Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhà ở tại thành phố đà nẵng
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài:
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, làthành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở văn hóa, xã hội, an ninh vào quốc phòng
Đất đai do thiên nhiên tạo ra, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nhân dân ViệtNam ta đã đổ biết bao xương máu, đã tốn biết bao công sức để đánh đuổi giặc ngoạixâm, tôn tạo được vốn đất đai như ngày nay
Xuất phát từ đặc điểm dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định đất đaithuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý Điều đó được ghi nhận tạiHiến Pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Luật đất đai năm
1993, Luật đất đai 2003 Đồng thời Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản dưới luậthướng dẫn thi hành Luật đất đai nhằm quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên vô cùngquí giá đó có hiệu quả cao
Tuy nhiên trong thực tế, việc quản lý Nhà nước trên lĩnh vực nhà ở, đất đai cònnhiều bất cập, văn bản Nhà nước chỉ đạo trên lĩnh vực này có nhiều song việc thực thipháp luật Nhà nước chưa nghiêm, chưa đạt hiệu quả cao Trong những năm qua, tìnhtrạng lấn chiếm, mua bán nhà, đất trái phép đang ở mức báo động Một số cán bộ côngchức có quyền đã lạm duịng chức vụ, quyền hạn của mình đã cấp đất sai thẩm quyền,tham nhũng lãng phí đất đai, kìm hãm sự phát triển đất nước, gây mất lòng tin trongnhân dân Đây là vấn đề cấp bách cấn chấn chỉnh từng bước để khắc phục khôngnhững ở từng địa phương nói riêng mà trên cả nước nói chung
Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện nay của đất nước ta, việc tăng cườnghiệu lực quản lý Nhà Nước về đất đai, nhà ở là một nhiệm vụ không kém phần quantrọng trong tiến trình cải cách một bước thủ tục nền hành chính nhà nước nói chungtrong lĩnh vực quản lý nhà đất nói riêng cũng đã và đang tiến hành, bước đầu đã đạtđược những thành tựu đáng kể Đó là giải pháp củng cố lòng tin trong nhân dân về sựlãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước để đưa nền kinh tế đất nước từng bướctiến lên ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới
Trang 2Xuất phát từ tầm quan trọng của việc quản lý Nhà nước trên lĩnh vực đất đainhà ở như đã trình bày trên, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn ĐìnhThuật.
- Trưởng phòng khoa Nhà nước và Pháp luật – Trường chính trị thành Phố Đà
Nẵng tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhà ở tại Thành Phố Đà Nẵng” làm đề tài tiểu luận cuối khóa.
2/ Mục đích, ý nghĩa của đề tài:
Hệ thống vấn đề lý luận về đất đai, quản lý Nhà nước về đất đai, nhà ở tại đô thịKhảo sát thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhà ở tại thành phố ĐàNẵng hiện nay, những thành tựu và tồn tại yếu kém trong công tác này Từ đó nêu ramột số biện pháp nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai,nhà ở tại thành phố Đà Nẵng
3/ Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩaMác Lênin, người viết sử dụng tổng hợp các phương pháp : khảo sát thực tế, thống kê,phân tích, so sánh trong quá trình thực hiện đề tài
4/ Kết cấu đề tài:
Ngòai lời mở đầu và kết luận, nội dung được chia làm 3 chương:
Chương I: Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, nhà ở tại thành phố
Đà Nẵng là yêu cầu cấp thiết hiện nay
Chương II: Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhà ỏ tại thànhphố Đà Nẵng là yêu cầu cấp thiết hiện nay
Chương III: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NhàNước về đất đai, nhà ở tại thành phố Đà Nẵng
Quản lý Nhà nước về đất đai, nhà ở là một vấn đề nhạy cảm hiện nay, nhưng dothời gian nghiên cưu, thực hiện có hạn và khả năng còn hạn chế cho nên đề tài cònnhiều mặt khiếm khuyết Để rút ra bài học và nâng cao kiến thức cho bản thân về quản
lý Nhà nước trên lĩnh vực đất đai, nhà ở rất mong thầy giáo hướng dẫn góp ý xây dựngthêm để cho đề tài tốt nghiệp cuối khóa được hoàn thiện
Trang 3CHƯƠNG I NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI, NHÀ Ở TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LÀ YÊU CẦU CẤP THIẾT HIỆN NAY.
