Giải pháp trồng cây có chọn lọc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện trạng và việc quy hoạch phát triển cây xanh đô thị thành phố đà nẵng (Trang 55 - 65)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3.Giải pháp trồng cây có chọn lọc

a) Đối với cây trồng đường phố

Thành phố Đà Nẵng có 250 con đường, nhưng những đường phố có cây xanh thì rất ít. Cây xanh đường phố là một mảng xanh của thành phố. Vì vậy phải tiến hành trồng kèm với các giải pháp sau:

- Phù hợp với đất đai, thời tiết, kĩ thuật trồng cây đường phố (cách lề, khoảng cách, thân cây giữ thẳng).

- Phù hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng.

- Phù hợp với tính chất dặc trưng đường phố và không ảnh hưởng tới vệ sinh công cộng.

- Đối với đường phố: phải đảm bảo diện tích hè phố trồng được cây, có sự kết hợp đồng bộ ngay từ đầu, trên từng đường phố với các cơ quan quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, tránh tình trạng lãng phí bên trồng cây lẫn bên xây dựng.

*Một số loài cây trồng phổ biến

Dựa vào tiêu chuẩn cây trồng đô thị và nguyên tắc chọn cây đã nêu, Công ty Cây xanh Đà Nẵng đã đưa ra một số loài cây có sẵn ở địa phương

và một số loài cây ở các tỉnh thành phố khác để thỏa mãn các tiêu chuẩn và nguyên tắc đề ra. Sử dụng những loại cây được chọn này để bố trí trên các khu vực cụ thể nhằm tăng giá trị thẩm mỹ. Đồng thời bổ sung một số loài cây mới làm phong phú và đa dạng về thành phần cây xanh trong khu vực đô thị.

Bảng: Đặc điểm một số loài cây trồng đường phố

STT Loài

cây Đặc điểm

1 Nhội

Cây cao từ 10 – 15 m, đường phân cành ở độ cao 4 – 5 m, tán tròn không đều, đường kính tán 6 – 10 m, lá bản nhỏ thuộc loại cây thường xanh. Khi rụng lá sẽ có sự chuyển màu của lá từ màu xanh nhạt rồi thành màu đỏ vàng. Rễ cây phát triển ngang, cây ưa chộng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiều ánh sáng, thuộc loài cây không kén đất, sinh trưởng nhanh. Gây giống bằng hạt, khả năng phát triển rất tốt.

2 Long

não

Cây cao 15 – 20 m, có thể cao 30 – 40 m, thân tròn thẳng, phân cành ở độ cao 4 - 6 m, tán hơi tròn, đường kính tán từ 8 – 15 m, mật độ lá thưa thoáng, lá đơn mọc cánh. Khi sắp rụng lá màu xanh nhạt chuyển sang màu hung đỏ. Long não thuộc loại cây thường xanh, bộ rễ khỏe chịu được gió bão, cây ưa khí hậu ấm áp, chịu được khô hạn, cây tiết chất phitonxit có tác dụng diệt vi khuẩn. Cây gieo bằng hạt thích hợp nhiều loại đất.

3 Sấu

Cây cao 15 – 20 m, thân tròn thẳng, phân cành ở độ cao 4- 5 m, tán hình thuỗn tròn, đường kính tán từ 6 – 10 m, mật độ lá dày, lá xanh quanh năm. Rễ cái ăn sâu, không có rễ ăn nổi hoặc ít, không phá hoại nền, lề đường. Cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu được khô hạn, không kén đất.

4 Viết

Thân thẳng, tán hình trứng đẹp. Cây cao 8 – 15 m, phân cành ở độ cao 3 – 4 m. Cây mọc khỏe, lá xanh quanh năm, rễ cây mọc sâu, không phá nền, cây có khả năng chịu được gió bão rất tốt.

đen

cao 3 – 4 m, mật độ lá dày, rễ trụ ăn sâu, rễ ngang không phá nền. Cây ưa sáng, ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thích hợp đất sét có pha đất màu, thoát nước. Cây thường xanh mặc dù có 2 mùa thay lá rất mạnh trong năm.

