Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sau gần 25 năm hội nhập và mở cửa , nền kinh tế Việt Nam đã gặt hái đượcnhiều thành tựu về kinh tế, chính trị và xã hội cũng như đối mặt với không ít thửthách mới đặt ra
Theo lộ trình gia nhập WTO, từ 01/04/2007, Việt Nam cam kết mở cửa thịtrường tài chính sau khi vào WTO, ngay khi gia nhập VN phải cho phép các công tynước ngoài thành !ập liên doanh và được nắm cổ phần tối đa là 49% trong công tychứng khoán 5 năm sau khi VN gia nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài có thểthành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và thực hiện các nghiệp vụcủa thị trường chứng khoán như quản lý tài sản, tư vấn và dịch vụ thanh khoản.Như vậy, bắt đầu từ năm sau 2011 các công ty chứng khoán Việt Nam đã phải có sựchuẩn bị với áp lực cạnh tranh gay gắt từ các công ty chứng khoán của nước ngoàivới tiềm lực và tài chính và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chứng khoán và thịtrường vốn Đứng trước nguyên tắc và kỷ luật của thị trường: Mạnh được - Yếuthua, tính cạnh tranh buộc các định chế tài chính của Việt Nam nói chung, các công
ty chứng khoán nói riêng phải nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như đưa ra chođược định hướng chiến lược hoạt động theo chuyên môn hóa để có thể tồn tại vàphát triển
Trong xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, cùng với sự định hướng vàphát triển thị trường tài chính Việt Nam trở thành một thị trường tài chính lớn của
khu vực trong những năm tới, chính vì điều đó tôi đã chọn đề tài Phát triển
hoạt động môi giới chứng khoán của Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín làm luận văn thạc sỹ kinh tế.
2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
- Hệ thống những vấn đề cơ bản về hoạt động môi giới chứng khoán của Công
ty chứng khoán làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
- Phân tích thực trạng phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của Công
ty, từ đó đánh giá các kết quả đạt được, hạn chế và các nguyên nhân làm hạnchế phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của công ty
- Hệ thống những giải pháp và kiến nghị để phát triển hoạt động môi giới
Trang 2chứng khoán tại công ty.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu là hoạt động môi giới chứng khoán của Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS)
-Phạm vi nghiến cứu là nghiên cứu hoạt động môi giới chứng khoán của Công
ty CP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín trong 3 năm 2008 đến năm 2010
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn này làphương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh Thông quanhững phương pháp này mà luận văn đánh giá phát triển hoạt động môi giới chứngkhoán của công ty SBS, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động môi giớichứng khoán của công ty SBS Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phươngpháp khác như phương pháp thống kê, diễn giải, quy nạp…
5 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn đượckết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty chứng khoán và phát triển hoạt động môi giới
chứng khoán
Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động môi giới chứng khoán Công ty CP
Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của Công ty CP
chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Trang 3CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN
1.1 Những vấn đề chung về công ty chứng khoán
1.1.1 Khái niệm công ty chứng khoán
Căn cứ theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán banhành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ trưởng BộTài chính, công ty chứng khoán được định nghĩa như sau:
Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanhchứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: M ôi giớichứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tưvấn đầu tư chứng khoán
Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian, được thành lập khi
có sự chấp thuận của Ủy ban chứng khoán Nhà nước Để được cấp giấy phép thànhlập và hoạt động, công ty chứng khoán phải đảm bảo các yêu cầu về quyền sử dụngtrụ sở làm việc tối thiểu 01 năm, trong đó diện tích làm sàn giao dịch phục vụnhà đầu tư tối thiểu 150m2; có đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạtđộng kinh doanh, bao gồm: Sàn giao dịch phục vụ khách hàng, thiết bị vănphòng, hệ thống máy tính cùng các phần mềm thực hiện hoạt động giao dịchchứng khoán, trang thông tin điện tử, bảng tin để công bố thông tin cho kháchhàng, hệ thống kho, két bảo quản chứng khoán, tiền mặt, tài sản có giá trị khác vàlưu giữ tài liệu, chứng từ giao dịch đối với công ty chứng khoán có nghiệp vụmôi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán; đáp ứng mức vốn pháp định theotừng loại hình kinh doanh và nhân viên công ty phải có chứng chỉ hành nghề
Đóng vai trò là một tổ chức tài chính trung gian, công ty chứng khoán gópphần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thị trườngchứng khoán nói riêng Thông qua các hoạt động của công ty chứng khoán, các cổphiếu và trái phiếu được mua bán trên TTCK, qua đó một lượng vốn lớn được đưavào đầu tư từ việc tập hợp những nguồn vốn lẻ trong công chúng
1.1.2 Vai trò của công ty chứng khoán
Trang 4Vai trò của Công ty chứng khoán được thể hiện qua các nghiệp vụ của Công tychứng khoán Thông qua các hoạt động này, Công ty chứng khoán đã thực sự tạo raảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và của cảnền kinh tế nói chung Công ty chứng khoán đã trở thành tác nhân quan trọng khôngthể thiếu trong quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Công ty chứng khoán
có các vai trò sau:
a Vai trò huy động vốn
Các công ty chứng khoán là các trung gian tài chính với vai trò huy động vốn.Nói một cách đơn giản, tổ chức này có vai trò làm chiếc cầu nối và đồng thời là kênhdẫn cho vốn chảy từ một hay một số bộ phận nào đó của nền kinh tế có dư thừa vốn(Vốn nhàn rỗi) đến các bộ phận khác của nền kinh tế đang thiếu vốn (Cần huy độngvốn) Các công ty chứng khoán thường đảm nhiệm vai trò này qua các hoạt động bảolãnh phát hành và môi giới chứng khoán
b Vai trò cung cấp một cơ chế giá cả
Ngành công nghiệp chứng khoán nói chung, công ty chứng khoán nói riêng,thông qua các Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) và thị trường OTC, có chức năngcung cấp một cơ chế giá cả nhằm giúp nhà đầu tư có được sự đánh giá đúng thực tế
và chính xác về giá trị khoản đầu tư của mình Các SGDCK niêm yết giá cổ phiếu củacác công ty từng ngày một trên các báo tài chính Ngoài ra, chứng khoán của nhiềucông ty lớn không được niêm yết ở SGDCK cũng có thể được cung bố trên các tờ báotài chính
c Vai trò cung cấp một cơ chế chuyển ra tiền mặt
Các nhà đầu tư luôn muốn có được khả năng chuyển tiền mặt thành chứngkhoán có giá và ngược lại trong một môi trường đầu tư ổn định Các công ty chứngkhoán đảm nhận được chức năng chuyển đổi này, giúp cho nhà đầu tư ít thiệt hại nhấtkhi tiến hành đầu tư Chẳn hạn trong hầu hết các nghiệp vụ đầu tư ở SGDCK và thịtrường OTC ngày nay, một nhà đầu tư có thể hàng ngày chuyển đổi tiền mặt thànhchứng khoán và ngược lại mà không phải chịu thiệt hại đáng kể đối với giá trị khoảnđầu tư của mình (Ít nhất thì cũng không chịu thiệt hại do cơ chế giao dịch gây ra) Nóicách khác, có thể có một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến giá trị đầu tư, chẳn hạnnhư tin đồn về một vấn đề nào đó trong nền kinh tế, nhưng giá trị khoản đầu tư nóichung không giảm đi do cơ chế mua bán
d Thực hiện tư vấn đầu tư
Trang 5Các công ty chứng khoán với đầy đủ các dịch vụ không chỉ thực hiện mệnhlệnh của khách hàng, mà còn tham gia vào nhiều dịch vụ tư vấn khác nhau thôngqua việc nghiên cứu thị trường rồi cung cấp các thông tin đó cho các công ty và các
cá nhân đầu tư
e Tạo ra các sản phẩm mới
Trong mấy năm gần đây, chủng loại chứng khoán đã phát triển với tốc độ rấtnhanh do một số nguyên nhân, trong đó có yếu tố dung lượng thị trường và biếnđộng thị trường ngày càng lớn, nhận thức rõ ràng hơn của khách hàng đối với thịtrường tài chính và sự nỗ lực tiếp thị của các công ty chứng khoán
1.1.3 Mô hình công ty chứng khoán
Căn cứ vào phạm vi hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán, theoquy đinh pháp luật, trên thế giới, có thể thấy hai mô hình hoạt động của các tổ chứckinh doanh chứng khoán: Mô hình đa năng và mô hình chuyên doanh
a.Mô hình đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ
Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thểkinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ Mô hình này được chialàm 2 loại:
- Loại đa năng một phần: Các ngân hàng muốn kinh doanh chứngkhoán, kinh doanh bảo hiểm phải lập công ty độc lập hoạt động tách rời
- Loại đa năng hoàn toàn: Các ngân hàng được kinh doanh chứng khoán,kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ
b.Mô hình chuyên doanh chứng khoán
Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độclập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận; các ngân hàng khôngtrực tiếp tham gia kinh doanh chứng khoán
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây ở các nước trên thế giới có xu hướng xóa
bỏ dần ngăn cách giữa hai mô hình này, các công ty chứng khoán lớn đã mở rộngkinh doanh cả trong lĩnh vực bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ
1.1.4 Hình thức pháp lý của công chứng khoán
Thông thường, về mặt pháp lý, tổ chức kinh doanh chứng khoán, công ty chứngkhoán được tổ chức dưới ba hình thức: Công ty hợp doanh, công ty trách nhiệm hữu
Trang 6hạn và công ty cổ phần.
