MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM XOÁ đói GIẢM NGHÈO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG GIAI đoạn 2003 2005
Trường Cao đẳng - Kinh tế kế hoạch PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO I.Xóa đói giảm nghèo là một vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đói nghèo là một trong những vấn đề mang tính chất toàn cầu,cấp bách hiện nay.Nó tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới.Đặc biệt là các nước đang phát triển và chậm phát triển.Muốn thực hiện xã hội phát triển không thể không giải quyết vấn đề nghèo đói. II.Quan niệm của Liên Hiệp Quốc về nghèo đói và nguyên nhân của nó: Liên Hiệp Quốc được hình thành với tôn chỉ mục đích rõ ràng nhằm thúc đẩy hòa bình công bằng quốc tế,quyền con người và phát triển kinh tế xã hội.Trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội,mục tiêu quan trọng nhất trong mọi nổ lực của Liên Hiệp Quốc luôn luôn là xóa đói giảm nghèo.Liên Hiệp Quốc đã thống nhất đưa ra khái niệm về nghèo đói và nguyên nhân của nó cũng như tiêu chí để đánh giá nghèo đói như sau. 1.Khái niệm về nghèo đói do Liên Hiệp Quốc đưa ra: Theo quan điểm của Liên Hiệp Quốc có hai khái niệm về nghèo đói như sau: 1.1.Nghèo đói tương đối:là bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng. 1.2. Nghèo đói tuyệt đối:là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng những nhu cầu cơ bảncủa cuộc sống là những đảm bảo tối thiểu về ăn,mặc,ở,sinh hoạt,y tế,giáo dục.Ngoài những đảm bảo trên,cũng có những ý thức khác cho cuộc sống nhu cầu tối thiểu bao gồm được tham gia các quyết định của cộng đồng. 2.Chuẩn mực nghèo đói và chỉ tiêu đánh giá: Với khái niệm trên,có thể nhận thấy rằng chỉ tiêu để đánh giá nghèo đói được biểu hiện bằng chỉ tiêu chính là thu nhập bình quân đầu người hay chỉ số phát triển con người(HDI).Nhữnh hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới giới hạn nghèo đói,gọi là hộ thuộc dạng nghèo đói.Quy mô hộ nghèo đói được xác địng bằng tỉ lệ phần trăm (%),hoặc quy mô vùng,khu vực hay quốc gia thuộc diện nghèo đói cũng được xác định bằng tỉ lệ so với tổng số hộ hay tổng số dân. 3.Nuyên nhân của nghèo đói: Với quan điểm của mình về nghèo đói Liên Hiệp Quốc đã đưa ra ba nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đói nghèo ở các nước đó là 3.1.Sự cách biệt cả về mặt địa lý, xã hội và tri thức thường là một nguyên nhân quan trọng gây ra đói nghèo.Điều này có thể là sự xa xôi hẻo lánh về mặt địa lý.Tuy nhiên,có nhiều khía cạnh khác nhau của sự cách biệt.Có những người bị cách biệt với thông tin thị trường hoặc điện thoại, một phương tiện thuận lợi cho thông tin liên lạc,có thể thấy họ đang cạnh tranh trong điều kiện bất bình đẳng. Giảm bớt sự cách biệt thì sẽ giảm bớt được tình trạng nghèo đói.Tuy vậy,nếu giảm sự cách biệt về vật chất(như xây dựng đường xá về các vùng nông Trang 2 Trường Cao đẳng - Kinh tế kế hoạch thôn miền núi hoặc các vùng dân tộc ít người)mà không giảm sự cách biệt về tri thức thì có thể làm trầm trọng thêm một số vấn đề. 3.2.Sự rủi ro quá cao do mất mùa bệnh tật,sinh con ngoài ý muốn hoặc gia súc gia cầm bị chết sẽ gây tác hại cho nhiều người,họ ngày càng trở nên nghèo hơn và không thể thoát khỏi cảnh nghèo. 3.3.Thiếu các nguồn lực sản xuất thích hợp do thiếu lao động,đất đai hoặc vốn.Đó là các yếu tố để tạo ra thu nhập.Một gia đình nghèo là do thiếu các yếu tố đầu vào này.Vấn đề thử thách là phải tìm cách để tạo ra những thứ còn thiếu đó để xóa được nghèo đói . 