I Một số vấn đề chung quản lý Nhà Nước về đất đai:
1/ Đất đai và quản lý Nhà Nước về đất đai:
Đất đai là tài nguyên Quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, làthành phần quan trong hàng đầu của môi trường, là địa bàn phân bố các khu dân cư,xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng
Địa chính là thuật ngữ về khái niệm có liên quan đồng thời đến Nhà nước và đấtdại trên thực tế, thuật ngữ địa chính được hiểu rộng ra như sau:
Công cuộc quản lí Nhà nước đối với đất đai bao gồm: Điều tra đo đạc đất đai,lập bản đồ, hồ sơ địa chính về đất đai, tổ chức thực hiện mọi chính sách pháp luật vềđất đai Từ những công việc cụ thể này lại phát sinh tiếp những khái niệm liên quantrực tiếp đến địa chính như bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, lệ phí địa chính, cán bộđịa chính, phòng tài nguyên và Môi trường
Công việc điạ chính, nhà đất là cầu nối giữa Nhà nước và công dân, là cơ sởcông dân được hưởng những quyền lợi của mình và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhànước khi sử dụng đất đai, nhà ở
Ngành địa chính, nhà đất bao gồm: điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phânhạng đát, lập bản đồ địa chính; quy hoạch và kế toán và tổ chức thực hiện các văn bảnđó; giao đất, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy phép đất đai, lập quản lý các hợp đồng sửdụng đất và tài sản gắn liến trên đất; thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ vềquản lý, sử dụng đất; giải quyết về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi viphạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
2/ Nguyên tắc quản lý đất đai:
- Nguyên tắc sở hữu duy nhất và thống nhất quản lý của Nhà nước đối với đấtđai: Nguyên tắc này được ghi nhận tại điều 17 và 18 Hiến pháp 1992 và được cụ thểhóa ở điều 1 của Luật Đất đai “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhấtquản lý Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân” Cho nên Nhà nước làchủ sở hữu duy nhất đối với đất dai Ngoài Nhà nước, không ai có quyền sở hữu đấtđai và chính vì thế mà Nhà Nước là chủ thể quản lý toán bộ đất đai trên toàn lãnh thổ
Trang 4- Nguyên tắc sử dụng đất đai có quy hoạch, kế hoạch hợp lý và tiết kiệm.Nguyên tắc này thể hiện tại điều 18 Hiến Pháp 1992 “ Nhà nước thống nhất quản lýtoàn bộ đất đai theo quy hoạch và Pháp Luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và
có hiệu quả Tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụngtiết kiệm đất
- Nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp: Nguyên tắc này được thểhiện tại điều 23, 24 và từ điều 44 đến điều 51 của luật đất đai, thể hiện giao đất nôngnghiệp sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì thẩm quyền được mở rộng tới UBNDHuyện, Thị xã, thành phố Tỉnh nhưng giao đất nông nghiệp sử dụng vào mục đíchkhác thì khống chế hết sức nghiêm ngặt, chỉ quy định ở chính phủ, UBND tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, hạn chế việc mở rộng đất vườn trên đất trồng, lúa , sửdụng đất nông nghiệp vào mục đích khác phải đền bù và phải đánh thuế chuyển quyến
sử dụng đất lẫn thuế chuyển mục đích sử dụng ở mức cao
- Nguyên tắc cải tạo và bồi bổ đất đai: Hiện nay đất đai của ta tính theo đầungười vào loại thấp trên thế giới Vì vậy, trong quá trình sử dụng phải cải tạo, bồi bổđất đai Nhà nước khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn, ápdụng các thành tựu khoa học để làm tăng giá trị sử dụng đất, khai hoang, lấn biển, phủxanh đất trồng đồi núi trọc, nghiêm cấm các hành vi hủy hoại đất làm đất bạc màu
II Một số vấn đề về nhà ở:
1/ Các hình thức sở hữu nhà ở:
Nhà và đất nói chung, nhà ở nói riêng là một lĩnh vực rất phức tạp, luôn biếnđộng theo nhu cầu và sự phát triển của xã hội Để đảm bảo quyền có nhà ở của côngdân, bảo vệ quyền sở hữu nhà ở của cá nhân và các chủ sở hữu khác
Nhà ở mà Nhà nước đang quản lý do trước đây thực hiện chính sách cải tọa xãhội chủ nghĩa về nhà đất là nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước
Toàn bộ diện tích nhà ở có trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam tạo thành quỹ nhà ở
a) Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm: Nhà ở tạo lập bằng nguồn vốn ngânsách Nhà nước hoặc có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, nhà ở có nguồn vốn gốc sởhữu khác được chuyển thành sở hữu Nhà Nước theo quy định của pháp luật, nhà ở cómột phần diện tích đóng góp của cá nhân, của tập thể theo thỏa thuận hoặc hợp đồngmua bán trả góp nhưng chưa trả hết tiền
Trang 5b) Nhà ở thuộc sở hữu tư nhân là nhà ở do tư nhân tạo lập hợp pháp thông quamua, bán, hoặc do nhận thừa kế, hoặc được sở hữu bởi các hình thức hợp pháp khác.
