Tìm hiểu hiện trạng và việc quy hoạch phát triển cây xanh đô thị thành phố đà nẵng
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với mỗisinh viên cuối khóa, bước đầu giúp chúng ta làm quen với việc nghiên cứumột đề tài khoa học Xuất phát từ ý tưởng và hoài bão lớn lao của mình vàđược sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Địa Lý, em đãquyết định thực hiện đề tài: “Tìm hiểu hiện trạng và việc quy hoạch pháttriển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng”
Sau thời gian tiến hành nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của:
- Cô giáo Thạc sĩ Hoàng Thị Diệu Huyền – Giáo viên hướng dẫn –Giảng viên khoa Địa Lý - Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- Ban giám đốc, cán bộ, công nhân của Công ty Công viên và Công
ty Cây xanh thành phố Đà Nẵng
- Quý thầy cô khoa Địa Lý cùng tất cả bạn bè, đồng nghiệp và sự ủng
hộ, động viên của gia đình
Em đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình Qua đây em xin bày
tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến quý thầy cô, ban lãnh đạo Công tyCông viên – Công ty Cây xanh và gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và giúp
đỡ em thực hiện tốt đề tài này
Vì bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, cộng vớikinh nghiệm của bản thân chưa có nhiều nên đề tài sẽ không tránh khỏinhững thiếu sót Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của tất cả quý thầy
cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Trang 2
MỤC LỤC
Lời cảm ơn………1
Mục lục……….2
Danh sách các bảng biểu……… 5
Bản đồ Đà Nẵng………6
Phần I: Mở đầu……… 7
1 Lý do chọn đề tài……… 7
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề……….8
3 Mục đích nghiên cứu……….9
4 Nhiệm vụ nghiên cứu……… 9
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 10
6 Phương pháp nghiên cứu……… 10
Phần II: Nội dung……… 12
Chương 1: Cơ sở lý luận và các vấn đề liên quan đến Đô thị hóa – Môi trường – Cây xanh……… 12
1.1 Tổng quan về đô thị hóa – Môi trường – Môi trường đô thị - Cây xanh đô thị……… ,12
1.1.1 Đô thị hóa……… ,12
1.1.2 Môi trường……… 12
1.1.3 Môi trường đô thị……… 13
1.1.4 Cây xanh đô thị……… 13
1.1.5 Không gian xanh đô thị……… 14
1.2 Vai trò của cây xanh đô thị……… 14
1.3 Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển cây xanh của thành phố………… 17
1.3.1 Điều kiện tự nhiên……… 17
1.3.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội……… 19
Chương 2: Hiện trạng cây xanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 21
2.1 Khái quát tình hình cây xanh đô thị Đà Nẵng……… 21
2.1.1 Tình hình phát triển – phân bố cây xanh đường phố…… 21
2.1.2 Tình hình phát triển – phân bố cây xanh Công viên – Vườn hoa – Hành lang kĩ thuật……… 25
Trang 32.2 Đánh giá tình hình, công tác phát triển cây xanh đô thị
thành phố Đà Nẵng……… 33
2.2.1 Những ưu điểm………34
2.2.2 Những tồn tại, khó khăn……… 34
2.3 Cây xanh tại một số tuyến đường trên thành phố………… 36
2.3.1 Đường Nguyễn Văn Linh………36
2.3.2 Đường Trần Phú……… 37
2.3.3 Đường Bạch Đằng……… 38
2.3.4 Đường 2/9………41
2.3.5 Đường Phạm Văn Đồng……… 42
2.3.6 Đường Nguyễn Tất Thành……… 43
2.3.7 Đường Điện Biên Phủ……….45
Chương 3: Việc quy hoạch và phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng……… 47
3.1 Các văn bản, chính sách quản lý cây xanh đô thị………… 47
3.1.1 Bộ Xây Dựng……… 47
3.1.2 Thành phố………48
3.2 Việc quy hoạch, phát triển cây xanh đô thị………53
3.2.1 Cơ sở xác định chủng loại cây trồng đô thị……….53
3.2.2 Định hướng quy hoạch, phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng……… 54
3.2.3 Giải pháp trồng cây có chọn lọc……… 55
3.2.4 Các giải pháp thực hiện "Đề án phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng đến năm 2010"……… 65
3.2.5 Tiến độ thực hiện "Đề án phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng đến năm 2010"……… 68
3.2.6 Phân bổ kinh phí cho "Đề án phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng đến năm 2010"……… 70
3.2.7 Tổ chức thực hiện "Đề án phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng đến năm 2010"……… 75
3.3 Một số mô hình, hình ảnh của các đô thị xanh ở nước ta… 75
3.3.1 Cây xanh thành phố Huế……… 75
3.3.2 Cây xanh thành phố Vũng Tàu………77
3.3.3 Cây xanh thành phố Hồ Chí Minh……… 79 3.4 Dự báo về tình hình cây xanh đô thị thành phố những năm tới trong chiến lượt: “Phủ xanh thành phố Đà Nẵng tới năm 2015”…80
Trang 4Phần III: Kết luận – Tồn tại – Kiến nghị……… 82
1 Kết luận……… 82
2 Tồn tại……….82
3 Kiến nghị……….83
Tài liệu tham khảo……… 85
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT Danh sách bảng biểu Trang
1 Ảnh hưởng của độ rộng đai cây đến độ giảm tiếng ồn 1
2 Bảng thống kê sự phân bố cây xanh đường phố trên 24
4 Bảng các loại cây trồng phổ biến trong 26
Công viên – vườn hoa
4 Bảng thống kê các Công viên - Vườn hoa 27
tại thành phố Đà Nẵng
5 Bảng tình hình phát triển cây xanh từ năm 2003 33
đến năm 2006
6 Đặc điểm một số loài cây trồng đường 56
7 Bảng một số loài cây trồng đặc trưng 59
cho thành phố Đà Nẵng
8 Nhóm cây bóng mát chủ lực 65
9 Bảng phân bổ kinh phí hằng năm 70
Trang 6(Nguồn: Sở Giao thông – Công chính)
Trang 7PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình mở cửa phát triển nền kinh tế, nhiều
đô thị đang được hình thành và phát triển, đó không gian đô thị được mởrộng hơn với những nét hiện đại, cảnh quan thiên nhiên trong đô thị dần bịthu hẹp do sự phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế Do vậy việc pháttriển hạ tầng kinh tế sao cho phù hợp với quy hoạch bố trí không gian xanhtrong đô thị đã trở thành một vấn đề nóng bỏng của các đô thị trên cả nướchiện nay
Đà Nẵng là một thành phố biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểmmiền Trung Thành phố với một nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh
mẽ, cơ sở hạ tầng đang được đầu tư xây dựng một cách nhanh chóng, cảnhquan đô thị đang được hình thành một ngày hoàn thiện hơn Quá trình đôthị hóa đã làm cho thành phố đang trở nên nóng hơn, ô nhiễm và mất cảnhquan hơn Quá trình bêtông hóa đang làm mất dần những khoảng khônggian xanh trong thành phố Màu xám ghi của chất liệu bêtông như đang lấn
át màu xanh của thiên nhiên, nét hiện đại của đô thị đang dần vượt trội vẻđẹp nên thơ của thiên nhiên Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sựphát triển kinh tế thành phố nói chung và cảnh quan thành phố nói riêng.Cùng với vị trí nằm ở trung tâm hai đầu đất nước, núi nhô ra sát biển nênhằng năm thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra đã gây những hậu quảkhông nhỏ đến việc quy hoạch, phát triển mạng lưới cây xanh trên địa bànthành phố Song song với việc phát triển kinh tế, vấn đề hình thành và bảo
