1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án đầu tư trạm dừng chân

38 673 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

dừng còn phải bù lỗ do không có khách sử dụng dịch vụ, một phần do tâm lý kháchhàng, một phần do những vướng mắc về thủ tục, cộng thêm sự tuyên truyền còn hạnchế đã dẫn đến kết quả không

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN 3

I Giới thiệu về chủ đầu tư 3

II Mô tả sơ bộ thông tin dự án 3

III Căn cứ pháp lý xây dựng 4

CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN 8

I Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án 8

1 Phân tích môi trường vĩ mô 8

2 Chính sách phát triển 8

II Các điều kiện và cơ sở của dự án 10

1 Ngành 10

2 Môi trường thực hiện dự án 12

3 Kết luận về sự cần thiết đầu tư 15

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 16

I Vị trí xây dựng 16

II Điều kiện tự nhiên 16

III Cơ sở hạ tầng của khu vực 17

IV Kết luận 17

CHƯƠNG IV: QUY MÔ VÀ PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT 18

I Quy mô xây dựng 18

II Phương án kỹ thuật 18

1 Tiêu chuẩn chung 18

2 Tiêu chí xây dựng trạm dừng nghỉ 18

3 Tiêu chí xây dựng trung tâm Đăng kiểm 19

4 Tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng 20

III Định hướng đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ 20

1 Định hướng phát triển không gian và phân khu chức năng 20

2 Định hướng các chức năng hoạt động 20

3 Định hướng quy mô phục vụ 20

CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 21

I Phương án quy hoạch mặt bằng tổng thể 21

II Phương án thiết kế kiến trúc 22

III Giải pháp thiết kế hệ thống kỹ thuật

1 Hệ thống cấp thoát nước …

2 Hệ thống chiếu sáng, kỹ thuật điện và thiết bị điện nhẹ

3 Hệ thống thông gió điều hòa không khí

4 Hệ thống phòng cháy chữa cháy

5 Yêu cầu công tác hoàn thiện

IV Tiến độ và thời gian thực hiện 24

V Nhu cầu sử dụng lao động 25

1 Sơ đồ tổ chức 25

2 Số lượng lao động 25

CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Trang 2

I Đánh giá tác động môi trường

1 Giới thiệu chung

2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường

3 Hiện trạng môi trường khu vực lập dự án

II.Tác động của dự án tới môi trường

1 Giai đoạn xây dựng dự án

2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng

III Các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm

1 Giai đoạn xây dựng dự án

2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng

IV Kết luận Error! Bookmark not defined CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 26

I Cơ sở lập tổng mức đầu tư 26

II Nội dung tổng mức đầu tư 26

CHƯƠNG VIII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN 28

I Nguồn vốn đầu tư của dự án 29

1 Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư 29

2 Tiến độ sử dụng vốn 30

II Tính toán chi phí của dự án 32

1 Chi phí nhân công 32

2 Chi phí hoạt động 32

CHƯƠNG IX: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH 34

I Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 34

II Doanh thu từ dự án 34

III Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 37

1 Dự kiến lãi – lỗ của dự án 37

2 Hiệu quả kinh tế của dự án 37

3 Kế hoạch trả nợ vay ngân hàng 39

IV Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 39

CHƯƠNG X: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41

Trang 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN

I Giới thiệu về chủ đầu tư.

 Chủ đầu tư : Công ty Cổ Phần Trường Danh.

 Mã số thuế : 3200172428

 Đăng ký lần đầu ngày: 11/03/2003

 Nơi đăng ký : Cục thuế tỉnh Quảng Trị

 Ngành nghề chính : Xây dựng công trình Giao thông, dân dụng & Côngnghiệp, thủy lợi, thủy điện

 Đại diện pháp luật : Ông: Nguyễn Xuân Hải Chức vụ: Giám đốc

 Địa chỉ trụ sở : Hà Thanh, Gio Châu, Gio Linh, Quảng Trị

II Mô tả sơ bộ thông tin dự án.

 Tên dự án : Trạm dừng nghỉ Quán Ngang

 Địa điểm xây dựng : QL1A, Hà Thanh, Gio Châu, Gio Linh, Quảng Trị

 Mục tiêu dự án : Xây dựng trạm dừng nghỉ Quán Ngang phức hợp gồm:Nhà nghỉ cho lái xe, khách du lịch; Khu vực ăn uống, giải khát; Khu vực giới thiệu vàbán hàng hóa; Trạm dịch vụ bảo dưỡng và cung cấp vật tư; Cửa hàng xăng dầu; Trungtâm đăng kiểm xe cơ giới; Nơi cung cấp thông tin, tổ chức tuyên truyền về an toàngiao thông; Nhà trực nhân viên cứu hộ, sơ cứu tại nạn giao thông; Bãi đổ xe và đườngnội bộ; Vườn hoa cây xanh, hệ thống cấp nước, thoát nước

+ Dự án được triển khai sẽ làm giảm lượng xe ra vào Thành phố để kiểm địnhtại dây chuyền kiểm định cũ, giảm ách tắc giao thông cho đường phố, giảm thời gianchờ kiểm định, giảm ô nhiểm môi trường trong thành phố do khí thải gây ra Vì vậy

dự án tạo điều kiện kiểm định xe cơ giới với chất lượng cao hơn và đúng định kỳ hơn,đem lại sự an toàn cho các phương tiện cơ giới khi lưu thông trên đường bộ

+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;

+ Đóng góp cho thu ngân sách một khoản lớn từ thuế GTGT và thuế Thu nhậpdoanh nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội địa phương

 Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới

III/ Tổng mức đầu tư của toàn bộ Dự án: 130.649.085.000 đồng

1/ Mức đầu tư ( Giai đoạn 1) : 59.831.085.000 đồng.