Nhà nước thống nhất quản lý nhà bằng pháp luật, nhằm bảo đảm việc duy trì, sửdụng hợp lý , tiết kiệm và không ngừng phát triển quỹ nhà ở
2/ Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất:
Nhà ở, đất ở phải được đăng ký để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất và tài sản gắn liền trên đất Theo qui định của pháp luật, người có nghĩa vụ đăng kýnhà ở và đất ở là chủ sở hữu nhà Trong các trường hợp khác, người đang sử dụng nhà
ở có nghĩa vụ đăng ký
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất xét cấp cho cáctrường hợp nhà có các giấy tờ hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà Nước cấp,nhà ở đất ở phù hợp với qui hoạch , không có tranh chấp Chủ nhà được cấp giấychứng nhận phải nộp tiền sử dụng đất (nếu có)
Hồ sơ đề nghị được cấp giấy chứng nhận và tài sản gắn liền trên đất đối với cánhân do UBND cấp quận, huyền cấp; đối với tổ chức do UBND tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương cấp
III Cơ sở quản lý của công tác quản lý Nhà Nước về đất đai, nhà ở:
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã chỉ rõ: Nhànước quản lý đất nước bằng pháp luật, pháp luật cụ thể hóa đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước, thể hiện đầy đủ ý chí, lợi ích của nhân dân
và phải được thực hiện thống nhất trong cả nước
Quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước về đất đai, nhf ở nói riêngphải tuân theo đường lối chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà Nước
Sau năm 1975 nước nhà được thống nhất, mục đích nhiệm vụ của Đảng ta làxây dựng đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội Bêncạnh những chủ trương lớn về phát triển kinh tế xã hội, đối nội, đối ngoại, Đảng vànhà nước ta đã quan tâm chỉ đạo công tác quản lí Nhà Nước trên lĩnh vực đất đai, nhà
ở, đưa việc quản lý và sử dụng ruộng đất vào qui chế chặt chẽ , nâng cao ý thức tráchnhiệm của người sử dụng đất trong việc sử dụng đất hợp lý, đúng mục đích, tiết kiệm,
sử dụng có hiệu quả đối với tất cả các loại đất Ngày 01/07/1980, Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Quyết định 201/ Chính phủ về đo đạc phân hạng đăng ký thống kê
Trang 6ruộng đất trong cả nước Đâylà cuộc cải cách ruộng đất lớn nhất nhắm quốc hữ hóa đấtđai “ tòan bộ đất đai trong cả nước nhắm đưa ruộng đất vào quản lý ruộng đất trong cảnước vào nhữngnăm 1980 chưa đi vào qui chế chặt chẽ Để khắc phục tình trạng trên,Luật đất đai đầu tiên ra đời được quốc hội thông qua ngày 29/12/1987, Luật đất đainăm 2003 Trong luật này, điều đầu tiên Nhà nước đã khẳng định: Đất đai thuộc sởhữu toàn dân do Nhà Nước thống nhất quản lý “ Luật này qui định chế độ quản lý sửdụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: “ Hộ gia đình cá nhân đượcNhà nước giao đất được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thếchấp quyền sử dụng đất” Khuyến khích người dân sử dụng đất đúng mục đích, tiếtkiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thực hiện tốt các chính sách nghĩa vụ đối vớiNhà nước.