3.4.Thiếu khả năng duy trìbền vững,chủ yếu là do rừng bị thu hẹp.Những người nghèo đói thường trú ngụ ở những vùng môi trường yếu kém và dễ bị tổn thương.Mặc khác,không khí và nước sạch ở thành phố và nông thôn là nguồn quan trọng đối với sức khỏe.Nếu như chúng bị ô nhiễm,thì nhiều trong số người bị mắc bệnh đương đầu với đói nghèo.Do đó,Chính Phủ cần phải có những chương trình,mục tiêu quốc gia nhằm cải tạo thiên nhiên (trồng lại rừng) hoặc cải thiện đời sống của nhân dân.Các chương trình không bền vững sẽ kìm hãm cả nước trong tình trạng đói nghèo. 3.5.Thiếu sự tham gia thỏa đáng vào các chương trình của Chính Phủ. Những người nghèo đói thường không có uy thế hoặc không được kính trọng.Họ rất ít khi được bàn bạc về các chương trình mà theo dự kiến họ sẽ đượ hưởng thụ.Nếu như họ không có cơ hội nói lên tiếng nói của mình thì phần lớn chương trình sẽ đi lệch mục tiêu của mình hoặc sẽ kém hiệu quảhơn nhiều so với cái mà chúng ta có thể đạt được. III.Quan niệm của nước ta về nghèo đói và nguyên nhân của nghèo đói: Căn cứ vào quan điểm có tính chiến lược do Liên Hiệp Quốc đưa ra áp dụng vào tình hình thực tế của Việt Nam.Đảng và nhà nước ta đã thống nhất và đưa ra cách nhìn nhận về nghèo đói được áp dụng thống nhất trong các nước như sau: 1.Khái niệm về nghèo đói: 1.1Nghèo là gì? Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư(không có khả năng) có mức sống dưới mức tối thiểu,thu nhập không đảm bảo về điều kiện vật chất để duy trì cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư xét trên mọi phương diện -Nghèo tuyệt đối:là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn nhưng nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống -Nghèo tương đối :là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng dân cư đang xét. 1.2.Đói là gì? Đói là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức sống tối thiểu,thu nhập không đảm bảo về điều kiện vật chất để duy trì cuộc sống.Đó là bộ phận dân cư hằng năm thiếu ăn đứt bữa từ một đến ba tháng và phải vay nợ,song không có điều kiện trả nợ . Trang 3 Trường Cao đẳng - Kinh tế kế hoạch Tùy theo mức độ đảm bảo lương thực thực phẩm để duy trì cuộc sống mà phân loại hộ thiếu đói hay đói thường xuyên. 2.Chỉ tiêu đánh giá nghèo đói: Để đánh giá thực trạng nghèo đói ở nước ta,Đảng và nhà nước đưa ra hai chỉ tiêu sau: -Chỉ tiêu chính :thu nhập bình quân nhân khẩu tháng (năm) được đo bằng giá trị hoặc hiện vật quy đổi. -Chỉ tiêu phụ: về dinh dưỡng bữa ăn,nhà ở,các điều kiện về y tế,giáo dục,đilại ,giao tiếp, . Trong các chỉ tiêu trên thì thu nhập là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá thực trạng nghèo đói . Tuy nhiên theo quan điểm hiên đại ngày nay cho rằng : nghèo đói là vấn đề kinh tế -xã hội mang tính chất nhiều chiều.Chính vì vậy ,không chỉ căn cứ vào thu nhập mà còn căn cứ vào nhiều yếu tố khác như : tài sản,an ninh,tiêu dùng xã hội/các dịch vụ xã hội cơ bản,quyền lực/thời gian tự do Nhưng nếu chúng ta sử dụng những tiêu chí đó để phân loại nghèo đói thì việc xác định vô cùng khó khăn về cơ sở thông tin,cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cần thiết để thu thập và sử dụng những thông tin đó. Đối với Việt Nam do điều kiện kinh tế nước ta chưa phát triển,cơ sở vật chất còn thiếu ,đội ngũ cán bộ thiếu về số lượng mà còn hạn chế về năng lực và trình độ quản lý.Cho nên nước ta vẫn chỉ dùng chỉ tiêu thu thập để phản ánh nghèo đói . 