vệ không gian cây xanh trong thành phố đã trở thành một vấn đề hết sứccấp bách của không chỉ riêng ai mà của toàn thể nhân dân thành phố vớinhững chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học của quốc gia và địaphương đã và đang được triển khai thực hiện
Tuy vậy là một đô thị mới đang trên đà phát triển kinh tế, trong điềukiện cơ sở vật chất hạ tầng còn nhiều khó khăn thiếu thốn thì việc chỉnhtrang quy hoạch không gian xanh đô thị sao cho phù hợp với phát triển kinh
Trang 8tế là một vấn đề nan giải, đòi hỏi phải có sự đồng tình chung sức chunglòng của không chỉ các cấp lãnh đạo thành phố mà của toàn nhân dân thànhphố mới có thể đưa thành phố trở thành một đô thị kinh tế năng động, một
đô thị xanh, văn minh, lịch sự của cả nước trong thời gian tới
Đây chính là lý do và động cơ thôi thúc em lựa chọn đề tài: “Tìm
hiểu hiện trạng và việc quy hoạch phát triển cây xanh đô thị thành phố
Đà Nẵng” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Trên thế giới
- Sự phát triển trong quá khứ của cây xanh đô thị tập trung vào việctrồng cây, bảo quản và kiến trúc cảnh quan (Landscape architeure) Đếngiữa thập kỷ 60 của thế kỷ 20 quan niệm Lâm nghiệp đô thị (Urbanforestry) hay sự quản lý hệ thống rừng cây xanh đô thị vẫn chưa được thừanhận Grey (1978) dẫn ra rằng quan niệm Lâm nghiệp đô thị được giới thiệulần đầu tiên trên thế giới ở trường Đại học Toroto vào năm 1965 (theoJorgensen) như sau:
“Lâm nghiệp đô thị không chỉ liên hệ đến các cây xanh đô thị hayquản trị các cây cá lẻ, mà còn quản lý cây xanh trên toàn bộ diện tích chịuảnh hưởng và sử dụng bởi quần thể cư dân đô thị ”
- Nhiều nhà nghiên cứu phân biệt giữa ngành trồng cây và Lâmnghiệp đô thị nhưng trong Hiến Chương Lâm Nghiệp phối hợp, năm 1978xem Lâm nghiệp đô thị và ngành trồng cây là thể thống nhất, đã định nghĩaLâm nghiệp đô thị như sau:
“Lâm nghiệp đô thị nghĩa là trồng, tạo lập, bảo vệ và quản trị câyxanh và các thực vật kết hợp dưới dạng cá thể, nhóm nhỏ hay dưới hoàncảnh rừng trong thành phố, ngoại ô của thành phố và nông thôn ngoạithành”
- Những năm cuối thế kỷ 20, các phong trào nghiên cứu cây xanh đôthị, đặc biệt là các vườn thực vật, công viên phát triển mạnh trên thế giới
2.2 Ở Việt Nam
- Quá trình nghiên cứu phát triển trồng cây xanh đã có từ lâu đời.Trong thời phong kiến, các cung điện, lăng tẩm được trồng cây xanh vàmột số cây vẫn còn tồn tại đến ngày nay ở trong các khu du lịch Nhưngcây xanh đô thị thực sự chú trọng phát triển một cách khoa học khắp nơi
Trang 9trong nước vào thời kỳ Pháp thuộc, khi mà quá trình xây dựng đô thị ởNam Kỳ, Bắc Kỳ và Trung Kỳ được hình thành.
- Phong trào: ”Tết trồng cây” đã được Bác Hồ kính yêu phát động từnăm 1960
Trải qua bao thăng trầm của đất nước, cuộc chiến tranh chống Mỹhầu như đã làm gián đoạn các quá trình nghiên cứu về cây xanh đô thị Chỉ
từ khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì sự nghiên cứu trở lạimạnh mẽ hơn ở miền Nam và miền Bắc
- Tháng 12 năm 1994 Việt Nam tham gia một hội thảo ở ChaingMai
- Thái Lan về chuyên đề rừng và môi trường đô thị, hội thảo này tập trungvào 4 chủ đề chính là Việt Nam tham gia báo cáo chủ đề “Cây và môitrường đô thị”, trong đó tập trung vào 4 vấn đề:
+ Khái quát quá trình trồng cây và phát triển cây xanh đô thịtrong các tỉnh, thành phố Việt Nam
+ Sơ bộ thống kê các thành phần cây xanh trong đô thị ở cácthành phố lớn (chủ yếu là ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh)
+ Nghiên cứu chọn các loài cây cho các đô thị ở Việt Namtheo chức năng khác nhau
- Và cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cây xanhcủa các nhà khoa học trong cả nước trong tất cả các lĩnh vực: thống kê,phân loại, điều tra đánh giá hiện trạng, các giải pháp quy hoạch
3 Mục đích nghiên cứu
Vận dụng lý luận và thực tiễn công tác quy hoạch phát triển cây xanhtrong đô thị của Việt Nam áp dụng vào địa bàn nghiên cứu và thực tế tìnhhình phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng nhằm hình thành mộtkhông gian xanh đô thị, góp phần vào sự phát triển vững mạnh của kinh tếthành phố trong thời gian tới, đưa Đà Nẵng trở thành một đô thị xanh - sạch
- đẹp - văn minh lịch sự của nước ta và khu vực
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát chung những vấn đề lý luận và vai trò của cây xanh đôthị
- Tìm hiểu hiện trạng các điểm tập trung cây xanh trên địa bàn thànhphố, qua đó nêu bật lên tình hình phát triển, phân bố của hệ thống cây xanh
đô thị của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua
Trang 10- Nắm bắt một số định hướng, quy hoạch phát triển cây xanh thànhphố thông qua các văn bản về công tác quản lý, chăm sóc và quy hoạch củacác Sở, Ban, Ngành của thành phố.
- Dẫn chứng một số mô hình về cây xanh đô thị ở Việt Nam mà ĐàNẵng có thể học tập, áp dụng được Đồng thời đưa ra một số kiến nghị vàgiải pháp cụ thể nhằm giúp cho việc quy hoạch và phát triển cây xanhthành phố ngày càng phong phú và đa dạng hơn trong thời gian tới
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Cây xanh đô thị là tài sản công cộng thuộc quyền quản lý của nhànước Cây xanh đô thị bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau từ các loàithực vật thân gỗ nằm trên các vỉa hè, đến các cây bụi, dây leo, hoa cỏ trêncác dải phân làn, trong Công viên – Vườn hoa, công sở, trường học bệnhviện… Nhưng do thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế nên đề tài chỉ tậptrung tìm hiểu về một số loài cây xanh đường phố tại các tuyến đường lớntrong nội thị và một số loài cây hoa tại các công viên vườn hoa trong thànhphố
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng các phương pháp khác nhau để nghiên cứu
6.1 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu.Trên cơ sở tổng quan các tài liệu có được, chúng ta tiến hành phân tích vàtổng hợp thông tin, tài liệu giúp ta có được một tài liệu toàn diện và kháiquát về đề tài nghiên cứu
Những tài liệu được cập nhật từ rất nhiều nguồn tài liệu như : SởGiao thông – Công chính, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Công ty Cây xanh ĐàNẵng, Công ty Công viên Đà Nẵng, UBND thành phố Đà Nẵng… Lànhững tài liệu về các vấn đề liên quan qua đến cây xanh của thành phố như:tình hình phát triển cây xanh, việc chăm sóc, quản lý và quy hoạch của các
cơ quan chủ quản của thành phố Trên cơ sở những tài liệu đó sẽ đưa vào
xử lí phân tích để rút ra những kết luận cần thiết, từ đó có những địnhhướng phát triển cho vấn đề cây xanh của Đà Nẵng trong tương lai
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực địa
Trang 11Việc nghiên cứu một đề tài mang tính thực tiễn đòi hỏi phải có kiểmnghiệm thực tế Với việc nghiên cứu, khảo sát thực tế tình hình phân bố câyxanh trên địa bàn thành phố, từ đó có được một nét tổng quát và đầy đủ về