a.Công ty hợp danh: Là loại hình kinh doanh có ít nhất 2 chủ sở hữu trở lên,
thường được hình thành trên cơ sở có mối quan hệ than tín Thành viên tham gia vàoquá trình ra quyết định quản lý được gọi là thành viên hợp danh, còn thành viênkhông tham gia điều hành công ty gọi là thành viên góp vốn
b.Công ty trách nhiệm hữu hạn: Là công ty mà trong đó các thành viên chịu
trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệptrong phạm vi số vốn gáp vào công ty
c.Công ty cổ phần: Là công ty trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông Cổ đông chịutrách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi sốvốn đã góp vào doanh nghiệp
1.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán
Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụcũng như quy mô hoạt động kinh doanh chứng khoán của chính tổ chức này Tuynhiên, các tổ chức này đều có đặc điểm chung là hệ thống các phòng ban chức năngđược chia ra làm hai khối tương ứng với hai khối công việc mà tổ chức kinh doanhchứng khoán đảm nhận
a.Khối I (Front office): Do một phó giám đốc trực tiếp phụ trách, thực hiện các
giao dịch mua bán kinh doanh chứng khoán, nói chung là có liên hệ với khách hàng.Khối này đem lại thu nhập cho tổ chức kinh doanh chứng khoán bằng cách làmthỏa mãn các nhu cầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với các nhucầu đó
Trong khối này, tương ứng với một nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán cụ thể, tổchức kinh doanh chứng khoán có thể tổ chức một phòng để thực hiện Vì vậy tổ chứckinh doanh chứng khoán thực hiện bao nhiêu nghiệp vụ sẽ có thể có từng ấy phòng vànếu tổ chức kinh doanh chứng khoán chỉ thực hiện một nghiệp vụ, có thể sẽ chỉ cómột phòng thuộc khối này Riêng phòng thanh toán và lưu giữ chứng khoán thì mọi tổchức kinh doanh chứng khoán điều phải có và có thể ở khối I bởi vì phòng này trựctiếp giao dịch với khách hàng
Tuy vậy, tùy quy mô từng nghiệp vụ mà mức độ chú trọng vào các nghiệp vụ
Trang 7khác nhau và lợi thế của mình, tổ chức kinh doanh chứng khoán có thể kết hợp một
số nghiệp vụ vào một phòng; hoặc chia nhỏ các phòng ra thành nhiều tổ do tính chấttác nghiệp phứt tạp và khác biệt
b.Khối II (back office): Khối này cũng do một phó giám đốc phụ trách, thực hiện
các công việc hỗ trợ cho khối I Nói chung bất kỳ một nghiệp vụ nào ở khối I điềucần sự trợ giúp của các phòng ban thuộc khối này
Ngoài sự phân biệt rõ ràng hai khối như vậy, công ty chứng khoán còn có thể
có thêm một số phòng như: phòng cấp vốn, phòng tín dụng… nếu tổ chức kinhdoanh chứng khoán được thực hiện kinh doanh các nghiệp vụ tiền tệ của phòng ngânhàng
1.1.6 Các nghiệp vụ cơ bản của công ty chứng khoán
1.1.6.1 Nghiệp vụ môi giới chứng khoán
Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó một
tổ chức kinh doanh chứng khoán đại diện cho khách hàng (người mua/người bán) tiếnhành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán hay thịtrường OTC mà chính khách phải chịu trách nhiệm đỗi với kết quả kinh tế của việcgiao dịch đó
1.1.6.2 Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Tự doanh chứng khoán là việc tổ chức kinh doanh chứng khoán tự tiến hành cácgiao dịch mua bán các chứng khoán cho chính mình
1.1.6.3 Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chúng khoán
Bảo lãnh phát hành là hoạt động của tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức được bảolãnh (tổ chức phát hành) huy động vốn trên thị trường Sự hỗ trợ đó giúp đơn vị pháthành nắm chắc khả năng huy động vốn và có kế hoạch sử dụng vốn huy động
1.1.6.4 Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán (dưới đây gọi tắt là quản lý danh mụcđầu tư) là xây dựng một danh mục các loại chứng khoán, tài sản đầu tư đáp ứng tốtnhất nhu cầu của chủ đầu tư và sau đó thực hiện, theo dõi, điều chỉnh các danh mụcnày nhằm đạt được những mục tiêu đầu tư đề ra Yếu tố quan trọng đầu tiên mà chủđầu tư quan tâm đó là mức độ rủi ro mà họ chấp nhận, và đây là cơ sở để công ty thực
Trang 8hiện quản lý danh mục đầu tư/ quản lý quỹ xác định danh mục đầu tư sao cho lợi tứcthu được là tối ưu với rủi ro không vượt quá mức chấp nhận đã định trước
1.1.6.5 Nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư được coi là một phương tiện dầu tư tập thể là một tập hợp tiền củacác nhà đầu tư và được uỷ thác cho các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp tiến hànhđầu tư để mang lại lợi nhuận cao nhất cho những người góp vốn
1.1.6.6 Nghiệp vụ tư vấn đầu tư
Ớ phần lớn các nước, người ta định nghĩa tư vấn đầu tư chứng khoán là nhữnghoạt động tư vấn về giá trị của chứng khoán nhằm mực đích thu phí Như vậy, họquan niệm rằng chỉ có những hoạt động tư vấn có thu mới là đối tượng quản lý, cònnhững lời khuyên đưa ra không có mục đích thu phí sẽ không phải là đối tượng quản
lý, trừ phi đó là những lời khuyên thất thiệt nhằm lũng đoạn thị trường và kiếm lợicho bản thân
Ở Việt Nam, trong Nghị định 144/2003/NĐ-CP, tư vấn tài chính và đầu tưchứng khoán là được hiểu là dịch vụ do công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹcung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tái cơ cấu tài chính,chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc pháthành và niêm yết chứng khoán Theo Luật Chứng khoán năm 2006 người ta phân biệtnghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán với nghiệp vụ tư vấn tài chính Theo đó, nghiệp
vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, được định ngh~ã là việc công ty chứng khoán cungcấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liênquan đến chứng khoán
1.1.6.7 Các nghiệp vụ khác
Ngoài các nghiệp vụ trên, tổ chức kinh doanh chứng khoán, công ty chứng khoáncòn có các nghiệp vụ phụ trợ khác như nghiệp vụ tín dụng (cho khách hàng vaytiền/chứng khoán), quản lý thu nhập chứng khoán (cổ tức, trái tức)
1.2 Hoạt động môi giới của công ty chứng khoán
1.2.1 Khái niệm môi giới chứng khoán.
Trang 9Là một hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong đó công ty chứngkhoán đại diện cho khách hang tiến hành giao dịch thong qua cơ chết giao dịch tại Sởgiao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính sách khách hang sẽ phải chịu tráchnhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó.
1.2.2 Mở tài khoản giao dịch.
Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán phải mở tài khoản giaodịch chứng khoán và tiền cho từng khách hang trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa kháchhàng và công ty
Trong trường hợp khách hàng của công ty chứng khoán của công ty chứng khoán
mở tài khoản lưu chữ ký chứng khoán tại tổ chức lưu ký là ngân hàng thương mại hoặcchi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty chứng khoán có trách nhiệm hướng dẫn cácthủ tục giao dịch, mua bán lưu ký Tiền hoa hồng môi giới thường được tính phần trămtrên tổng giá trị của giao dịch
1.2.3 Trách nhiệm đối với khách hàng.
Khi tư vấn cho khách hàng giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán phải thuthập đầy đủ thông tin về khách hàng, không được đảm bảo giá trị chứng khoán mà mìnhkhuyến nghị đầu tư
Công ty chứng khoán có nghĩa vụ cập nhật các thông tin về khả năng tài chính,khả năng chịu đựng rủi ro, kỳ vọng lợi nhuận của khách hàng, nhân than của kháchhàng tối thiểu 6 tháng một lần
1.2.4 Quản lý tiền và chứng khoán của khách hàng
Quản lý tiền của khách hàng:
-Công ty chứng khoán phải quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của kháchhàng tách biệt khỏi tiền của chính công ty chứng khoán Công ty chứng khoán khôngđược trực tiếp nhận tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng
-Khách hàng của công ty chứng khoán phải mở tài khoản tiền tại ngân hàngthương mại do công ty chứng khoán lựa chọn Công ty chứng khoán phải báo cáo Ủyban chứng khoán nhà nước danh sách các ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ
Trang 10thanh toán cho mình trong vòng 3 ngày sau khi ký hợp đồng cung cấp dịch vụ thanhtoán với ngân hàng thương mại.
Quản lý chứng khoán phát hành tại chúng của khách hàng:
-Công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt chứng khoán của khách hàng vớichứng khoán của công ty chứng khoán
-Công ty chứng khoán phải gửi chứng khoán của khách hàng vào Trung tâm lưu
ký chứng khoán trong vòng một ngày làm việc kể từ ngày nhận chứng khoán của kháchhàng
-Công ty chứng khoán có trách nhiệm thông báo kịp thời, đầy đủ cho khách hàng
về những quyền lợi phát sinh lien quan đến chứng khoán của khách hàng
-Việc gửi, rút, chuyển khoản chứng khoán thực hiện theo lệnh của khách hàng vàtheo quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán
Quản lý chứng khoán khác của của khách hàng:
-Đối với những chứng khoán phần (2) nói trên, công ty chứng khoán được đăng
ký và lưu ký chứng khoán theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng
1.2.5 Nhận lệnh giao dịch
Công ty chứng khoán chỉ được nhận lệnh của khách hàng khi phiếu lệnh đượcđiền chính xác và đầy đủ các thông tin Phiếu lệnh giao dịch phải được người môi giớicủa công ty chứng khoán ghi nhận số thứ tự và thời gian nhận lệnh tại thời điểm nhậnlệnh
Công ty chứng khoán phải được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xáclệnh giao dịch của khách hàng
Mọi lệnh giao dịch chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán, Trungtâm giao dịch chứng khoán phải được truyền qua trụ sở chính hoặc chi nhánh công tychứng khoán trước khi nhập lệnh vào hệ thống giao dịch của Sở hay Trung tâm giaodịch chứng khoán
Trang 11Công ty chứng khoán chỉ được nhận lệnh của khách hàng có đủ tiền và chứngkhoán theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và phải có các biện pháp cầnthiết để đảm bào khả năng thanh toán của khách hàng khi nhận lệnh giao dịch được thựchiện.
