Quy hoạch phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng nhằm xây dựng thành phố xanh - sạch - đẹp

MỤC LỤC

Phương pháp điều tra

Kết hợp với việc nghiên cứu thực tế, tiến hành điều tra số lượng cây, chủng loại cây, tình hình phân bố phát triển trên các tuyến đường tiêu biểu của thành phố. Từ đú, làm rừ thờm hiện trạng cõy xanh đụ thị trong những năm qua và đưa ra một số giải pháp cho vấn đề cây xanh đo thị thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến.

NỘI DUNG

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN Đễ THỊ HểA – MễI TRƯỜNG – CÂY XANH

  • Tổng quan về đô thị hóa – Môi trường – Môi trường đô thị - Cây xanh đô thị
    • Vai trò của cây xanh đô thị
      • Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển cây xanh của thành phố

        Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật của con người có ảnh hưởng mạnh mẽ tới chất lượng môi trường sống (khai thác tài nguyên thiên nhiên, gia tăng dân số, sản xuất công nghiệp). Không có một ngành khoa học nào đang có hiện nay đủ điều kiện nghiên cứu và giải quyết mọi nhiệm vụ của công tác bảo vệ môi trường là quản lý và bảo vệ chất lượng các thành phần môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất. Môi trường đô thị. Môi trường đô thị bao gồm mọi yếu tố đất, nước, không khí, môi sinh, ánh sáng, lòng đất, các hệ sinh thái, các khu dân cư, các khu công nghiệp và cơ sở sản xuất, các khu bảo tồn thiên nhiên.. và các hình thái vật chất khác nằm trong lãnh thổ đô thị. Cây xanh đô thị a) Khái niệm. Như phố Hàng Xanh (mang tên của các loài Si, Sanh), Ngã Ba Cây Thị, Ga Hàng Sao, Bót Hàng Keo, Chợ Cầu Vông, thành phố Hoa Phượng Đỏ.. Và cây xanh trồng ở một nơi nào đó có thể là một vật gợi nhớ những kỷ niệm quê hương hay một nơi thân thương đã trải qua trong đời khi sự hiện diện của chúng, hay ngửi những hương thơm, mùi vị mà cây xanh có được gây trong ta một cảm giác nhớ thương, làm cho cuộc sống thú vị hơn. Ít ra thì chúng ta có thể nói rằng: “Đô thị sẽ là một nơi đìu hiu, hoang vắng nếu vắng bóng cây xanh”. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển cây xanh của thành phố. Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý.