3.Chuẩn mực nghèo đói: Với điều kiện kinh tế -xã hộicủa nước ta,chẩn mực để đưa ra đánh giá nghèo đói như sau: -Theo tiêu chuẩn năm 1995 đưa ra để đánh giá mức độ nghèo đói thời kỳ 1996-2000 như sau: Bảng 1 Địa bàn Loại hộ Thu nhập bình quân đầu người một tháng Hiện vật(1kg gạo/người Giá trị(đồng) Thành thị Nông thôn,đồng bằng Nông thôn,miền núi Cho cả 3 khu vực Nghèo Nghèo Nghèo Đói < 25 < 20 < 20 < 13 < 90.000 < 70.000 < 55.000 < 45.000 -Đến năm 2000 Bộ Lao Động -Thương Binh Xã Hội đưa ra tiêu chuẩn mới là: + Đối với hộ nghèo:thu nhập bình quân theo tháng là: Khu vực thành thị: < 150.000 đồng/người/tháng Khu vực nông thôn,đồng bằng: <100.000 đồng/người/tháng Khu vực nông thôn miền núi: < 80.000 đồng/người/tháng + Đối với hộ đói:cho cả 3 khu vực: < 80.000 đồng/người/tháng Trang 4 Trường Cao đẳng - Kinh tế kế hoạch Qua hai chỉ tiêu về chuẩn mực nghèo đói của nước ta ở từng giai đoạn trên cho thấy nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển,đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng,không những đủ ăn về lương thực thực phẩm mà còn chi tiêu cho dịch vụ xã hội,cơ bản đáp ứng một số nhu cầu tối thiểu cho con người. Với chuẩn mực trên qua từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế xã hội Việt Nam đã xóa được những hộ nghèo đói dưới chuẩn mực,từ đó đề ra chuẩn mực mới cao hơn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đát nước nhằm tạo động lực để nhân dân phấn đấu :Lmà cho người nghèo thì có ăn,người khá thì giàu,người giàu thì giàu hơn nữa 4.Nguyên nhân nghèo đói ở nước ta: Do điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta có những khác biệt so với các nước khác trên thế giới ,nên ngoài 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo như Liên Hiệp Quốc đưa ra thì ở nước ta nổi bật lên những nguyên nhân sau đây: 4.1.Thiếu vốn : Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng để đầu tư cho phát triển sản xuất,nâng cao thu nhậpvà đời sống của nhân dân.Ở nước ta tình trạng thiếu vốn đầu tư cho sản xuất còn rất nhiều.Một khi không có đủ vốn để phát triển sản xuất thì vẫn còn tình trạng nghèo đói . 4.2.Thiếu việc làm : Tình trạng thất nghiệp ở nước ta cũng đang là một vấn đề lớn cần được giải quyết.Do điều kiện kinh tế nước ta chưa phát triển cao,thêm vào đó dân số lại đông.Trong đó,có một bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động,có sức lao động cần có việc làmđể có thu nhập nhằm cải thiện đời sống nhưng không tìm được việc làm dẫn đến thất nghiệp từ đó kéo theo nghèo đói . 4.3.Đông con -thiếu lao động : Đây là nguyên nhân gây nhức nhối ở nước ta nhất là ở những vùng nông thôn miền núi.Các hộ gia đình sinh con đông,phần lớn là con nhỏ,chưa đến tuổi lao động.Do đó mọi gánh nặng dốc hết lên vai hai vợ chồng,người làm thì ít trong khi người ăn thì nhiều,làm ra không đủ để nuôi con nên làm cho gia đình càng lâm vào cảnh túng quẩn ,nghèo đói . 4.4.Thiếu đất : Đất đai là điều kiện quan trọng để tiến hành quá trình sản xuất .Đặc biệt nước ta là một nước nông nghiệp,với 3/4 dân số sống bằng nghề nông.Do đó đất đai là một tư liệu sản xuất không thể thiếu ,nó đóng vai trò quyết định đến sản xuất và đời sống của nhân dân .Dân số nước ta đông ,nhưng đaát đai thì ngày càng hạn hẹp nên không đủ để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của người dân.Một số hộ thiếu đất để canh tác dẫn đến không có được thu nhập,dẫn đến nghèo đói . 