sự phát triển của cây xanh thành phố để đưa ra được những quy hoạch pháttriển phù hợp với yêu cầu thực tế của tiêu chuẩn cây xanh đô thị thành phố
6.3.Phương pháp điều tra
Kết hợp với việc nghiên cứu thực tế, tiến hành điều tra số lượng cây,chủng loại cây, tình hình phân bố phát triển trên các tuyến đường tiêu biểucủa thành phố Từ đó, làm rõ thêm hiện trạng cây xanh đô thị trong nhữngnăm qua và đưa ra một số giải pháp cho vấn đề cây xanh đo thị thành phố
Đà Nẵng trong thời gian đến
Trang 12PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔ THỊ HÓA – MÔI TRƯỜNG – CÂY XANH 1.1 Tổng quan về đô thị hóa – Môi trường – Môi trường đô thị - Cây xanh đô thị
1.1.1 Đô thị hóa
- Đô thị hoá là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thànhnhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đờisống Đây là một khái niệm rất đa dạng, bởi vì đô thị hoá chứa đựng nhiềuhiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển Các nhà khoahọc cũng xem xét và quan sát hiện tượng đô thị hoá từ nhiều góc độ khácnhau
- Quá trình đô thị hoá là quá trình công nghiệp hoá đất nước Vì vậy,cũng có người cho rằng đô thị hoá là người bạn đồng hành của công nghiệphoá Quá trình đô thị hoá cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sảnxuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chứckhông gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị
1.1.2 Môi trường
- Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố sống ở chung quanh chúng
ta Như vậy, môi trường được hiểu như là gồm: không khí, đại dương vàlục địa trong đó có cả sinh vật (động vật, thực vật và vi sinh vật) sinh sống
- Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thànhcác loại:
+ Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như cácyếu tố vật lý, hoá học và sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn conngười
+ Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người vàngười tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các
cá nhân và cộng đồng loài người
+ Môi trường nhân tạo: là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội docon người tạo nên và chịu sự chi phối của con người
Trang 13- Môi trường là đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học liênngành có mục đích chủ yếu là bảo vệ môi trường sống lâu dài của conngười trên Trái Đất Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động phát triển kinh tế
và khoa học kỹ thuật của con người có ảnh hưởng mạnh mẽ tới chất lượngmôi trường sống (khai thác tài nguyên thiên nhiên, gia tăng dân số, sản xuấtcông nghiệp) Không có một ngành khoa học nào đang có hiện nay đủ điềukiện nghiên cứu và giải quyết mọi nhiệm vụ của công tác bảo vệ môitrường là quản lý và bảo vệ chất lượng các thành phần môi trường sống củacon người và các sinh vật trên Trái Đất
1.1.3 Môi trường đô thị
Môi trường đô thị bao gồm mọi yếu tố đất, nước, không khí, môisinh, ánh sáng, lòng đất, các hệ sinh thái, các khu dân cư, các khu côngnghiệp và cơ sở sản xuất, các khu bảo tồn thiên nhiên và các hình thái vậtchất khác nằm trong lãnh thổ đô thị
1.1.4 Cây xanh đô thị
a) Khái niệm
Cây xanh đô thị có thể chia thành nhiều loại, tùy theo tính chất sửdụng và vị trí của khu đất trong cơ cấu quy hoạch đô thị Các loại cây xanh
đô thị:
* Cây xanh sử dụng công cộng
Cây xanh sử dụng công cộng là tất cả các loại cây xanh được trồngtrên đường phố và ở khu vực sở hữu công cộng (công viên, vườn thú, vườnhoa, vườn dạo, thảm cỏ tại dải phân làn, các đài tưởng niệm, quảng trường)phục vụ trực tiếp cho đô thị theo nhu cầu vui chơi giải trí, sinh hoạt vănhóa, rèn luyện thân thể và mỹ quan đô thị Gồm các loại:
- Các dải cây xanh thành phố: thường được trồng theo các phố lớn ở
2 bên hoặc ở khoảng giữa tuyến đường Hình thức này còn được tổ chứctrên các tuyến đi bộ chính trong khu ở, trên các trục trung tâm đi bộ có xen
kẽ các kiến trúc nhỏ ghế đá nghỉ chân
- Cây xanh trong công viên thành phố: là loại hình cây xanh chiếm vịtrí quan trọng trong hệ thống cây xanh thành phố Tùy theo điều kiện địahình cho phép, công viên có thể bố trí đều trong khu dân cư và ở những nơi
có địa hình cảnh quan thiên nhiên đẹp Công viên là nơi tổ chức các hoạtđộng văn hóa, giải trí nghỉ ngơi, thể thao, rèn luyện thân thể
Trang 14- Các vườn hoa: là khuôn viên nhỏ hẹp kết hợp với các quảng trườngcông cộng thành phố và các công trình kiến trúc nhỏ, làm tăng vẻ đẹp củatổng thể kiến trúc đô thị Đây cũng là chỗ dừng chân, ngắm cảnh đô thị.
* Cây xanh sử dụng hạn chế
Đây là khu cây xanh công cộng nhưng chỉ phục vụ hạn chế cho một
số đối tượng mang tính chuyên dùng như cây xanh trong khu trường học,bệnh viện, khu công nghiệp…
* Cây xanh có chức năng đặc biệt
Là khu cây xanh tổ chức theo nhu cầu riêng của quy hoạch Bao gồmcác khu cây xanh mang tính chất nghiên cứu khoa học, vườn thực vật, vườnthú, vườn ươm cây, các khu cây xanh cách lý bảo vệ, chống gió bão, giónóng, gió bụi…
1.1.5 Không gian xanh đô thị
Không gian xanh là bộ phận chức năng quan trọng cấu thành khônggian đô thị, trong đó bao gồm không gian xanh công cộng, không gian xanhcục bộ và không gian xanh chuyên dùng Không gian xanh và môi trường
đô thị gắn bó trong tổng thể thống nhất cây xanh - không gian xanh có tácdụng cải thiện điều kiện tự nhiên và vệ sinh công cộng như: Làm không khíthanh khiết, cải thiện điều kiện khí hậu, phòng chống khí độc hại, ngăn và
đẹp thành phố và phong phú cuộc sống văn hoá dân cư đô thị, ngoài ra còn
có ý nghĩa kinh tế và tác dụng phòng hộ an toàn
1.2 Vai trò của cây xanh đô thị
Đô thị thường là nơi tập trung sản xuất công nghiệp, dân cư đông,mật độ kiến trúc cao Vì thế môi trường đô thị thường bị ô nhiễm bởi khói,bụi, khí độc, chất thải và tiếng ồn Một trong những biện pháp tốt nhấtnhằm cải tạo điều kiện vi khí hậu, bảo vệ môi trường sống là trồng câyxanh Với cây xanh đô thị khi được tổ chức trồng hợp lý sẽ có nhiều tácdụng như:
1.2.1 Điều hòa nhiệt độ
Cây xanh có tác dụng điều hòa nhiệt độ trong môi trường đô thị nhờvào việc kiểm soát bức xạ mặt trời Lá cây ngăn chặn sự phản chiếu hấp thụ
và truyền dẫn bức xạ mặt trời Mặt khác nhờ vào quá trình thoát hơi nước,làm cho độ ẩm môi trường xung quanh tăng lên và giảm nhiệt độ Vào banđêm, tán cây mất nhiệt chậm hơn, tạo ra một tấm màn chắn giữa nhiệt độđêm lạnh và bề mặt đất ấm Vì vậy nhiệt độ dưới tán cây cao hơn ngoài
Trang 15không gian trống và trong vùng đô thị, sự khác biệt này có thể là 5 – 80C.Một cây đơn lẻ trong một ngày có thể hấp thụ 400 lít nước tương đươngvới 5 máy điều hoà không khí với công xuất 2500 kcal/20giờ/ngày Khảnăng điều hoà không khí tuỳ thuộc vào từng loại cây và sự nối kết của cáccây với nhau.