        HIỆN TRẠNG CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

        • Khái quát tình hình cây xanh đô thị Đà Nẵng
          • Cộng 1255,5 3

            - Tình hình thiên tai (đặc biệt là bão lớn) thường xuyên xảy ra với tần suất ngày càng lớn và cường độ ngày càng mạnh đã ảnh hưởng đáng kể đến cây xanh của thành phố, làm số lượng cây xanh giảm đi rất nhiều. Theo thống kê của Công ty Cây xanh TP Đà Nẵng, cơn bão Xangsane đã gần như “nuốt chửng” toàn bộ cây xanh trong thành phố, với mức thiệt hại ước tính sơ bộ khoảng 50 tỉ đồng. Hầu hết những cây may mắn còn sống sót sau cơn bão đa số đều trụi lá và trong tình trạng nguy kịch. Nhiều cây lớn đẹp, vốn um tùm trước bão nay chẳng khác gì những bộ xương khẳng khiu. Cây xanh đường Nguyễn Tất Thành trong cơn Xangsane sáng 1/10/2006. Cây xanh ngã đổ do bão Xangsane trước cổng Công viên 29/3. Thống kê sơ bộ cho thấy, những tuyến đường có nhiều cây xanh giá trị nhất thành phố như Nguyễn Tất Thành, Trần Phú, Phan Chu Trinh, Lê Lợi.. rất nhiều cây đã ngã đổ, nằm ngổn ngang, gây tắc đường, cản trở giao thông. Khoảng 300 cây trên 10 tuổi đã chính thức bị “xóa sổ” khỏi bản đồ cây xanh thành phố. Toàn bộ 2.000 cây xanh vừa mới được trồng cách đây 1, 2 tháng để chuẩn bị cho hội nghị APEC đã trở nên tiêu điều, xơ xác. Trong khi đó, 500 trên tổng số 735 cây dừa mới được chuyển đến trồng trên tuyến đường Nguyễn Tất Thành đã “vĩnh viễn ra đi”. Mỗi cây trị giá từ. Để phục hồi những cây này, thành phố cần khoảng 3 tỉ đồng để chi phí cho trang thiết bị, máy móc cần thiết cho công tác cứu chữa. Đây là một thiệt hại rất to lớn về mặt kinh tế lẫn cảnh quan thành phố mà phải mất một thời gian dài thành phố mới lấy lại vẻ đẹp như xưa được. b) Tình hình phân bố. - Hiện nay các vòng xoay, dải phân làn nhìn chung chỉ có một số đạt tiêu chuẩn về thẩm mỹ, thể hiện ở mô hình bố cục cảnh quan ở hành lang kỹ thuật Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Bạch Đằng (đường Bạch Đằng được đánh giá là con đường đẹp nhất, nhì cả nước), với bố cục hợp lý, các cây rất hài hòa, cân đối với cảnh quan. Nó thật sự đóng vai trò quan trọng trong cảnh quan thành phố. - Nhưng cũng có một số công trình diện tích thảm hoa còn quá thấp, nghèo nàn về chủng loại cây hoa, ngoài nguyên nhân khách quan là thành phố Đà Nẵng chịu tác động của điều kiện khí hậu, nên số loài hoa, cỏ phù hợp còn hạn chế. Còn có một nguyên nhân chủ quan là trong quá trình xây dựng đã bỏ qua các yếu tố kỹ thuật, đất trồng cây bên dưới là cát và giải hạ. hoặc thiết kế cây trồng không phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng, nên cây trồng không được xanh tốt và thường khô héo, như thường gặp ở đường Nguyễn Tất Thành. b) Tình hình phân bố.

            VIỆC QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

            • Các văn bản, chính sách quản lý cây xanh đô thị
              • Việc quy hoạch phát triển cây xanh đô thị
                • Một số mô hình, hình ảnh của các đô thị xanh ở nước ta