4.5.Mất mùa : đây cũng là môt trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nghèo đói ở nước ta.Đất nước ta là một đất nước đi lên từ nông nghiệp với 75% dân số sống bằng nghề nông nhưnh lại thườnh xuyên gặp thiên tai,lũ lụt,hạn hán làm mất mùa.Người nông dân không có thu nhập thêm vào đó lại bị mất mác sau mỗi đợt thiên tai lũ lụt đã đưa người dân vào cảnh nghèo đói. Trang 5 Trường Cao đẳng - Kinh tế kế hoạch IV.Những tác động về kinh tế - xã hội đến đói nghèo: Đói nghèo đưọc xem là một trong những vấn đề của thời đại ngày nay.Nó có những tác động hết sức tiêu cực đến kinh tế xã hội của thế giới cũng như từng quốc gia.Có thể đánh giá tác động của nghèo đói theo 2 phương diện sau: 1.Về mặt kinh tế : Có thể nhận thấy rằng đói nghèo có tác động xấu đến nền kinh tế của đất nước cũng như đối với kinh tế của từng gia đình.Một khi đã lâm vào cảnh đói nghèo thì không có vốn để đầu tư cho tái sản xuất mở rộng,sản phẩm làm ra sẽ không tăng cả về số lượng lẫn chất lượng từ đó làm cho nền kinh tế không tăng trưởng được,mà nền kinh tế không tăng trưởng có nghĩa là GDP thấp nên GDP/người thấp .Các hộ không có điều kiện để cải thiện và nâng cao đời sống của mình nên vẫn ở tình trạng nghèo đói.Tình trạng này tạo nên vòng luẩn quẩn của nền kinh tế như ở bảng 2: Bảng 2: Như vậy qua bảng trên ta có thể nhận thấy rằng để cho nèn kinh tế phát triển được cần phải phá tan mắc xích trông vòng luẩn quẩn đó.Mắc xích quan trọng nhất chính là phải làm sao xóa được tình trạng nghèo đói .Đó chính là vấn đề đặt ra cho từng quốc gia ,từng khu vực cũng như từng địa phương .Cần tìm bước đi thích hợp dể xóa đói giảm nghèo,tạo điều kiện để tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. 2.Về mặt xã hội: Nếu như đói nghèo gây nên vòng luẩn quẩn đối với nền kinh tế thì nó cũng tạo nên vòng luẩn quẩn cả về mặt xã hội .Buộc xã hội phải quan tâm giải quyết nó,nếu không sẽgây nên những hậu quả nghiêm trọng .Đói nghèo tác động về mặt xã hội theo vòng sau: Trang 6 Đói nghèo (1) Tiết kiệm thấp (2) Đầu tư thấp (3) Thu nhập thấp (6) Kinh tế tăng trưởng chậm (5) Sản phẩm làm ra thấp (4) Trường Cao đẳng - Kinh tế kế hoạch Bảng 3: Vòng đói nghèo triền miên: Qua sơ đồ trên ta cần phải phá vỡ vòng nghèo đói triền miên bằng chính sách naang cao trình độ dân trí cho người dân,để từ đó họ có thể làm chủ được mình,có tri thức khoa họcđể phát triển sản xuất .Nếu không phá vỡ được vòng luẩn quẩn này thì sẽ gây ra những tác động xấu đến xã hội như: tình trạng nghèo đói không được giải quyết sẽ đẩy người nghèo rơi vào các tệ nạn xã hội đặc biệt là trộm cắp và mại dâm .Do đó cần phải giải quyết tình trạng nghèo đói một cách hợp lý,để từ đó làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển,xã hội công bằng và văn minh. Trang 7 Ít hiểu biết khoa học công nghệ Học vấn thấp (3) Thiếu vốn (2) Nghèo đói (1) Nợ nần (10) Năng suất lao động thấp (5) Sản phẩm làm ra ít (6) Thu nhập thấp (7) Thiếu ăn (8) Vay mượn (9) Trường Cao đẳng - Kinh tế kế hoạch PHẦN II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 1998 - 2002 I. Giới thiệu tổng quan về Thành Phố Đà Nẵng: 1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Thành phố Đà Nẵng là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương nằm ở Trung độ cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp Biển Đông. Là Thành phố nằm cạnh biển