Những tồn tại, khó khăn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện trạng và việc quy hoạch phát triển cây xanh đô thị thành phố đà nẵng (Trang 34)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Những tồn tại, khó khăn

- Cơn bão số 6 (Xangsane tháng 10/2006) đã ảnh hưởng đến cây xanh đô thị rất lớn (làm ngã đổ hoàn toàn 864 cây xanh trung hạng và cây cổ thụ trên 20 năm, cây xanh bị hư hỏng, gãy cành toét nhánh là 1.626 cây, cây nghiêng ngã phải chống sửa là 5.123 cây trên các tuyến đường phố, cây xanh trong các khuôn viên cơ quan, trường học và nhà dân, khu dân cư bị ngã đổ, hư hỏng trên 11.000 cây) làm giảm độ che phủ khoảng 15%.

- Số cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay vẫn tồn tại 75 loài cây mà đa số là loài cây tạp (không đạt tiêu chuẩn cây trồng đô thị). Cần có kế hoạch, giải pháp sớm thay thế và bổ sung chủng loại cây với đặc trưng riêng cho từng tuyến đường phố.

- Sự quản lý trồng cây xanh trên địa bàn chưa triệt để, thống nhất một đầu mối quản lý chuyên ngành và sự phối hợp trong xây dựng cơ sở hạ tầng, trong thiết kế quy hoạch (hệ thống lưới điện - Nước sinh hoạt - Hệ thống thoát nước - Cáp quan - Cây xanh) chưa được đồng bộ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của hệ thống cây xanh rất lớn.

- Nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về quản lý, bảo vệ cây xanh còn thấp.

- Sự đầu tư còn rất hạn chế về kinh phí trồng, duy tu bảo dưỡng cây xanh cũng như đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị chuyên dùng.

* Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại khó khăn trên

- Chiến lược quy hoạch và phát triển cây xanh chưa được chú trọng, nhiều đơn vị làm công tác quy hoạch thẩm tra nhưng thiếu sự phối kết hợp

nên cây xanh trong các dự án chỉ là trồng, không tính đến việc có hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu hay không.

Đồng thời, trong những năm gần đây trong quá trình chỉnh trang đô thị, nhiều cây đại thụ bị chặt hạ để nâng cấp mở rộng đường (như trên các tuyến Quang Trung, Lê Duẩn, Ngô Quyền, Nguyễn Chí Thanh, Điện Biên Phủ…) hoặc xây dựng các khu dân cư mới, số cây tự nhiên trong các khuôn viên, đất vườn cũng bị chặt hạ, nhưng công tác trồng mới lại chậm triển khai hoặc không bố trí kinh phí trong dự án nên đã làm giảm đáng kể độ che phủ của cây xanh đô thị (trong lúc cây trưởng thành có độ che phủ gấp 100 lần cây mới trồng).

- Các tuyến đường bố trí vỉa hè hẹp, cây xanh phải trồng chen giữa các công trình hạ tầng kĩ thuật khác như hệ thống đường dây điện, điện thoại… Chỉ giới xây dựng vươn ra ngoài chỉ giới đường đỏ cũng làm hẹp khoảng không cho cây phát triển, làm lệch tán, không cân đối làm cho cây dễ ngã đổ trong mùa mưa bão.

- Chưa có tổ chức cơ quan nghiên cứu về cây xanh đô thị để tham mưu cho thành phố trong công tác chọn giống, kĩ thuật trồng và chăm sác bảo dưỡng. Một số chủ dự án, ban quản lý dự án còn xem nhẹ về kĩ thuật trồng cây xanh, coi đây là hạng mục công trình phụ, do đó nhiều cây trồng quá nhỏ, hố trồng trên nền bê tông, đất đá và thiếu chăm sóc trong thời kì đầu để cây sinh trưởng nên nhiều tuyến đường cây xanh không phát triển được.