1.2.2 Cây xanh cản bớt tốc độ gió bão, hạn chế tác hại
- Tốc độ gió mạnh, khi gặp vật cản như cây xanh sẽ làm giảm tốc độgió xuống Vì vậy những hàng cây, dải cây và nhất là những cây trồngxung quanh đô thị góp phần quan trọng trong việc cản trở tốc độ gió bão,hạn chế sự thiệt hại do gió bão gây nên
1.2.3 Cây xanh ngăn đỡ hạt mưa, bảo vệ mặt đường, chống xói mòn và sạt lỡ đường sá, vườn hoa, công viên
- Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, nắng lắm, mưa nhiều lại tậptrung vào số tháng trong năm Có những trận mưa lớn không những làm hưhại các vườn hoa công viên mà còn làm hư hỏng đướng sá, gây xói mòn,sạt lở nhất là ở những nơi đất dốc Vì vậy để chống xói mòn, bảo vệ đường
sá thì việc trồng cây xanh che phủ là tấm lá chắn bảo vệ hiệu quả nhất cho
đô thị
1.2.4 Cây xanh lọc không khí, chống nhiễm bẩn môi trường
- Trong không khí lượng CO2 chiếm 0,03 %, nhưng ở các đô thị và ởnơi tập trung đông người lượng CO2 thường cao hơn Hàm lượng CO2 cao
sẽ đe dọa đến sức khoẻ con người Thế nhưng với vai trò thiên bẩm của nó,cây xanh sẽ hấp thụ những khí độc hại ấy giúp nó thực hiện quá trình quanhhợp tạo nên dưỡng chất cho cây đồng thời thải ra khí CO2 trong khí quyển
và góp phần cải tạo môi trường
1.2.5 Cây xanh ngăn cản bụi, giảm bớt tiếng ồn
- Các ô nhiễm dạng hạt có thể được giảm nhiều bởi sự hiện diện củacây và các thực vật khác trong nhiều ngày Chúng giúp cho việc tách khỏicác hạt trên không như cát, bụi, tro bay, phấn hoa và khói Các cành, lá,thân và các bộ phận khác như chồi, hoa có khuynh hướng hứng các hạt vàsau đó được rửa trôi bằng mưa Cây xanh cũng giúp tách các hạt trongkhông khí trên không bằng cách rửa sạch không khí hô hấp gia tăng ẩm độ,như cây giúp cho cố định các hạt ô nhiễm trên không, 1 m3 không khí ở nơi
có cây xanh: hút 0,5 mg bụi, nơi không có cây xanh: hút 0,9 mg bụi
- Bên cạnh đó ô nhiễm tiếng ồn cũng là vấn đề cần quan tâm
Trang 16+ Các sóng âm thanh được hấp thụ bởi lá cây, cành, nhánh củacây xanh cả cây bụi Việc bố trí cây xanh thường là thẳng góc với hướnggió, bụi, khói và tiếng ồn, chọn loài cây lá rộng và trồng với số lượng lớnthì hiệu quả sẽ cao hơn Vì nó có khả năng hấp thụ 27 % âm lượng, 73 %
âm lượng khuyếch tán và phản xạ đi xa Cây trồng thành đai có khả năngcản tiếng ồn khá nhiều, nhất là khoảng cách 5 – 10 m khả năng giảm tiếng
ồn mạnh nhất
+ Đai giảm ồn mạnh có sự phối kết nhiều loài cây, độ giảm ồnsau đai phụ thuộc vào khoảng cách giữa các hàng cây và bề rộng giữa cácdãi cây
Bảng: Ảnh hưởng của độ rộng đai cây đến độ giảm tiếng ồn
Stt Dải cây xanh Bề rộng dải cây (m) Độ giảm ồn –
Dexiben (db)
4 Hai dải cây hoặc 3 dải cây cách 3m 26 - 30 10 – 12
(Nguồn: Cây xanh với môi trường đô thị Tác giả Trần Thanh Lâm.Tạp chí Xây dựng, 1996.)
- Ở những đường phố có cây xanh thì có độ giảm ồn hơn so vớiđường phố không có cây xanh 5 lần Khả năng giảm ồn ở khu vực có câyxanh và khu vực không có cây xanh là 5 – 10 db
1.2.6 Tạo cảnh quan đường phố và mỹ quan kiến trúc đô thị
- Trong thiết kế xây dựng, các chất liệu như gỗ, bê tông, thép luônluôn được bố trí cây trồng để làm giảm đi tính kết cấu nặng nề của các vậtliệu này Cây xanh trồng ở hai bên đường phố, các khu nhà tập thể, nhàmáy, cơ quan, bệnh viện, trường học, vườn hoa, công viên ở mọi nơi, câyxanh đều làm tăng thêm vẻ đẹp Vẻ đẹp này càng nổi bật hơn nếu nghệthuật sắp xếp tài tình đi đôi với việc chọn giống cây có hoa đẹp, hoa thơm
và cùng với các công trình kiến trúc như ao hồ, bể nước, vòi phun Vì vậycây xanh luôn tô điểm đậm nét cho bộ mặt của đô thị
1.2.7 Các vai trò khác
- Ngoài những công dụng chính đã kể trên, cây xanh còn có nhiềucông dụng khác nữa: phòng hoả, hạn chế xói mòn đất ảnh hưởng đến nguồnnước, bảo tồn nguồn gen, có giá trị trang trí trong lĩnh vực an ninh quốcphòng Cây xanh còn có thể giúp ích trong việc điều khiển giao thông Cây
Trang 17xanh đô thị sau chu kỳ nuôi dưỡng, được đốn hạ thay thế sẽ cung cấp cácsản phẩm gỗ củi Dưới tán cây, bóng mát trong các khu công cộng, câyxanh đem lại chỗ nô đùa, vui chơi cho trẻ em Dưới bóng mát của cây xanh,người lớn có thể đi dạo, hít thở không khí trong lành, lặng ngắm thiênnhiên và suy ngẫm những vấn đề riêng tư của mình.
- Cây xanh còn dùng như một chỉ dẫn của biến cố lịch sử, nơi tưởngniệm Có những tên đường phố, khu phố mang tên của những loài xây rấtgần gũi và thân thương Như phố Hàng Xanh (mang tên của các loài Si,Sanh), Ngã Ba Cây Thị, Ga Hàng Sao, Bót Hàng Keo, Chợ Cầu Vông,thành phố Hoa Phượng Đỏ Và cây xanh trồng ở một nơi nào đó có thể làmột vật gợi nhớ những kỷ niệm quê hương hay một nơi thân thương đã trảiqua trong đời khi sự hiện diện của chúng, hay ngửi những hương thơm, mùi
vị mà cây xanh có được gây trong ta một cảm giác nhớ thương, làm chocuộc sống thú vị hơn
Ít ra thì chúng ta có thể nói rằng: “Đô thị sẽ là một nơi đìu hiu, hoangvắng nếu vắng bóng cây xanh”
1.3 Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển cây xanh của thành phố
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
- Thành phố với vị trí đặc biệt, tựa mình bên dãy Trường Sơn hùng
vĩ và hướng mình ra mặt biển Đông, thành phố còn có nhiều điểm du lịch
kỳ thú: Núi Ngũ Hành Sơn lịch sử mang ẩn nét đẹp của non nước hữutình cũng như đỉnh Bạch Mã - tiềm năng du lịch sinh thái của tỉnh ThừaThiên Huế thì Đà Nẵng lại có một Bà Nà cũng hùng vĩ và kỳ thú như thế.Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thành phố thật là độc đáo vàđẹp mắt, luôn thu hút đông đảo du khách đến thăm quan và ngắm cảnh đẹpcủa thành phố
Trang 18b) Địa hình
- Với diện tích tự nhiên là 1248,37 km2, nằm trên dãi đất hẹp, thànhphố Đà Nẵng nhìn chung khá phức tạp, phần lớn là đồi núi Nhiều dãy núichạy tận ra biển, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, một
số đồi thấp xen kẽ đồng bằng hẹp ven biển
- Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, đa số có độ cao từ 700 – 1500
m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn nên vấn đề bảo
vệ môi trường sinh thái cho thành phố phải đặc biệt được quan tâm
c) Thổ nhưỡng
- Thổ nhưỡng là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tạicủa cây cối, chỉ với những loại đất thích hợp cây mới có thể sinh trưởng vàphát triển tốt
- Cho đến nay, thành phố Đà Nẵng vẫn chưa tiến hành lập bản đồ thổnhưỡng cho toàn vùng Tuy nhiên qua các số liệu kiểm tra, khảo sát địachất rải rác ở các công trình xây dựng, khu chế xuất trên địa bàn thành phốcho thấy: đất tại đô thị Đà Nẵng chủ yếu có thành phần cơ giới nhẹ, độ phìthấp, nghèo mùn, nghèo chất dinh dưỡng, mang đầy đủ các đặc trưng củavùng đất cát ven biển: loại đất chủ yếu là cát hoặc cát pha Ngoài ra, thànhphố còn có những loại đất khác như: đất cồn cát trắng vàng, đất phèn, đấtmặn, phù sa, đất mùn vàng đỏ trên đá Macmaxit, đất feralit đỏ vàng
Với nền như vậy ít thuận lợi cho việc phát triển của cây xanh, đặcbiệt là cây xanh trồng trong khu vực đô thị, dễ dẫn đến tình trạng thiếunước và dinh dưỡng cho cây trồng
d) Khí hậu
Thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điểnhình, nhiệt độ cao và ít biến động Khí hậu đan xen giữa 2 miền Bắc vàNam một năm có 2 mùa rõ rệt: một mùa khô và một mùa mưa Mùa khôkéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, còn mùa mưa thường trùng với mùa bão lụt
từ tháng 9 đến tháng 12
* Chế độ nhiệt
- Nhiệt độ bình quân năm: 25,70C
- Số giờ nắng trung bình trong năm: 2116 giờ
- Tổng bức xạ nhiệt trong năm: 135 - 150 kcal/cm2/ năm
* Lượng mưa
- Lượng mưa trung bình trong năm: 2066,3 mm
- Số ngày mưa trung bình trong năm: 172 ngày
Trang 19Mưa vào tháng 5 và tháng 6 thường mang lại lượng nước hữu íchcho sản xuất và cây trồng.