                  + Do Phượng vĩ là loài cây có tuổi thọ không dài (cây lão hoá sau hơn 20 năm), để tránh cây bị ngã đỗ cần loại bỏ dần những cây già cỗi, đồng thời, nên chừa những khoảng trống thích hợp sau khi loại bỏ những cây phượng già nhằm có khoảng trống để tăng thêm diện tích thảm hoa tại công viên. + Chuyển hóa dần các loài cây trồng rừng, đơn diệu, ít có giá trị trong công viên 29/3 như: Bạch đàn, Keo lá tràm… để tạo khoảng trống phục vụ cho việc trồng hoa, đồng thời phong phú thành phần loài nhằm tạo ra sự đa dạng về sinh học và bố cục cây trồng có giá trị cảnh quan. + Tại một số như lối vào, đường đi nên dùng những giỏ hoa có màu sắc đẹp mới lạ để treo trên các cây dọc đường nhằm tạo nên sắc hoa và sức trẻ cho công viên. * Định hướng cây trồng tại các vườn hoa. - Trồng các loại hoa, cỏ bảo đảm bốn mùa vườn có hoa lá xanh tươi. - Cần tận dụng không gian và diện tích để tăng thêm diện các thảm hoa như bên dưới những gốc cây cần trồng các loại cây lá thấp có màu sắc nổi bật như hoa nhưng chịu được bóng râm, trên các cây lớn cần treo chậu hoa có màu sắc mới lạ. * Định hướng cây trồng ở các vòng xoay, phân làn. Hầu hết ở các vòng xoay đều đã được bố trí trồng cây theo thiết kế đã được phê duyệt, nhưng chưa phong phú về chủng loại cây hoa cũng như về màu sắc. Các loài cây trồng bố trí chủ yếu ở đây là cây trang trí, tạo viền, thảm cỏ. Vì vây, cần tận dụng tất cả các chỗ trống trên các vòng xoay để gia tăng diện tích thảm hoa. Việc bố trí cây trồng tại các vòng xoay, tiểu đảo là nơi có điều kiện khắc nghiệt, bụi, khói xe và mặt đường nhựa những khi gặp trời nắng bốc lên làm nóng, nhiểm bẩn cả không gian rộng lớn, nên cần tuân thủ nguyên tắc chọn những loại cây trồng đã qua thử nghiệm. Tuyệt đối không sử dụng những loại cây trồng mới chưa thực nghiệm để trồng đại trà ở những khu vực này, vì điều này sẽ gây nên lãng phí. Đồng thời, khi trồng phải đặc biệt chú ý khâu cải tạo đất, phân và hệ thống cấp nước tưới. Giải pháp trồng cây có chọn lọc a) Đối với cây trồng đường phố. Cây hoa, cây bụi (Trang Mỹ, Trang Nhật, Bướm bạc, Chuỗi ngọc, Cẩm tú mai…). + Cây xanh trên giàn leo: có thể bố trí trên vỉa hè hẹp không trồng được cây bóng mát hoặc trang trí trên lan can, cầu qua sông, cầu vượt với các loại: Bông giấy, Huỳnh anh, Hoa chuông, Đăng tiêu.. + Khuyến cáo các hộ gia đình tận dụng những khoảng không gian trong sân nhà để trồng cây bóng mát, cây ăn quả, cây cảnh, cây leo hàng rào…. + Tại các công viên nên trồng cây Xà cừ. d) Đẩy nhanh tiến độ xây dựng 2 vườn ươm Hòa Thọ, Hòa Ninh, trong đó vườn ươm Hòa Thọ chuyên cung cấp cây hoa cảnh, vườn ươm Hòa Ninh sẽ là địa điểm ươm, chọn lọc, cung cấp giống chủ yếu cho chương trình phát triển cây xanh thành phố và nhu cầu của các tổ chức cá nhân. e) Đầu tư đúng mức cho chương trình trồng dặm trên các đường phố cũ, trồng mới trên các đường cải tạo nâng cấp, xây dựng mới. Triển khai trồng cây trên các Công viên đã được thi công san nền và có thiết kế các khu chức năng. f) Triển khai mạnh mẽ các phong trào “Tết trồng cây” trong các cụm dân cư, các cơ quan, trường học đoàn thể… trên cơ sở được cung cấp giống cây, hướng dẫn, hỗ trợ kĩ thuật của Công ty Cây xanh, Công ty Công viên. g) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa việc phát triển cây xanh đô thị bằng các hình thức tổ chức kí hợp đồng với các tổ, hội, đoàn thể địa phương từ công tác trồng đến công tác chăm sóc, bảo quản cây xanh dưới sự giám sát của Công ty Cây xanh, Công ty Công viên. h) Tổ chức điều tra đánh giá hiện trạng để phục vụ công tác quy hoạch về hình thức tổ chức, chủng loại cây trồng nhằm bảo đảm cảnh quan, không gian để cây sinh trưởng. Điều tra, phân tích nông hóa, tiến hành xây dựng bản đồ thổ nhưỡng thành phố Đà Nẵng phục vụ công tác quy hoạch và phát triển công tác cây xanh thành