- Kinh phí đầu tư cho việc phát triển cây xanh công viên, đường phố còn nhiều hạn chế, không đáp ứng theo phân kì đầu tư như dự án quy hoạch đã được phê duyệt (chỉ đạt dưới mức 30%). Một số công viên được quy hoạch, đầu tư san nền trong nhiều năm nhưng hạng mục cây xanh chưa được triển khai. Kinh phí cho công tác duy tu, chăm sóc thiếu, nhất là kinh phí chăm sóc sau khi trồng.

- Một bộ phận dân cư thiếu ý thức trong việc bảo vệ cây xanh công cộng, thậm chí có nhiều trường hợp vì lợi ích các nhân đã tìm mọi cách như đổ các hóa chất, chặt rễ… làm cho cây chết, cá biệt có trường hợp tự chặt hạ cây.

- Môi trường không khí trong đô thị bị ô nhiễm nghiêm trọng, thường xuyên tiếp nhận nhiều loại chất độc từ: các loại xe lưu thông trên đường, hoạt động của các nhà máy, cơ sở sản xuất… thải ra nhiều oxyt carbon, SO2, bụi… là nguyên nhân làm giảm khả năng phát triển cây xanh.

- Và cuối cùng là nguồn kinh phí đầu tư để phát triển cây xanh đô thị chưa đáp ứng kịp với tỉ lệ gia tăng dân số đô thị hằng năm cũng là một yếu tố làm giảm đáng kể tỉ lệ cây xanh m2/người.

* Nhận xét chung

Với mức độ tăng trưởng cây xanh như hiện nay thì ước tính những năm đến cây xanh đô thị Đà Nẵng sẽ tiếp tục tăng cả về số lượng và chất lượng, bên cạnh đó kết hợp những giải pháp xã hội hóa cây xanh có hiệu quả thì đến năm 2010 mật độ cây xanh đô thị bình quân trên đầu người có thể đạt 3 – 3,5 m2 trở lên.

2.3. Cây xanh tại một số tuyến đường của thành phố

2.3.1. Đường Nguyễn Văn Linh

- Giới hạn: (Dài 1.200 m). Từ đường Nguyễn Tri Phương – Hoàng Diệu

- Đường rộng 30 m, có 2 làn xe chạy, có dải phân làn ở giữa. + Bề rộng lòng đường mỗi bên: 10,5 m

+ Bề rộng lề đường mỗi bên: 3,5 m + Bề rộng dải phân làn: 2 m

- Số lượng cây: 198 cây - Loại cây:

+ Lề đường: trồng thuần một loại Hoa sữa. Hoa sữa trên tuyến đường này phát triển rất tốt, cây gốc to với đường kính gốc: 30 – 50 cm, cây cao: 5 – 7 m. Cây nhiều tầng tán, xum xuê, tỏa bóng mát cho cả con đường. Phần lớn cây ở đây mới được trồng trong vòng 5 năm trở lại đây nên cây còn khỏe, tràn đầy sức sống, không sâu bệnh. Tuy vậy, do tình trạng thiếu nước nên một số cây trên tuyến đường này thường bị vàng lá, rụng lá. Do đó trong công tác chăm sóc cây cho tuyến đường này cần chú trọng đến khâu nước tưới.

Hàng hoa sữa trên lề đường Nguyễn Văn Linh (Nguồn: Ảnh chụp tháng 5/2007)

+ Dải phân làn: bố trí rất nhiều loài cây, hoa như: Tùng bách tán, Cau trắng, Cau tam giác, Bông giấy, Phượng vàng, Ngâu, Trang Nhật, Chuỗi ngọc, cỏ lá Gừng… Cây hoa trên dải phân làn này bày trí rất đẹp, nổi bậc là hàng trăm cây Tùng bách tán (với khoảng cách 5 m/cây) làm cây chủ đạo, chung quanh là các loại hoa như Bông giấy, Trang Nhật đủ màu sắc, Phượng vàng, làm viền là Chuỗi ngọc trên nền cỏ lá Gừng. Cây hoa được chăm sóc rất công phu, cắt tỉa gọn gàng nên phát triển rất tốt và có hàng lối trông thật bắt mắt. Đây là một con đường đẹp vào loại nhất nhì tiêu biểu cho đường có dải phân làn của thành phố.

2.3.2. Đường Trần Phú.