6 Hoa

sữa

Cây cao 15 – 20 m, thân thẳng, phân cành ở độ cao 4 – 7 m, tán hình ô tầng, đường kính tán trung bình 5 – 8 m, mật độ lá thưa thoáng, thuộc loại cây thường xanh. Hoa nhỏ mọc thành chùm có mùi thơm. Thích hợp với khí hậu nóng ẩm, cần ánh sáng, chịu được khô hạn, không kén đất.

7 Lim

xẹt

Cây cao tới 25 m, thân thẳng, phân cành ở độ cao 2 – 4 m, đường kính tán 4 – 8 m. Tán cây thưa thoáng, màu xanh vàng, tán hơi tròn. Trơ cành vào tháng 1 – 3, ra lá non vào tháng 4, lá kép hình lông chim 2 lần, hoa nở vào tháng 3 – 5, hoa có mùi thơm. Hoa tự chùm màu vàng rực rỡ mọc ở đầu cành hay nách lá. Có quả tháng 5 – 10, quả nâu sẫm, bóng, còn dai dẳng đến lúc trơ cành. Rễ cây mọc chìm, cây trồng bằng hạt thích hợp với nhiều loại đất.

8

Muồng hoa vàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cây thân gỗ, thân tròn đều, tán cây hình cầu, thuộc loại cây xanh quanh năm. Lá kép lông chim với 8 – 12 đôi lá phụ màu xanh, mền. Cụm hoa dạng thùy, hoa xếp thưa, màu vàng sáng, hoa bền và nở quanh năm, quả đậu dẹt thẳng. Cây ưa sáng, thuộc loại cây không kén đất, chịu được nắng nóng, cây trồng bằng hạt.

9 Muồng

đen

Cây cao 15 – 20 m, thân hơi vặn xoắn, phân cành ở độ cao 4 – 5 m, tán hình tròn không đều, mật độ lá dày thuộc loại cây thường xanh, đường kính tán 7 – 8 m. Lá kép lông chim có 10 – 20 đôi lá phụ, cụm hoa chùm thẳng màu vàng nhạt, quả dài. Cây ưa khí hậu nóng ẩm, dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất.

10 Phượng vĩ

Cây cao 10 – 15 m, thân thẳng, thân thẳng, phân cành ở độ cao 3 – 6 m, tán hình ô xòe, dáng tán mềm mại, mật độ lá thưa thoáng, rụng lá tháng 11 – 12. Hoa đẹp, mọc thành chùm, màu đỏ tươi, hoa nở thàng 5 – 8. Quả đậu dẹt, cây ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, không kén đất.

11 Bằng

lăng

Cây gỗ nhỏ, thân cao từ 6 – 15 m, tán lá rậm, rũ và hình chóp. Lá dạng bầu dục, màu xanh, khi rụng lá chuyển sang

tím

màu đỏ sẫm. Hoa có màu tím nhạt 5 cánh, quả nang cắt vách, hạt có cánh mỏng. Phân cành ở độ cao từ 2 – 3 m, cây còn nhỏ chịu bóng, đường kính tán 7 – 8 m.

12 Sau sau

Cây gỗ cao từ 20 – 30 m, thân tương đối thẳng, vỏ màu nâu sẫm, nứt dọc thân, cành nhánh không nhiều, phân cành ở độ cao 3 – 5 m. Tán hình trứng, hoặc thuỗn, lá xanh nhạt hơi vàng, tháng 2 chuyển vàng toàn cây, sau đó thay hàng loạt lá non màu đỏ hồng, rồi chuyển sang màu xanh sáng toàn cây.

13 Cau

bụng

Cây thân cột cao 8 – 15 m, mọc đơn độc, thân cây thuôn thẳng nhưng tới phần bụng thì phình to ra. Chỗ phình lớn có đường kính trung bình từ 40 – 60 cm. Thân cây màu nâu, mo màu xanh bóng và láng. Lá cây dài 3 – 4 m, dạng kép lông chim. Cụm hoa có mo, quả nhỏ màu xanh.