* Độ ẩm
- Độ ẩm trung bình hàng năm: 82,5 %Với một nền nhiệt độ không lớn lắm, lượng mưa dồi dào, độ ẩm cao
là điều kiện hết sức thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của hệ thốngcây xanh đô thị của thành phố
* Chế độ gió, bão
Thành phố Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính:
+ Gió mùa Đông Bắc: thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3năm sau với tốc độ gió trung bình từ 36 – 54 km/h Gió này thường đem lạimột lượng mưa đáng kể thường gây ra mưa to, lạnh rét và đôi khi gây ra lũlụt
+ Gió mùa Tây Nam: gió này hoạt động từ tháng 4 đến tháng 8 vớitốc độ gió trung bình từ 10 – 18 km/h, thường đem theo thời tiết khô nóngcho khu vực Gió này nếu hoạt động mạnh sẽ làm tăng độ bốc hơi và sựthoát nước ở cây trồng tăng lên, dễ gây ra hạn hán
Tốc độ gió bão hàng năm rất lớn (40 m/giây), với sức gió như vậythường ảnh hưởng đến cây trồng, đặc biệt là cây xanh đường phố làm gãy
đỗ hàng loạt, tạo điều kiện cho mầm mống sâu bệnh gây hại
1.3.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội
a) Dân số
- Tổng dân số toàn thành phố là 716 282 người, nữ chiếm 365 269người trong tổng số (hơn 50%) Mật độ dân số là: 573 người/km2 (Năm2000)
+ Dân số khu vực thành thị: 565 440 người (78,95 %)+ Dân số khu vực nông thôn: 150 842 người (21,05 %)Qua đây chúng ta thấy rõ sự chênh lệch giữa dân cư thành thị và dân cưnông thôn là rất lớn Chính sự phân bố dân cư như vậy đã tạo nên một sức
ép rất lớn về dân số, môi trường, cảnh quan cho khu vực thành thị
b) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Về giao thông: hệ thống giao thông đường bộ trong nội thành đượcquan tâm đầu tư rất lớn, nhiều tuyến đường cũ được nâng cấp, cải tạo, mởrộng cho phù hợp với yêu cầu phát triển Có nhiều tuyến đường mới được
mở rất khang trang và đẹp mắt như Nguyễn Tất Thành, Sơn Trà – ĐiệnNgọc đã tạo nên một hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh từ trung tâm
Trang 20thành phố ra các vùng xung quanh Với sự hình thành mạng lưới đườnggiao thông đô thị khá hoàn chỉnh đã tạo điều kiện thuận cho việc phân bố,trồng mới hệ thống cây xanh tạo cảnh quan đẹp trên các tuyến đường.
- Kiến trúc, cảnh quan nhà ở đô thị: cùng với sự phát triển kinh tế,không gian nhà ở đô thị trong thành phố cũng có những nét đổi thay to lớn,trên nhiều tuyến đường đã xuất hiện những kiến trúc độc đáo, mang vẻ đẹpcủa một đô thị hiện đại Không gian đô thị thực sự có sự kết hợp hài hòagiữa kiến trúc và thiên nhiên đã tạo cho thành phố một vẻ đẹp hài hòa, đemlại cho khách du lịch những cảm giác thoải mái và dễ chịu khi đi trênnhững phủ bóng cây xanh của thành phố
Trang 21CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 Khái quát tình hình cây xanh đô thị Đà Nẵng
Đà Nẵng sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và đượccông nhận là đô thị loại I đã bước vào vị thế mới Cùng với đó là quá trình
đô thị hóa phát triển nhanh chóng, mạng lưới giao thông đô thị được xâydựng đúng hướng, nhiều tuyến đường phố cũ được đầu tư nâng cấp cải tạo,
hạ tầng kĩ thuật được xây dựng đồng bộ Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựngcho hạng mục cây xanh trên những tuyến đường hoặc công viên, khu vuichơi thiếu đồng bộ nên sau khi đưa vào sử dụng nhiều năm vẫn chưa có câyxanh che phủ Đồng thời trên các tuyến đường nâng cấp mở rộng trong quátrình chỉnh trang đô thị chưa được các đơn vị tư vấn nghiên cứu đề xuất cácgiải pháp tận dụng hoặc chuyển dịch cây xanh sẵn có trên đường mà phầnlớn là chặt hạ nên cũng làm giảm mật độ che phủ
2.1.1 Tình hình phát triển – phân bố cây xanh đường phố
a) Tình hình phát triển
- Cây xanh đô thị Đà Nẵng đạt xấp xỉ 1,0 m2/người (bao gồm câyxanh đường phố, công viên, cây xanh trong các trụ sở cơ quan, trường học,trong nhà vườn… trong nội thành), riêng cây xanh đường phố chiếm0,45m2/người Trong khi đó tiêu chuẩn của cây xanh đô thị trên 20 vạn dânphải đạt tỉ lệ 5 m2/người mới đảm bảo chống ô nhiễm môi trường, giữ cânbằng sinh thái, tạo một không gian xanh, sạch và cảnh quan đẹp cho thànhphố Như vậy, tỉ lệ cây xanh bình quân trên đầu người của Đà Nẵng còn rấtthấp
- Chủng loại cây xanh đường phố rất đa dạng, hiện có khoảng 75chủng loại khác nhau của 26 họ thực vật nhưng hầu hết là cây tạp (nhưVông đồng, Bồ đề, Vú sữa, Mận, Trứng cá…) do dân hoặc các đơn vị tựtrồng không phù hợp với cảnh quan của từng loại đường, từng khu dâncư…, chưa đúng chủng loại trồng theo phê duyệt của UBND thành phố(những cây chủ lực như Muồng tím, Muồng kim phượng, Sao đen, Viết, XàCừ…)
- Cây xanh trồng trên đường phố Đà Nẵng còn đơn điệu, chủ yếutrồng theo một hàng trên vỉa hè, mang tính rập khuôn như khoảng cách 6 -
7 m/cây, chưa có nghiên cứu kết hợp giữa cây xanh với các công trình khác
Trang 22cho từng loại cây, cây xanh trên các dải phân cách và đảo giao thông chưatạo hiệu quả thẩm mỹ Cây xanh bố trí thẳng hàng cùng với đường dây trênkhông, hố trồng cây nằm ngay trên các công trình ngầm như cống thoátnước, cống cáp điện thoại hoặc các kết cấu cũ của mặt đường… nên rất ảnhhưởng đến sự phát triển của cây.