Đây là tuyến đường 1 chiều của thành phố nằm song song với đường Bạch Đằng 1 chiều ven sông Hàn. Là con đường tập trung nhiều cơ quan hành chính, công sở của thành phố.

- Giới hạn: (Dài 3.460 m). Từ đường Đống Đa – Trưng Nữ Vương - Đường rộng 16 m, có một làn xe chạy.

+ Bề rộng lòng đường: 10 m + Bề rộng lề đường mỗi bên: 3 m. - Số lượng cây: 436 cây

Hàng cây tỏa bóng mát trên đường Trần Phú (Nguồn: Ảnh chụp tháng 5/2007)

- Loại cây: đa số là Muồng Kim Phượng, chiếm một số lượng rất lớn, xen kẽ là các loại cây: Sao đen, Bàng, cây cổ thụ (Đa, Đề)…

Các loại cây cổ thụ ở đây có đường kính gốc lên đến 40 – 50 cm, chiều cao vút ngọn tới 5 – 7 m. Tán cây rất xum xuê, vươn rộng ra giữa lòng đường che mát cho toàn bộ con đường. Đây là tuyến đường có nhiều cây cổ thụ nhất thành phố, đảm bảo được yêu cầu của cây xanh đô thị. Tuy nhiên, với những loại cây cổ thụ này cũng cần cắt tỉa bớt những cành nhánh rậm rạp, tán lớn để khỏi che khuất tầm nhìn cho giao thông trên đường (đặc biệt là tài xế xe ôtô) và hạn chế được tình trạng gãy đỗ cây vào mùa mưa bão.

2.3.3. Đường Bạch Đằng

- Giới hạn: (Dài 2.542 m). Từ đường Đống Đa – Đường 2/9. - Đường rộng 15m, có 1 làn xe chạy.

+ Bề rộng lòng đường 10 m

Cây trồng trên đường Bạch Đằng (Nguồn: Ảnh chụp tháng 5/2007)

- Số lượng cây: 450 cây - Loại cây: gồm 2 khu vực

+ Khu vực từ đầu đường 2/9 đến chân cầu sông Hàn là khu vực cây mới được trồng trong quy hoạch mở rộng tuyến đường Bạch Đằng và công viên Bạch Đằng xen kẽ với các gốc cây cổ thụ có từ lâu đời. Cây mới trồng gồm Muồng kim phượng, Dừa, Hoa sữa, Sao đen, Bàng, Cọ châu Phi (50 cây). Cây hoa trang trí gồm các loại như Hiếp bi, Mồng gà, Hoa giấy càng làm tô thêm vẻ đẹp cho một đoạn đường.

Hàng cây cổ thụ trên đường Bạch Đằng (Nguồn: Ảnh chụp tháng 5/2007)

Ở khu vực này có Công viên Bạch Đằng được bố trí rất đẹp, gồm những khoảng sân trống, nền cỏ Nhung xanh tươi, xen kẽ những khóm cây xanh với đủ các loại cây hoa như Ngọc Anh, Hoa sứ trắng, Trang Nhật đủ màu, Chuỗi ngọc, Cọ châu Phi, Vạn tuế, cỏ lá Gừng…Đặc biệt là loại Cọ châu Phi phát triển rất tốt với đường kính gốc 70 – 100 cm, cao 6 – 8 m, tán rộng 4 – 6 m che bóng mát cho cả công viên. Đây là nơi vui chơi giải trí, nghỉ ngơi lý tưởng của người dân thành phố sau những giờ làm việc căng thẳng.