Trong đó:

- Vốn tự có : 35.898.651.000 đồng (Tương đương 60% vốn)

- Vốn vay : 23.932.434.000 đồng (Tương đương 40% vốn)

 Thời gian hoạt động : 20 năm, dự án đã đi vào hoạt động từ tháng 8/2015

Trang 4

2/ Mức đầu tư ( Giai đoạn 2 ) : 70.818.000.000 đồng

Trong đó:

- Vốn tự có : 42.490.800.000 đồng (Tương đương 60% vốn)

- Vốn vay : 28.327.200.000 đồng (Tương đương 40% vốn)

 Thời gian hoạt động : dự án sẽ dần đi vào hoạt động dự kiến khoảng quý IIInăm 2017;

 Hình thức quản lý : Điều hành trực tiếp từ Công ty;

IV Căn cứ pháp lý xây dựng.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng

cơ bản của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;

- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCNViệtNam;

- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCNViệt Nam;

- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nướcCHXHCN Việt Nam;

- Luật Kinh doanh Bất động sản 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Nhà ở 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCNViệt Nam;

- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của QuốcHội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nướcCHXHCN Việt Nam;

- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nướcCHXHCN Việt Nam;

- Luật thuế Giá trị giá tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nướcCHXHCN Việt Nam;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý

dự án đầu tư xây dựng công trình

- Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ vềthuế thu nhập doanh nghiệp;

- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chitiết thi hành Luật Thuế giá trị giá tăng;

Trang 5

- Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quyđịnh việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thựchiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việcquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý

dự án đầu tư và xây dựng công trình;

- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc sửa, đổi

bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ vềviệc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổsung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ

về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môitrường;

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chiphí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiếtmột số điều luật phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 của Chính phủ về việc Quản lýchất lượng công trình xây dựng và Thông tư 10/2013 ngày 25/7/2013 Quy định chi tiếtmột số nội dung về quản lý chất lượng xây dựng công trình;

- Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ quy định về kinhdoanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

- Nghị định 95/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ quy định niên hạn

- Thông tư số 22/2009/TT-BGTVT ngày 06/10/2009 của Bộ GTVT Quy định vềthủ tục kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơgiới đường bộ;

- Thông tư 11/2009/TT-BGTVT ngày 24/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quyđịnh điều kiện đối với Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT ngày 24/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT vềkiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trương phương tiện gio thông cơ giới đườngbộ;

Trang 6

- Thông tư số 29/TT-BGTVT ngày 31/7/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định

về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Thông tư số 27/2013/TT-BGTVT ngày 24/9/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT quyđịnh về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn đối với lãnh đạo, nhân viên trung tâm đăngkiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Thông tư số 59/2013/TT-BGTVT ngày 30/12/2013 của Bộ Giao thông vận tảiQuy định điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới;

- Thông tư số 102/2008/TT-BTC ngày 11/11/2008 của Bộ trưởng Bộ tài chính vềviệc ban hành mức thu lệ phí kiểm định an toàn kỹ thuật, chất lượng xe cơ giới và cácloại thiết bị, xe máy chuyên dùng;

- Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫnviệc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;

- Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫnđiều chỉnh dự toán xây dựng công trình;

- Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫnviệc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;

- Định mức chi phí quản lý dự án và từ vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định

số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

- Quyết định 249/2005/QĐ-TTg ngày 10/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ vềquy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giớiđường bộ;

- Quyết định 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ quyđịnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô 2 bánh sản xuất, lắpráp và nhập khẩu mới;

- Quyết định 4597/2001/QGG-BGTVT ngày 28/12/2001 của Bộ trưởng BộGTVT “Quy định kiểu loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được phép thamgia giao thông”;

- Quyết định 4455/2002/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ GTVTquy định trách nhiệm và xử lý vi phạm về quản lý, kiểm tra chất lượng và an toàn kỹthuật phương tiện giao thông vận tải;

- Quyết định số 101/2008/QĐ-BTC ngày 11/11/2008 của Bộ tài chính về việcsửa đổi, bổ sung Quyết định 10/2003/QĐ-BTC ngày 24/01/2003 của Bộ Tài chính vềviệc ban hành mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật, chất lượng xe cơ giới và cácloại thiết bị, xe máy chuyên dùng;

- Quyết định số 4098/QĐ-BGTVT ngày 13 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giaothông vận tải về việc Bổ sung trạm dừng nghỉ Quán Ngang tỉnh Quảng Trị vào “ Quyhoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên Quốc lộ đến năm 2020 và định hướng đến năm2030;

- Công văn số 63/UBND-NN ngày 07 tháng 1 năm 2014 về việc thuê đất mởrộng Trạm dừng nghỉ Quán Ngang;