có Cảng lớn và độ sâu lý tưởng. Tổng diện tích của Thành phố Đà Nẵng là 12.476 km 2 (kể cả huyện Đảo Hoàng Sa), trong đó đất dùng cho nông nghiệp 12.900 ha chiếm 10,334%, đất lâm nghiệp 62.193 ha chiếm 39,85%, đất chuyên dùng 37.048 ha chiếm 27,9%, đất ở 1.930 ha chiếm 1,54%, đất chưa sử dụng 10.659 ha chiếm 8,54%. Thành phố Đà Nẵng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới, nắng nóng khô hạn vào mùa hè, mưa bão và rét vào mùa đông. Diễn biến khí hậu khá phức tạp, địa hình dốc theo chiều Tây sang Đông nên rất ít đất đai màu mỡ. Tình hình khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chungvà huyện Hoà Vang nói riêng có cơ cấu sản xuất chủ yếu là làm nông - lâm nghiệp. Song có nhiều thuận lợi về tiềm năng đất đai, đầm phá để nuôi trồng thuỷ sản, có tiềm năng văn hoá Du lịch khá lớn, giao thông vận tải thuận lợi, có cảng biển sâu, sân bay quốc tế thuộc loại lớn trong cả nước, đường bộ trên trục Bắc Nam xuyên suốt rất thuận tiện cho việc giao lưu với các địa phương khác và quốc tế. Hạ tầng kỷ thuật tương đối hoàn chỉnh, có đội ngũ trí thức khoa học công nghệ và công nhân lành nghề chiếm tỉ trọng cao so với tỉnh bạn, đó là động lực cho Đà Nẵng phát triển trong tương lai. 2. Tình hình kinh tế xã hội: Thành phố Đà Nẵng có bảy đơn vị hành chính bao gồm 5 quận, 1 huyện Hoà Vang và 1 huyện đảo Hoàng Sa. Có 47 xã phường trong đó có 4 xã miền núi và trung du. Tổng số dân cư đến nagỳ 1/4/2001 là 372.240 người trong đó có 141 hộ, 778 khẩu người dân tộc, mật độ dân số trung bình là 578 người /km 2 nhưng không đồng đều, riêng huyện Hoà Vang mật độ chỉ 196 người /km 2 . Dân cư ở 5 quận nội thành là 534.190 người chiếm gần 79,4% mật độ dân số chung là 593,3 người /km 2 . Số người trong độ tuổi lao động là 391.900 người chiếm 46,7% trên tổng số dân. Chất lượng đội ngũ lao động tăng lên biểu hiện qua số người có trình độ trên đại học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật, công tác đào tạo nghề ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng. Điều này được biểu hiện qua bảng bên. Trang 8 Trường Cao đẳng - Kinh tế kế hoạch Bảng 4: Tình hình dân số và lao động của thành phố Đà Nẵng qua các năm: TT Chỉ tiêu ĐVT 1998 1999 2000 2001 1 Dân số trung bình Người 672468 687934 716934 757934 2 Tốc độ tăng % 2,27 2,12 2,04 3 Lực lượng lao động Người 299574 302110 319365 330827 Tỷ lệ so với dân số % 44,54 44,93 45,46 46,14 - Thành thị Người 203111 232141 244242 255233 So với tổng số lao động % 67,8 75,4 75,43 73,14 - Nông thôn Người 96463 76969 75123 75129 So với tổng số lao động % 32,2 25,9 23,52 22,86 4 Số người lao động có việc làm Người 283337 289482 300750 311413 5 Số lao động giải quyết việc làm Người 13500 14300 15530 16711 6 Số lao động thất nghiệp Người 16233 19678 19269 19684 Tỷ lệ so với lực lượng lao động % 5,45 5,36 6,04 5,95 7 Lao động qua đào tạo Người 64583 6825 75158 82858 - So với lực lượng lao động % 21,53 22 23,53 25,04 Đại học, cao đẳng Người 24772 29260 33266 39696 - So với lực lượng lao động % 8,2 8,25 8,83 8,79 Trung học chuyên nghiệp Người 12820 13472 13674 14000 - So với lực lượng lao động % 4,28 4,36 4,28 4,23 Công nhân kỹ thuật Người 26991 25520 28212 29104 - So với lực lượng lao động % 8,89 9,39 10,42 12,07 Nhìn chung về kinh tế Đà Nẵng trong những năm 1997-2001 giữ được xu hướng tích cực hơn cả nước, tốc độ tăng GDP của thành phố (theo giá so sánh năm 1994) qua các năm là: GDP năm 