14 Cau tua

Cây gỗ cao từ 5 – 10 m, mọc đơn độc, gốc hơi phình lớn. lá kép lông chim, bẹ lá không ôm trọn thân, phiến lá dài 2 – 3 m, đầu lá phụ dạng sợi dài thong xuống đất. Cụm hoa chùm tự tán, mo dài 20 cm, hoa vàng nhạt. Quả hình xoan to bằng ngón tay cái, cây có dáng đẹp.

15 Nhạc

ngựa

Cây gỗ thân lớn cao 10 – 20 m, thuôn đều, vỏ cây có những vệt nứt màu nâu đen. Tán lá rộng hình chóp, cây thường xanh. Phân cành ở độ cao 5 – 6 m, phân cành nhiều đều đặn trên thân. Lá lớn dài, dày, có lông màu trắng. Sau mùa mưa lá có màu xanh non tươi đẹp. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, màu vàng cam có mùi thơm nồng. Quả kép hình nón lớn, có nhiều hạt. Cây chịu gió bão tốt, dễ trồng.

(Nguồn: Công ty Cây xanh Đà Nẵng)

* Xác định loài cây tạo đặc trưng cho thành phố Đà Nẵng

Các khu vực, các đô thị khác nhau có những đặc điểm riêng. Do đó việc chọn giống cây trồng, xác định một dòng cây phù hợp có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng toàn bộ công tác quy hoạch phát triển cây xanh. Dựa trên đặc điểm của những loài cây vừa nêu cộng với sự quan sát thực nghiệm hiện trường trường trên thực tế và định hướng phát triển của Công ty Cây xanh thành phố, em nhận thấy rằng có một số loài cây đã sinh trưởng phát triển rất tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của thành phố Đà Nẵng như: Sao đen, Viết, Nhạc ngựa, Lim xẹt phát triển rất

tốt và tỉ lệ sống rất cao, tạo tán đẹp. Còn những loài cây khác thì phát triển rất chậm, cây còi cọc, tán không đẹp. Do vậy, khi muốn trồng một loài cây nào cần nghiên cứu đến khả năng thích ứng, biên độ sinh thái của từng loài. Hơn nữa trung bình hằng năm, Đà Nẵng có khoảng 8 – 12 cơn bão, cấp gió giật mạnh có khi lên đến cấp 10, cấp 11 và đặc biệt như cơn bão Xangsene tháng 10/ 2006 với sức gió trên cả cấp 12 nhiều lần đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh sinh trưởng và phát triển của cây xanh. Vì thế, việc lựa chọn loài cây phải là những loài chịu đựng gió bão tốt.

Qua một thời gian trồng thử nghiệm cũng như theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của nhiều chủng loại cây, đội ngũ cán bộ kĩ thuật của công ty Cây xanh đã xác định được một số chủng loại cây đặc trưng phù hợp với điều kiện thành phố Đà Nẵng như sau:

Bảng: Một số loài cây trồng đặc trưng cho thành phố Đà Nẵng

STT Loài Tên khoa học Tên họ

1 Bằng lăng tím Lagerstroenia floribunda Luthraceae 2 Lim xẹt Peltophorum tonkinense Caesalpiniaceae

3 Muồng đen Cassia siamea Caesalpiniaceae (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Nhạc ngựa Swietenia macrophylla King Meliaceae

5 Phượng vĩ Delonix regia Caesalpiniaceae

6 Sao đen Hoper odorata R Dipterocarrpaceae

7 Sấu Dracontomelom duperreanum Anacardiaceae

8 Hoa sữa Alstonia scholaris Apocynaceae

9 Viết Mimusops elengi L Sapotaceae

(Nguồn: Công ty Cây xanh Đà Nẵng)

Hiện nay, loài được coi là đặc trưng nhất được trồng nhiều ở những con đường mới mở, đó là Sao đen (Hopea odorata). Sở dĩ loài này có được ưu thế như vậy là nhờ:

+ Nguồn giống có sẵn ở địa phương.