Để tăng cường thi hành Luật Đất Đai, Chính phủ và các ngành của Trung ương
đã ban hành nhiều văn bản dưới luật như:
ty cổ phần
- Nghị định số 170/2003/NĐ – Chính phủ ngày 25/12/2003 của Chính phủ vềphương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
- Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫnthực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính Phủ về phươngpháp xác định gái đất và khung giá các loại đất
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ về bồithường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà Nước thu hồi đất
Trang 7Nói chung từ sau khi Luật Đất đai ra đời năm 1993 đến nay, Nhà nước ta đã banhành 100 văn bản của Chính Phủ và các ngành Trung ương như Bộ xây dựng, bộ Tàichính, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Tòa án về việc hướng dẫn thi hành luật đất đaichưa kế nhiều văn bản của địa phương chỉ đạo công tác này Từ đó cho ta thấy Đảng
và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều thấy được vai trò quan trọng tronglĩnh vực quản lí Nhà nước về đất đai, nhà ở đối với việc phát triển kinh tế xã hội đấtnước, là nhu cầu cấp thiết của người dân trong sản xuất, sinh hoạt, ăn ở, cần phải đượcquan tâm giải quyết tốt và đồng bộ
IV Tính cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai:
Để cho việc sử dụng đất có hiệu quả, tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sảnphẩm cho xã hội, Bộ chính trị đã có Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý kinh tế nôngnghiệp, chỉ đạo việc giao đất, giao rừng đến hội xã viên hợp tác xã
Mặc dù đất đai thuộc quyền sở hữu Nhà nước nhưng đường lối của Đảng ta tạocho người sử dụng đất đai sử dụng đất ổn định lâu dài, có quyền thừa kế, thế chấp vàchuyển quyến sử dụng đất Đường lối này đã được ghi rõ trong chiến lược ổn định vàphát triển kinh tế xã hội đến 2010 Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, các hộ nông dânđược Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và cấp giấy chứng nhận Trên cơ
sở các nghị quyết của Trung ương Đảng, Hiến pháp 1992, Luật Đất đai đã khẳngđịnh : Đất đai thuộc sở hữu tòan dân do nhà Nước thống nhất quản lý theo quy hoạch
và pháp luật Nhà nước giao đất cho các tổ chức , hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn địnhlâu dài Người sử dụng đất được quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp quyến sửdụng đất
Trong lịch sử dân tộc, trải qua nhiều cuộc chiến tranh chông ngoại xâm, nôngdân Việt Nam là người gắn bó với ruộng đất, trực tiếp sinh sống nhờ đất đai đã hy sinhmất mát nhiều về người và của cải cho sự nghiệp cách mạng Vì vậy, Nhà nước giaođất cho họ sử dụng chính là cách mạng đã đem quyền và lợi ích đến cho họ Nhà nước
có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của nông dân cũng chính là bảo vệ thành quả cáchmạng
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, mọi người đều bình đẳng về chế độ chính trịkinh tế.o Sở hữu tòan dân về đất đai và đảm bảo được tính bình đẳng đó, đồng thời xóa
bỏ được sự bất công do quan hệ ruộng đất của chế độ cũ gây ra Chế độ sở hữu về đấtđai tạo điều kiện cho việc quy hoạch toàn bộ đất đai trong cả nước dễ dàng, tạo thuận
Trang 8lợi cho Việt Nam mở cửa, hội nhập vào khu vực và thế giới, góp phần đắc lực vào sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trang 9CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI,
NHÀ Ở TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.