Hàng Cau Voi to lớn trên đường Bạch Đằng (Nguồn: Ảnh chụp tháng 5/2007)

+ Khu vực từ cầu sông Hàn đến Cảng Đà Nẵng là nơi tập trung rất nhiều cây cổ thụ gồm Đa, Đề… có đường kính gốc lên đến 80 – 100 cm, chiều cao 8 – 10 m. tán lá xum xuê, cành nhánh phát triển rất mạnh. Đoạn đường trước UBND thành phố được tô điểm thêm với vẻ đẹp cao vút của 18 cây Cau Voi cao tới 18 – 20 m, đường kính gốc 30 – 40 cm, phát triển rất tốt bên phía bờ sông đối diện UBND và một hàng Cau Voi nhỏ hơn trước cổng UBND gồm 11 cây cao 10 – 12 m, đường kính gốc 20 – 30 cm càng làm nổi bậc thêm vẻ đẹp hùng vĩ của cả một đoạn đường. Tuy vậy, bên phía bờ sông cũng có một vài đoạn đường thiếu bóng mát cây xanh do những nơi đây chỉ tòn là những cây Sao đen mới trồng, cây còn nhỏ, khẳng khiu, yếu ớt. Do vậy mà trên tuyến đường này, nhiều đoạn vẫn còn thiếu bóng mát của cây xanh.

2.3.4. Đường 2/9

- Giới hạn: (Dài 3.821 m). Từ đường Bạch Đằng – Trường Chinh (Vòng xoay cầu Tuyên Sơn).

- Đường rộng 28 m, có 2 làn xe chạy, có dải phân làn ở giữa. + Bề rộng lòng đường mỗi bên: 10,5 m

+ Bề rộng lề đường mỗi bên: 3 m + Bề rộng dải phân làn: 1 m - Số lượng cây: 475 cây

- Loại cây:

+ Lề đường: cũng giống như tuyến đường Nguyễn Văn Linh trồng thuần một loại Hoa sữa. Trên đoạn đường này, trồng thuần một loại cây là Sao đen. Cây ở đây phát triển rất tốt, với đường kính gốc 20 – 40 cm, chiều cao lên đến 6 – 8 m. Cây nhiều tầng tán, rậm rạp, che mát cho vỉa hè. Tuy vậy, có một đoạn từ cầu Nguyễn Văn Trỗi đến giáp đường Bạch Đằng cây rất chậm phát triển, tán nhỏ, khẳng khiu, cây cao thấp xen kẽ lộn xộn trông rất mất thẩm mỹ, chưa che đủ bóng mát cho một đoạn đường này.

Cây Sao đen trên vỉa hè đường 2/9 (Nguồn: Ảnh chụp tháng 5/2007)

+ Dải phân làn: gồm các loại cây như: Tùng bách tán (cao 1,5 – 2,5 m), Thông tán tròn, Cau trắng, Trúc đào, Ngâu, Muồng kim vàng, Trang Nhật, cỏ lá Gừng… Cây được bố trí thành từng cụm nhỏ nhưng do lề đường quá hẹp (1m), do vậy mà trông không được um tùm, xanh tốt và cũng do tình trạng thiếu nước tưới nên cây cũng không xanh tốt được. Vì thế, về phía đơn vị quản lý Công ty Cây xanh và Công ty Công viên cần

chú trọng hơn nữa tới khâu nước tưới, chăm sóc, bố trí trồng thêm nhiều loại cây hoa trang trí đẹp khác nhằm làm tăng thêm vẻ đẹp cho con đường này.

2.3.5. Đường Phạm Văn Đồng

Đây là tuyến đường từ trung tâm thành phố đi ra các bãi biển của Quận Sơn Trà.

- Giới hạn: (Dài 2.650m). Từ đầu cầu sông Hàn (Phía Quận Sơn Trà) ra đến giao nhau với tuyến đường ven biển Sơn Trà – Điện Ngọc.

- Đường rộng 35 m, có 2 làn xe chạy, có dải phân làn ở giữa. + Bề rộng lòng đường mỗi bên: 10,5 m

+ Bề rộng lề đường mỗi bên: 5 m + Bề rộng dải phân làn: 4 m - Số lượng cây: 206 cây

Hàng cây xanh khẳng khiu trên lề đường Phạm Văn Đồng (Nguồn: Ảnh chụp tháng 5/2007)

- Loại cây:

+ Lề đường: Muồng kim phượng, Viết, Xà cừ, Lim xẹt… Cây với đường kính gốc 10 – 30 cm, chiều cao 3 – 5 m. Bên cạnh một số cây tốt thì đa số cây ở đây rất chậm phát triển, cành lá trơ trụi, khẳng khiu, chưa tỏa bóng mát. Rất nhiều cây bị nghiêng, bị ngã đổ hoặc gãy ngọn do các trận bão. Với diện tích rộng lớn của một con đường thì một lượng cây xanh như thế chưa thể đảm bảo được độ che phủ theo tiêu chuẩn của cây xanh đô thị.