Trang 7

- Công văn số 121/STNMT-QLĐĐ ngày 17 tháng 1 năm 2014 về việc thuê đất

mở rộng Trạm dừng nghỉ Quán Ngang;

- Văn bản số: 1441/UBN-TM ngày 09/5/2014 của UBN tỉnh Quảng Trị về việcchấp thuận địa điểm xây dựng Trung tâm đăng kiểm giao thông cơ giới đường bộQuán Ngang;

- Văn bản chấp thuận xây dựng Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 74-02D số:2891/ĐKVN-VAR của Cục Đăng kiểm Việt Nam ngày 17/07/2014

- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dựtoán và dự toán công trình;

Các tiêu chuẩn:

Dự án “Trạm dừng nghỉ Quán Ngang” được xây dựng dựa trên những tiêuchuẩn, quy chuẩn chính như sau:

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);

- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 Ban hành Quy chuẩn kỹthuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD); Quy định về trạmdừng nghỉ : Thông tư số 48/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải;

- TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

- TCVN 6160 – 1996: Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữacháy;

- TCVN 5673:1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;

- 11TCN 19-84 : Đường dây điện;

- EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity ofVietNam)

CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN

Trang 8

I Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án.

1 Phân tích môi trường vĩ mô.

Trong bối cảnh phải đối mặt với những khó khăn, thách thức ở trong nước vàtrên thế giới như cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thiên tai,dịch bệnh diễn biến bất thường, an ninh chính trị còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp…song, tỉnh Quảng Trị đã tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức để đạt đượcnhững thành tựu:

- Nông nghiệp: Toàn tỉnh cơ bản đã thu hoạch xong vụ Hè Thu Năng suất, sảnlượng của nhiều loại cây trồng đạt khá

- Lâm nghiệp: Dự ước toàn tỉnh tiến hành trồng mới 3.000 ha rừng

- Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có 2.951,2 ha, giảm 3,8% so vớinăm 2011;

- Sản xuất công nghiệp: Tình hình sản xuất công nghiệp tiếp tục ổn định Chỉ sốsản xuất công nghiệp tháng 10/2012 tăng 6,3% so tháng 9/2012

- Vốn đầu tư phát triển: Tổng mức đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước

do địa phương quản lý tháng 10/2012 ước thực hiện 192 tỷ đồng, tăng 19% so vớitháng trước;

- Giao thông vận tải: Doanh thu vận tải tháng 10/2012 thực hiện 73 tỷ đồng tăng2,4% so với tháng trước; khối lượng hành khách vận chuyển thực hiện 389,2 ngànngười, tăng 2%; khối lượng hành khách luân chuyển thực hiện 32.966 ngàn người.km,tăng 3% Khối lượng hàng hoá vận chuyển thực hiện 465 ngàn tấn, tăng 0,7%; khốilượng hàng hoá luân chuyển thực hiện 31.576 ngàn tấn.km, tăng 2,8%

- Thương mại, giá cả: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tháng10/2012 thực hiện 1.321 tỷ đồng, giảm 1,6% so tháng trước

- Thu chi ngân sách địa phương: Tổng thu ngân sách trên địa bàn tính đến20/10/2012 là: 1.175,6 tỷ đồng, đạt 80,2% dự toán địa phương

2 Chính sách phát triển.

Một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu:

Tốc độ tăng GDP bình quân thời kỳ 2011 2015 đạt 11,512,5%, thời kỳ 2016

Trang 9

công nghệ tiên tiến, hiện đại, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, tạohàng hóa xuất khẩu.

- Tạo bước chuyển biến mạnh trong phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, tăngkhả năng đóng góp cho nền kinh tế và tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập dân cư.Tập trung đầu tưvà khai thác hiệu quả các trung tâm thương mại của tỉnh, phát huy cáclợi thế của Hành lang kinh tế Đông - Tây Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ,thương mại Hình thành các trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, bưu chínhviễn thông đáp ứng nhu cầu giáo lưu khu vực Tăng cường công tác đối ngoại và hợptác kinh tế quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu; thamgiatích cực vào chương trình hợp tác phát triển tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, cácchương trình du lịch kết nối di sản văn hóa của các tỉnh miền Trung và các nước dọcHành lang kinh tế Đông - Tây

- Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh thâmcanh và đầu tưchiều sâu, sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch gắn với côngnghiệp chế biến, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, kết hợp với giữ gìn môitrường, bảo đảm phát triển bền vững

- Ổn định diện tích trồng lúa nước 2 vụ hiện có, đi sâu vào thâm canh và sản xuấtlúa chất lượng cao, phát triển mạnh các vùng chuyên canh sản xuất tập trung các loạicây trồng vật nuôi chủ lực Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong tất cả cáckhâu sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm Nâng cao chất lượng, khả năngcạnh tranh của hàng hóa nông lâm, thủy sản trên thị trường trong nước và xuất khẩu,tăng giá trị kinh tế và hiệu quả sản xuất

- Chú trọng đầu tư các lĩnh vực xã hội như: Đẩy mạnh giáo dục - đào tạo để nângcao chất lượng nguồn nhân lực; Nâng cao năng lực, chất lượng khám, chữa bệnh vàchăm sóc sức khỏe cho nhân dân; bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyềnthống dân tộc, quê hương Thực hiện tốt các chính sách xã hội, xóa đói, giảm nghèo;Bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho pháttriển kinh tế - xã hội

- Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển mạng lưới đôthị theo hướng hiện đại, tạo nền tảng vững chắc cho bước phát triển tiếp theo

Tập trung xây dựng và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tiền đề chokhai thác hiệu quả Hành lang kinh tế Đông – Tây, bao gồm nâng cấp các tuyến đườngquan trọng như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 9 đến Cửa Việt, đường ven biển, đường cao tốcQuảng Trị - Huế, đường 4 làn xe Đông Hà – Lao Bảo, nâng cấp cảng hàng hóa CửaViệt, xây dựng cảng biển Mỹ Thủy, cầu Cửa Việt, nhà máy đóng tàu Hoàn thiện hệthống giao thông nội tỉnh Khai thác hiệu quả công trình thủy lợi – thủy điện QuảngTrị, nâng cấp hệ thống các công trình thủy lợi hiện có

II Các điều kiện và cơ sở của dự án.

1 Ngành.

Thực trạng giao thông đường bộ và trạm dừng nghỉ tại Việt Nam.

Trang 10

Trong nhiều năm trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, bộmặt giao thông của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể thể hiện qua tốc độ tăngtrưởng của phương tiện giao thông, vận tải hàng hóa và khách du lịch tăng Tuy nhiên

hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ cho giao thôngđường bộ còn nhiều bất cập

Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2012 của Bộ Giao thông Vận tải, côngtác vận tải hành khách và hàng hóa bị ảnh hưởng trực tiếp từ khủng hoảng kinh tế, sảnlượng vận tải hàng hóa nói chung và đặc biệt là vận tải hàng hóa bằng đường biển đãsụt giảm gần 14% Nhưng đáng mừng là vận tải đường bộ duy trì mức tăng cao, đạt341.4 triệu tấn hàng hóa, tăng 12.6% và 18.3 tỷ tấn/km, tăng 9.7% so với cùng kỳ nămtrước; sản lượng vận tải hành khách đạt 1.5 tỷ lượt khách, tăng 14% và 52.4 tỷ lượtkhách/km, tăng 12.1% so với cùng kỳ 2011

Xét trung bình năm thì tốc độ tăng trưởng về phương tiện vẫn tăng đáng kể,nhưng số phương tiện vận tải đang mất cân đối do nhu cầu vận tải ít hơn năng lực củacác phương tiện Số lượng xe cũ, thậm chí không đạt chuẩn, chủng loại xuất xứ khôngđồng bộ đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đảm bảo an toàn khi khai thác cùngvới công tác tổ chức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ là những bất cập của bộ mặt vận tảiViệt Nam Hiện Việt Nam có trên 1,000 doanh nghiệp vận tải ôtô nhưng có hàng chụcngàn hộ cá thể có ôtô tham gia vận tải Trong đó hơn 30% doanh nghiệp có quy mônhỏ, chỉ có một vài xe Một số loại hình vận tải ôtô như: vận tải container, vận tải nặngsiêu trường siêu trọng chủ yếu do từ nhân nắm giữ thị phần, nhưng năng lực hạn chế,chưa đáp ứng được nhu cầu khi hội nhập với các nước lân cận và trong khu vực

Về vận tải hành khách, mặc dù đã có nhiều chuyển biến, tai nạn giao thông cógiảm nhưng vẫn còn tình trạng phóng nhanh vượt ẩu để tranh giành khách, nhồi nhétkhách trong các dịp lễ tết, bán khách, cơm tù dọc đường vẫn xảy ra Số tai nạn giaothông 6 tháng đầu năm 2012 giảm so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên số người chết

và bị thương vẫn còn cao Theo báo cáo của Ủy ban An Toàn Giao thông Quốc gia,toàn quốc đã xảy ra 17,886 vụ tại nạn giao thông, làm chết 4,953 người và bị thương19,977 người; giảm 21.63% số vụ tai nạn giao thông so với cùng kỳ năm ngoái, giảm16.69% số người chết và giảm 21.63% số người bị thương

Bên cạnh những bất cập nêu trên thì trạm dừng nghỉ và dịch vụ kỹ thuật (dịch

vụ và an toàn vận tải đường bộ) cũng là một vấn đề đang được quan tâm Theo thốngkê,Việt Nam hiện có khoảng 280,000km đường, riêng quốc lộ là trên 17,000km, trongkhi đó số lượng trạm dừng nghỉ hầu như tự phát, trên dọc tuyến quốc lộ trong cảnướcchỉ có các quán ăn tự phát dọc đường, các trạm cấp xăng dầu nằm độc lập

Nếu căn cứ theo thông tư 48/2012/TT-BGTVT của Bộ GTVT thì số lượngtrạm dừng nghỉ đạt chuẩn hiện nay rất ít Có thể kể đến ba trạm dừng nghỉ tại BắcGiang, Ninh Bình, Hoà Bình do tổ chức JICA (Nhật Bản) tài trợ và một số trạm dừng

do công ty Mai Linh, Tín Nghĩa, Phương Trang, Trung Thuỷ và một số doanh nghiệpkhác Số trạm dừng trên đều xây dựng với qui mô nhỏ, có dịch vụ phục vụ các nhu cầutối thiểu cho khách đi xe chứ chưa kết hợp với các dịch vụ hàng hóa Một số trạm

Trang 11

dừng còn phải bù lỗ do không có khách sử dụng dịch vụ, một phần do tâm lý kháchhàng, một phần do những vướng mắc về thủ tục, cộng thêm sự tuyên truyền còn hạnchế đã dẫn đến kết quả không như mong đợi tại các trạm dừng chân.

