1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án đầu tư khai thác mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường

61 1,6K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 771 KB

Nội dung

Thực hiện Quyết định thăm dò số 471/QĐ-UBND ngày 01/4/2013 củaUBND tỉnh, Công ty TNHH Mai Hoàng đã phối hợp với Công ty CP tư vấnThăm dò Khai thác Khoáng sản Minh Dũng thăm dò đá làm vật

Trang 1

MỞ ĐẦU

Công ty TNHH Mai Hoàng đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trịcấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3002000201, đăng ký lần đầu ngày23/6/2003, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 16/10/2007

Thực hiện Quyết định thăm dò số 471/QĐ-UBND ngày 01/4/2013 củaUBND tỉnh, Công ty TNHH Mai Hoàng đã phối hợp với Công ty CP tư vấnThăm dò Khai thác Khoáng sản Minh Dũng thăm dò đá làm vật liệu xây dựngthông thường tại khu vực Ba Ngào, xã Đakrông, huyện Đakrông Kết thúc thăm

dò, Công ty lập báo cáo thăm dò trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định vàđược UBND tỉnh phê duyệt trữ lượng tại Quyết định số 549/QĐ-UBND ngày28/3/2014 Qua thăm dò cho thấy chất lượng đá đảm bảo làm vật liệu xây dựngthông thường

Hiện nay, trên địa bàn huyện Đakrông đang triển khai một số dự án như dự

án nâng cấp cửa khẩu La Lay, các công trình thủy điện, các công trình cơ sở hạtầng vì vậy, nhu cầu nguyên liệu đá làm vật liệu xây dựng cung cấp cho các

dự án là rất lớn, trong khi đó, trên địa bàn huyện Đakrông chưa có mỏ đá nàođược cấp có thẩm quyền cấp phép Nắm bắt được nhu cầu sử dụng vật liệu xâydựng trên địa bàn huyện Đakrông nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung, khai thác

và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo việc làm và thu nhập cho người laođộng, đóng góp một phần kinh phí vào ngân sách của địa phương, Công ty TNHHMai Hoàng lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật công trìnhkhai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại thôn Ba Ngào, xã Đakrông,huyện Đakrông để trình UBND tỉnh và các ngành chức năng xem xét và cấpphép theo quy định của pháp luật

Trang 2

I KHÁI QUÁT CHUNG

1 Chủ đầu tư và địa chỉ liên lạc

Tên đơn vị: Công ty TNHH Mai Hoàng

Địa chỉ liên lạc: Thị trấn Krôngklang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị Điện thoại: 0915024999

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3002000201 do Sở Kế hoạch vàĐầu tư Quảng Trị cấp, đăng ký lần đầu ngày 23/6/2003, đăng ký thay đổi lần thứ

2 ngày 16/10/2007

- Tổ chức lập Báo cáo:

+ Tên tổ chức: Công ty Cổ phần Tư vấn INCO

+ Địa chỉ liên hệ: 7/34 Nguyễn Huệ, Thành phố Đông Hà, Quảng Trị

- Tổ chức lập báo cáo thăm dò địa chất: Công ty Cổ phần Tư vấn Thăm

dò Khai thác khoáng sản Minh Dũng

2 Cơ sở để lập Báo cáo

2.1 Cơ sở pháp lý

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12

- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13

- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành một số điều Luật khoáng sản

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chínhphủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Chínhphủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ

về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

- Thông tư số 26/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ Côngthương Quy định về lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, thiết kếxây dựng và dự toán xây dựng công trình mỏ khoáng sản

- Quyết định số 3330/QĐ-UBND ngày 27/12/2016 của UBND tỉnh phêduyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnhQuảng Trị đến năm 2020, có tính đến năm 2030;

- Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2014 củaUBND tỉnh Quảng Trị ban hành quy định quản lý tài nguyên khoáng sản và cáchoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

- Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2014 của UBND

Trang 3

tỉnh Quảng Trị về việc quy định giá các loại tài nguyên để tính thuế tài nguyêntrên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

2.2 Tài liệu cơ sở

- Quyết định số 471/QĐ-UBND ngày 01/4/2013 của UBND tỉnh cho phépCông ty TNHH Mai Hoàng thăm dò đá làm vật liệu xây dựng thông thường tạikhu vực Ba Ngào, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị;

- Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thôngthường tại khu vực Ba Ngào, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị;

- Quyết định số 549/QĐ-UBND ngày 28/3/2014 của UBND tỉnh về phêduyệt trữ lượng đá trong “Báo cáo kết quả thăm dò đá làm vật liệu xây dựngthông thường tại khu vực Ba Ngào, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh QuảngTrị”

3 Nhu cầu thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm

3.1 Nhu cầu thị trường

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Đakrông nói riêng đangxây dựng các công trình như dự án nâng cấp cửa khẩu La Lay, các công trìnhthủy điện, các công trình cơ sở hạ tầng, do đó nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng

là rất lớn Trong khi đó, trên địa bàn huyện Đakrông chưa có đơn vị nào đượccấp có thẩm quyền cấp phép khai thác đá

3.2 Khả năng tiêu thụ sản phẩm:

Qua kết quả thăm dò, chất lượng đá đảm bảo làm vật liệu xây dựng thôngthường Hiện nay, các dự án lớn trên địa bàn huyện và cả tỉnh đang đi vào giaiđoạn thi công nên việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng

4 Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư

4.1 Sự cần thiết phải đầu tư:

Khu vực mỏ được đầu tư khai thác sẽ đem lại lợi ích về kinh tế, đảm bảonhu cầu nguyên vật liệu cho quá trình thi công các công trình trên địa bàn huyệnĐakrông cũng như ở các khu vực lân cận; tạo việc làm cho một số lao động,thực hiện các nghĩa vụ về thuế và các quy định tài chính khác theo quy định củatỉnh

2.2.1 Mục tiêu đầu tư:

Nhằm cung cấp đá làm vật liệu xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện

và giải quyết việc làm cho công nhân

5 Quy mô công suất, nhóm và cấp công trình

5.1 Quy mô công suất: Quy mô công suất của dự án là 60.000m3 đá/năm(tương đương với 108.000m3/năm đá sau nổ mìn – Sản xuất được 102.600 m3

Trang 4

sản phẩm đá vật liệu xây dựng các loại)

5.2 Phân cấp, phân loại công trình: Công trình cấp III

6 Hình thức đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và nhu cầu sử dụng đất

6.1 Hình thức đầu tư và quản lý dự án

6.1.1 Hình thức đầu tư: Đầu tư khai thác mỏ mở rộng với các hạng mục

đã đầu tư như sau:

- Phần thiết bị:

+ Máy khoan BMK5: 03 bộ

+ Máy xúc CAT 240B (dung tích gàu 0,9m3): 01 chiếc

+ Máy xúc CAT 320B (dung tích gàu 0,9m3) : 01 chiếc

+ Máy xúc lật Komatsu dung tích gàu 2,0m3 : 01 chiếc

+ Xe ô tô THACO tải trọng 10 – 15 tấn 11 chiếc

+ Trạm nghiền sàng 150 tấn/h 01 bộ

- Phần xây dựng:

+ Bãi tập kết vật liệu, đất đá thải tại mỏ: 10.000 m2

+ Khu chế biến, bãi chứa sản phẩm và văn phòng: 5.000 m2

+ Làm đường vào mỏ: 2,5 km

- Kiến thiết cơ bản khác:

+ Thăm dò khoáng sản

+ Lập hồ sơ xin cấp phép khai thác khoáng sản

+ Lập bản cam kết bảo vệ môi trường; đề án cải tạo phục hồi môi trường.+ Ký quỹ phục hồi môi trường