- Một “chiến dịch” mở mang đường sá đã được chính quyền TP phátđộng từ năm 1997 Đi theo phong trào ấy là hàng trăm gốc cổ thụ như mù
u, xà cừ lần lượt bị đốn hạ để lấy đất mở đường
Theo Công ty Cây xanh TP Đà Nẵng, trong suốt gần 10 năm qua đã
có hơn 8.000 cây xanh trên toàn TP bị đốn hạ Trong khi đó, việc tái tạocây xanh trên đường phố Đà Nẵng từ những năm trước 2004 hầu như “bỏtrống” Thêm vào đó, không gian đô thị liên tục được cơi nới, mở rộng từ
95 km2 năm 1995 lên 231 km2 vào năm 2005 khiến diện tích cây xanh bìnhquân trên đầu người của Đà Nẵng giẫm chân tại chỗ ở mức 0,4m2/người,không đúng chuẩn về cây xanh đối với đô thị loại 1 (từ 1,5m2/người trởlên) Trong 3 năm trở lại đây, Đà Nẵng đã trồng được hơn 10.000 cây xanhđến nay mới cao quá đầu người
- Tình hình thiên tai (đặc biệt là bão lớn) thường xuyên xảy ra vớitần suất ngày càng lớn và cường độ ngày càng mạnh đã ảnh hưởng đáng kểđến cây xanh của thành phố, làm số lượng cây xanh giảm đi rất nhiều Điểnhình là cơn bão Xangsane 10/2006 Theo thống kê của Công ty Cây xanh
TP Đà Nẵng, cơn bão Xangsane đã gần như “nuốt chửng” toàn bộ cây xanhtrong thành phố, với mức thiệt hại ước tính sơ bộ khoảng 50 tỉ đồng Trướcbão, Đà Nẵng có khoảng 30.000 cây, nhưng sau khi cơn bão hung dữ điqua, Đà Nẵng có đến 75% tổng số cây bị hư hại nghiêm trọng như bật gốc,gãy cành, tét nhánh Hầu hết những cây may mắn còn sống sót sau cơn bão
đa số đều trụi lá và trong tình trạng nguy kịch Nhiều cây lớn đẹp, vốn umtùm trước bão nay chẳng khác gì những bộ xương khẳng khiu
Trang 23Cây xanh đường Nguyễn Tất Thành trong cơn Xangsane sáng1/10/2006
Cây xanh ngã đổ do bão Xangsane trước cổng Công viên 29/3
Thống kê sơ bộ cho thấy, những tuyến đường có nhiều cây xanh giátrị nhất thành phố như Nguyễn Tất Thành, Trần Phú, Phan Chu Trinh, LêLợi rất nhiều cây đã ngã đổ, nằm ngổn ngang, gây tắc đường, cản trở giaothông Khoảng 300 cây trên 10 tuổi đã chính thức bị “xóa sổ” khỏi bản đồcây xanh thành phố Toàn bộ 2.000 cây xanh vừa mới được trồng cách đây
1, 2 tháng để chuẩn bị cho hội nghị APEC đã trở nên tiêu điều, xơ xác.Trong khi đó, 500 trên tổng số 735 cây dừa mới được chuyển đến trồngtrên tuyến đường Nguyễn Tất Thành đã “vĩnh viễn ra đi” Mỗi cây trị giá từ
Trang 241 đến 2 triệu đồng Để phục hồi những cây này, thành phố cần khoảng 3 tỉđồng để chi phí cho trang thiết bị, máy móc cần thiết cho công tác cứuchữa Đây là một thiệt hại rất to lớn về mặt kinh tế lẫn cảnh quan thành phố
mà phải mất một thời gian dài thành phố mới lấy lại vẻ đẹp như xưa được
b) Tình hình phân bố
- Tính đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2006 trên địa bàn thành phố,Công ty Cây xanh Đà Nẵng đang quản lý và theo dõi 32.620 cây xanh cácloại trên 250 tuyến đường phố và 15 khu dân cư của 75 loài cây thuộc 26
họ khác nhau
Tổng số lượng được Công ty quản lý, duy tu bảo dưỡng gồm 4 loại:
+ Cây xanh loại 1: 10.956 cây + Cây xanh loại 2: 5.606 cây+ Cây xanh loại 3: 1.229 cây+ Cây xanh mới trồng, đang chăm sóc: 13.230 cây
Bảng: Thống kê sự phân bố cây xanh đường phố trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Quận,
huyện
Diện tích (km 2 )
Dân số (người)
Tổng
số cây xanh (cây)
Số loài cây (loài)
Đường phố có cây xanh (cây)
C.xanh trên 5 tuổi (cây)
C.xanh dưới 5 tuổi (cây)
Tỷ lệ cây xanh (%)
(Nguồn: Thống kê Công ty Cây xanh Đà Nẵng Tháng 12/2006)
* Bảng phân bố trên chỉ tính cây xanh đường phố thuộc khu vực đôthị
* Hoàng Sa là một huyện đảo nên không thống kê ở bảng trên
* Trong bảng thống kê này không tính cây xanh huyện Hòa Vang
Trang 252.1.2 Tình hình phát triển – phân bố cây xanh Công viên – Vườn hoa – Hành lang kĩ thuật
a) Tình hình phát triển
* Tại các Công viên – vườn hoa
Qua một thời gian dài hình thành và phát triển, hiện nay các loài câyhoa, cỏ được bố trí trong các Công viên – Vườn hoa là tương đối phù hợp.Tại Công viên 29/3 cây trồng, có độ che phủ trên 70% diện tích mặt đất,ngoài các loại cây lớn ra, còn có nhiều loại cây trang trí thấp có hoa như:Trúc đào, Tường vi, Tai tượng, Ngâu, Nguyệt quế theo thống kê đượcCông viên 29/3 có trên 100 loài cây các loại Tuy nhiên, nhìn chung tại cácCông viên – vườn hoa diện tích thảm hoa còn thấp và chưa được phongphú về màu sắc và chủng loại, nhất là các loài hoa lạ có màu sắc rực rỡ, cógiá trị nghiên cứu để thu hút khách vui chơi
* Tại các hành lang kỹ thuật (Các vòng xoay, dải phân làn)
- Thành phố Đà Nẵng đang trong giai đoạn chỉnh trang đô thị, các tuyếnđường mới được mở rộng và nâng cấp, các vòng xoay, dải phân làn đều cóthiết kế trước khi xây dựng, nhưng nhìn chung việc bố trí cây trồng chưađược phong phú và đa dạng, nhất là các loài hoa, cỏ Cây hoa chưa đượcchú trọng về màu sắc và loài, chỉ khoảng 10 loài là: Trang, Bông giấy, Cẩm
tú mai, Huỳnh anh, Bạch ngọc anh, Thơm ổi và một số cây bụi thấp có màusắc có thể thay thế hoa như: Chuỗi ngọc, Mắt nhung… Về cỏ có 2 loại là
cỏ lá Gừng và cỏ Nhung Diện tích thảm hoa chiếm một tỷ lệ không lớn vàdiện tích hoa cao cấp thì rất ít
- Hiện nay các vòng xoay, dải phân làn nhìn chung chỉ có một số đạttiêu chuẩn về thẩm mỹ, thể hiện ở mô hình bố cục cảnh quan ở hành lang
kỹ thuật Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Bạch Đằng (đường BạchĐằng được đánh giá là con đường đẹp nhất, nhì cả nước), với bố cục hợp
lý, các cây rất hài hòa, cân đối với cảnh quan Nó thật sự đóng vai trò quantrọng trong cảnh quan thành phố
- Nhưng cũng có một số công trình diện tích thảm hoa còn quá thấp,nghèo nàn về chủng loại cây hoa, ngoài nguyên nhân khách quan là thànhphố Đà Nẵng chịu tác động của điều kiện khí hậu, nên số loài hoa, cỏ phùhợp còn hạn chế Còn có một nguyên nhân chủ quan là trong quá trình xâydựng đã bỏ qua các yếu tố kỹ thuật, đất trồng cây bên dưới là cát và giải hạhoặc thiết kế cây trồng không phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng, nên cây trồng
Trang 26không được xanh tốt và thường khô héo, như thường gặp ở đường NguyễnTất Thành
b) Tình hình phân bố
- Các Công viên – Vườn hoa – Đảo giao thông… phân bố không đềutrên địa bàn thành phố, phần lớn tập trung ở quận Hải Châu, Thanh Khê,riêng quận Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang hầu như không có
Tỉ lệ diện tích Công viên - Vườn hoa trên tổng diện tích nội thành là quánhỏ khoảng 0,35 %
- Tỷ lệ diện tích thảm hoa và thảm cỏ trên tổng diện tích Công viên –Vườn hoa còn quá thấp, thảm hoa là 5,72 %, còn thảm cỏ chiếm 25,30 %
+ Tổng số: 4.834 cây, trong đó cây bóng mát: 1.815 cây, tất cảđều đã phát huy tác dụng cải tạo môi sinh
+ Về thực vật: Các sắc mộc phổ biến trong các Công viên - Vườnhoa là:
Bảng: Các loại cây trồng phổ biến trong Công viên – Vườn hoa Cây bóng mát Cây cảnh Cây hoa, cây bụi
Mỹ
Keo lá tràm Muồng vàng Chuối hoa
Đa, Đề Tùng bút Trắc bách diệp
(Nguồn: Công ty Công viên Đà Nẵng)
- Cây xanh Công viên - Vườn hoa trong thành phố phân bố khôngđồng đều chủ yếu tập trung ở một số khu vực như sau:
+ Quận Hải Châu: Vườn hoa trung tâm (đường Hùng Vương),Vườn hoa Viện Cổ Chàm, Đài Tưởng niệm 2/9, cảnh quan đường BạchĐằng, cảnh quan đường Nguyễn Tất Thành
+ Quận Thanh Khê: Công viên 29/3, Công viên Tượng đài mẹDũng Sĩ Thanh Khê, vườn hoa cảnh quan hồ Thạc Gián – Vĩnh Trung,cảnh quan đường Nguyễn Tất Thành
Trang 27+ Quận Sơn Trà: Công viên Bạch Đằng Đông, cảnh quanđường Phạm Văn Đồng.