Thực trạng giao thông đường bộ và trạm dừng nghỉ ở tỉnh Quảng Trị.

Quảng Trị có vị trí khá thuận lợi về giao thông bao gồm cả đường bộ, đườngsắt và đường thủy: Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh, đường sắt chạy xuyên qua tỉnhtheo hướng Bắc – Nam, Quốc lộ 9 gắn với Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo chạy theo hướngĐông – Tây

+ Quốc lộ 1A chạy theo hướng Bắc – Nam là con đường giao thông huyết mạchxuyên suốt Việt Nam với tổng chiều dài 2.301,340m Đoạn đi qua địa bàn tỉnh QuảngTrị có chiều dài 75km

+ Quốc lộ 9 chạy theo hướng Đông – Tây, nối Cảng Cửa Việt qua Cửa Khẩu LaoBảo với chiều dài 85km là cửa ngõ giao thương với Lào, Thái Lan và các nước lâncận

Ngoài ra, đường Hồ Chí Minh cũng đi qua địa bàn tỉnh Quảng Trị thuận tiệncho vận chuyển hàng hóa đến các cửa khẩu, hải cảng để xuất khẩu và các trung tâmkinh tế lớn của cả nước

Mạng lưới tỉnh lộ có các tuyến đường 7, 8, 64, 68, 70, 74, 76 nối các vùng venbiển, đồng bằng và trung du miền núi với nhau

Hiện nay, tất cả các tuyến đường xuống các trung tâm huyện đã được rải nhựa,hầu hết các trung tâm xã đã có đường ôtô đến

Riêng QL1A đi qua tỉnh Quảng Trị là tuyến đường giao thông huyết mạch.Trên tuyến đường này hàng ngày có mật độ lưu lượng xe cộ qua lại rất lớn, dân cư tậptrung với mật độ cao Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn chưa cótrạm dừng nghỉ nào

Trong khi đó, tại Điều 65 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, thời gianlàm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không đượclái xe liên tục quá 4 giờ nhằm tránh tình trạng lái xe làm việc liên tục mệt mỏi khôngđảm bảo an toàn giao thông Không chỉ riêng với lái xe mà mọi người dân đều có nhucầu đi lại, học hành, chữa bệnh… Đấy là nhu cầu rất thiết thực đối với mọi người Mỗikhi có việc cần phải đi đường xa mà không có chỗ dừng chân, nghỉ ngơi lấy lại sức để

đi tiếp, thì không tránh khỏi mệt nhọc, mất sức, nhất là đối với người có tuổi, ngườitàn tật, phụ nữ và trẻ em

Như vậy, có thể khẳng định, tỉnh Quảng Trị đang thiếu trạm dừng nghỉ và việcxây dựng trạm dừng nghỉ trên quốc lộ 1A là một việc làm cần thiết trong giai đoạnhiện nay

Thực trạng Trung tâm Đăng kiểm tại Quảng Trị.

Theo số liệu đăng ký tại phòng CSGT công an tỉnh và số liệu quản lý của Trungtâm đăng kiểm phương tiện cơ giới thuỷ bộ Quảng Trị đã kiểm định thì hiện nay sốlượng phương tiện tỉnh quản lý gần 9.000 xe (tương đương 15.000 lượt kiểmđịnh/năm) Tính đến hết năm 2009 Trung tâm đã kiểm định được 13.579 lượt phương

Trang 12

tiện/năm, vượt công suất thiết kế của thiết bị là 1.579 lượt phương tiện Trong khi nhucầu ngày càng tăng thì Trung tâm đăng kiểm hiện tại với diện tích chật hẹp không pháttriển kịp nhu cầu: Với bãi đỗ xe bị hạn chế và chưa có bãi thử xe cần cẩu, không thể

mở rộng bố trí thêm dây chuyền kiểm định dẫn đến khó khăn trong việc thực hiệnkiểm định các loại xe có kích thước và trọng tải lớn Về lâu dài sẽ không đáp ứng đủnhu cầu, gây khó khăn trong việc đăng kiểm và hoạt động giao thông sẽ gây chậm trễ,ách tắc cho người dân tham gia giao thông

Để giải quyết những yêu cầu cấp thiết nêu trên, giảm tải cho dây chuyền Trungtâm đăng kiểm phương tiện cơ giới thuỷ bộ Quảng Trị, giảm độ ô nhiễm, độ ồn, tránhtình trạng tắc nghẽn giao thông trong khu vực trung tâm thành phố và nhất đáp ứngnhu cầu nhanh chóng, thuận lợi

Đồng thời với vị trí được xây dựng trên Quốc lộ 1A thì Trung tâm sẽ có lợi thếlớn là một hạng mục trong tổng thể Trạm dừng nghỉ tại Quán Ngang nên thuận lợi chocác xe ô tô hoạt động trên tuyến đường ghé vào trạm dừng nghỉ chân đồng thời thờigian này sẽ tiến hành kiểm định an toàn kỹ thuật, đánh giá

2 Môi trường thực hiện dự án.

Vị trí địa lý:

Tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ địa lý từ 16018 đến 17010 vĩ độ Bắc, 106032đến 107034 kinh độ Đông

- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

- Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Phía Đông giáp Biển Đông

- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào

Trang 13

Nguồn nhân lực.