6.1.2 Hình thức quản lý dự án: Công ty TNHH Mai Hoàng trực tiếp quản

lý dự án

6.2 Địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất

6 2.1 Địa điểm xây dựng công trình: Tại thôn Ba Ngào, xã Đakrông,

huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

6.2.2 Nhu cầu sử dụng đất:

- Khu vực xin cấp phép khai thác mỏ: 3,0 ha

- Bãi tập kết vật liệu, đất đá thải tại mỏ: 10.000 m2

- Khu chế biến, bãi chứa sản phẩm và văn phòng: 5.000 m2

Trang 5

7 Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác

- Nhu cầu về điện: điện được sử dụng cho các máy móc khai thác, chế biến,nhà xưởng, kho tàng và nhu cầu chiếu sáng công trình mỏ Vì vậy, Công ty hợpđồng với Công ty Điện lực Quảng Trị để cung cấp diện phục vụ cho sản xuất,sinh hoạt

- Nhu cầu cung cấp nhiên liệu chính để phục vụ cho các thiết bị, máy đào,máy xúc, xe vận tải trong mỏ, Công ty đã có các cửa hàng xăng dầu để cungứng

- Nguồn nước: Trong khai thác mỏ không sử dụng nguồn nước Nguồnnước chủ yếu phục vụ cho nhu cầu giảm thiểu môi trường trong chế biến đá vàđường vận tải mỏ Nước được khai thác ở các nguồn nước quanh khu vực chếbiến sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép

- Nguồn vật tư kỹ thuật bao gồm vật liệu xây dựng, đường sá, nhà cửa côngtrình, các vật tư kỹ thuật khác dùng cho thời kỳ xây dựng cơ bản mỏ và cho thời

kỳ hoạt động bình thường được khai thác tự cấp và một số vật tư khác đượccung ứng trên thị trường

- Nhu cầu về nguyên liệu nổ: Qua tính toán nhu cầu vật liệu nổ công nghiệpphục vụ khai thác, Công ty sẽ ký hợp đồng với các Công ty có chức năng sảnxuất trong nước để cung ứng Khối lượng vật liệu nổ dự kiến hàng năm:

+ Thuốc nổ: 32.980 kg

+ Kíp nổ: 61.454 cái

+ Dây nổ: 17.280 m

+ Dây điện trục: 22.600 m

Trang 6

II CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ

1.1 Vị trí, đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội

1.1.1 Vị trí địa lý

Khu vực xin cấp phép khai thác có diện tích 3,0 ha, thuộc thôn Ba Ngào,

xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, được giới hạn bởi các điểm góc cótoạ độ như sau:

Điểmgóc

Khu vực mỏ nằm ở phía bắc Quốc lộ 9 (km 45), là một phần nhỏ của khối

đá gabro-diorit thuộc xã ĐakRông - Hướng Hiệp, huyện ĐakRông Diện tích mỏ

là đỉnh núi có độ cao từ 200 - 440m kéo dài theo phương á kinh tuyến, sườn núikhá dốc, nhiều nơi tạo thành các vách dốc 50 - 55o, độ cao chênh lệch từ 100 -240m Trên bề mặt địa hình đá gốc lộ khoảng 70 - 80%, thảm thực vật thưa thớt,phía nam và phía đông nam khu mỏ tiếp giáp với khe Ba Ngào, chảy về sôngĐakRông, bề mặt địa hình đá gabro-diorit phong hoá thành sét màu đỏ nâu vớiđịa hình dạng đồi đất, một số nơi dân trồng các loại cây tràm hoa vàng, bạchđàn Khe Ba Ngào chảy bao quanh khu mỏ ở phía tây nam và đổ về sôngĐakRông, ở phía đông nam diện tích nghiên cứu Ngoài ra còn có các hẻm cạn

là nơi tụ nước vào những ngày trời mưa

1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Khu khai thác nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm vàmang những nét đặc trưng riêng của tỉnh Quảng Trị, cụ thể:

Trang 7

- Từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, trời nắng nóng, thường có gió Tâynam (gió Lào) thổi mạnh và khô, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6 và tháng 7, cóngày lên đến trên 400C; những tháng cuối mùa này (tháng 8 và 9) hay có mưabão, gây lũ lụt, làm ách tắc giao thông và ảnh hưởng lớn đến công tác khai thác

mỏ

Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắcgây mưa phùn (lượng mưa nhỏ), nhiệt độ xuống thấp, tháng lạnh nhất nhiệt độxuống dưới 220C có ngày xuống 13,20C

Kết quả quan trắc khí tượng thủy văn tại Trạm Khí tượng Thuỷ văn Đông

Hà năm 2012 đã xác định nhiệt độ trung bình trong năm là 25,30C, nhiệt độ caonhất vào tháng 7 là 38,80C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 01 là 13,20C; tổng

lượng mưa cả năm là 2.983,7mm; tổng lượng bốc hơi cả năm là 1126,7mm.

1.1.4 Giao thông

Địa hình từ Quốc lộ 9 đến khu vực mỏ tương đối thoải, tuy nhiên do chưa

có đường giao thông nên đi lại còn khó khăn Đến khu mỏ có thể đi từ thành phốĐông Hà theo Quốc lộ 9 đi về phía tây khoảng 45 km, qua thị trấn Krôngklang(km41), đến thôn Ba Ngào, sau đó rẽ phải, đi theo đường mòn (dân sinh) khoảng2,0km là đến mỏ, hoặc từ thị trấn Krôngklang (huyện lỵ huyện Đakrông) theoQuốc lộ 9 về phía tây khoảng 5,0km, đến thôn Ba Ngào, sau đó rẽ phải theođường đất khoảng 2km là đến khu mỏ Đoạn đường từ Quốc lộ 9 vào khu mỏhiện đang là đường mòn dân sinh xe ô tô khó đi lại Nhìn chung giao thôngtrong vùng có 2km từ Quốc lộ 9 vào khu mỏ còn đang khó khăn vì chưa cóđường giao thông, khi tiến hành khai thác phải đầu tư làm đường kiên cố để xetải nặng có thể đi lại được dễ dàng

1.1.5 Kinh tế xã hội

Đakrông là một huyện miền núi, nằm ở phía tây tỉnh Quảng Trị có đường

Hồ Chí Minh và Quốc lộ 9 đi qua Dân cư trong vùng chủ yếu là người PaKô,Vân Kiều, Tà Ôi và một ít người Kinh mật độ dân cư tương đối thưa(30người/km2), trình độ dân trí thấp, an ninh chính trị khá tốt, lực lượng lao độngdồi dào Nghề nghiệp của nông dân chủ yếu là nghề làm rẫy, và lúa nước, chănnuôi tự cung, tự cấp, kinh tế nhìn chung còn nghèo Trong vùng phần lớn đã cómạng lưới giao thông, điện lưới quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc, trường tiểuhọc, trung học cơ sở, trạm Y tế xã

1.2 Đặc điểm địa chất mỏ

1.2.1 Đặc điểm địa chất mỏ

1.2.1.1 Địa tầng

Trang 8

a Hệ tầng Long Đại (O1-S1lđ)

