6. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Định hướng quy hoạch, phát triển cây xanh đô thị
phố Đà Nẵng
a) Định hướng đối với cây xanh đường phố
- UBND thành phố Đà Nẵng vừa thông qua: "Đề án phát triển cây xanh đô thị đến 2010" với tổng kinh phí lên tới 178,5 tỷ đồng. Những loại cây được lựa chọn trồng lấy bóng mát gồm: Sao đen, Muồng kim phượng, Sấu, Viết và Muồng tím. Các loại cây cảnh quan gồm: Chẹo, Phượng vĩ, Cau bụng, Cọ dầu, Dừa, Dương liễu, Trúc đào… Cây xanh trên giàn leo như: Bông giấy, Huỳnh anh, Hoa chuông, Đăng tiêu…
- Theo thống kê của Công ty Cây xanh Đà Nẵng, hiện tỉ lệ cây xanh đô thị của thành phố mới đạt 1 m2/người, thấp hơn nhiều so với Hà Nội (4,5 m2/người) và TP Hồ Chí Minh (1,67 m2/người). Đặc biệt tỉ lệ cây xanh đường phố chỉ mới 0,45 m2/người, trong khi tiêu chuẩn cây xanh đô thị của các thành phố trên 20 vạn dân phải đạt 5 m2/người mới đảm bảo chống ô nhiễm môi trường, giữ cân bằng sinh thái.
b) Định hướng đối với cây xanh tại các Công viên – vườn hoa, hành lang kĩ thuật
* Định hướng cây trồng tại các công viên
- Công viên 29/3 Đà Nẵng theo quy hoạch mang tính chất là Công viên văn hoá - giải trí nên trong công viên cây xanh là yếu tố chủ yếu. Trong mỗi khu, hình thức bố trí và loại cây có khác nhau do mỗi khu vực có chức năng khác riêng (khu văn hoá, khu giải trí, khu thiếu nhi…). Để tăng thêm diện tích thảm hoa cần thực hiện một số giải pháp sau:
+ Do Phượng vĩ là loài cây có tuổi thọ không dài (cây lão hoá sau hơn 20 năm), để tránh cây bị ngã đỗ cần loại bỏ dần những cây già cỗi, đồng thời, nên chừa những khoảng trống thích hợp sau khi loại bỏ những cây phượng già nhằm có khoảng trống để tăng thêm diện tích thảm hoa tại công viên.
+ Chuyển hóa dần các loài cây trồng rừng, đơn diệu, ít có giá trị trong công viên 29/3 như: Bạch đàn, Keo lá tràm… để tạo khoảng trống phục vụ cho việc trồng hoa, đồng thời phong phú thành phần loài nhằm tạo ra sự đa dạng về sinh học và bố cục cây trồng có giá trị cảnh quan.
+ Tại một số như lối vào, đường đi nên dùng những giỏ hoa có màu sắc đẹp mới lạ để treo trên các cây dọc đường nhằm tạo nên sắc hoa và sức trẻ cho công viên.
* Định hướng cây trồng tại các vườn hoa
- Trồng các loại hoa, cỏ bảo đảm bốn mùa vườn có hoa lá xanh tươi. - Cần tận dụng không gian và diện tích để tăng thêm diện các thảm hoa như bên dưới những gốc cây cần trồng các loại cây lá thấp có màu sắc nổi bật như hoa nhưng chịu được bóng râm, trên các cây lớn cần treo chậu hoa có màu sắc mới lạ.
* Định hướng cây trồng ở các vòng xoay, phân làn
Hầu hết ở các vòng xoay đều đã được bố trí trồng cây theo thiết kế đã được phê duyệt, nhưng chưa phong phú về chủng loại cây hoa cũng như về màu sắc. Các loài cây trồng bố trí chủ yếu ở đây là cây trang trí, tạo viền, thảm cỏ. Vì vây, cần tận dụng tất cả các chỗ trống trên các vòng xoay để gia tăng diện tích thảm hoa.
Việc bố trí cây trồng tại các vòng xoay, tiểu đảo là nơi có điều kiện khắc nghiệt, bụi, khói xe và mặt đường nhựa những khi gặp trời nắng bốc lên làm nóng, nhiểm bẩn cả không gian rộng lớn, nên cần tuân thủ nguyên tắc chọn những loại cây trồng đã qua thử nghiệm. Tuyệt đối không sử dụng những loại cây trồng mới chưa thực nghiệm để trồng đại trà ở những khu vực này, vì điều này sẽ gây nên lãng phí. Đồng thời, khi trồng phải đặc biệt chú ý khâu cải tạo đất, phân và hệ thống cấp nước tưới.