1998 tăng 12,7%, GDP năm 1999 tăng 8,8%, GDP năm 2000 tăng 9,5%, GDP năm 2001 tăng 9,88%, GDP năm 2002 tăng 12,2%, sau một năm của thời kỳ thành phố trực thuộc Trung ương, DGP tăng 12,7% nhưng đến năm 1999 chỉ còn 8,8% dẫn đến mức tăng trưởng GDP trên địa bàn giai đoạn 1998-2002 bình quân 10,3%. Kết quả trên là do ảnh hưởng suy thoái kinh tế chung khu vực Đông Nam Á và tình hình chung cả nước. Nhưng thành phố đã sớm đầu tư đúng hướng, khắc phục và vươn lên sớm hơn cả nước, đưa GDP năm sau cao hơn năm trước và đến năm 2001 đã vượt lên tăng 12,2%. Thu nhập bình quân đầu người 406USD/năm vào năm 1998 đã tăng lên 560 USD trong năm 2002 tính theo giá thực tế. Trong đó ngành công nghiệp - xây dựng tăng 15,53%, dịch vụ tăng 8,18%, nông- lâm- thuỷ sản tăng 3,37%, với nhịp độ tăng trưởng như vậy đã làm cho mức sống của người dân cải thiện đáng kể, xếp vào loại khá so với bình quân chung cả nước. Theo số liệu điều tra của Cục thống kê Đà Nẵng năm 2002 như sau: - Về nhà ở có 89% số hộ có nhà xây (huyện Hoà Vang chỉ đạt 70%) - Có 93,6% số hộ có điện thắp sáng (huyện Hoà Vang chỉ đạt 87%) - Có 93,6% số hộ có máy thu hình - Khoảng 60% số hộ có xe gắn máy - Khoảng 58,9% số hộ được sử dụng nước sạch - 100% số xã phường đã có 6 loại công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu. Trang 9 Trường Cao đẳng - Kinh tế kế hoạch Qua số liệu trên ta thấy số hộ được dụng nước sạch chiếm tỉ lệ quá thấp, điều này làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, đặc biệt là người dân nghèo. Vì vậy trong thời gian đến cần hỗ trợ kịp thời nguồn nước sạch cho nhân dân đặc biệt là các xã miền núi. Nhìn chung nền kinh tế của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua đã đạt được một số khích lệ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, giảm tỷ trọng nông-lâm- thuỷ sản từ 9,7% năm 1998 xuống còn 7,6% năm 2000 và 6,7% năm 2002, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng từ 32,2% năm 1998 lên 40,7% năm 2001 và 43,2% năm 2002, giảm tỷ trọng ngành dịch vụ từ 55 % năm 1998 xuống còn 51,7% năm 2001 và 50,1% năm 2002. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với xu thế chuyển đổi kinh tế chung của cả nước và phù hợp với Nghị quyết Đại hội của Đảng bộ thành phố đề ra. Tuy nhiên công nghệ của nhiều ngành và một số lĩnh vực còn lạc hậu, chưa theo kịp với trình độ công nghệ của thành phố lớn trong cả nước và các nước trong khu vực. Qui mô nền kinh tế còn nhỏ bé, chất lượng nền kinh tế còn thấp, chưa có sản phẩm đặc thù riêng, phát triển chưa bền vững. 3. Lịch sữ hình thành, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng a.Lịch sữ hình thành: Sở kế hoạch đầu tư thành phố ĐaÌ Nẵng được thành lập vào tháng 11/1996. Là cơ quan của tỉnh QN-ĐN cũ. Cùng với việc đổi mới và sắp xếp bộ máy ngành kế hoạch trên phạm vi cả nước thì đối với tỉnh QN-ĐN trước đây và thành phố Đà Nẵng hiện nay cũng sắp xếp bộ máy kế hoạch .Từ uỷ ban kế hoạch tỉnh QN-ĐN đến năm 1995 sát nhập với sở kinh tế đối ngoại thành sở kế hoạch và đầu tư tỉnh QN-ĐN Ngày 6/1/1996 tại kỳ họp quốc hội khoá 10 đã quyết định tách tỉnh QN-ĐN thành 2 đơn vị. Thành phố Đà Nẵng và thành lập riêng sở kế hoạch và đầu tư với chức năng nhiệm vụ phù hợp với đơn vị hoạt động b.Chức năng nhiệm vụ Tổ chức nghiên cứu tổng hợp trình UBND thành phố các kế hoạch trung và ngắn hạn . lựa chọn các chương trình , dự án ưu tiên, các danh mục chương trình về phát triển