Các trầm tích hệ tầng Long Đại, gồm các đá phân hệ tầng Long Đại 1,chiếm phần nhỏ diện tích nghiên cứu Chúng phân bố ở phía đông bắc và phíanam khối đá magma Phức hệ Quế Sơn, thành phần thạch học bao gồm: cát kết ítkhoáng, cát kết, bột kết, cát kết dạng quarzit, đá phiến sét, đá phiến dạng sọc dải.Chiều dày các lớp từ 20-50cm, nhiều nơi đá phiến bị ép phân phiến mỏng 0,5-1cm Thế nằm các đá cắm về phía nam với góc dốc 60-70o Các đá thuộc hệ tầngLong Đại phân bố trong kiểu địa hình đồi, núi thấp sườn dốc 30-50o, trong đó cátkết bị quarzit hoá thuộc Hệ tầng Long đại có giá trị làm vật liệu xây dựng Các đákhác của hệ tầng này, ở phần phong hoá chỉ làm đất san lấp Chiều dày 1000m

b Hệ tầng Động Toàn (P2đt)

Các đá hệ tầng Động Toàn nằm bao quanh khối magma Phức hệ Quế Sơn

và các đá Hệ tầng Long Đại về phía tây và phía nam Chúng có ranh giới tiếpxúc nóng với đá magma và không chỉnh hợp với các đá hệ tầng Long Đại.Thành phần thạch học gồm: andesit, andesitobazan, andesitodacit, aglomerat, cátkết, cát kết hạt nhỏ Đá màu xám trắng, xám vàng, cấu tạo khối, kiến trúcporphyr Phần dưới cát kết tuf xen kẹp các thấu kính đá vôi và cuội kết đakhoáng Trong các đá của hệ tầng Động Toàn cần chú ý các tập cuội kêt, cácthấu kính đá vôi và các thể phun trào acit là những loại đá làm được vật liệu xâydựng

1.2.1.2 Magma

Phức hệ Quế Sơn (δP-TqsP-Tqs 1 )

Trong vùng duy nhất chỉ có khối đá gabro-diorit, pha 1 Phức hệ Quế Sơn.Khối có diện tích rộng, phân bố ở phía tây diện tích nghiên cứu, thành phầnthạch học là: gabrodiorit, diorit-horblen, đá màu xám đen, đen xẩm, cấu tạokhối, kiến trúc nữa tự hình Phần trên mặt một số nơi bị phong hoá thành sétmàu nâu đỏ hạt mịn Diện tích khu vực mỏ đá xây dựng ở thôn Ba Ngào chỉ làmột phần nhỏ của khối này

Trang 9

1.2.1.3 Kiến tạo

Hoạt động kiến tạo trước Đệ tứ trong vùng thể hiện rất mạnh mẻ, thểhiện bởi hệ thống đứt gãy á kinh tuyến và tây bắc đông nam Nhìn chung khuvực này nằm ở phía đông nam đứt gẫy sâu ĐakRông - A Lưới (nằm ngoài khuvực nghiên cứu) nên bị dập vỡ cà nát khá mạnh, điển hình là đứt gãy Quốc lộ 9

và đứt gãy theo phương tây bắc - đông nam Tuy nhiên từ sau giai đoạn Đệ tứ ,không ảnh hưởng đến điều kiện địa chất công trình và chất lượng khoáng sản

1.2.2 Đặc điểm địa chất thủy văn, địa chất công trình

1.2.2.1 Đặc điểm địa chất thuỷ văn

- Nước mặt: Trong diện tích khu vực mỏ chỉ có 1 khe cạn chảy không liên

tục ở phía đông bắc diện tích nghiên cứu và một số hẻm nhỏ, mương xói, rãnhxói, tương đối dốc, dạng dòng chảy tạm thời thu nước vào những ngày trời mưa

Ở ngoài diện tích nghiên cứu có khe Ba Ngào chảy qua phía nam ở phía nam,đông nam khu mỏ, ở đây nước chảy liên tục quanh năm nhưng độ sâu tính trữlượng và khai thác tính đến cosde +220m, cao hơn mực nước khe Ba Ngào là+190m nên lượng nước chảy vào mỏ sẽ rất hạn chế Tuy vậy về mùa mưa lũ cần

có phương án thoát nước, nhằm khắc phục tình trạng ngập nước ảnh hưởng đếnquá trình sản xuất, khai thác mỏ đá

