1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm môn GDCD THCS

18 210 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Trong xu thế hiện nay, các bộ môn khoa học tự nhiên dường như đang chiếm ưu thế, các bộ môn khoa học xã hội có phần bị xem nhẹ. Đó chính là một thực tế không thể phủ nhận. Bởi vậy, muốn lấy lại vị thế của mình thì người thầy cần phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào trong quá trình dạy học, khuyến khích tinh thần tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, trình độ phát triển của các nước ngày càng cao, sự giao lưu quốc tế ngày càng sâu rộng. Hội nhập đem lại cho đất nước ta diện mạo mới. Nhưng để hội nhập, mỗi công dân không chỉ cần có kiến thức mà còn cần có khả năng thực hành để thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Chính vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần được trang bị những kiến thức và kĩ năng cần thiết để làm hành trang vững chắc tiến bước vào tương lai. Để thực hiện được điều đó, các môn học đã có những tiết thực hành, ngoại khóa nhằm hệ thống, khắc sâu kiến thức đã học và giúp học sinh có thể áp dụng được những điều đã học vào trong thực tế cuộc sống. Trong các môn học, môn Giáo dục công dân có vai trò trực tiếp cung cấp cho các em những kiến thức về đạo đức và pháp luật để các em hoàn thiện nhân cách, trở thành những con người có cả đức và tài. Chính vì vậy, việc tổ chức tốt giờ thực hành, ngoại khóa ở môn học này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong những năm gần đây, giáo dục đã có nhiều thay đổi. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được chú trọng hơn. Tuy nhiên, kết quả chưa cao, đặc biệt là với học sinh ở các vùng nông thôn. Trong thực tế, các em hầu như chỉ có được những kiến thức trong sách vở, còn khả năng áp dụng vào thực tế thì còn rất hạn chế. Điều đó thể hiện rất rõ ngay trong cách ứng xử hằng ngày của các em ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Trong phân phối chương trình môn Giáo dục công dân có một số tiết thực hành, ngoại khóa nhưng lại không có những tài liệu hướng dẫn cụ thể. Vì thế, đa số giáo viên còn lúng túng trong cách làm nên chưa thực hiện được mục tiêu của các giờ học này. Từ những vấn đề cơ bản trên, tôi thấy rằng cần phải có phương pháp tổ chức tốt giờ thực hành, ngoại khóa để nhằm phát huy được mục tiêu của môn học, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung của giáo dục. Chính vì vậy, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm tổ chức giờ thực hành, ngoại khóa bằng hình thức sân khấu hóa nhằm tạo hứng thú và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh 1.2. Mục đích nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu giáo dục của môn học, việc trước hết là người thầy phải tạo được sự hứng thú cho học sinh. Từ đó, các em sẽ say mê học tập, tự trang bị kiến thức và những kĩ năng cần thiết cho bản thân. Chính vì vậy, mục đích trước hết của đề tài nghiên cứu này chính là tạo hứng thú học tập cho học sinh. Một trong những đối tượng dễ bị tác động của các tệ nạn xã hội là lứa tuổi học sinh, sinh viên, trong đó có học sinh trung học cơ sở. Vì vậy, trang bị cho học sinh trung học sơ sở một nền tảng kiến thức về tệ nạn xã hội; cách phòng tránh; những quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội;..... là rất cần thiết để giúp các em có thể chủ động phòng ngừa cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Chính vì vậy, tôi đã chọn tiết thực hành, ngoại khóa trong chương trình Giáo dục công dân 8, tiết 32 33 với chủ đề Phòng, chống tệ nạn xã hội ở địa phương bằng hình thức sân khấu hóa nhằm tạo hứng thú cho học sinh, từ đó cung cấp và khắc sâu thêm những kiến thức về tệ nạn xã hội ngoài kiến thức các em đã được học ở bài 13 của chương trình Giáo dục công dân lớp 8. Đặc biệt, qua giờ ngoại khóa này, tôi muốn trang bị cho các em những kĩ năng sống cần thiết để thực hiện tốt việc phòng, chống tệ nạn xã hội cho bản thân, gia đình và xã hội. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Cách thức tổ chức giờ thực hành, ngoại khóa môn Giáo dục công dân ở trường trung học cở sở. Hứng thú học tập của học sinh. Kĩ năng thực hành của học sinh. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này nhằm nghiên cứu những tài liệu về mục tiêu của môn học, các phương pháp dạy học giờ thực hành, ngoại khóa đã áp dụng; các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực đang được áp dụng; tài liệu về kĩ năng sống của học sinh; tài liệu có liên quan đến tệ nạn xã hội; tài liệu về tâm sinh lí học sinh trung học cơ sở;... Phương pháp điều tra: Phương pháp này được tiến hành bằng cách đưa ra các câu hỏi để khảo sát nhằm thu thập mức độ hứng thú và những kĩ năng có được của học sinh trong quá trình học tập. Từ đó, đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Bên cạnh đó, giáo viên còn phải điều tra những điều kiện có liên quan đến việc tổ chức giờ thực hành, ngoại khóa theo hình thức sân khấu hóa, như: thời gian thực hiện, cơ sở vật chất của nhà trường, kinh phí tổ chức, năng lực tổ chức của giáo viên, thái độ hợp tác của các giáo viên trong nhà trường,... Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Phương pháp này được dùng để trình bày và xử lí các số liệu đã thu được để thuận tiện cho qua trình thực hiện đề tài. Ở đây, tôi sử dụng phương pháp đơn giản nhất là phương pháp tính tỉ lệ phần trăm nhằm thống kê những số liệu về hứng thú và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống của học sinh. Từ đó, lựa chọn những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục.

Ngày đăng: 01/09/2018, 22:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w