kinh tế xã hội. Phối hợp với sở tài chính xây dựng dự toán ngân sách thành phố trình UBND xét duyệt. Theo dõi phối hợp, nắm tình hình của các đơn vị kinh tế hoạt động trên địa bàn để gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố theo dõi việc thực hiện các chương trình dự án quốc gia trên thành phố. Hướng dẫn các cơ quan, các cấp thành phố xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án có liên quan đến phát triển kinh tế xã hội. Phổ biến và hướng dẫn thực hiện các hướng dẫn thực hiện pháp luật nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Là đầu mối trực tiếp nhận hồ sơ dự án của chủ đầu tư trong và ngoài nước muốn đầu tư trên địa bàn thành phố. Làm tham mưu cho UBND thành phố thẩm định dự án, cấp giấy pheúp đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn theo uỷ nhiệm của chính phủ Trang 10 Trường Cao đẳng - Kinh tế kế hoạch Theo dõi kiểm tra đôn đốc các ngành, quận, huyện trong thành phố việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các chương trình dự án phát triển trình UBND thành phố các chủ trương biện pháp nhằm đảm bảo mục tiêu kế hoạch thành phố, tham gia nghiên cứu các cơ chế chính sách về quản lý kinh tế của toàn quốc, kiến nghị UBND thành phố xây dựng và vận dụng các cơ chế chính sách cho phù hợp với đặc điểm của thành phố theo những nguyên tắc chung đã quy định. Theo sự phân công của UBNDTP làm nhiệm vụ phối hợp với các ngành có liên quan xét duyệt các định mức kinh tế kỹ thuật, thẩm định dự án đầu tư trong nước và quốc tế. Thẩm định xét thầu và thành lập doanh nghiệp, làm đầu mối quản lý việc sữ dụng các nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ khác. Qủan lý và cấp đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố và theo quy định hiện hành xem xét và trình UBNDTP xét duyệt cấp giấy công nghiệp ưu đãi đầu.tư. Hằng quý, 6 tháng, hằng năm soạn thảo báo cáo trình UBNDTP về tình hình thực hiện kế hoạch của thành phố, hoạt động của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Kiến nghị việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế hoạch và đầu tư của thành phố c.Tổ chưúc bộ máy của sở kế hoạch đầu tư Lãnh đạo sở kế hoạch và đầu tư gồm 01 giám đốc sỡ, giúp giám đốc phụ trách các lĩnh vực có 04 phó giám đốc. Các phòng ban sở kế hoạch :. Phòng tổng hợp quy hoạch. Phòng xây dựng cơ bản và thẩm định. Phòng kinh tế ngành. Phòng tài chính. Phòng đăng ký kinh doanh. Phòng kinh tế đối ngoại. Phòng lao động văn xã. Phòng hành chính tổ chức. II. Phân tích thực trạng nghèo đói trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1998-2002. 1. Phân tích tình hình nghèo đói trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ 1998-2002 Đà Nẵng sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương được 1 năm, qua điều tra toàn thành phố năm 1998 có 128692 hộ, trong đó có 7173 hộ đói nghèo, chiếm 5,47% trong tổng số hộ. Trong đó: hộ đói 286 hộ chiếm 0,22% hộ nghèo 6887hộ chiếm 5,25% Đến cuối năm 2001 qua phúc tra, toàn thành phố có tổng số hộ dân cư 146571 hộ, trong đó hộ nghèo là 7477 hộ, chiếm 5,10% không có hộ đói. Trang 11 . trạng nghèo đói trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1998-2002. 1. Phân tích tình hình nghèo đói trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ 1998-2002 Đà Nẵng. đề ra. III.Những giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2003 -2005: Chủ trương xoá đói giảm nghèo lần đầu tiên