+ Dáng đẹp: cây cao, tán rộng tạo vẻ uy nghi, hùng mạnh tượng trưng cho sức mạnh, sức trẻ của thành phố.

+ Cây sinh trưởng và phát triển rất tốt, ít sâu bệnh.

+ Rễ cây ăn rất sâu, khỏe, cây cành khó gãy đỗ, có thể bám trụ tại mảnh đất lắm gió bão như Đà Nẵng.

Hiện sao đen đã được trồng tại một số tuyến đường như 2-9, Núi Thành, Lê Duẩn… rất thành công. Có thể nói không ngoa rằng, chỉ 5-10 năm nữa, rất có thể Đà Nẵng sẽ mang danh xưng mới “thành phố sao đen”.

b) Đối với cây trồng tại Công viên – vườn hoa, hành lang kĩ thuật

* Lựa chọn các loài hoa, cỏ

Dựa vào thời gian và quá trình sinh trưởng có thể chia cây hoa thành hai loại chính là hoa thời vụ và hoa lưu niên. Hoa thời vụ là cây hoa được trồng theo mùa vụ (hay còn gọi là hoa ngắn ngày), hoa lưu niên là những cây hoa sống lâu từ năm nọ tới năm kia trên cùng một chỗ. Chúng rất phong phú về chủng loại và đa dạng về hình thái, có loại thân gỗ to, có loại thân gỗ nhỏ phát triển thành bụi, có loại cho hoa quanh năm, có loại cho hoa theo mùa phụ thuộc về thời tiết.

* Các loài đã qua thử nghiệm

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế và kinh nghiệm trong quá trình hình thành và phát triển (hơn 20 năm), Công ty Công viên đã đưa ra những loài hoa, cỏ có thể phù hợp trên địa bàn thành phố và những điểm cần thiết bổ sung để cảnh quan thành phố ngày càng xanh - đẹp hơn như sau:

- Hoa lưu niên: Trang Nhật (vàng, đỏ, hồng), Trang Mỹ (vàng, đỏ, hồng), Bướm bạc, Bạch ngọc anh, Huỳnh anh, Dâm bụt, Thơm ổi, Bướm bạc, Bông giấy, Kim đồng vàng, Chuối nước.

- Hoa thời vụ: Flốc, Bươm Bướm, Bóng nước, Cẩm chướng, Maò gà, Tý ngọ.

- Cây có màu lá đẹp có thể trồng viền, thảm: Chuổi ngọc, Ác ó, Cô tòng, Mắt nhung.

- Cây lá bò đất có thể trang trí dưới gốc cây: Trầu bà, Trường sinh. - Thảm cỏ: những loại phù hợp gồm: Cỏ lá Gừng, cỏ Nhung, cỏ Chỉ mành, cỏ Lông heo. Tuy nhiên, do cỏ lá Gừng là loại cỏ có mặt thảm cỏ đẹp, bò sát đất không mọc cao dễ chăm sóc và chịu được điều kiện nắng hạn cũng như trong bóng râm nên thường chọn loại cỏ lá Gừng để trồng phổ biến. Cỏ Nhung rất đẹp nhưng chi phí chăm sóc tốn kém và chỉ thích hợp khi trồng cỏ ở mặt nghiêng.

* Các loại giống mới đề xuất cần thực nghiệm

Trong thời gian qua, hầu hết các giống hoa lưu niên Công ty đều có trồng thử nghiệm, nhưng do điều kiện thổ nhưỡng của thành phố Đà Nẵng nằm trên nền đất chủ yếu là cát và cát pha, nghèo chất dinh dưỡng, với điều kiện khí hậu “Mưa dầm, nắng hạn” nên có rất ít loại cây trồng phù hợp, nhất là cây hoa. hầu như các giống hoa có thể phát triển không nhiều. Vì

vậy, có thể thực nghiệm một số giống mới nhập từ các công ty hạt giống hoa của các nước trong khu vực Đông Nam Á có sử dụng công nghệ cao.