Trường hợp khách hàng mở tài khoản lưu ký tại thành viên lưu ký không phải làthành viên giao dịch, thành viên giao dịch và thành lưu ký phải ký hợp đồng thỏa thuậntrách nhiệm đảm bảo nguyên tắc thành viên giao dịch chịu trách nhiệm thực hiện kệnhgiao dịch, thành viên lưu ký chịu trách nhiệm kiểm tra tỷ lệ ký quỹ chứng khoán củakhách hàng của khách hàng và đảm bảo thanh toán cho khách hàng theo quy định phápluật
Công ty chứng khoán phải công bố về mức phí giao dịch chứng khoán trước khikhách hàng thực hiện giao dịch
Trường hợp nhận lệnh giao dịch của khách hàng qua Internet, qua điện thoại, fax,công ty chứng khoán phải tuân thủ :
-Luật giao dịch điện và các văn bản hướng dẫn, đảm bảo có ghi nhận thời điểmnhận lệnh
-Đối với lệnh nhận qua điện thoại, fax, công ty chứng khoán phải đảm bảo nguyêntắc xác nhận lại với khách hàng trước khi nhập lệnh vào hệ thống giao dịch, lưu trữbằng chứng chứng minh về việc đặt lệnh của khách hàng
-Có biện pháp khắc phục thích hợp khi không nhận được lệnh của khách hàng vào
hệ thống giao dịch do lỗi của công ty
1.2.6 Chức năng của hoạt động môi giới chứng khoán
-Cung cấp dịch vụ với 2 tư cách:
+Nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư : Cung cấp cho khách hàngcác báo cáo nghiên cứu và các khuyến nghị đầu tư
+Nối liền những người bán và những người mua : Đem đến cho khách hàng tất cảcác loại sản phẩm và dịch vụ tài chính
Trang 12-Đáp ưng những nhu cầu tâm lý của khách hàng khi cần triết : Trở thành ngườibạn, người chia sẽ những lo âu căng thẳng và đưa ra những lời động viên kịp thời.
-Khắc phục trạng thái xúc cảm quá mức ( điển hình là sợ hãi và tham lam ) đểgiúp khách hàng có những quyết định tỉnh táo
-Đề xuất thời điểm bán hàng
1.2.7 Các loại nhà môi giới
Tùy theo quy định của mỗi nước, cách thức hoạt động của từng Sở giao dịchchứng khoán mà người ta có thể phân chia thành nhiều loại nhà môi giới khác nhau nhưsau :
-Môi giới dịch vụ ( Full Service Broker):
Là loại môi giới có thể cung cấp đầy đủ dịch vụ như mua bán chứng khoán, giữ
hộ cổ phiếu, thua cổ tức, cho khách hàng vay cổ phiếu để bán trước, mua sau và nhất là
có thể cung cấp tài liệu, cho ý kiến cố vấn trong việc đầu tư
-Môi giới chiết khấu ( Discount Broker):
Là loại môi giới chỉ cung cấp một số dịch vụ như bán hộ chứng khoán Đối vớimôi giới loại này thì khoản phí và hoa hồng nhẹ hơn môi giới toàn dịch vụ vì không có
tư vấn, nghiên cứu thị trường
-Môi trường ủy nhiệm hay môi giớ thừa hành:
Đây là những nhân viên của một công ty chứng khoán thành viên của một Sở giaodịch, làm việc hưởng lương của một công ty chứng khoán và được bố trí để thực hiềncác lệnh mua bán trên sàn giao dịch Vì thế họ có tên chung là môi giới trên sàn ( FloorBroker ) Các lệnh mua bán được chuyển đến cho các nhà môi giới thừa hành này có thể
tư văn phòng công ty, cũng có thể từ các môi giới đại diện ( Registered Representative).-Môi giới độc lập hay môi giới 2 đô la:
Môi giới độc lập (Independent Boroker) chính là các môi giới làm việc cho chính
họ và hưởng hoa hồng hay thù lao theo dịch vụ Họ là một thành biên tự bỏ tiền tiền rathuê chỗ tại Sở giao dịch (sàn giao dịch) giống như các công ty chứng khoán thành viên
Trang 13Họ chuyên thực thi các lệnh cho các công ty thành viên khác của Sở giao dịch Sở
dĩ có điều này là tại các Sở giao dịch nhộn nhịp, lượng lệnh phải giải quyết cho kháchhàng của các công ty chứng khoán đôi khi rất nhiều, các nhân viên môi giới của cáccông ty này không thể làm xuể hoặc vì một lý do nào đó vắng mặt Lúc đó các công tychứng khoán sẽ hợp đồng với các nhà môi giới độc lập để thực hiện lệnh cho các kháchhàng của mình và trả cho người môi giới này một khoản tiền nhất định
Ban đầu các nhà môi giới độc lập được trả 2 đô la cho một lô tròn chứng khoán(100 cổ phần) nên người ta quen gọi là “môi giới 2 đô la”
Môi giới độc lập cũng được gọi là môi giới trên sàn (floor broker), họ đóng vai tròkhông khách gì một môi trường thừa hành, chỉ khác là họ có tư cách độc lập – tức họkhông đại diện cho bất kỳ một công ty chứng khoán nào cả
-Nhà môi giới chuyên môn:
Các Sở giao dịch chứng khoán thường quy định mỗi loại chứng khoán chỉ đượcphép giao dịch tại một thời điểm nhất định gọi là quầy giao dịch tại một điểm nhất địnhgọi là quầy giao dịch (post), các quầy này được bố trí lien tiếp quanh sàn giao dịch(floor) Trong quầy giao dịch có một số nhà môi giới được gọi là nhà môi giới chuyênmôn hay chuyên gia Các chuyên gia này chỉ giao dịch một số loại chứng khoán nhấtđịnh Nhà môi giới chuyên môn thực hiện 2 chức năng chủ yếu là thực hiện các lệnhgiao dịch và lệnh thị trường
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán
Hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán chịu ảnh hưởng trựctiếp và gián tiếp từ nhiều yếu tố khác nhau Nhìn chung có thể chia thành hai nhóm:nhóm các yếu tố chủ quan và nhóm các yếu tố khách quan như sau:
1.3.1 Các nhân tố chủ quan.
1.3.1.1 Chiến lượt kinh doanh của công ty.
Mỗi chính sách chiến lược khác nhau sẽ tạo ra được những hiệu quả khác nhau.Nhận thức của ban lãnh đạo công ty về tầm quan trọng của hoạt động môi giới đón vaitrò hết sức quan trọng trong sự phát triển của một CTCK Một CTCK mà hoạt độngmôi giới không mạnh thì công ty đó sẽ khó tạo được chỗ đứng, danh tiếng và uy tíntrên thị trường cho dù công ty kinh doanh có lãi từ nhiều mảng khác Chính vì vậy, cần
Trang 14xác định hoạt động môi giới là hoạt động trọng tâm, cần được đầu tư thích đáng Từ đó,ban lãnh đạo công ty sẽ đề ra những chiến lược định hướng phát triển, để tạo ra đượccác chính sách đào tạo, tuyển dụng cán bộ, chính sách đãi ngộ, lương thưởng cho nhânviên hay tăng cường hoạt động kiểm soát…
1.3.1.2 Biểu phí dịch vụ môi giới.
Một mức phí môi giới rẻ sẽ tạo được sức hút lớn đối với nhà đầu tư tham gia mởtài khoản và tiến hành giao dịch Từ đó mở rộng được mạng lưới khách hàng, nâng caodoanh số, thị phần, góp phần lớn vào sự phát triển của hoạt động môi giới
Nhưng bên cạnh biểu phí hợp lý thì công ty chứng khoán cũng cần chú trọng đếnviệc nâng cao chất lượng các sản phẩm tiện ích sao cho phù hợp với từng loại nhà đầutư
1.3.1.3 Uy tín và quy mô hoạt động của công ty chứng khoán.
Uy tín là một điều không thể thiếu được trong kinh doanh Trên TTCK đầy rẫynhững rủi ro thì uy tín lại càng quan trọng hơn Một CTCK khi đã mất uy tín, không có
độ tin cậy thì sẽ không thể tồn tại được Khi mới tham gia đầu tư hay đã đầu tư, kháchhàng đều muốn tìm đến những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất, có uy tín nhất để thay mặt
họ thực hiện các quyết định đầu tư
Quy mô hoạt động của công ty chứng khoán cũng là một yếu tố góp phần lớntrong việc thu hút nhà đầu tư đến với họ Một công ty có vốn lớn, được đầu tư trangthiết bị hiện đại, tiện dụng mặt bằng ở một vị trí đẹp dễ quan sát, website quảng báđược đầu tư nhiều sẽ giúp cho hình ảnh của công ty dễ dàng đến với nhà đầu tư hơn.Một CTCK có uy tín và quy mô hoạt động rộng lớn sẽ thu hút được nhiều kháchhàng đến với mình, do đó số lượng tài khoản sẽ không ngừng tăng lên, ảnh hưởng rấtnhiều đến sự phát triển hoạt động MGCK
1.3.1.4 Chính sách cán bộ của công ty chứng khoán.
Theo thống kê ở thị trường các nước, 20% những nhà môi giới hàng đầu có thểtạo ra 80% hoa hồng môi giới cho CTCK của họ Vì vậy, chính sách cán bộ của CTCKđặc biệt quan trọng
Để có đc những nhà môi giới chuyên nghiệp, các CTCK phải đào tạo cho nhânviên của mình các kỹ năng của nghề môi giới, tạo môi trường với áp lực làm việc cao,thu nhập xứng đáng thay thế chính sách đào thải song hành với chính sách khoán,thưởng, động viên bằng danh hiệu để các nhân viên môi giới không ngừng nâng caonăng lực cũng như trình độ vs kỹ năng nghề nghiệp Bên cạnh đó, để hỗ trợ tốt cho
Trang 15nhân viên môi giới thì CTCK cũng cần thiết lập đội ngũ phân tích chuyên nghiệp, hunghậu để đảm bào việc tìm kiếm và cung cấp thông tin nhằm trợ giúp cho nhân viên môigiới của công ty khi thực hiện nghiệp vụ của mình.