Năm 2010 toàn tỉnh Quảng Trị có 346.287 nghìn người trong độ tuổi lao động,

chiếm khoảng 57,5% dân số, số người trong độ tuổi lao động tăng thêm bình quân mỗinăm khoảng 3.000 - 4.000 người Đội ngũ lao động được đào tạo, có chuyên môn kỹthuật của tỉnh còn hạn chế Số người đạt trình độ từ sơ cấp, có chứng chỉ nghề trở lênchiếm 26% (trong đó cao đẳng, đại học trở lên chiếm 4,4%; trung học chuyên nghiệp5,9%; công nhân kỹ thuật có bằng 1,5%, công nhân kỹ thuật không bằng 8,3%, sơ cấp/chứng chỉ nghề 2,9%) Còn lại phần lớn là lao động không có chuyên môn kỹ thuậtchiếm 74% Phần lớn lao động trên địa bàn tỉnh làm việc trong các ngành nông, lâm,ngư nghiệp (năm 2010 chiếm tỷ lệ 55%);lao động trong các lĩnh vực công nghiệp - xâydựng và dịch vụ có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu lao động xãhội

Trang 14

Du lịch – Dịch vụ.

Tỉnh Quảng Trị có nhiều lợi thế để khai thác du lịch Về mặt lịch sử, nơi đâytừng là trung tâm nối giữa hai miền Nam, Bắc của Việt Nam, trong suốt thời gian diễn

ra cuộc Chiến tranh Việt Nam, vùng đất này bị tàn phá dữ dội bởi bom đạn của Hoa

Kỳ (Tính bình quân, mỗi người dân Quảng Trị đã phải gánh chịu 7 tấn bom đạn Mỹ)cũng như những cuộc đụng độ khốc liệt giữa các bên tham chiến Chính vì điều kiệnlịch sử đặc thù như vậy, ngày nay Quảng Trị đã trở thành một địa điểm có điều kiệnthuận lợi để phát triển ngành du lịch Về mặt tự nhiên, nơi đây cũng có nhiều thắngcảnh đẹp như các bãi biển, sông suối, rừng nguyên sinh và các địa danh khác

Ngoài ra, Quảng Trị còn có nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, điềukiện vị trí địa lý – giao thông tương đối dễ tiếp cận bằng đường bộ, đường thuỷ và cảđường hàng không Đây chính là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch màkhông phải tỉnh,thành nào cũng có được

Bên cạnh đó, Quảng Trị được biết đến như một vùng đất có nhiều di tích lịch sửnhất Việt Nam với 431 di tích lịch sử cách mạng trong tổng số 498 di tích và danhthắng của Quảng Trị được kiểm kê, đánh giá Trong số 70 nghĩa trang liệt sĩ ở QuảngTrị, thì có đến hai nghĩa trang quốc gia (Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn và Nghĩa trangQuốc gia đường 9) nơi yên nghỉ của hơn 6 vạn liệt sĩ, một địa chỉ hành hương củangười dân trong phạm vi cả nước Với nguồn vốn đầu tư tôn tạo, phục chế lên đếnhàng chục tỉ đồng, cụm di tích đôi bờ Hiền Lương đã trở thành một điểm dừng quantrọng trên đường Bắc - Nam, không chỉ riêng cho du khách mà cả những hành kháchlưu thông trên quốc lộ 1A

Ở Quảng Trị có một số lễ hội thu hút đông đảo sự tham gia của nhân dân địaphương và du khách như: Lễ hội đêm Thành Cổ, Lễ hội Trường Sơn huyền thoại, Lễhội thống nhất non sông, Lễ hội Tổ đình Sắc Tứ, Lễ hội dân gián, Hội Cướp Cù, HộiThượng Phước, Lễ hội rước kiệu ở thánh địa La Vang, Lễ hội đua thuyền, Lễ hội rướchến làng Mai Xá, Lễ hội đua thuyền truyền thống làng Mai Xá, Lễ hội chợ đình Bích

La, Lễ hội Nhịp cầu Xuyên Á

Tóm lại, Quảng Trị đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại,

du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nước khác trong khu vực, là điều kiệnthuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội

3 Kết luận về sự cần thiết đầu tư.

Trạm dừng nghỉ là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thựchiện chức năng phục vụ người và phương tiện dừng, nghỉ trong quá trình tham gia giaothông trên các tuyến vận tải đường bộ

Như vậy, xét thấy toàn tỉnh Quảng Trị nói chung và dọc tuyến quốc lộ 1A đi quatỉnh Quảng Trị nói riêng hiện nay chưa có trạm dừng nghỉ nào mang tính chuyênnghiệp và tập trung nên … chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng Trạm dừng nghỉQuán Ngang Dự án này trước hết xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân cũng nhưphù hợp với điều kiện địa lý, cảnh quan môi trường xung quanh Bên cạnh đó, dự áncòn được hình thành từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị và phù

Trang 15

hợp với chính sách phát triển bền vững, chính sách phát triển hạ tầng giao thông, nângcao chất lượng phục vụ, đảm bảo an toàn mà chính phủ cũng như tỉnh đã định hướng.