- Nước dưới đất: Trong khu vực mỏ chỉ tồn tại nước trong các khe nứt của

đá gabrodiorit, diorit-hornblen phức hệ Quế Sơn Đá kiến trúc toàn tinh hạt vừađến nhỏ, màu xám xanh, xám đen, cấu tạo khối, cứng chắc

Kết quả lộ trình đo vẽ ĐCTV - ĐCCT cho thấy đá gabrodiorit ở khu mỏ

có độ nứt nẻ trung bình, nhưng diện tích mỏ không lớn, địa hình là sườn núi caonên khả năng chứa nước nghèo, mạch nước xuất lộ ở địa hình thấp, lưu lượngnhỏ Kết quả quan trắc động thái nước tại mạch nước xuất lộ nằm ngoài diệntích mỏ cho lưu lượng thay đổi từ 0,01 l/s ÷ 0,02l/s

Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa thấm xuống theo khe nứt, miền thoát

là các hẻm, nơi có địa hình thấp

Nhìn chung tầng chứa nước này có khả năng thấm và chứa nước không đồngnhất, từ rất nghèo đến nghèo, lưu lượng 0,01l/s ÷ 0,02l/s Kết quả phân tích 1 mẫuhóa nước mặt toàn diện, 1 mẫu vi trùng cho thấy nước trong, không màu, khôngmùi, không vị Nồng độ khoáng hóa thấp như: độ Ph 6,62; Cl- 10,28; NO2-=0,012;NH4- =0,1; PO43- = 0,16; SS= 24,2; BOD= 11,92; coliform= 1100, Ecoli 23 ; nướcđạt tiêu chuẩn nước mặt theo TCVN; 6620:2000

1.2.2.2 Đặc điểm địa chất công trình

Khu vực mỏ nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp đến trung bình, thoải, ít bị

Trang 10

phân cắt, nơi thấp nhất đến nơi cao nhất trong khu vực thăm dò là 200 - 450m, mức

độ chứa nước kém

Dựa vào thành phần thạch học tính chất cơ lý và nguồn gốc thành tạo đất

đá trong khu mỏ có thể chia thành 2 loại chính sau đây:

+ Đất bở rời trạng thái nửa cứng

Bao gồm lớp sườn tích, tàn tích: thành phần thạch học: cát, sạn sỏi, đátảng lẫn ít sét là sản phẩm phong hoá của đá gốc Chúng phân bố ở phần trêncùng của mặt cắt địa chất, chiều dày thay đổi từ 1,8 đến 9,3m trung bình 4,64m.Lớp đất đá này sẽ được Công ty khai thác làm đất san lấp và nguyên liệu rảiđường

Lớp đất phủ có tính cơ lý yếu, nên khi khai thác không được tạo nên cácvách dốc quá giới hạn cho phép để tránh sạt lở ảnh hưởng đến công tác an toànkhi khai thác đá xây dựng bằng phương pháp lộ thiên

+ Đá tươi cứng

Trong vùng chỉ tồn tại một loại đá gabrodiorit, diorit-hornblen, thuộc pha

1, Phức hệ Quế Sơn Thành phần thạch học chủ yếu là đá gabrodiorit, hornblen hạt nhỏ đến trung, màu xám xanh, xám đen, nứt nẻ mạnh Theo tài liệukhoan: lõi khoan bị rạn nứt thành nhiều đoạn mẫu, kích thước thay đổi từ 0,1dmđến 0,30m Độ kết cấu cứng chắc, khả năng thấm nước, chứa nước kém, chú ýhiện tượng sạt lở, góc nội ma sát 38o10'-39o40', giá trị góc nội ma sát sử dụng

diorit-38o10'

Đá cấp VIII-IX, mẫu lõi khoan lấy đạt > 70%

+ Các hiện tượng địa chất động lực

Các hiện tượng địa chất động lực xảy ra trong khu mỏ chủ yếu là các hiệntượng phong hoá, bào mòn, mương xói, rãnh xói, sạt lở đất Một số nơi có nhiềukhối tảng lớn đá xếp chồng chất nên dễ xẩy ra hiện tượng đá lăn, đá lở khi cóchấn động mạnh trong quá trình khai thác Các hiện tượng này xảy ra với quy

mô nhỏ hẹp, yếu ớt và đơn điệu Nguyên nhân do bị hạn chế bởi các nhân tố tựnhiên như độ dốc sườn thoải, hoạt động của nước ngầm rất yếu, thảm thực vậtche phủ không lớn và chiều dày đất phủ mỏng Các hoạt động tân kiến tạo hầunhư không có

Tóm lại: Đặc điểm ĐCCT mỏ đá gabrodiorit, diorit-horben khu vực thôn

Ba Ngào, xã Đakrông, huyện Đakrông ở mức độ đơn giản

1.3 Trữ lượng và chất lượng khoáng sản

1.3.1 Trữ lượng tài nguyên khoáng sản:

Theo báo cáo kết quả thăm dò đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số

Trang 11

549/QĐ-UBND ngày 28/3/2014, trữ lượng đá làm vật liệu xây dựng thông thường tạikhu vực Ba Ngào, xã Đakrông, huyện Đakrông (với diện tích thăm dò 50ha) là:23.501.120m3, trong đó, cấp 121: 11.722.655m3, cấp 122: 11.788.456m3

1.3.2 Chất lượng khoáng sản

Chất lượng của đá được đánh giá dùng trong lĩnh vực làm vật liệu xâydựng, nên tính chất cơ lý của đá có vai trò quyết định chất lượng của nguyênliệu Kết quả thí nghiệm cho thấy về tính chất cơ lý chất lượng đá đồng đều cảtheo chiều dài và chiều rộng của khối, các loại đá có màu sắc và thành phần hoáhọc giống nhau nên tính chất cơ lý không có sự khác biệt

1.3.2.1 Thành phần khoáng vật

Theo số liệu của Liên đoàn Bản đồ Miền Bắc, đá gbrodiorit có màu xámxanh, xanh đen, càng xuống sâu nhiều nơi đá bị dập vỡ và rạn nứt do ảnh hưởngcủa đứt gẫy kiến tạo Đá có cấu tạo khối hoặc khối bị ép nén, kiến trúc toàn tinhhạt lớn Thành phần khoáng vật như sau:

- Ban tinh chiếm 35 - 55% gồm: pyroxen 25 - 35%, plagiocla khoảng 35%, thạch anh 1 - 2%, hornblen khoảng 5-10%; khoáng vật kích thước nhỏchiếm khoảng 5- 10% Ngoài ra còn có ziricon, inmenit và các khoáng vật quặngkhác khoảng < 1%

20-1.3.2.2 Thành phần hoá học: Kết quả phân tích mẫu trong giai đoạn thăm

dò cho thấy thành phần hoá học của đá gabrodiorit tại khu vực thôn Ba Ngào, xãĐakRông trong toàn mỏ như sau:

Bảng kết quả phân tích thành phần hoá học đá gabrodiorit tại khu vực thôn Ba Ngào, xã Đakrông

* Đặc tính cơ lý của đá gabrodiorit tại khu vực thôn Ba Ngào, xã Đakrônglấy trong công trình hào và khoan như sau:

Trang 12

-Khối lượng thể tích: 2,670 - 2,692; trung bình 2,681g/cm3.