1.3.1.5 Năng lực đội ngũ môi giới.
Thành công của đội ngũ môi giới thể hiện sự thành công của CTCK Đối với nhàmôi giới, năng lực thể hiện ở việc chiếm được lòng tin của khách hàng, ngày càng thuhút được nhiều khách hàng và thực hiện được nhiều giao dịch qua công ty
Về phía CTCK, đội ngũ nhân viên môi giới chính là hình ảnh CTCK dưới conmắt của khách hàng và chính là lực lượng tìm kiếm khách hàng cho công ty nên nănglực của đội ngũ môi quyết định thu thập của hoạt động môi giới và thị phần của CTCKtrên thị trường
Năng lực của đội ngủ môi giới được đánh giá qua các tiêu chí sau:
-Tạo được sự tin cậy đối với khách hàng
-Đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng
-Cung cấp thông tin kịp thời và đưa ra các lời tư vấn hợp lý
-Thực hiện các giao dịch nhanh chóng và chính xác
1.3.1.6 Hệ thống thông tin.
Hệ thống thông tin CTCK là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động môi giới
Hệ thống thông tin tốt đảm bảo cho việc hiển thị thông tin giao dịch cho khách hàng,thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn, giúp nhà đầu tưphản ứng kịp thời với các diễn biến giao dịch của thị trường
Ngoài ra, hệ thống thông tin mà cụ thể là Website, bản tin thị trường, thông tinhội nghị khách hàng, các chương trình khuyến mãi, các bài viết của nhân viên, các tàiliệu, thông tin miễn phí khác CTCK góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnhCTCK đối với các nhà đầu tư tiềm năng trên thị trường
1.3.1.7 Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Đối với tổ chức tài chính trung gian nói chung và CTCK nói riêng thì cơ sở vậtchất có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút khách hàng mới và tạo sự thuận lợi tronggiao dịch cho khách hàng của công ty
Vị trí sàn giao dịch thuận tiện sẽ giúp CTCK thu hút được nhiều khách hàng.Thiết kế quầy giao dịch, máy móc phục vụ giao dịch đồng bộ và hiện đại là nhân tốquan trọng để quảng bá hình ảnh của công ty
1.3.1.8 Hệ thống kiểm soát nội bộ.
Trang 16Xuất phát từ đặc điểm hoạt động có tính độc lập cao, từ vai trò, từ các quy tắcđạo đức nghề nghiệp của nghề MGCK mà CTCK phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội
bộ để giúp lãnh đạo công ty quản lý, giám sát hoạt động môi giới
Hệ thống kiểm soát nội bộ của CTCK hoạt động tích cực giúp CTCK quản lýchặc chẽ hoạt động môi giới, đảm bảo các nhà môi giới thực hiện nghiệp vụ của mìnhtheo đúng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
1.3.2 Các nhân tố khách quan.
Đó là những nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động MGCK, khó có thể kiểmsoát được Nó tác động chung đến các CTCK dù nhiều hay ít
1.3.2.1 Chính sách phát triển thị trường chứng khoán của nhà nước.
Quá trình phát triển của hoạt động MGCK luôn phải gắn liền với sự phát triểncủa TTCK nói chung Vì vậy, chính sách phát triển TTCK của Nhà nước có ảnh hưởngtrực tiếp đến hoặc động môi giới Vai trò quan trọng nhất của TTCK là tích tụ, tậptrung và phân phối vốn cho nền kinh tế Trong một nền kinh tế kém phát triển, nhu cầuđầu tư của các doanh nghiệp rất thấp thì TTCK cũng không thể phát triển được vì nókhông thu hút được sự quan tâm đầu tư Các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng kếhoạch, chiến lược phát triển TTCK để các chủ thể tham gia thị trường có định hướngphát triển hoạt động của mình theo chiến lực chung
1.3.2.2 Sự phát triển của thị trường chứng khoán.
Sự phát triển của TTCK là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động MGCKnói chung Các yếu tố của TTCK như mô hình tổ chức, quy mô thị trường, mức độthanh khoản của thị trường đều tác động đến hoạt động MGCK
Quy mô của thị trường được thể hiện qua giá trị giao dịch hàng ngày, số lượngnhà đầu tư tham gia TTCK và số lượn các công ty niêm yết Doanh thu hoạt động môigiới của CTCK là phí giao dịch và phí tư vấn đầu tư Phí giao dịch được tính trên giá trịgiao dịch được thực hiện qua CTCK Do đó, nếu giá trị giao dịch của toàn TTCK lớnthì phí giao dịch của các CTCK đều tăng lên Khi đó số lượng nhà đầu tư tham gia thịtrường gia tăng thì lệnh đặt mua bán chứng khoán qua các CTCK cũng tăng lên, doanhthu hoạt động môi giới sẽ tăng
Do tính thanh khoảng của TTCK, những người đang nắm giữ chứng khoán có thể
dễ dàng bán ra và các nhà đầu tư khác dễ dàng mua vào Tính thang khoản là một ưuthế của các công cụ tài chính so với tài sản khác Thị trường có độ thanh khoản cao sẽlôi cuốn được nhiều nhà đầu tư hơn và do đó hoa hồng môi giới của các CTCK không
Trang 17ngừng tăng lên.
1.3.2.3 Quản lý nhà nước đối với nghề môi giới chứng khoán
Môi trường pháp lý ổn định, vững chắc sẽ tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý cũngnhư mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh, đầu tư trên thị trường
Đối với nghề MGCK, môi trường pháp lý hoàn thiện sẽ đảm bảo cho hoạt độngmôi giới của các CTCK tuân thủ đúng quy định, không phải lo sợ bị vi phạm luật
1.3.2.4 Nhân tố thuộc về nhà đầu tư
Tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư (NĐT) thể hiện qua các phản ứng của họ trênTTCK và những yêu cầu của họ đối với CTCK Điều đó ảnh hưởng một cách gián tiếpđối với sự phát triển hoạt động môi giới của CTCK
Có ba mức độ phản ứng của nhà đầu tư đối với thị trường:
Một là, NĐT không hiểu rõ thị trường và họ cũng không quan tâm đến các thôngtin trên thị trường Họ hành động theo tâm lý chung, dịch vụ môi giới chủ yếu màCTCK cung cấp cho họ là thực hiện các giao dịch Đây cũng chính là giai đoạn đầuphát triển của TTCK
Hai là, NĐT đã hiểu biết hơn về thị trường, tuy nhiên họ không có khả năng phântích Vì vậy, họ cần phải nhờ đến các nhà môi giới của CTCK để có những lời khuyênhợp lý Theo đó, hoạt động môi giới đã phát triển hơn trước một bước đó là không chỉthực hiện giao dịch mà phải bao gồm tư vấn đầu tư
Ba là, NĐT đã ở cấp độ chuyên nghiệp, họ có thể tự phân tích các thông tin mà
họ thu thập được Tuy nhiên, để chính xác hơn họ cũng cần đến những ý kiến tư vấncủa CTCK như một nguồn thông tin tham khảo Vì vậy, hoạt động môi giới của CTCKphải không ngừng được cải thiện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng
1.3.2.5 Nhân tố thuộc về hiệp hội kinh doanh chứng khoán.
Đối với hoạt động MGCK, hiệp hội ra các quy tắc, chuẩn mực đạo đức nghềnghiệp đối với các nhà môi giới và cấp giấy phép hành nghề cho nhà môi giới Đối vớicác CTCK, hiệp hội có nhiệm vụ hỗ trợ các thành viên tránh xung đột giữa các thànhviên, kiểm soát hoạt động tránh ảnh hưởng xấu tới các thành viên khác, xấy dựng quychế chung, chiến lược phát triển chung, chống cạnh ranh không lành mạng Ngoài ra,hiệp hội là tổ chức chuyên đại diện cho các CTCK, đề xuất kiến nghị với các cơ quanquản lý nhà nước về chính sách phát triển TTCK nhằm tăng tính hiệu quả và ổn địnhcủa thị trường
Như vậy, có thể nhận thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt
Trang 18động môi giới của CTCK, dù đó là nhân tố chủ quan hay khách quan nhưng nó đều tácđộng đến hoạt động MGCK của CTCK ở những cấp độ khác nhau Để phát triển hoạtđộng MGCK một cách bền vững đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, phù hợp với
sự phát triển của thị trường cũng như quy mô thị phần và đối thủ cạnh tranh trên thịtrường thì đòi hỏi các CTCK phải nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng trên.Khi đã hiểu rõ được nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động môi giới của CTCK thìCTCK phải tìm ra các hướng khắc phục hợp lý để không ngừng nâng cao chất lượngcủa hoạt động môi giới của công ty mình, đáp ứng nhưng yêu cầu đòi hỏi của thịtrường cũng như kỳ vọng của nhà đầu tư
1.4 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của hoạt động môi giới chứng khoán.