I Tổng quan về điều kiện tự nhiên – xã hội:
1/ Điều kiện tự nhiên:
Đà nẵng là một trong các tỉnh Trung bộ của nước ta, có vị thế chiến lược quantrọng trong phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của khu vực miền Trung.Thành phố Đà Nẵng được khẳng định Trung tâm kinh tế, văn hóa du lịch, dịch vụ củacác tỉnh miền trung và Tây Nguyên
Trước tháng 12 năm 1996 thành phố Đà Nẵng trực thuộc tỉnh Quảng Nam ĐàNẵng Sau tháng 12 năm 1996 Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương có tổngdiện tích tự nhiên là 125654.37ha trong đó có 30.500ha thuộc huyện đảo Hoàng SaĐông giáp Biển ĐôNG; Tây giáp tỉnh Quảng Nam ; Nam giáp tỉnh Quảng Nam; Bắcgiáp Huế
Về tổ chức hành chính, đến nay thành phố Đà Nẵng có 06 quận ( Hải Châu,Thanh Khuê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ ), 02 huyện Hòa Vang,Huyện Đảo Hoàng Sa ) với 56 xã, phường
2/ Kinh tế xã hội:
Đà nẵng là đô thị trung tâm cấp quốc gia và nơi trung tâm của vùng kinh tếtrọng điểm miền trung với chức năng là trung tâm kinh tế ( cảng, công nghiệp, thươngmại, dịch vụ - du lịch, tài chính, ngân hàng, là đầu mối giao thông, giao lưu trong nước
và quốc tế, là một tỏng những trung tâm văn hóa, thể dục thể thao, Giáo dục đào tọa,khoa học kỹ thuật và công nghệ, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, anninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước Định hướng phát triển đô thị làkhai thác quỹ đất hiện có chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả và chỉnh trang đôthị được mở rộng thành phố về phía hướng Tây Bắc, khu vực giữa Quốc Lộ 1A vàđường Liên Chiểu – Thuận Phước, mở rộng đô thị trên cơ sở xây dựng Quốc Lộ 1A vàđuờng thị trấn, Trung tâm, xã cụm xã và phát triển hạ tầng diện rộng để từng bướchình thành chum đô thị Đà Nẵng
II/ Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai, nhà ở:
1/ Tổng quan về quỹ đất của thành phố:
Trang 10Thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng thành ThànhPhố trực thuộc trung ương từ năm 1997, có tổng quỹ đất là 125654.37ha Trong đó:
- Đất nông nghiệp : 12.344ha
- Đất lâm nghiệp : 51.506ha
- Đất chuyên dung : 37.765ha
- Đất ở ( có đô thị ): 2.77ha
- Đất chưa sử dụng, bao gồm sông, suối, núiđá, 21.269.37ha
2/ Tổ chức hệ thống cơ quan quản lý đất đai, nhà ở:
* Sở tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phốgiúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, nhà ở trên địabàn thành phố; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của BộTài nguyên – Môi trường và Bộ xây dựng
* Sở tài nguyên và môi trường làm việc theo chế độ thủ tướng Giám đốc sở tàinguyên và môi trường chịu trách nhiệm trước HĐND và UBND thành phố toàn bộhoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai, nhà ở; giúp việc cho giám đốc
có 03 phó giám đốc, các phòng ban chuyên môn, các đơn vị trực thuộc, các phòng tàinguyên và môi trường quận, huyện bao gồm:
- Phòng quản lý tài nguyên
- Phòng quản lý môi trường
Các đơn vị trực thuộc sở:
- Trung tâm đo đạt bản đồ Đà Nẵng
- Công ty quản lý và khai thác đất
- Công ty đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng
- Công ty quản lý nhà Đà nẵng
Trang 11- Trung tâm đào tạo cán bộ địa chính
- Trung tâm bảo vệ môi trường
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
(cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho các cơquan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn thành phố)
- Phòng tài nguyên và môi trường các quận Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu,Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ và huyện Hoà Vang
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, nhà ở, Sở tài nguyên và môitrường đã điều tra, khảo sát, thiết kế, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật đo đạc bản đồđịa chính tỷ lệ 1/500 theo hệ toạ độ nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vàhuyện Hoà Vang
- Đo đạc và lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 của 11/11 xã thuộc huyện HoàVang
- Xây dựng hoàn chỉnh lưới toạ độ trên đìa bàn thành phố Đà Nẵng
- Đo vẽ lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500 cho 45/45 phường nội thị thành phố ĐàNẵng
- Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Công tác giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất (đốivới tổ chức) môi trường , tài nguyên khoán sản, đánh gắn biển số nhà, xác nhận hợpđồng cho người nước ngoài thuê, quản lý nhà, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước chongười đang thuê theo Nghị định 61/CP và bán nhà công sản
Giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, bán nhà thuộc sởhữu nhà nước cho người đang thuê quản lý nhà công sản, nhà bán công sản Đây làmột nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai, nhà ở Trong thời gianqua, công tác này thành phố Đà Nẵng đã đạt được một số kết quả như sau:
* Công tác giao đất
+ Giao đất nông nghiệp: đến nay huyện Hoà Vang đã hoàn thành giao đất nông
nghiệp cho từng hộ nông dân với diện tích 8.922 ha cho 45hộ Riêng đối với khu vực
độ thị, phần lớn đất nông nghiệp nằm trong qui hoạch xây dựng đô thị nên công tácgiao đất nông nghiệp mang tính tạm thời
Trang 12+ Giao đất làm nhà ở: từ năm 1993 đến nay, thành phố căn cứ vào qui hoạch đất
ở đô thị và nông thôn đã giao đất cho gần 6000 trường hợp sử dụng làm nhà ở với diệntích 300 ha
+ Giao đất chuyên dung: Nhằm phát triển công tác đô thị hoá, thành phố đã có
181 đơn vị tổ chức được giao đất để xây dựng công trình với diện tích 1.921 ha
* Công tác cho thuê đất
Thực hiện chỉ thị 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định 85/CP chođến nay trên toàn thành phố Đà Nẵng đã lập thủ tục cho thuê đất 500 doanh nghiệp, tổchức sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh chiếm diện tích 240 ha, còn lại
100 doanh nghiệp vói diện tích 40 ha tập trung khu công nghiệp Hoà Khánh, LiênChiểu, An Đồn sẽ chuyển giao cho các đơn vị kinh doanh cơ sở hạ tầng lập thủ tụccho thuê lại
Công tác cho thuê đất đối với các dự án lien doanh với nước ngoài, các dự án100% với nước ngoài, tính đến nay đã lập thủ tục hồ sơ cho thuê đất với 27 dự án vớitổng diện tích là: 1455.583 ha
* Công tác thu hồi đất
Công tác thu hồi đất chủ yếu tập trung vào các khu quy hoạch mới để thực hiệncác dự án xây dựng các cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu du lịch ở các quậnhuyện: Thu hồi sử dụng đất trái phép của các hộ gia đình và cơ quan nhà nước vớidiện tích 450 ha
* Công tác chuyển quyền sử dụng đất
Thành phố thực hiện công tác chuyển quyền sử dụng đất chủ yếu là đất ở chocác hộ gia đình có nhu cầu chuyển mục đích đất ở với diện tích lâ ha cho trên 3000trường hợp
Trang 13Đánh gắn biển số nhà được: 60.159 biển số nhà, xác nhận 789 hợp đồng nhàcho người nước ngoài thuê, xác nhận 106 trường hợp về tình trạng bất động sản để chocông nhân xuất cảnh định cư ở nước ngoài.
Thực hiện Nghị định 61/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về mua bán vàkinh doanh nhà ở Thành phố đã giải quyết bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cho ngườiđang thuê 2.221 căn ngôi với diện tích đất: 88.278,00m2 Diện tích nhà: 44.566,00m2tổng giá trị 47,6 tỉ đồng bán nhà công sản nhà nước 171 căn ngôi với diện tích đất66.587,00m2 Diện tích nhà: 54.248,00m2 tổng giá trị 154,3 tỉ đồng
Thực hiện quyết định số 20/1999/QĐ-BTC ngày 25/02/1999 của Bộ tài chính
về việc ban hành quy chế quản lý, sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan hành chính
sử nghiệp và Quyết định sô 01/2000/QĐ-UB ngày 06/01/2000 của UBND thành phố
Đà Nẵng về việc ban hành qui định về quản lý và sử dụng trụ sở làm việc tại các cơquan hành chính sự nghiệp thuộc thành phố - Thành phố đã triển khai cấp được 135
cơ quan đơn vị với 389 căn ngôi, diện tích đất: 671.700,00m2, diện tích nhà:120.363,00m2 Tổng giá trị 335 tỉ đồng
- Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại thành phố Đà Nẵng là một trong nhữngcăn cứ pháp lý, là công cụ phục vụ cho công việc quản lý nhà nước đối với đất đai cóhiệu quả
- Đến nay đã hoàn thành phương án qui hoạch sử dụng đất của thành phố đếnnăm 2020 được HĐND và UBNjD thành phố Đà Nẵng thông qua và thống nhất đểtrình thủ tướng Chính phủ và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số465/QĐ-TTg ngày 17/6/2002
- Triển khai quy hoạch được 3 khu công nghiệp (An Đồn, Liên Chiểu, HoàKhánh) với tổng diện tích 2000 ha
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất hang năm trên cơ sở phương án phê duyệt củaThủ tướng Chính phủ
- Thanh tra giải quyết các vi phạm pháp luật về đất đai, giải quyết các tranhchấp về đất đai
- Công tác ban hành các văn bản về quản lý sử dụng đất đai
Chấp hành chủ trương và kế hoạch số 1080/KH-UB ngày 25/8/1997 của UBNDthành phố Đà Nẵng về việc triển khai thực hiện đợt tổng rà soát và hệ thống hoá văn