Dự án hứa hẹn sau khi đi vào thực hiện không chỉ đáp ứng mục đích kinh doanhcủa Công ty, mà còn tạo thêm một điểm du lịch văn hóa, một công trình kiến trúc đặcsắc tại tỉnh Quảng Trị Cuối cùng, với niềm tự hào sẽ góp phần giải quyết việc làm vàthu nhập ổn định cho lao động của địa phương, chúng tôi tin rằng dự án Trạm dừngnghỉ Quán Ngang là sự đầu tư cần thiết trong giai đoạn hiện nay

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

I Vị trí xây dựng.

Trạm dừng nghỉ Quán Ngang với diện tích khoảng 24.805m2 được xây dựng tạiKm747+700 phía phải tuyến (Từ Bắc vào Nam) trên quốc lộ 1A, thôn Hà Thanh, xãGio Châu, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

Hình: Vị trí xây dựng Trạm dừng nghỉ Quán Ngang

Trạm dừng nghỉ Quán Ngang có vị trí hết sức thuận lợi về giao thông, nằm trêntrục đường quốc lộ 1A, là con đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh trên cả nướcvới nhau Đồng thời với lợi thế có quy hoạch Trung tâm Đăng kiểm phương tiện cơgiới 74-02D là một hạng mục nằm trong tổng thể Trạm dừng nghỉ

Địa điểm được xác định cụ thể như sau:

+ Phía Bắc giáp đường Quy hoạch rộng 8m, mương quy hoạch 7m

+ Phía Tây giáp đường sắt Bắc - Nam, hành lang đường sắt

+ Phía Đông giáp đường Quốc Lộ 1A

Trang 16

+ Phía Nam giáp đường quy hoạch rộng 7m.

II Điều kiện tự nhiên.

III Cơ sở hạ tầng của khu vực

Trạm dừng nghỉ Quán Ngang nằm trên đất trống bằng phẳng, thuận lợi cho pháttriển dự án

IV Kết luận

Dự án xây dựng Trạm dừng nghỉ Quán Ngang của Công ty Cổ phần TrườngDanh chúng tôi được đặt trên quốc lộ 1A, thôn Hà Thanh, xã Gio Châu, huyện GioLinh, tỉnh Quảng Trị Khu vực dự án đã được quy hoạch đúng với chức năng của mộttrạm dừng nghỉ, đúng với quy hoạch xây dựng và phát triển của Bộ giao thông vận tải

và tỉnh Quảng Trị, đảm bảo tiêu chuẩn hoạt động cũng như vấn đề môi trường

Vị trí dự án thuận lợi về nhiều mặt như nằm trên trục quốc lộ 1A, có giao thôngthông suốt, đảm bảo quá trình hoạt động của một trạm dừng nghỉ

Trang 17

CHƯƠNG IV: QUY MÔ VÀ PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT

I Quy mô xây dựng.

- Tổng diện tích khu đất : 24.805 m2

- Diện tích xây dựng công trình : 18.604 m2

II Phương án kỹ thuật.

1 Tiêu chuẩn chung.

Việc xây dựng hệ thống các trạm dừng nghỉ tiện nghi trên hệ thống giao thôngđường bộ của Việt Nam thời gian qua đã được Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tảiđặc biệt quan tâm Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã xác định trạm dừng nghỉ làkết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phục vụ công cộng và cộng đồng

Mỗi trạm dừng nghỉ trong hệ thống các trạm được đề nghị này có 5 chức năngchính:

+ Thứ nhất là cung cấp các dịch vụ nghỉ ngơi cho người tham gia giao thông(lái

xe, khách đi xe bao gồm cả khách du lịch) Ngoài ra tùy theo quy mô, trạm dừng nghỉcòn có thể cung cấp dịch vụ cứu trợ y tế, sửa chữa phương tiện, cung cấp nhiên liệu.Giúp lái xe và hành khách khắc phục tình trạng mệt mỏi một cách thuận tiện và đảmbảo an toàn giao thông

+ Thứ hai là chức năng cung cấp thông tin: về mạng lưới đường bộ (điều kiệnđường sá, cầu; lưu lượng phương tiện lưu thông), về danh lam thắng cảnh, địa điểm dulịch của địa phương

+ Thứ ba là chức năng phát triển kinh tế vùng: trạm dừng nghỉ là nơi giớithiệu, bán các sản phẩm địa phương, thu hút khách du lịch đến các địa điểm du lịchtrong vùng và hợp tác kinh tế giữa các vùng

+ Thứ tư là chức năng quản lý giao thông: hỗ trợ các cơ quan quản lý đường

bộ trong việc quản lý hạ tầng đường bộ, thông tin về tình trạng cầu, đường để kịp thờibảo trì hoặc sửa chữa có hiệu quả

+ Thứ năm, trạm dừng nghỉ đảm nhiệm chức năng là biểu trưng, điểm nhấncủa vùng, khu vực: đặc trưng cho nền văn hoá vùng miền hoặc danh lam, thắng cảnhcủa khu vực