+ Quận Liên Chiểu: Cảnh quan đường Nguyễn Tất Thành
Bảng: Thống kê các Công viên - Vườn hoa tại thành phố Đà Nẵng
STT Tên Công viên,
Vườn hoa
Diện tích (m 2 ) Quận
Cây cảnh (cây)
Thảm hoa (m 2 )
Thảm cỏ (m 2 )
1 Công viên 29/3 199.334 Th Khê 1.169 504 47.829
Trang 28(Nguồn: Thống kê Công ty Công viên Đà Nẵng Tháng 12/2006)
* Một số mô hình cây trồng trong các vườn hoa, công viên văn hóa – nghỉ ngơi – giải trí
Thành phố Đà Nẵng hiện có các vườn hoa: Vườn hoa Trung Tâm, Vườnhoa Cổ Viện Chàm, Vườn hoa Bạch Đằng, Công viên Bạch Đằng Đông vàCông viên 29/3 có diện tích lớn nhất (20ha), là nơi để người dân đến thamquan, vui chơi Qua điều tra khảo sát hiện trạng ở các vườn hoa và côngviên 29/3 đã được nghiên cứu như sau :
- Mô hình bồn hoa trang trí
Thường được đặt ở các trục lối vào công viên, vườn hoa để tạo ấn tượngđối với du khách khi vào công viên, góp phần tạo nên cảnh sắc chung chotoàn công viên
Thành phần các loài cây được bố trí trong các bồn hoa gồm:
+ Trang trí nền : Cỏ nhung, cỏ gừng
+ Cây làm viền : Ác ó, Chuỗi ngọc, Cô tòng, Tía tô cảnh, Trắc báchdiệp…
+ Cây hoa trang trí : Bao gồm các loài hoa và kiểng lá màu: Trang
Mỹ, Bạch ngọc anh, Huyết dụ, Cẩm thạch, Huỳnh anh, Bông bụt, Thơmổi…
Trang 29Mô hình bồn hoa trang trí tại công viên 29/3 (Nguồn: Công ty Công viên Đà Nẵng)
- Các mô hình trang trí bồn hoa lối vào
Mô hình bồn hoa lối vào Công viên 29/3
(Nguồn: Công ty Công viên Đà Nẵng)
Trang 30Mô hình bồn hoa lối vào Tượng đài 2/9
(Nguồn: Công ty Công viên Đà Nẵng)
* Một số mô hình cây trồng trong các hành lang kĩ thuật
- Vòng xoay (Đảo giao thông)
+ Các vòng xoay lớn: Gồm: Vòng xoay Cầu Tuyên Sơn (bán kính 17,5m), Điện Biên Phủ (bán kính 18,5m), vòng xoay đường 2 tháng
9 (bán kính 17,5m), vòng xoay đường Phạm Văn Đồng (bán kính 15m).Đây là một số mô hình bố trí cây trồng trên các vòng xoay lớn:
Vòng xoay cầu Tuyên Sơn
Vòng xoay Điện Biên Phủ
(Nguồn: Công ty Công viên Đà Nẵng)
Trang 31Vòng xoay đường 2/9
(Nguồn: Công ty Công viên Đà Nẵng)
+ Các vòng xoay nhỏ: là các vòng xoay có bán kinh nhỏ hơn (dưới
10m ) Gồm: Vòng xoay Hoàng Diệu (bán kính 7,5m ), vòng xoay Quân
Khu (bán kính 6m), vòng xoay Nguyễn Tri Phương (bán kính 6,5m)
Vòng xoay đ ường Nguyễn Tri Phương (Nguồn: Công ty Công viên Đà Nẵng)
- Dải phân làn
Được xây dựng với mục đích chính là tạo cho kiến trúc cảnh quanthành phố đa dạng, xinh tươi và bớt tẻ nhạt Mặt khác nó góp phần tích cựctrong việc gia tăng mảng xanh trong thành phố
Trang 32
Dải phân làn đường Phạm Văn Đồng (Nguồn: Công ty Công viên Đà Nẵng)
Dải phân làn đường Nguyễn Văn Linh
(Nguồn: Công ty Công viên Đà Nẵng)
2.2 Đánh giá tình hình công tác phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng
Để đánh giá tình hình công tác phát triển cây xanh đô thị của thànhphố trong thời gian qua, Công ty Cây xanh Đà Nẵng đã tổng hợp số liệusau:
Bảng: Tình hình phát triển cây xanh từ năm 2003 đến năm 2006
Stt Diễn giải Đvt 2003 2004 2005 2006
Trang 331 Tổng số cây hiện có cây 18.387 22.006 26.785 32.620
3 Tỉ lệ cây xanh dưới
8 Tổng vốn đầu tư cho
phát triển cây xanh triệu 600 1.500 2.700 5.700
9
Diện tích cây
xanh/đầu người (đối
với cây xanh đường
phố/người)
m2/người 0,36 0,38 0,45 0,55
10
Diện tích cây
xanh/đầu người (đối
với cây xanh đô
Trang 34- Qua bảng số liệu trên đã thể hiện sự tăng trưởng cây xanh trong 3năm từ 2003 đến 2006 với số lượng cây trồng chênh lệch trên 14.000 cây
so với thời kì trước năm 2003 là 18.387 cây Như vậy, mức độ phát triểncây xanh trong giai đoạn này là nhanh chóng Điều này cho thấy thành phố
và Sở chủ quản đã rất quan tâm phát triển mảng xanh đô thị, đặc biệt làchương trình cây xanh hằng năm đã được đầu tư tăng về số lượng, giá trị và
có hiệu quả
- Chất lượng cây xanh từng bước được hạn chế những nhược điểm
về quy cách cây xanh đưa ra trồng (đạt tiêu chuẩn cây trồng đô thị) cũngnhư khắc phục được những bất cập trong quản lý, trong công tác trồng,chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh
- Năm 2006, Công ty Cây xanh Đà Nẵng đã trồng được hơn 6.700cây xanh, đây là con số đạt mức cao nhất từ trước đến nay về số lượng câyxanh được trồng nhiều nhất trong một năm tại thành phố Đà Nẵng
- Số cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay vẫntồn tại 75 loài cây mà đa số là loài cây tạp (không đạt tiêu chuẩn cây trồng
đô thị) Cần có kế hoạch, giải pháp sớm thay thế và bổ sung chủng loại câyvới đặc trưng riêng cho từng tuyến đường phố
- Sự quản lý trồng cây xanh trên địa bàn chưa triệt để, thống nhấtmột đầu mối quản lý chuyên ngành và sự phối hợp trong xây dựng cơ sở hạtầng, trong thiết kế quy hoạch (hệ thống lưới điện - Nước sinh hoạt - Hệthống thoát nước - Cáp quan - Cây xanh) chưa được đồng bộ làm ảnhhưởng trực tiếp đến sự phát triển của hệ thống cây xanh rất lớn
- Nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về quản lý, bảo vệ câyxanh còn thấp
- Sự đầu tư còn rất hạn chế về kinh phí trồng, duy tu bảo dưỡng câyxanh cũng như đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị chuyên dùng
* Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại khó khăn trên
Trang 35- Chiến lược quy hoạch và phát triển cây xanh chưa được chú trọng,nhiều đơn vị làm công tác quy hoạch thẩm tra nhưng thiếu sự phối kết hợpnên cây xanh trong các dự án chỉ là trồng, không tính đến việc có hợp vớiđiều kiện thổ nhưỡng, khí hậu hay không.