1.4.1 Quan điểm về sự phát triển của hoạt động môi giới chứng khoán.
Phát triển hoạt động MGCK bao gồm các hoạt động nhằm thúc đẩy và tăngcường hơn nữa vai trò của trung gian môi giới chứng khoán của CTCK như: Đẩy mạnhviệc kết nối giữa NĐT mua với NĐT bán chứng khoán bằng các giải pháp nâng caochất lượng phân tích, tư vấn, chăm sóc khách hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ, mởrộng mạng lưới, phát triển công nghệ thông tin, đào tạo nhân sự môi giới… nhằm nângcao chất lượng, hiệu quả của hoạt động MGCK, tăng cường doanh thu, thị phần củahoạt động MGCK của CTCK trên TTCK Việt Nam
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động môi giới chứng khoán.
1.4.2.1 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển về thị phần trong hoạt động môi giới chứng khoán.
Thị thần hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán chính là giátrị giao dịch cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ của các công ty chứng khoán so vớitoàn thị trường chứng khoán Nó là yếu tố không thể thiếu khi đánh giá mức độ pháttriển về dịch vụ môi giới của công ty chứng khoán
Thị phần hoạt động môi giới của Công ty chứng khoán thể hiện được tốc độphát triển môi giới của công ty Nó chứng minh được công ty chứng khoán có nhiềusản phẩm hỗ trợ tốt, tư vấn đầu tư tốt, công nghệ tốt, môi giới giỏi… dẫn đến thu hútđược nhiều nhà đầu tư và tăng thị phần của mình Thị phần lớn cũng đồng nghĩa với vịthế của công ty chứng khoán được cao hơn, thể hiện uy tín của công ty chứng khoántrên thị trường chứng khoán
Khi thị trường đi lên, thu hút được NĐT, việc doanh thu và lợi nhuận tăng lêncũng như bao CTCK khác là điều hoàn toàn dễ hiểu Thế nhưng sự doanh thu và lợi
Trang 19nhuận của công ty đó lại không bằng các công ty khác thì không thể nói là phát triển tốtđược Ngược lại, khi thị trường ảm đạm, đi xuống, nguồn tiền ra khỏi thị trường nhiều,doanh thu và lợi nhuận của các CTCK đều giảm nhưng thị phần của công ty đó trên thịtrường lại tăng thì chứng tỏ công ty vẫn rất thu hút được sự quan tâm và tin tưởng củacác nhà đầu tư, thị phần lớn cũng đồng nghĩa với vị thế cao hơn thể hiện uy tín củaCTCK trên thị trường.
1.4.2.2 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển và quy mô giao dịch.
* Số lượng tài khoản giao dịch và tốc độ phát triển của số lượng tài khoản
Số lượng tài khoản được mở và giao dịch tại CTCK là chỉ tiêu phản ánh đượcmức độ thành công trong công việc thu hút khách hàng của nhân viên môi giới Nócũng thể hiện được uy tín, vị trí của công ty trên TTCK Việc thu hút được một lượnglớn NĐT tham gia giao dịch tại công ty còn đóng góp rất nhiều vào doanh thu môi giới,
đó là mục đích chủ yếu của hoạt động môi giới
* Doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán và tốc độ phát triển của doanhthu
Doanh thu môi giới là khoản thu của CTCK từ phí môi giới Phí môi giới lại bằnggiá trị chứng khoán giao dịch nhân với biểu phí môi giới Mức phí môi giới ảnh hưởngtrực tiếp đến khả năng chuyển nhượng của chứng khoán
Trong môi trường cạnh tranh, một xu hướng tất yếu là phí môi giới ngày càng hạthấp Nhưng chưa hẳn hầu hết các nhà đầu tư sẽ bị thu hút bởi một mức phí rẻ, hấp dẫncủa một CTCK nào đó mà phụ thuộc vào chất lượng cùng các tiện ích mà CTCK đócung cấp Một CTCK có chất lượng dịch vụ tốt, đáp ứng được nhu cầu ngày càng caocủa khách hàng sẽ thắng lợi trong cạnh tranh cho dù mức phí môi giới của họ đưa racao hơn các công ty khác Nếu khách hàng thực hiện giao dịch tại CTCK thườngxuyên, với số lần khớp lệch càng nhiều cùng với giá trị giao dịch càng lớn thì doanhthu từ phí môi giới sẽ mang lại sẽ cao và ngược lại
1.4.2.3 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển về mạng lưới hoạt động.
Một chỉ tiêu không kém phần quan trọng đó là mạng lưới hoạt động của CTCK.Nếu số lượng chi nhánh, đại lý, điểm giao dịch của CTCK rộng lớn thì khả năng tiếpcận khách hàng, chăm sóc khách hàng, cũng như việc khách hàng giao dịch với CTCK
sẽ được thuận tiện hơn Địa điểm giao dịch rộng khắp, nằm ở vị trí thuận lợi là mộttrong những tiêu chí của khách hàng khi lựa chọn CTCK để giao dịch vì thế nếu CTCK
có mạng lưới phủ khắp thì sẽ có ưu thế để phát triển hoạt động môi giới chứng khoán
Trang 21CHƯ ƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN
CỦA CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG
vụ môi giới chứng khoán, tư vấn tài chính, bảo lãnh phát hành và lưu ký chứng khoán Hội sở tọa lạc tại thành phố Hồ Chí Minh, SBS hiện có 8 văn phòng hoạt độngtrong và ngoài nước, bao gồm: Chi nhánh Sài Gòn, Chi nhánh Hoa Việt (tại thành phố
Hồ Chí Minh), Chi nhánh Hà Nội, Chi nhánh Đà Nẵng, Chi nhánh Vũng Tàu, Chinhánh Tây Đô (tại thành phố Cần Thơ), SBS Global Investment Pte Ltd (Singapore),Sacombank Securities (Campuchia) PLC và Lanexang Securities PLC (Lào) và có quan
hệ chặt chẽ với hơn 80 tổ chức tài chính hàng đầu khu vực và trên thế giới nhằm thựchiện cam kết là “Cửa ngõ kết nối đầu tư hàng đầu Đông Dương”
SBS là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam cung cấp trọngói dịch vụ chứng khoán và Ngân hàng đầu tư với chất lượng tốt nhất cho thị trườngvốn trong nước và khu vực Đông Dương SBS là công ty chứng khoán duy nhất hai nămliên tiếp được tổ chức The Asset (Hong Kong) trao tặng danh hiệu “Dịch vụ Ngân hàngđầu tư trong nước tốt nhất Việt Nam 2009 và 2010”, tiên phong có mặt tại thị trườngSingapore, Lào và Campuchia
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2008 củaSacombank về việc cổ phần hóa các công ty trực thuộc, tháng 11/2009, SBS đã hoàn tất
hồ sơ xin chuyển đổi loại hình hoạt động thành công ty cổ phần gửi UBCKNN Theo
Trang 22phương án chuyển đổi, Sacombank – Ngân hàng nắm giữ 100% vốn của SBS thực hiệnviệc chào bán riêng lẻ 18,8% phần vốn hiện hữu của Sacombank tại SBS, gồm bán chocán bộ chủ chốt SBS là: 96.800.000.000 đồng, tương đương 8,8% vốn điều lệ, chào bánriêng lẻ cho đối tác chiến lược: 110.000.000.000 đồng, tương đương 10% vốn điều lệ Tháng 12/2009 SBS đã tiến hành xong việc chào bán riêng lẻ và được UBCKNNchấp thuận việc chuyển đổi loại hình hoạt động từ công ty TNHH sang công ty cổ phầnbằng quyết định số 945/QĐ-UBCK ngày 29/12/2009.