phố. Xây dựng phần mềm chuyên dụng trong quản lý phát triển cây xanh công cộng. i) Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chủ trương, pháp luật và các thông tin về cây xanh và phát triển bền vững cho mọi người, đặc biệt là thanh thiếu niên. Nghiên cứu đưa nội dung giáo dục bảo vệ, chăm sóc cây xanh vào chương trình giáo dục ngoại khóa trong các trường học phổ thông. Chú trọng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết về bảo vệ cây xanh và các mô hình tự quản, tự chăm sóc, bảo vệ cây xanh nói riêng và môi trường nói chung trong mọi tầng lớp xã hội nhằm làm cho mọi người dõn nhận thức rừ việc trồng, chăm súc và bảo vệ cõy xanh đụ thị chính là nghĩa vụ của mình. k) Thành phố sớm ban hành quy trình nghiệm thu, quy trình kĩ thuật thi công trồng cây xanh để thống nhất áp dụng cho công tác giám sát, nghiệm thu hạng mục công trình cây xanh. Công bố danh mục loại cây xanh đô thị được phép trồng và cấm trồng trên địa bàn thành phố. l) Nghiên cứu các hình thức bảo hiểm cho cây xanh, bảo hiểm thông qua việc quản lý hiệu quả theo hình thức đánh số, quản lý từng cây xanh công cộng. - Sở Giao thông Công chính hoàn thiện để trình UBND thành phố ban hành quy trình nghiệm thu, quy trình kĩ thuật thi công trồng cây xanh để thống nhất áp dụng cho công tác giám sát, tổ chức nghiệm thu hạng mục công trình cây xanh. Công bố danh mục loại cây xanh đô thị được phép trồng và loại cây cấm trồng trên địa bàn thành phố. - Tổ chức quản lý hệ thống cây xanh đường phố đi vào nề nếp, các thống kê về số lượng, chất lượng, thông số kĩ thuật về cây xanh được xử lý qua: “Phần mềm quản lý cây xanh đường phố thành phố Đà Nẵng”. Mặc khác, Công ty Cây xanh Đà Nẵng tiến hành xây dựng bản đồ thổ nhưỡng thành phố Đà Nẵng phục vụ cho công tác quy hoạch và phát triển cây xanh cảnh quan đường phố. - Trên cơ sở danh mục cây xanh được công bố, hệ thống cây xanh đường phố được thiết lập đồng bộ phù hợp với cảnh quan chung đô thị trên từng tuyến đường, đối với các làn đường làm mới chỉ trồng từ 1 đến 2 loại cây và từng bước cải tạo, thay thế dần hệ thống cây xanh thành phố Đà Nẵng bằng việc giải tỏa, triệt hạ dần toàn bộ cây tạp không phù hợp. - Hằng năm, phân bố đủ kinh phí cho chương trình cây xanh như:. đã được phê duyệt và các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường hạng mục cây xanh triển khai đồng bộ với các công trình hạ tầng khác. Trên các công viên đã được quy hoạch và thi công xong phần san nền, các Ban quản lý dự án bàn giao cho các đơn vị quản lý công viên cây xanh tổ chức ươm trồng cây xanh để khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng là có thảm cỏ xanh che phủ. - Thiết lập vành đai xanh xung quanh thành phố, đặc biệt chú trọng trên các tuyến đường như Nguyễn Tất Thành, Sơn Trà - Điện Ngọc tạo thành rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát nhằm cải thiện điều kiện vi khí hậu của vùng ven biển, đồng thời tạo điều kiện để giúp cho cây xanh trong nội. thành sinh trưởng và phát triển bình thường. Định hướng xây dựng các công viên bách thảo, công viên nghiên cứu. - Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật mới nhất vào công tác phát triển và quản lý cây xanh. - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa việc phát triển cây xanh đô thị bằng các hình thức như: Công ty Cây xanh, Công ty Công viên tổ chức kí hợp đồng với các tổ, hội, đoàn thể địa phương từ công tác trồng đến công tác chăm sóc, bảo quản cây xanh. - Tổ chức hình thức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật và các thông tin về cây xanh và phát triển bền vững cho mọi người, đặc biệt là trong tầng lớp thanh thiếu niên. Đưa nội dung Giáo dục bảo vệ và chăm sóc cây xanh vào chương trình giáo dục ngoại khóa ở các trường trung học phổ thông. - Quy hoạch đến cuối năm 2007, mỗi tuyến