, hình ảnh gọi tên hoặc gợi về thế giới tâm linh trong Then
Stt Hình ảnh Số bài Số lần
1 Thượng giới, Ngọc Hoàng 48 115
2 Long Vương, Thủy tề 14 42
Bảng thống kê trên cho thấy, trong tổng số 168 bài Then đã sưu tầm được thì có
đến 48 bài Then hát về tầng thượng giới như Phát đường để đưa lễ lên vua cha
Ngọc Hoàng [47, tr 49], Dâng rượu vua Ngọc Hoàng [47, tr 111], Vào dinh Ngọc Hoàng [47, tr 235]…Bên cạnh đó, lời Then cũng gọi Ngọc Hoàng bằng những ngôn
từ đầy tôn kính, khi thì vua cha Ngọc Hoàng, khi thì ông Ngọc Hoàng…Điều này
cho thấy trong quan niệm của người Tày, có một thế giới tối cao do Ngọc Hoàng ngự trị Các lời hát Then, suy cho cùng cũng chỉ nhằm xin Ngọc Hoàng cho phép các thầy Then được dùng lời hát của mình để phục vụ các nhu cầu tín ngưỡng khác nhau trong đời sống tinh thần của người dân Bên cạnh ta còn thấy xuất hiện thế giới của Long
Vương, Thủy tề (có 14 bài và các từ Long Vương, Thủy tề xuất hiện đến 42 lần trong
các bài hát Then ) Dù đường Then có hát theo hướng lên thượng giới hay xuống Long vương, Thủy tề thì cuối cùng các thầy Then vẫn quay về với thế giới trần gian
Thế giới ấy thường được gọi bằng các tên gọi khác nhau như trần thế, dương gian
Các thầy Then có thể chu du trong ba cõi ấy chính là tìm ra sự hòa hợp giữa chúng,
để cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân dân được bình an, hạnh phúc Điều đó tuy phản ánh sự nhận thức một cách hồn nhiên, thô mộc nhưng ít nhiều mang tính nhân văn
trong thế giới quan của người Tày
Trang 40Ngoài ra, Then còn là sự cụ thể hoá quan niệm tín ngưỡng dân gian bản địa của người Tày Trong quan niệm dân gian, tất cả các vị thần khi vào trong Then đều đã được hình tượng hoá như những nhân vật có thật Ngoài tổ tiên, tổ sư là những nhân vật có thực đã khuất, các vị thần linh khác trong Then đều có những dáng vẻ riêng, nhiều vị được hiện lên qua phương thức nhập đồng trong các đám lẩu cấp sắc của Pụt như Thổ công, Táo quân…vv Các tướng nghề như tướng Thang, tướng Cả, Thiên bồng được nhắc đến nhiều lần trong Then, nhất là những đoạn dâng lễ chuẩn bị cho nghi lễ cầu cúng Ví dụ như:
Phần tiếng Tày Tạm dịch
Mởi thâng đức tướng Thang
Mởi thâng quan tướng Cả
Mởi thâng tướng Thiên bồng
Mởi thâng ông Đại Thánh
Mởi thâng tướng Thiên ru
Mởi thâng tu ngụ lôi Đại tướng
Mởi thâng đình Thái thượng lạo quân
Mởi thâng tướng rườn Phép ná đăm
Mởi thâng tướng rườn cung ná mấy
Mởi thâng tướng Bạch xà
Mởi thâng quan Hắc hổ
Mởi thâng tam típ tướng rườn pháp
Mời thâng pét típ tướng rườn vương
Mởi thâng tướng nhạc đàn Then câm
Mời thâng các tướng đền vàng pụt luông
[47, tr 32]
Mời đến đức tướng Thang Mời đến quan tướng Cả Mời đến tướng Thiên bồng Mời đến ông Đại Thánh Mời đến tướng Thiên du Mời đến ông ngũ lôi Đại tướng Mời đến Thái thượng lão quân Tướng nhà Phép mặt đen Mời đến tướng nhà Phép mặt đen Mời đến tướng Bạch xà
Mời đến quan Hắc hổ Mời đến ba mươi tướng nhà pháp Mời đến tám mươi tướng nhà vương Mời đến tướng nhạc đàn Then câm Mời đến các tướng đèn vàng bụt luông
Bên cạnh đó, khái niệm hồn vía cũng được cụ thể hoá trong Then Điều này
xuất phát từ quan niệm cho rằng con người có hai phần: hồn và xác Phần thể xác là
cơ thể người đang sống, sinh hoạt, lao động, học tập Phần hồn gồm có 3 hồn, nam có