Ngày 16/01/2010 SBS tổ chức họp Đại hội cổ đông thành lập, các nội dung quantrọng về kế hoạch chuyển đổi và phát triển Công ty trong giao đoạn mới đã được thôngqua Và ngày 28/01/2010 SBS chính thức chuyển sang hoạt động theo loại hình công ty
cổ phần
Sở giao dịch chúng khoán Hồ Chí Minh đã chấp thuận cho SBS được niêm yết 110triệu cổ phiếu với mã chứng khoán SBS Giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiênngày 05/07/2010 là 38.000 đồng
Đến thời điểm cuối tháng 01 năm 2011, SBS đã tăng mức vốn điều lệ lên 1.266,6
tỷ đồng và trở thành công ty chứng khoán có số Vốn điều lệ năm trong Top 4 của trịtrường
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Tên tiếng Anh: Sacombank Securities Joint Stock Company
Tên viết tắt: SBS
Biểu tượng (logo) của Công ty:
Trụ sở chính: 278 Nam Kỳ khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM
Vốn điều lệ: 1.266.600.000.000 VNĐ (Một ngàn, hai trăm sáu mươi sáu tỷ,
sáu trăm triệu đồng)
Điện thoại: (84-8) 62 68 68 68
Fax: (84-8) 62 55 59 57
Giấy Phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số: 17/UBCK-GPHĐKD do
UBKCNN cấp ngày 29/09/2006 Giấy phép thay đổi số 73/UBCK-GP ngày
Trang 2311/09/2007; Giấy phép điều chỉnh số 119/UBCK-GPĐC; Giấy phép thành lập vàhoạt động số 109/UBCK-GPHĐKD do UBCKNN cấp ngày 28/01/2010; Giấy phépđiều chỉnh số 3457/UBCK-GP ngày 20/08/2010; Giấy phép điều chỉnh số17/GPĐC-UBCK ngày 10/03/2011.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
Môi giới chứng khoán
Tự doanh chứng khoán
Bảo lãnh phát hành chứng khoán
Tư vấn đầu tư chứng khoán
Quá trình tăng vốn điều lệ
Bảng 1 - QUÁ TRÌNH TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ
Đơn vị tính: Triệu đồng
tăng thêm Hình thức tăng vốn Vốn điều lệ
Tăng lần 1 ngày: 30/07/2010 28.500 Phát hành riêng lẻ cho
đối tác chiến lược 1.128.500
Tăng lần 2 ngày: 18/12/2010 138.100 Phát hành cho cổ đông
(Nguồn: Báo cáo thường niên công ty SBS)
Chặng đường hình thành và phát triển
Bảng 2 -CHẶNG ĐƯỜNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1 29/09/2006 Thành lập Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Sài
Gòn Thương Tín
Trụ sở chính: 6-8 Phó Đức Chính, Phường Nguyễn Thái
Trang 24STT Thời gian Cột mốc phát triển
Bình, Quận 1, TP.HCM
Vốn điều lệ: 300 tỷ đồng
Nghiệp vụ kinh doanh: Môi giới chứng khoán, Tự doanhchứng khoán, Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, Bảolãnh phát hành chứng khoán, Tư vấn tài chính và đầu tưchứng khoán và Lưu ký chứng khoán
2 11/09/2007 Tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng
3 02/07/2008 Chuyển trụ sở chính đến 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8,
Quận 3, TP.HCM
4 01/09/2009 Cung cấp toàn diện và đầy đủ dịch vụ Ngân hàng đầu tư cho
thị trường vốn Việt Nam
5 30/10/2009 Thành lập công ty SBS Global Investment Pte Ltd tại
Singapore
Vốn đăng ký 500.000 (Năm trăm ngàn) Đô la Singapore SBS góp 51 % vốn đăng ký
http://www.sbsglobalinvest.com
6 13/01/2010 Đón nhận giải thưởng “Dịch vụ Ngân hàng đầu tư trong nước
tốt nhất Việt Nam 2009” do tổ chức The Asset (Hong Kong)
trao tặng
7 28/01/2010 Chuyển đổi từ Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng
Sài Gòn Thương Tín sang Công ty Cổ phần Chứng khoán
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
8 05/07/2010 Niêm yết cổ phiếu trên HOSE với mã chứng khoán SBS
9 20/10/2010 Thành lập Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương
Tín Campuchia (SBS-Cambodia) tại vương quốc Campuchia
Vốn đăng ký 7.000.000 (bảy triệu) Đô la Mỹ SBS góp 99.98 % vốn đăng ký
Trang 25STT Thời gian Cột mốc phát triển
Tư vấn niêm yết thành công cổ phiếu BCEL (Ngân hàng ngoại thương Lào) – một trong 2 cổ phiếu đầu ngành được UBCK Lào chọn cho giao dịch vào ngày đầu khởi động thị trường chứng khoán Lào (11/01/2011)
11 10/01/2011 Hãng thông tấn Thomson Reuters bình chọn Top 3 Môi giới
và Nghiên cứu thị trường năm 2010 (Top Three Brokerage Firms and Top Three Brokerage Firms Equity Research - Vietnam)
12 20/01/2011 Lần thứ hai đạt danh hiệu “Dịch vụ Ngân hàng đầu tư trong
nước tốt nhất Việt Nam 2010” - tổ chức The Asset (Hong
Kong) bình chọn
SBS huy động được 6.000 tỷ đồng (cổ phiếu khoảng 2.500 tỷ
đồng, trái phiếu khoảng 3.500 tỷ đồng)
13 25/01/2011 Tăng vốn điều lệ lên 1.266.600.000.000 đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên công ty SBS)
Cơ cấu tổ chức của Công ty
Cơ cấu tổ chức bao gồm: Hội sở chính và 6 Chi nhánh:
- Chi nhánh Sài Gòn
> Địa chỉ: 63B Calmette, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM
> Điện thoại: (08) 3 821 4888 Fax: (08) 3 821 3015
Trang 26- Chi nhánh Hoa Việt
> Địa chỉ: 36 – 38 Phùng Hưng, Quận 5, TPHCM
> Điện thoại: (08) 3 854 7858 Fax: (08) 3 854 7856
> Địa chỉ: 62 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng
> Điện thoại: (0511) 381 8686 Fax: (0511) 381 8886
- Chi nhánh Vũng Tàu
> Địa chỉ: tầng 3, số 67A Lê Hồng Phong, Tp Vũng Tàu
> Điện thoại: (064) 355 3398 Fax: (064) 355 3390
- Chi nhánh Tây Đô
> Địa chỉ: 212A Đường Ba tháng Hai, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
> Điện thoại: (0710) 378 3434 Fax: (0710) 378 3436
Ngoài ra, công ty SBS có các công ty con:
Bảng 3 - CÁC CÔNG TY CON CỦA CÔNG TY SBS
con
Tỷ lệ sở hữu của Công ty SBS
1
SBS Global investment Pte Ltd
2 Công ty Chứng Khoán Ngân Hàng
Sài Gòn Thương Tín Campuchia -
Sacombank Securities (Cambodia)
PLC (“SBS-Cambodia”)
Trang 273 Công ty Asia Alliance Capital PTE
Sở hữu gián tiếp quaCông ty con: 51%
(Nguồn: Báo cáo thường niên công ty SBS)
2.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty SBS
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức công ty
Biểu đồ 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY
2.1.2.2 Các phòng ban công ty
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, gồm tất cả các cổđông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01 lần Đại hội đồng cổ đông quyết địnhnhững vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định Đặc biệt, Đại hội đồng cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, sẽ bầu hoặc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soátcủa Công ty
Hội đồng quản trị
Trang 28Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công
ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý khác
do Hội đồng quản trị bổ nhiệm Hiện tại, Hội đồng quản trị công ty SBS có năm (05) thành viên Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng quản trị là năm (05) năm
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu
ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất của Công ty Hiện Ban kiểm soát Công ty gồm ba thành viên, Nhiệm kỳ hoạt động của mỗi thành viên là năm (05) năm Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc
Ban Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản
lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược, kếhoạch đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua
Các Phó Tổng Giám đốc giúp việc cho Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của Công ty và cổ đông
Dưới quyền Tổng Giám đốc có các Khối, Phòng, Ban giúp Tổng Giám đốc quản lý và triển khai, giám sát hoạt động của Công ty:
KHỐI MÔI GIỚI
Thực hiện nghiệp vụ liên quan đến hoạt động môi giới cho khách hàng là cá nhân trongnước và nước ngoài, đề xuất các ý tưởng phát triển sản phẩm và nghiệp vụ môi giớichứng khoán, thực hiện chức năng quản lý nghiệp vụ môi giới toàn hệ thống, xây dựng
và phát triển sản phẩm phục vụ hoạt động môi giới toàn hệ thống, tiếp thị cho hoạt độngmôi giới chứng khoán như hội thảo đầu tư, nhận định thị trường, tổ chức các buổi tọađàm về hoạt động đầu tư chứng khoán, tổ chức hoạt động mảng sản phẩm phái sinh
Trang 29Ngoài ra, Khối Môi giới còn phụ trách hoạt động đầu tư chứng khoán, quản lý, báo cáo
và kiểm tra nghiệp vụ mở, đóng tài khoản chứng khoán và tình hình cung cấp dịch vụcủa toàn hệ thống
Cơ cấu gồm:
Phòng Môi giới khách hàng trong nước
Phòng Nghiệp vụ và phát triển sản phẩm môi giới
Phòng Môi giới khách hàng tổ chức và nước ngoài
Tư vấn niêm yết
Tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp
Tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp
Tư vấn chào bán chứng khoán riêng lẻ, chào bán chứng khoán ra công chúng
Tư vấn và triển khai hoạt động IRs (Investor Relations)
Tư vấn về thuế và hệ thống kế toán
Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp
Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp
Tư vấn các chuẩn mực quản trị điều hành của doanh nghiệp cổ phần
Tư vấn thiết lập và triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Bảo trợ cho các đơn vị giao dịch là khách hàng giao dịch tại sàn UPCOM
Cơ cấu gồm:
Phòng tư vấn tài chính và niêm yết doanh nghiệp
Bộ phận dịch vụ quan hệ nhà đầu tư
KHỐI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
Vai trò của Khối ngân hàng đầu tư là nghiên cứu các công ty thích hợp cho hoạt động đầu tư của công ty SBS, tìm kiếm các dự án cho các bộ phận thị trường vốn, thị trường
nợ và huy động vốn nước ngoài Mục tiêu là khai thác tối đa năng lực kết nối nhu cầu về
Trang 30nguồn vốn của các doanh nghiệp với các nhu cầu của nhà đầu tư thông qua các sản phẩm tài chính chuyên biệt và sáng tạo Một số nghiệp vụ chính:
Thị trường cổ phiếu: Thực hiện huy động vốn cho các doanh nghiệp thông quaphát hành cổ phiếu, trái phiếu, sản phẩm cấu trúc và phái sinh hoặc các công cụthị trường vốn khác
Thị trường nợ: Cung cấp dịch vụ tư vấn, dàn xếp, bảo lãnh phát hành hoặc đại lýphát hành các công cụ nợ tối ưu
Sản phẩm cấu trúc: Cung cấp sản phẩm tài chính sáng tạo, hiện đại của thị trườngtài chính phát triển cho quỹ đầu tư, doanh nghiệp và các đối tác
Thu xếp vốn trước khi thực hiện cổ phần hoá/đợt phát hành: Phát triển các sảnphẩm/chương trình tài trợ vốn ngay giai đoạn cổ phần hoá hoặc tăng vốn nhằmđáp ứng những nhu cầu tài chính đặc biệt
Đầu tư chiến lược: Nghiên cứu và tìm kiếm những cơ hội đầu tư chiến lược chocông ty SBS cũng như thực hiện tìm kiếm đối tác chiến lược phù hợp với cácdoanh nghiệp có nhu cầu
Cơ cấu gồm:
Phòng ngân hàng đầu tư
Bộ phận tự doanh
KHỐI PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ
Khối Phân tích và tư vấn đầu tư đóng vai trò là trung tâm thông tin của Công ty, thực hiện chức năng phân tích vĩ mô, phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và hỗ trợ dữ liệu,
tư vấn đầu tư Các mảng hoạt động chính như sau:
Nghiên cứu phân tích vĩ mô, ngành, cổ phiếu, xu hướng thị trường để đưa ranhận định của công ty SBS nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định đầu tư của nhàđầu tư
Phối hợp với Khối Môi giới và các phòng ban khác đưa ra thông tin tư vấn chokhách hàng
Thực hiện phân tích kỹ thuật, cung cấp báo cáo cho nhà đầu tư theo định dạngsản phẩm đã thiết kế
Tư vấn xu hướng thị trường dưới góc độ phânt ích kỹ thuật cho Khối Môi giới
Đào tạo, hướng dẫn, hoặc tổ chức các buổi trình bày cho các quỹ đầu tư hay cáckhách hàng theo yêu cầu của khách hàng hay Khối Môi giới
Trang 31Cơ cấu gồm:
Phòng phân tích cơ bản
Bộ phận phân tích kỹ thuật
Bộ phận dữ liệu
KHỐI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Các chức năng chính như sau: Hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin;hoạt động vận hành ứng dụng nghiệp vụ và xử lý thông tin, bảo trì và nâng cấp ứngdụng hoạt động quản trị tài nguyên hạ tầng thiết bị; hoạt động an toàn và bảo mật thôngtin
CÁC PHÒNG BAN TRỰC THUỘC BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
Bên cạnh các Khối nghiệp vụ chính, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty còn
có các phòng ban trực thuộc Ban Tổng Giám đốc, gồm:
Trang 32Công ty SBS cung cấp các dịch vụ môi giới sau:
Môi giới chứng khoán: Công ty SBS đảm nhận vai trò môi giới giúp các nhà
đầu tư thực hiện việc mua, bán chứng khoán thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả nhấtthông qua hệ thống đặt lệnh và báo giá điện tử hiện đại
Lưu ký chứng khoán: Công ty SBS thực hiện dịch vụ lưu ký bao gồm lưu trữ,
bảo quản chứng khoán của khách hàng và thực hiện các quyền lợi của khách hàng khi
sở hữu chứng khoán
Quản lý cổ đông: Công ty SBS thực hiện quản lý cổ đông và thông tin cần thiết
trong các giao dịch cổ phiếu như mua, bán và chuyển nhượng, báo cáo lại chodoanh nghiệp sử dụng dịch vụ quản lý cổ đông
2.1.3.2 Dịch vụ tư vấn
Công ty công ty SBS cung cấp các dịch vụ tư vấn sau:
Tư vấn phát hành: Hỗ trợ doanh nghiệp phương án, quy trình và thủ tục phát hành
cổ phiếu, trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi bao gồm phát hành riêng lẻ và chào bán racông chúng
Tư vấn niêm yết: Hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn hóa các điều kiện niêm yết cổ phiếu
tại các Sở giao dịch chứng khoán, chuẩn bị hồ sơ và các thủ tục liên quan để niêm yết cổphiếu của doanh nghiệp trên các Sở giao dịch chứng khoán
Tư vấn cổ phần hóa: Công ty SBS tham gia hỗ trợ việc xác định giá trị doanh
nghiệp, Xây dựng phương án kinh doanh, hỗ trợ xây dựng Điều lệ doanh nghiệp và đề
án cổ phần hóa
Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp: Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng mô
hình tổ chức phù hợp với ngành nghề kinh doanh, với giai đoạn phát triển và với địnhhướng phát triển của doanh nghiệp; xây dựng kế hoạch tài chính mục tiêu bao gồm kếhoạch lợi nhuận, kế hoạch huy động vốn, lộ trình và cơ cấu sở hữu phù hợp để tiến tớiniêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp trên các Sở giao dịch
Trang 332.1.3.3 Các dịch vụ khác
Quản lý danh mục đầu tư: Công ty SBS tổ chức thực hiện việc mua bán, nắm giữ
một tập hợp các chứng khoán gồm nhiều loại chứng khoán khác nhau, nhiều ngànhnghề khác nhau với phương châm phân tán rủi ro nhằm đảm bảo mức sinh lờimong muốn cho khách hàng với mức rủi ro tương ứng
Dịch vụ phân tích: Để phục vụ khách hàng ra quyết định đầu tư đúng đắng hơn,
công ty SBS cho ra đời dịch vụ này Thực hiện phân tích các bảng báo cáo chuyên sâu:Báo cáo kinh tế vĩ mô, báo cáo ngành, báo cáo công ty…
Dịch vụ Ngân hàng đầu tư: Dịch vụ này ra đời nhằm thu xếp vốn cho các doanh
nghiệp trước và sau khi cổ phần hóa, , tìm kiếm các dự án cho thị trường vốn, thịtrường nợ để huy động vốn trong nước và nước ngoài
Cho vay ứng trước: Khi khách hàng muốn mua thêm chứng khoán nhưng không
có đủ tiền để mua, khách hàng có thể vay ứng trước tiền bán chứng khoán Với dịch
vụ này, số chứng khoán được cầm cố sẽ không được giao dịch trong thời gian vay
Cầm cố chứng khoán niêm yết: Khi khách hàng muốn mua thêm chứng khoán
nhưng không có đủ tiền để mua, khách hàng có thể làm thủ tục để vay với tài sảnđảm bảo là cổ phiếu các bạn hiện đang nắm giữ
2.1.4 Kết quả kinh doanh chủ yếu của công ty SBS
Bảng 4: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH DOANH NĂM 2008-2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2009/2008 Năm 2010 2010/2009 So sánh
Tổng giá trị tài sản 2.456,33 7.130,35 190,28% 9.191,58 28,91%Tài sản ngắn hạn 1.923,39 6.592,47 242,75% 8.512,16 29,12%
Trang 34(Nguồn: Báo cáo thường niên công ty SBS)
Trong giai đoạn 2008-2010, doanh thu thuần của công ty SBS tăng trưởng rất nhanh(trên 80%/năm) Do đặc thù ngành, lợi nhuận của các công ty chứng khoán nói chung vàcông ty SBS nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường Sự sụt giảm của lợinhuận sau thuế so với kế hoạch đề ra và so với năm 2009 là minh chứng cho điều này
Với bối cảnh không khả quan của thị trường, công ty SBS kết thúc năm tài chính
2010 với kết quả doanh thu đạt 1.377,2 tỷ đồng tăng 80% so với cùng kỳ năm 2009 vàđạt ở mức khá so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp cùng ngành
Do diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2010 không thuận lợi,Doanh thu hoạt động môi giới và tỷ trọng của hoạt động này trong tổng doanh thu thuầncủa Công ty đều giảm so với năm 2009 Cụ thể, năm 2010, Doanh thu hoạt động môigiới chứng khoán đạt 116,5 tỷ đồng, giảm 15.7% về giá trị so với năm 2009 (138,2 tỷđồng) và chiếm 8.5% trong tổng doanh thu thuần (2009 chiếm 18,1%)
Doanh thu thuần từ hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn năm 2010 đạt 1.131 tỷđồng, tăng 591.5 tỷ đồng, tương ứng tăng 109,6% so với năm 2009 Khoản doanh thuthuần này luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu thuần, cụ thể, năm 2010, hoạtđộng này đóng góp 82,12% trong cơ cấu doanh thu của toàn công ty SBS
Doanh thu thuần dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán năm 2010 đạt xấp xỉ 35 tỷđồng, tăng 21 tỷ đồng, tương đương tăng 250% so với năm 2009 Trong năm 2010,Công ty SBS đã hoàn thành một số hợp đồng bảo lãnh phát hành chính như: CTCPHimlam (cổ phiếu); CT TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long – BIM (trái phiếu)
và Ngân hàng Ngoại thương Lào – BCEL (đấu giá ra công chúng)
Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp mặc dù chiếm tỷ trọng không cao trong cơcấu doanh thu thuần (1.4% năm 2010) đạt trên 19 tỷ đồng tính đến cuối năm 2010 Tuynhiên, hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợdoanh nghiệp tiếp cận thị trường chứng khoán; đồng thời là cầu nối cho các hoạt độngmôi giới, ngân hàng đầu tư tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho khách hàng
Ngoài ra, Doanh thu khác từ dịch vụ ngân hàng đầu tư, Doanh thu về kinh doanh vốnnăm 2010 là 75,6 tỷ đồng, tăng 11,8 tỷ đồng so với năm 2009 và chiếm 5,49% trong
Trang 35tổng doanh thu 2010.