đường sẽ trồng một loại cây xanh riêng biệt để tạo nét đẹp cho tuyến đường phố. - Nghiên cứu hoàn chỉnh danh mục giống cây xanh công cộng của thành phố. Xây dựng công viên nghiên cứu nhằm lai tạo cây giống mới, thuần hóa các cây truyền thống, các giống cây rừng đặc hữu ở địa phương như: Kiền kiền, Dầu rái, Lim xanh… di chuyển chúng về khu vực trung tâm và hoàn thiên công viên bách thảo vào năm 2010. - Tiếp tục đầu tư kinh phí đủ cho chương trình cây xanh như: “Đề án Quy hoạch và phát triển cây xanh đô thị Đà Nẵng đến năm 2010” đã được phê duyệt và các dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp đường, hạng mục cây xanh triển khai đồng bộ với các công trình hạ tầng kĩ thuật khác. Hoàn thành các công viên đã được quy hoạch và bàn giao cho các đơn vị quản lý công viên cây xanh tổ chức đưa vào khai thác, sử dụng. Giải tỏa, triệt hạ những cây không đúng chủng loại, cây xanh đường phố được thiết lập đồng bộ phù hợp với cảnh quan chung đô thị, diện tích cây xanh/đầu người phải đạt được 4 - 5 m2/người. - Đưa 70% số đường phố vào diện tích cây xanh mang màu sắc, tích chất riêng của từng đường phố và đặc trưng riêng của thành phố Đà Nẵng. - Hoàn chỉnh và mở rộng các vườn ươm. Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật mới nhất vào công tác phát triển và quản lý cây xanh. Kinh phí phân bổ cho từng năm như sau:. Bảng: Phân bổ kinh phí hằng năm. Stt Hạng mục Đvt K/lượng Kinh phí. Triển khai thi công trồng dặm, trồng thay thế, trồng mới cây xanh. theo hồ sơ được phê duyệt. Lập dự án vườn ươm và triển khai xây dựng, tiến hành ươm cây. Trang bị các thiết bị, xe chuyên dùng phục vụ công tác trồng và. chăm sóc cây xanh. Khảo sát, thiết kế, lập tổng dự toán trồng bổ sung, trồng dặm cho. Triển khai thi công trồng thay thế, bổ sung cây xanh theo hồ sơ được. Khảo sát, thiết kế, lập tổng dự toán trồng bổ sung, trồng dặm cho. Triển khai thi công trồng thay thế, bổ sung cây xanh theo hồ sơ được. Khảo sát, thiết kế, lập tổng dự toán trồng bổ sung, trồng dặm cho. Triển khai thi công trồng thay thế, bổ sung cây xanh theo hồ sơ được. Khảo sát, thiết kế, lập tổng dự toán trồng bổ sung, trồng dặm cho. Triển khai thi công trồng thay thế, bổ sung cây xanh theo hồ sơ được. Khảo sát, thiết kế, lập tổng dự toán trồng bổ sung, trồng dặm cho. Để triển khai thực hiện các nội dung đã nêu ra, UBND thành phố Đà Nẵng giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị như sau:. a) Sở Kế hoạch và Đầu tư. - Là cơ quan điều phối, thống nhất đầu mối giúp việc UBND thành phố đưa ra các quyết định phù hợp với từng giai đoạn đầu tư. - Nghiên cứu bố trí đủ kinh phí hằng năm từ ngân sách của thành phố cho Chương trình phát triển cây xanh công cộng theo Đề án Quy hoạch và phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 trình UBND thành phố phê duyệt. - Tham mưu UBND thành phố thực hiện công tác quản lý Nhà nước về cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố. - Phối hợp với Sở Xây dựng lập kế hoạch chi tiết các khu vực, chọn chủng loại cây xanh trồng trên các công viên, đường phố, các nơi công cộng. Hằng năm lập kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu và hình thức tổ chức trồng cây cho các địa phương trình UBND thành phố xem xét, quyết định trên cơ sở Đề án Quy hoạch và phát triển cây xanh đô thị Đà Nẵng đến năm 2010, quy hoạch tổng thể đô thị được duyệt. - Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành chức năng liên quan và chính quyền địa phương thực hiện việc du nhập, di chuyển, lai tạo, gieo ươm, nhân giống các loại cây xanh, hoa cảnh ở các địa phương khác, quy hoạch cây xanh công cộng phù hợp với thổ nhưỡng và cảnh quan chung của thành phố để đề xuất UBND thành phố cho quyết định phù hợp với tình hình thực tế. - Chỉ đạo Công ty Công viên Đà Nẵng quản lý, bảo vệ, khai thác, tu bổ vườn ươm, công viên, vườn hoa, đài tưởng niệm, tượng đài, quảng trường và cây xanh trong phạm vi được giao nhiệm vụ quản lý. - Chỉ đạo Công ty Cây xanh Đà Nẵng lập kế hoạch phát triển cây xanh đường phố, khu dân cư và trong các cơ quan theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nghiên cứu, tổ chức sản xuất và thực hiện các dịch vụ liên quan đến việc ươm, trồng các loại cây, hướng dẫn việc trồng, phát triển và quản lý cây xanh công cộng do các quận, huyện trực tiếp quản lý. - Chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất chủng loại cây, cỏ, hoa phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và cảnh quan chung của thành phố, đồng thời thực hiện việc du nhập - di chuyển, lai tạo, gieo ươm, nhân giống các loại cây xanh, hoa cảnh ở các địa phương khác để áp dụng tại thành phố. - Tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện hằng năm, báo cáo UBND thành phố để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. - Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Công chính, các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, quy hoạch hình thức tổ chức trồng cây trên các tuyến đường phù hợp với yếu tố kiến trúc cảnh quan, không gian để cây xanh sinh trưởng. - Chỉ đạo Viện Quy hoạch lập quy hoạch xây dựng các công viên xanh, thiết lập những vành đai xanh xung quanh thành phố, chú trọng phân bổ hợp lý theo từng khu vực. d) Sở Thủy sản Nông lâm. Phối hợp với Sở Giao thông Công chính nghiên cứu thực hiện việc du nhập, di chuyển, lai tạo, gieo ươm, nhân giống các loại cây xanh, hoa cảnh ở các địa phương khác phù hợp với thổ nhưỡng và cảnh quan chung của thành phố để đề xuất UBND thành phố cho quyết định phù hợp với tình hình thực tế. Thẩm tra giá, bố trí đủ kinh phí hằng năm cho công tác quản lý, khai thác và duy trì cây xanh công cộng trình UBND thành phố phê duyệt. f) Sở Giáo dục Dào tạo. - Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Công chính hằng năm tổ chức ra quân trồng cây xanh công cộng trong học sinh, sinh viên thành phố. - Nghiên cứu đưa nội dung Giáo dục bảo vệ và chăm sóc cây xanh vào chương trình giáo dục ngoại khóa và tiến hành hình thành môn học chính khóa đối với các học phổ thông. g) UBND quận, huyện, phường, xã. - Sau khi nhận bàn giao, UBND quận, huyện, phường, xã tổ chức kí hợp đồng với các đơn vị, hộ gia đình để bảo vệ hệ thống cây xanh trước cơ quan, trước mặt nhà hộ dân đó. - Lập kế hoạch hằng năm triển khai trồng cây với các hình thức Tết trồng cây. - Lập biên bản đình chỉ hành vi vi phạm, xử phạt theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp cao có thẩm quyền xử phạt và báo cáo về cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về các hành vi vi phạm trong quản lý, bảo vệ hệ thống cây xanh công cộng. - Phối hợp với cơ quan chức năng của thành phố giám sát việc trồng, chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành cây xanh đường phố theo đúng quy định. h) Các tổ chức: Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. - Tổ chức tuyên truyền, giáo dục vận động Hội viên, Đoàn viên của tổ chức mình có ý thức đầy đủ về vai trò, lợi ích của hệ thống cây xanh công cộng để có trách nhiệm tích cực tham gia bảo vệ và chăm sóc hệ thống cây xanh công cộng. - Phối hợp với Công ty Công viên Đà Nẵng và Công ty Cây xanh Đà Nẵng lập kế hoạch hằng năm triển khai trồng cây với các hình thức như Tết trồng cây, Mùa hè xanh và cùng chính quyền địa phương kí kết, bàn giao việc giữ gìn, bảo quản hệ thống cây xanh công cộng đến các chi hội, cá nhân hội viên theo địa bàn cư trú. - Tham gia cùng với cơ quan chức năng của địa phương giám sát việc trồng, chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành cây xanh đường phố theo đúng quy định. i) Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng, Báo Công an Đà Nẵng.