Đây là một số loài được các đơn vị giới thiệu mà Công ty đã gieo ươm thử trong vườn ươm có khả năng sống tốt, cần được thực nghiệm tại các công trình để phát triển:

Hoa Hỗn hợp (Wild Flower)

Hoa Hỗn hợp - Wild Flower- đã và đang ngày càng được sử dụng phổ biến ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á. Sử dụng Hoa Hỗn hợp cho những khu vực rộng lớn, những khu vực ở xa trung tâm hoặc trồng ven đường để phục vụ cho mục đích trang trí đường phố hiện đang là khuynh hướng chủ yếu.

Hoa Hỗn hợp là gồm nhiều loại hoa trộn lẫn nhau do Công ty AFM Thái Lan - đã và đang nghiên cứu việc nhập khẩu, thử nghiệm và cung cấp cho thị trường các giống Hoa Hỗn hợp cho Việt Nam. Hoa Hỗn hợp được chia ra 3 nhóm gieo trồng chủ yếu dựa vào đời sống của cây và thời gian canh tác:

Nhóm 1: cây ra hoa Lưu niên (Perenial): Cây ra hoa quanh năm Nhóm 2: cây ra hoa mỗi năm (Annual): Cây ra hoa mỗi năm 1 lần Nhóm 3: coa ra hoa mỗi 2 năm (Bienial): Cây ra hoa mỗi hai năm một lần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tùy theo đặc điểm nêu trên mà người trồng có thể chọn cho mình những chủng loại hoa thích hợp với mình. Hạt giống hoa được cung cấp theo dạng từng chủng loại riêng biệt hoặc đã được trộn lẫn nhiều loại. Trong các chủng loại trộn sẵn, nhà cung cấp đã pha trộn các chủng loại hoa có thời điểm ra hoa khác nhau để đảm bảo thảm hoa trồng sẽ ra hoa rực rỡ quanh năm.

Cúc châu Phi (Dimorphotheca aurantiaca) (Asteraceae)

- Cây trồng một mùa (hàng năm) có hoa giống như cúc và cứng cáp. Cây xuất xứ từ Nam Phi và mọc khắp miền tây nam Hoa Kỳ. Hoa nở to từ 5 - 10 cm với những màu sắc bóng xuất sắc như trắng, vàng và cam. Hãy gieo hạt vào đầu mùa xuân vì hoa sẽ tạo ra thảm màu sắc nổi bật tuyệt đẹp trong nhiều tuần. Thích hợp ánh sáng mặt trời hoàn toàn và đất thoát nước tốt. Hãy gieo hạt vào đầu mùa xuân vì cây không chịu nổi rét mùa đông.

- Vị trí đề nghị: dường đi, vườn hoa, đất khô, hỗn hợp, trên đồng và hòn non bộ.

- Tính chất khác: tên chủng loại : Dimorphotheca, có nghĩa là “hai dạng của một hạt giống” do cây tạo ra 2 hình dạng hạt giống không đồng nhất.

+ Tỷ lệ thành công trung bình: 70 % +Chiều cao: 30 - 45 cm

+ Nảy mầm: 10 - 30 ngày

+ Nhiệt độ (đất) nảy mẩm tối ưu: 160C – 210C + Độ sâu gieo hạt: 0,15 cm

+ Thời gian ra hoa: Tháng 4 - Tháng 8

Butterfly Weed Asclepias tuberosa (Asclepiadaceae)

- Cây thuộc họ Thiên lý trồng nhiều mùa, sống lâu, đặc biệt cứng cáp, xuất xứ từ Bắc Mỹ. Hoa màu cam sáng rất lộng lẫy kết lại thành cụm ở đầu cành nhánh. Hoa tạo ra một số lượng lớn mật hoa thu hút ong bướm

vào mùa nở hoa. Yêu cầu đất cát hay sỏi thoát nước tốt dưới ánh sáng mặt trời hoàn toàn. Có thể mất đến 2 năm để Cỏ Bướm trưởng thành từ hạt

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện trạng và việc quy hoạch phát triển cây xanh đô thị thành phố đà nẵng (Trang 55 - 65)