Dải phân làn đường Phạm Văn Đồng (Nguồn: Ảnh chụp tháng 5/2007)

+ Dải phân làn: gồm các loại: cỏ lá Gừng, Trang Nhật, Hoa giấy, Ngọc anh, Bách tán tùng, Thông tầng tán, Chuỗi ngọc… Cây bố trí rất đẹp, Bông giấy thành từng khóm, xen xẽ Thông tầng tán, Trang Nhật, Chuỗi ngọc làm viền rất đẹp. Do được chăm sóc tốt nên cây hoa trên dải phân làn này luôn xanh tốt, góp phần tạo thêm vẻ đẹp độc đáo cho tuyến đường này.

2.3.6. Đường Nguyễn Tất Thành

Đây là tuyến đường ven vịnh Đà Nẵng, dài, đẹp nhất thành phố với nhiều bãi tắm đẹp và nhiều khu du lịch nổi tiếng của thành phố.

Cây xanh trên dải phân làn đường Nguyễn Tất Thành (Nguồn: Ảnh chụp tháng 5/2007)

- Giới hạn: Từ khu vực gần trạm thu phí Liên Chiểu – Đường 3 tháng 2 (Chân cầu Thuận Phước).

- Đường rộng 43 m, có 2 làn xe chạy, có dải phân làn ở giữa. + Bề rộng lòng đường mỗi bên: 15 m

+ Bề rộng lề đường bên thành phố: 4 m và bên biển: 6 m. + Bề rộng dải phân làn: 3m

- Số lượng cây: 1.616 cây - Loại cây:

+ Lề đường: đa số là Dừa với đường kính gốc 40 – 50 cm, chiều cao 5 – 8 m. Đoạn đường bên dưới thành phố (từ cầu ngã ba Huế trở xuống đến cầu Thuận Phước cây được chăm sóc tốt nên phát triển tương đối khỏe, cành lá xanh tươi. Còn đoạn đường phía trên thành phố (từ cầu ngã ba Huế lên đến Nam Ô) do công tác chăm sóc không được quan tâm thích đáng nên cây xanh rất chậm phát triển. Dừa bị cháy lá do thiếu nước tưới, Bông giấy do không chịu nổi hơi mặn của biển nên cũng không sống nổi, nếu có phát triển thì bò tràn lan ra đường trông khó nhìn, cỏ lá Gừng cũng bị cỏ dại tấn công nên không phát triển được. Đoạn đường này cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề bởi cơn bão khủng khiếp Xangsane tháng 10/2006 nên lề đường phía bờ biển bị gió, nước biển đào xới, gạch bị hất tung lên nham nhở làm cỏ bị chết khô, những hang dừa bị ngã nghiêng, gãy ngọn chết vì thiếu nước trông thật đáng thương.

Hàng Dừa xơ xác trên đường Nguyễn Tất Thành (Nguồn: Ảnh chụp tháng 5/2007)

+ Dải phân làn: gồm cỏ lá Gừng, Thông tầng tán (1 – 1,5 m), Đại tướng quân, Trang Nhật. Cây trên dải phân làn phát triển tương đối tốt do nền đất được đổ đất đỏ núi nên khả năng giữ nước tốt hơn nền đất cát biển trên lề đường.

2.3.7. Đường Điện Biên Phủ (Dài 3.200 m)

Đây là một con đường cũ dẫn vào trung tâm thành phố, mới được cải tạo xây mới lại từ 2005 nên có kiến trúc rất đẹp.

- Giới hạn: (Dài 3.200 m). Từ ngã ba Huế - Lý Thái Tổ - Đường rộng 48 m, có 2 làn xe chạy, có dải phân làn ở giữa.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện trạng và việc quy hoạch phát triển cây xanh đô thị thành phố đà nẵng (Trang 34)

w