Đảm nhiệm các chức năng này, cơ sở vật chất của trạm dừng nghỉ bao gồm tốithiểu có: diện tích đỗ xe phù hợp, nhà vệ sinh, khu nghỉ ngơi, thư giãn; phòng cungcấp thông tin, hướng dẫn du lịch; khu vực giới thiệu sản phẩm địa phương; khu vựccung cấp các dịch vụ khác như: ăn uống, giải khát, vui chơi giải trí, khách sạn, thưviện, có thể có thêm khu bảo dưỡng sửa chữa phương tiện, cung cấp nhiên liệu vớiđiều kiện đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và phòng cháy

2 Tiêu chí xây dựng trạm dừng nghỉ.

Theo thông tư số 48/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Quy định vềbến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có 4 loại trạmdừng nghỉ theo từng tiêu chí như sau:

Trang 18

02 Bãi đỗ xe (diện tích tối thiểu) m2 5.000 2.500 1.500 500

03 Đường xe ra, vào Đường ra, vào riêng

biệt

Đường ra, vào chung rộng tối thiểu 7,5m

04 Khu kiểm tra, bảo dưỡng, sửa

chữa phương tiện

Có Khuyến khích có

06 Mặt sân khu vực bãi đỗ xe Thảm nhựa hoặc bê tông có chiều dày

tối thiểu 07 cm

07 Khu vệ sinh m2 Có diện tích > 1% tổng diện tích xây

dựng (có nơi vệ sinh phục vụ ngườikhuyết tật - TCXDVN 264:2002)

08 Phòng nghỉ tạm thời cho lái xe m2 36 24 18 18

09 Không gian nghỉ ngơi (Khu vực

có mái che và khu vực trồng

cây xanh có ghế ngồi)

m2 Tối thiểu bằng 10% Tổng diện tích mặt

bằng trạm (TCXDVN 276:2003)

12 Khu vực giới thiệu và bán hàng

hóa

13 Phòng trực của nhân viên cứu

hộ, sơ cứu tai nạn giao thông

Theo quy định của Tổng cục Đường bộViệt Nam hoặc Sở GTVT địa phương

3 Tiêu chí xây dựng trung tâm Đăng kiểm.

Theo Thông tư 11/2009/TT-BGTVT ngày 24/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVTquy định điều kiện đối với Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giời đường

bộ như sau:

- Diện tích tối thiểu của xưởng kiểm tra theo quy định sau đây:

Diện tích tối thiểu của

xưởng kiểm tra có một

dây chuyền

(m2)

Kích thước tối thiểu lắpđặt dây chuyền dài x rộng (m)

Loại dây chuyền kiểm định

trọng trục đến 2.000 kG

trọng trục đến 13.000 kG

Trang 19

Đối với Trung tâm có nhiều dây chuyền kiểm định, xưởng kiểm tra phải có diệntích tối thiểu cho mỗi dây chuyền theo bảng trên.

- Diện tích bãi đỗ xe và đường ra, vào kiểm định của Trung tâm có một dâychuyền kiểm định tối thiểu bằng 5,5 lần diện tích tối thiểu của xưởng kiểm tra tươngứng

Trường hợp Trung tâm có nhiều dây chuyền kiểm định thì kể từ dây chuyền thứhai trở đi, diện tích bãi đỗ xe và đường ra vào phải tăng thêm 1,5 lần so với diện tíchtương ứng của dây chuyền đầu tiên

- Diện tích nhà văn phòng tối thiểu là 90 m2

4 Tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng

+ Phù hợp với quy hoạch được duyệt

+ Thuận tiện về giao thông

+ Địa thế cao, bằng phẳng, thoát nước tốt

+ Đảm bảo các quy định an toàn và vệ sinh môi trường

+ Không gần các nguồn chất thải độc hại

+ Đảm bảo có nguồn thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước từ mạng lưới cungcấp chung

III Định hướng đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ.

1 Định hướng phát triển không gian và phân khu chức năng.

Xét theo mục 2 Tiêu chí xây dựng trạm dừng nghỉ, thì trạm dừng nghỉ QuánNgang sẽ được xây dựng theo loại 1 vì xây dựng trên khu đất có tổng diện tích là:24.805 m2

Như vậy Trạm dừng nghỉ Quán Ngang sẽ được bố trí ở vị trí trung tâm là Cửahàng xăng dầu, phía bên phải là xưởng bảo dưỡng sữa chữa phương tiện phía sau làTrung tâm đăng kiểm xe cơ giới và các công trình dịch vụ: Khu vực phục vụ ăn uống,giải khát; nhà lưu trú khách, cửa hàng bán hàng lưu niệm và đặc sản vùng miền, bãi đổ

xe và các hạng mục phụ trợ khác Tổng thể đảm bảo tính đồng nhất về hình thức kiếntrúc, các công trình có liên hệ tổng thể với nhau về công năng sử dụng và thuận lợi chohướng tiếp cận, tạo ấn tượng tốt cho khách hàng

2 Định hướng các chức năng hoạt động.

Xây dựng một trạm dừng nghỉ vừa hiện đại, chuyên nghiệp nhưng bình dân, tạonên một hình ảnh khu nghỉ chân mang bản sắc văn hóa trên Quốc lộ 1A

3 Định hướng quy mô phục vụ.

Quy mô phục vụ: Trung bình 700 lượt khách/ngày

Ngày đăng: 24/08/2018, 10:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w