Đồng thời, trong những năm gần đây trong quá trình chỉnh trang đôthị, nhiều cây đại thụ bị chặt hạ để nâng cấp mở rộng đường (như trên cáctuyến Quang Trung, Lê Duẩn, Ngô Quyền, Nguyễn Chí Thanh, Điện BiênPhủ…) hoặc xây dựng các khu dân cư mới, số cây tự nhiên trong cáckhuôn viên, đất vườn cũng bị chặt hạ, nhưng công tác trồng mới lại chậmtriển khai hoặc không bố trí kinh phí trong dự án nên đã làm giảm đáng kể
độ che phủ của cây xanh đô thị (trong lúc cây trưởng thành có độ che phủgấp 100 lần cây mới trồng)
- Các tuyến đường bố trí vỉa hè hẹp, cây xanh phải trồng chen giữacác công trình hạ tầng kĩ thuật khác như hệ thống đường dây điện, điệnthoại… Chỉ giới xây dựng vươn ra ngoài chỉ giới đường đỏ cũng làm hẹpkhoảng không cho cây phát triển, làm lệch tán, không cân đối làm cho cây
dễ ngã đổ trong mùa mưa bão
- Chưa có tổ chức cơ quan nghiên cứu về cây xanh đô thị để thammưu cho thành phố trong công tác chọn giống, kĩ thuật trồng và chăm sácbảo dưỡng Một số chủ dự án, ban quản lý dự án còn xem nhẹ về kĩ thuậttrồng cây xanh, coi đây là hạng mục công trình phụ, do đó nhiều cây trồngquá nhỏ, hố trồng trên nền bê tông, đất đá và thiếu chăm sóc trong thời kìđầu để cây sinh trưởng nên nhiều tuyến đường cây xanh không phát triểnđược
- Kinh phí đầu tư cho việc phát triển cây xanh công viên, đường phốcòn nhiều hạn chế, không đáp ứng theo phân kì đầu tư như dự án quy hoạch
đã được phê duyệt (chỉ đạt dưới mức 30%) Một số công viên được quyhoạch, đầu tư san nền trong nhiều năm nhưng hạng mục cây xanh chưađược triển khai Kinh phí cho công tác duy tu, chăm sóc thiếu, nhất là kinhphí chăm sóc sau khi trồng
- Một bộ phận dân cư thiếu ý thức trong việc bảo vệ cây xanh côngcộng, thậm chí có nhiều trường hợp vì lợi ích các nhân đã tìm mọi cách như
đổ các hóa chất, chặt rễ… làm cho cây chết, cá biệt có trường hợp tự chặt
hạ cây
- Môi trường không khí trong đô thị bị ô nhiễm nghiêm trọng,thường xuyên tiếp nhận nhiều loại chất độc từ: các loại xe lưu thông trên
Trang 36đường, hoạt động của các nhà máy, cơ sở sản xuất… thải ra nhiều oxytcarbon, SO2, bụi… là nguyên nhân làm giảm khả năng phát triển cây xanh
- Và cuối cùng là nguồn kinh phí đầu tư để phát triển cây xanh đô thịchưa đáp ứng kịp với tỉ lệ gia tăng dân số đô thị hằng năm cũng là một yếu
tố làm giảm đáng kể tỉ lệ cây xanh m2/người
* Nhận xét chung
Với mức độ tăng trưởng cây xanh như hiện nay thì ước tính nhữngnăm đến cây xanh đô thị Đà Nẵng sẽ tiếp tục tăng cả về số lượng và chấtlượng, bên cạnh đó kết hợp những giải pháp xã hội hóa cây xanh có hiệuquả thì đến năm 2010 mật độ cây xanh đô thị bình quân trên đầu người cóthể đạt 3 – 3,5 m2 trở lên
2.3 Cây xanh tại một số tuyến đường của thành phố
2.3.1 Đường Nguyễn Văn Linh
- Giới hạn: (Dài 1.200 m) Từ đường Nguyễn Tri Phương – HoàngDiệu
- Đường rộng 30 m, có 2 làn xe chạy, có dải phân làn ở giữa
+ Bề rộng lòng đường mỗi bên: 10,5 m+ Bề rộng lề đường mỗi bên: 3,5 m+ Bề rộng dải phân làn: 2 m
- Số lượng cây: 198 cây
- Loại cây:
+ Lề đường: trồng thuần một loại Hoa sữa Hoa sữa trên tuyếnđường này phát triển rất tốt, cây gốc to với đường kính gốc: 30 – 50 cm,cây cao: 5 – 7 m Cây nhiều tầng tán, xum xuê, tỏa bóng mát cho cả conđường Phần lớn cây ở đây mới được trồng trong vòng 5 năm trở lại đâynên cây còn khỏe, tràn đầy sức sống, không sâu bệnh Tuy vậy, do tìnhtrạng thiếu nước nên một số cây trên tuyến đường này thường bị vàng lá,rụng lá Do đó trong công tác chăm sóc cây cho tuyến đường này cần chútrọng đến khâu nước tưới
Trang 37Hàng hoa sữa trên lề đường Nguyễn Văn Linh
(Nguồn: Ảnh chụp tháng 5/2007)
+ Dải phân làn: bố trí rất nhiều loài cây, hoa như: Tùng báchtán, Cau trắng, Cau tam giác, Bông giấy, Phượng vàng, Ngâu, Trang Nhật,Chuỗi ngọc, cỏ lá Gừng… Cây hoa trên dải phân làn này bày trí rất đẹp,nổi bậc là hàng trăm cây Tùng bách tán (với khoảng cách 5 m/cây) làm câychủ đạo, chung quanh là các loại hoa như Bông giấy, Trang Nhật đủ màusắc, Phượng vàng, làm viền là Chuỗi ngọc trên nền cỏ lá Gừng Cây hoađược chăm sóc rất công phu, cắt tỉa gọn gàng nên phát triển rất tốt và cóhàng lối trông thật bắt mắt Đây là một con đường đẹp vào loại nhất nhìtiêu biểu cho đường có dải phân làn của thành phố
2.3.2 Đường Trần Phú
Đây là tuyến đường 1 chiều của thành phố nằm song song với đườngBạch Đằng 1 chiều ven sông Hàn Là con đường tập trung nhiều cơ quanhành chính, công sở của thành phố
- Giới hạn: (Dài 3.460 m) Từ đường Đống Đa – Trưng Nữ Vương
- Đường rộng 16 m, có một làn xe chạy
+ Bề rộng lòng đường: 10 m+ Bề rộng lề đường mỗi bên: 3 m
- Số lượng cây: 436 cây
Trang 38Hàng cây tỏa bóng mát trên đường Trần Phú
2.3.3 Đường Bạch Đằng
- Giới hạn: (Dài 2.542 m) Từ đường Đống Đa – Đường 2/9
- Đường rộng 15m, có 1 làn xe chạy
+ Bề rộng lòng đường 10 m+ Bề rộng lề đường mỗi bên: 2,5 m
Trang 39Cây trồng trên đường Bạch Đằng (Nguồn: Ảnh chụp tháng 5/2007)
- Số lượng cây: 450 cây
- Loại cây: gồm 2 khu vực
+ Khu vực từ đầu đường 2/9 đến chân cầu sông Hàn là khuvực cây mới được trồng trong quy hoạch mở rộng tuyến đường Bạch Đằng
và công viên Bạch Đằng xen kẽ với các gốc cây cổ thụ có từ lâu đời Câymới trồng gồm Muồng kim phượng, Dừa, Hoa sữa, Sao đen, Bàng, Cọ châuPhi (50 cây) Cây hoa trang trí gồm các loại như Hiếp bi, Mồng gà, Hoagiấy càng làm tô thêm vẻ đẹp cho một đoạn đường
Hàng cây cổ thụ trên đường Bạch Đằng
(Nguồn: Ảnh chụp tháng 5/2007)
Trang 40Ở khu vực này có Công viên Bạch Đằng được bố trí rất đẹp, gồmnhững khoảng sân trống, nền cỏ Nhung xanh tươi, xen kẽ những khóm câyxanh với đủ các loại cây hoa như Ngọc Anh, Hoa sứ trắng, Trang Nhật đủmàu, Chuỗi ngọc, Cọ châu Phi, Vạn tuế, cỏ lá Gừng…Đặc biệt là loại Cọchâu Phi phát triển rất tốt với đường kính gốc 70 – 100 cm, cao 6 – 8 m, tánrộng 4 – 6 m che bóng mát cho cả công viên Đây là nơi vui chơi giải trí,nghỉ ngơi lý tưởng của người dân thành phố sau những giờ làm việc căngthẳng.
Hàng Cau Voi to lớn trên đường Bạch Đằng
(Nguồn: Ảnh chụp tháng 5/2007)
+ Khu vực từ cầu sông Hàn đến Cảng Đà Nẵng là nơi tập trung rất nhiềucây cổ thụ gồm Đa, Đề… có đường kính gốc lên đến 80 – 100 cm, chiềucao 8 – 10 m tán lá xum xuê, cành nhánh phát triển rất mạnh Đoạn đườngtrước UBND thành phố được tô điểm thêm với vẻ đẹp cao vút của 18 câyCau Voi cao tới 18 – 20 m, đường kính gốc 30 – 40 cm, phát triển rất tốtbên phía bờ sông đối diện UBND và một hàng Cau Voi nhỏ hơn trước cổngUBND gồm 11 cây cao 10 – 12 m, đường kính gốc 20 – 30 cm càng làmnổi bậc thêm vẻ đẹp hùng vĩ của cả một đoạn đường Tuy vậy, bên phía bờsông cũng có một vài đoạn đường thiếu bóng mát cây xanh do những nơiđây chỉ tòn là những cây Sao đen mới trồng, cây còn nhỏ, khẳng khiu, yếu
ớt Do vậy mà trên tuyến đường này, nhiều đoạn vẫn còn thiếu bóng mátcủa cây xanh