1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM môn NGỮ văn 8

10 294 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 111,5 KB

Nội dung

Tên đề tài: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TRIỂN KHAI LUẬN ĐIỂM THÀNH ĐOẠN VĂN DIỄN DỊCH VÀ QUI NẠP NGỮ VĂN 8 A ĐẶT VẤN ĐỀ I Lí do chọn đề tài: Văn bản nghị luận là một thể văn ra đời từ rất lâu, nó có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì lịch sử, trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Có thể kể từ Chiếu dời đô (1010) của Lí Công Uẩn, Hịch tướng sĩ (1285) của Trần Quốc Tuấn cho đến Bình Ngô đại cáo (1428) của Nguyễn Trãi;…Cho đến ngày nay, nghị luận vẫn được xem là một thể văn quan trọng trong đời sống xã hội của con người, bởi nó giúp con người phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của mình cách trực tiếp về văn học hoặc chính trị, đạo đức, lối sống,…nhưng lại được trình bày bằng một thức ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn, với những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục. Chính vì lẽ đó, văn nghị luận có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống. Có thể nói không có văn nghị luận thì khó mà hình thành các tư tưởng mạch lạc và sâu sắc trong đời sống. Có năng lực nghị luận là một điều kiện cơ bản để con người thành đạt trong cuộc sống xã hội. Với đối tượng là học sinh lớp 8, các em đã được làm quen và nắm được những vấn đề cơ bản về văn nghị luận. Đó là nền móng để các em học tốt hơn về loại văn này ở chương trình Ngữ văn 8. Tuy nhiên, để học tốt loại hình văn bản này không phải là điều đơn giản, bởi với đối tượng là học sinh lớp 8, các em còn quen với kiểu tư duy cụ thể, cảm tính, ít năng lực suy luận; ít có bản lĩnh, ít có chủ kiến đối với các vấn đề trong cuộc sống. Bởi vậy, để giúp các em tạo lập được một văn bản nghị luận, ngoài việc giúp các em ôn lại các kiến thức về văn nghị luận đã học ở chương trình Ngữ văn 7; trước hết, giáo viên cần phải cho các em rèn luyện kĩ năng triển khai luận điểm thành đoạn văn nghị luận một cách thành thạo. Có nhiều cách để triển khai luận điểm thành một đoạn văn, như: diễn dịch, qui nạp, móc xích, song hành, tổng phân hợp. Song, tôi thiết nghĩ, học sinh lớp 8 đang còn nhỏ và mới học làm văn nghị luận nên giáo viên chỉ cần rèn luyện cho các em triển khai luận điểm thành hai dạng đoạn văn nghị luận phổ biến và dễ làm hơn cả là diễn dịch và qui nạp. II Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Mặc dù đã được rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản qua các kiểu văn bản đã học: miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh; nhưng khả năng viết được một đoạn văn đảm bảo cả về nội dung và hình thức của học sinh là chưa cao. Đặc biệt, khi học đến kiểu văn nghị luận một thể văn rất cần có sự rõ ràng, mạch lạc thì các em thường mắc các lỗi như: không xác định được khi nào là hết một đoạn; các lí lẽ và dẫn chứng chưa được triển khai hợp lí; chưa biết xác đinh đoạn nào trước, đoạn nào sau;… Vì vậy, bài viết của các em thường là lộn xộn, thiếu lô gíc, khiến người đọc khó hiểu. Chính vì vậy, tôi thấy rằng việc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng viết đoạn văn nghị luận theo một thao tác đơn giản nhất đó là lập luận theo kiểu diễn dịch và qui nạp là rất cần thiết, bởi nó sẽ là nền móng để các em có thể tạo lập tốt một văn bản nghị luận.

Ngày đăng: 03/09/2018, 09:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w