Biểu đồ 2: DOANH THU TỪNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 2009-2010
(Nguồn: Báo cáo thường niên công ty SBS)
Như vậy, năm 2010 công ty SBS có bước tăng truởng khá lớn về doanh thu Tuynhiên sự phát triển các mảng dịch vụ của công ty SBS đang diễn ra chưa đồng đều
2.2 Thực trạng phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
2.2.1 Tình hình chung về hoạt động môi giới chứng khoán của công ty SBS.
SBS thực hiện môi giới mua, bán chứng khoán niêm yết qua Sở giao dịchchứng khoán TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, giữ bí mật các thông tin giao dịch muabán của khách hàng và thực hiện hỗ trợ khách hàng thông qua các dịch vụ như: Chovay ứng trước tiền bán chứng khoán, cầm cố chứng khoán niêm yết, dịch vụ giaodịch trực tuyến …
Đặt lệnh mua, bán
Nhân viên Môi giới
lưu ký, cầm cố
Hạch toán giao dịch chứng khoán
Trang 362a 2a
2f 2c 2d 2e 2e
Khách hàng thự c hiện mở tài kho ản giao dịch ch ứng khoán
1a Làm thủ tục mở tài khoản cho khách hàng, thực hiện lưu ký chứng khoán
và nộp tiền ký quỹ mua chứng khoán cho khách hàng
1b Chuyển hồ sơ cho bộ phận hạch toán để cập nhập vào hệ thống quản lý khách hàng
Kh ách hàng đ ặt lệnh mua bán ch ứng khoán
2a Nhân viên môi giới nhận lệnh mua bán chứng khoán của khách hàng
2b Thực hiện đối chiếu số dư tiền và chứng khoán của khách hàng
2c Nhập lệnh trực tiếp của khách hàng và SGDCK khi đáp ứng điều kiện số
dư tiền và chứng khoán
2d Khi kết thúc giao dịch SGDCK chuyển kết quả về cho công ty chứngkhoán và môi giới sẽ làm báo cáo giao dịch khớp lệnh và chuyển báocáo cho bộ phận hạch toán giao dịch
2e Bộ phận giao dịch sẽ căn cứ vào báo cáo giao dịch khớp lệnh của môi giớithực hiện thanh toán bù trừ tiền và chứng khoán với Trung tâm lưu ký vàNgân hàng chỉ định thanh toán
2f Sau khi thanh toán với Trung tâm lưu ký và Ngân hàng chỉ địnhthanh toán, Bộ phận thanh toán giao dịch sẽ thực hiện hạch toán giaodịch vào chương trình quản lý khách hàng để nhân viên môi giới tra cứu
Trang 37và cầm cố.
Đối với giao dịch trực tuyến thì bỏ qua giao đoạn nhập lệnh của môi giới, vì khách hàng trực tiếp thực hiện nghiệp vụ
2.2.1.2 Kết quả hoạt động môi giới chứng khoán của Công ty SBS
Trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ và gia nhập thị trường quốc tế ngàycàng rộng thì buộc các công ty chứng khoán nói chung và công ty SBS nói riên phảiluôn đổi mới để tạo vị thế trên thị trường Công ty SBS đang nỗ lực hết mình để tồn tại,phát triển và tạo chỗ đứng vững chắc cho mình trên TTCK Cụ thể thể hiện qua các chỉ
1 Thị phần hoạt động môi giới
3 Doanh thu hoạt động môi giới (tỷ
5 Tổng doanh thu SBS (Tỷ đồng) 406,40 770,29 1.377,22
Trang 38(Nguồn: Báo cáo thường niên SBS và HOSE năm 2008-2010)
Mặc dù mới được thành lập từ tháng 10/2006, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn,Công ty SBS đã khẳng định được vị trí là một trong bốn công ty chứng khoán với thịphần môi giới dẫn đầu TTCK tại Việt Nam Cụ thể ở sàn HOSE thì năm 2008 thị phầnmôi giới cồ phiếu và chứng chỉ quỹ của Công ty SBS chiếm 6,98% nằm vị trí thứ batrong Top 10 các CTCK dẫn đầu TTCK Việt Nam, năm 2009 thị phần môi giới cồ phiếu
và chứng chỉ quỹ của Công ty SBS chiếm 7,77% nằm vị trí thứ tư trong Top 10 cácCTCK dẫn đầu TTCK Việt Nam và năm 2008 thị phần môi giới cồ phiếu và chứng chỉquỹ của Công ty SBS chiếm 6,02% nằm vị trí thứ tư trong Top 10 các CTCK dẫn đầuTTCK Việt Nam
Để đạt được thị phần môi giới nói trên công ty SBS phải tăng cường mở rộng mạnglưới hoạt động của mình phủ khắp 62 tỉnh thành và mở rộng ra thị trường Đông Dương.Tận dụng mạng lưới của Ngân hàng Sacombank nên công ty SBS mở rộng mạng lướigiao dịch rất nhanh chóng Năm 2008 công ty SBS chỉ có 7 điểm giao dịch chứngkhoán, nhưng đến năm 2010 mạng lưới hầu như phủ rộng khắp đến 70 địa điểm giaodịch chứng khoán của công ty SBS Mục đích của việc mở rộng mạng lưới là nhằm tiếpcận trực tiếp với tất cả các dối tượng khách hàng, với phương châm phục vụ khách hàngtốt nhất Chính vì sự mở rộng mạng lưới, áp dụng công nghệ tiên tiến và chiến lược pháttriển phù hợp nên Công ty SBS không ngừng phát triển số lượng tài khoản mới mộtcách nhanh chóng Năm 2008 công ty SBS chỉ có 17.017 tài khoản chứng khoán, nhưngchỉ sau hai năm hoạt động công ty SBS đã phát triển được 44.450 tài khoản chứngkhoán tính đến cuối năm 2010
Doanh thu hoạt động môi giới của Công ty SBS tăng qua các năm Mặc dù doanh thuhoạt động môi giới không cao bằng doanh thu của hoạt động đầu tư nhưng nó cao hơntất cả các hoạt động khác như hoạt động tư vấn, bảo lãnh phát hành… Năm 2008 doanhthu hoạt động môi giới chiếm 7,59% trong tổng doanh thu của công ty Năm 2009 khicông ty triển khai mở rộng mạnh mạng lưới hoạt động thì mãng môi giới phát triểnmạnh, dẫn đến doanh thu hoạt động môi giới tăng theo và chiếm 18% tổng doanh thucông ty Năm 2010 diễn biến thị trường chứng khoán không thuận lợi do còn ảnh hưởngsuy thoái nền kinh tế nên doanh thu hoạt động môi giới tuy có giảm hơn so với năm
2009 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao 8,46% trong tổng doanh thi của các hoạt động khác
Để đạt được những thành tựu trên của hoạt động môi giới thì Công ty SBS khôngngừng đưa ra những chiến lược đúng đắn, nắm bắt được cơ hội để có những quyết định
Trang 39kịp thời Bên cạnh đó cổn ty SBS cũng chú trọng công tác đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầngcông nghệ, hệ thống giao dịch hiện đại được cung cấp bởi DST International, đưa ra cácsản phẩm đa dạng, dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và các bài báo cáo phântích chất lượng cao đã mang lại cho nhà đầu tư của SBS những dịch vụ tốt nhất và hiệuquả nhất để hướng đến tương lai là một trong những CTCK hàng đầu Đông Dương vềthị phần cũng như lợi nhuận.
Trên đây là những đánh giá chung hoạt động môi giới chứng khoán của công ty SBS.Tuy nhiên, để đánh giá hết thực trạng hoạt động MGCK của công ty SBS thì cần phải đisâu phân tích qua các chỉ tiêu như: Chỉ tiêu về quy mô giao dịch, thị phần, mạng lưới,sản phẩm dịch vụ, hỗ trợ và các nhân tố ảnh hưởng khác
2.2.2 Thực trạng phát triển thị phần hoạt động môi giới chứng khoán của công ty SBS
Hiện nay có hơn 100 công ty chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam Tuynhiên thị phần môi giới đều tập trung vào các công ty chứng khoán hàng đầu Thị phầnhoạt động môi giới của công ty SBS như sau:
Biểu đồ 4: THỊ PHẦN MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY SBS NĂM 2008-2010
(Nguồn: Báo cáo thường niên của HOSE năm 2008-2010)
Nhìn vào biểu đồ về thị phần hoạt động môi giới của Công ty SBS chúng ta thấy rằngmặc dù thị trường chứng khoán ngày một cạnh tranh mạnh mẽ hơn, môi trường kinh tếgặp nhiều khó khăn khi Việt Nam bị suy thoái kinh tế, các công ty chứng khoán lần lượt
ra đời và phát triển vượt trội… từ đó thị phần hoạt động môi giới sẽ bị chia nhỏ ranhưng công ty SBS luôn giữ vững thị phần của mình nằm trong Top 4 của 10 công tychứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất TTCK Việt Nam
Trang 40Năm 2010 tuy thị phần hoạt động môi giới của công ty SBS nằm trong Top 4 của 10công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất TTCK Việt Nam nhưng nhìn vàobiểu đồ ta thấy tốc độ tăng trưởng về thị phần hoạt động môi giới của Công ty SBS cógiảm so với năm 2009 là 1,75% Sự tụt giảm đó là do công ty SBS chưa triển khai cácsản phẩm hỗ trợ có chất lượng cao, nguồn vốn không đủ để hỗ trợ cho khách hàng khidùng đòn bẩy tài chính, không lường trước lượng khách hàng đăng nhập quá lớn vàophần mềm giao dịch trực tuyến dẫn đến phần mềm quá tải không đáp ứng kịp nhu cầucủa khách hàng, chiến lược SBS chú trọng vào hiệu quả hơn thị phần…
Nhìn chung, qua ba năm hoạt động thị phần hoạt động môi giới của công ty SBS luônđứng thứ 4 trong Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất TTCK ViệtNam Để nhìn rõ hơn “Bức tranh” thị phần hoạt động môi giới chứng khoán của công tySBS chúng ta đi sâu vào thị phần hoạt động môi giới của các CTCK tại HOSE và HNXnhư sau:
Biểu đồ 5: THỊ PHẦN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỔ PHIẾU VÀ CHỨNG CHỈ
QUỸ CỦA CÁC CTCK TẠI SOSE NĂM 2010
(Nguồn: Báo cáo thường niên của HOSE năm 2010)
Nhìn vào biểu đồ thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ của các công ty chứngkhoán tại HOSE năm 2010 ta thấy thị phần môi giới lần lượt là Công ty Chứng khoánThăng Long (10,04%), Công ty Chứng khoán Sài Gòn (8,94%), Công ty Chứng khoánThành phố Hồ Chí Minh (7,02%) và tiếp đến thứ tư là công ty SBS (6,02%)
Biểu đồ 6: THỊ PHẦN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỔ PHIẾU VÀ CHỨNG CHỈ
QUỸ CỦA CÁC CTCK TẠI HNX NĂM 2010