- Khối lượng riêng: 2,71 - 2,73; trung bình 2,72g/cm3

- Cường độ kháng nén ở trạng thái khô: 827 - 1080; trung bình922,6KG/cm2

- Cường độ kháng nén ở trạng thái bảo hoà 724 - 982; trung bình816,6KG/cm2

- Độ ẩm 0,36- 0,64; trung bình 0,52%

- Hệ số hoá mềm 0,87-0,91; trung bình 0,89%

- Cường độ kháng kéo 34,1- 39,5; trung bình 37,23KG/cm3

- Góc nội ma sát 38o10'- 40o20';

- Độ nén đập bảo hoà nước: 15,4- 16,3%; trung bình: 15,92%

- Mac đá dăm 800-890; trung bình 826,6Kg/cm2

- Hệ số mài mòn (LA): 27,3 - 28,6; trung bình 27,97%

- Độ bám nhựa: cấp 4

Từ kết quả trên cho thấy đá gabrodiorit tại khu vực thôn Ba Ngào, xãĐakrông tuy bị rạn vỡ nhưng tính chất cơ lý của đá tăng dần theo chiều thẳngđứng, các chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng của đá như cường độ kháng nén, độ chống

va đập, độ mài mòn, đều có kết quả đạt yêu cầu với yêu cầu đối với đá dùng đểlàm vật liệu xây dựng thông thường

Bảng kết quả trung bình các chỉ tiêu cơ lý tham gia tính trữ lượng

Bảng: 10

Trang 13

CHƯƠNG 2

HIỆN TRẠNG VỀ KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN

Khu vực mỏ nằm ở phía bắc Quốc lộ 9 (km 45), là một phần nhỏ của khối

đá gabro-diorit thuộc xã Đakrông - Hướng Hiệp, huyện Đakrông Diện tích khuvực mỏ là đỉnh núi có độ cao từ 200 - 440m kéo dài theo phương á kinh tuyến,sườn núi khá dốc, nhiều nơi tạo thành các vách dốc 50 - 55o, độ cao chênh lệch

từ 100 - 240m Trên bề mặt địa hình đá gốc lộ khoảng 70 - 80%, thảm thực vậtthưa thớt, phía nam và phía đông nam khu thăm dò tiếp giáp với khe Ba Ngào,chảy về sông Đakrông, bề mặt địa hình đá gabro-diorit phong hoá thành sét màu

đỏ nâu với địa hình dạng đồi đất, một số nơi dân trồng các loại cây tràm hoavàng, bạch đàn Khe Ba Ngào chảy bao quanh khu mỏ ở phía tây nam và đổ vềsông Đakrông, ở phía đông nam diện tích nghiên cứu Ngoài ra còn có các hẻmcạn là nơi tụ nước vào những ngày trời mưa Khu vực mỏ chỉ mới được Công tyTNHH Mai Hoàng đầu tư thăm dò, chưa có tổ chức, cá nhân nào khai thác, chếbiến Trong khu vực mỏ không có dân cư sinh sông, không có các công trình cơ

sở hạ tầng

Trang 14

III GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

CHƯƠNG 3 BIÊN GIỚI VÀ TRỮ LƯỢNG KHAI TRƯỜNG

3.1 Biên giới khai trường

Biên giới khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại thôn BaNgào, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị: xác định dựa trên nhữngnguyên tắc và cơ sở sau đây:

+ Biên giới trên mặt của khai trường có diện tích: 3,0 ha nằm trong ranhgiới diện tích đã được UBND tỉnh cấp phép thăm dò, được giới hạn bởi cácđiểm góc có toạ độ:

Điểm góc

3.2 Trữ lượng khai trường

Theo báo cáo kết quả thăm dò đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số549/QĐ-UBND ngày 28/3/2014, trữ lượng đá làm vật liệu xây dựng thông thường tạikhu vực Ba Ngào, xã Đakrông, huyện Đakrông (với diện tích thăm dò 50ha) là:23.501.120m3, trong đó, cấp 121: 11.722.655m3, cấp 122: 11.788.456m3

Tuy nhiên, để phù hợp với năng lực của Công ty và tình hình thực tế, Công ty lựa chọn diện tích đề nghị cấp phép khai thác là 3,0 ha với trữ lượng địa chất như sau:

STT hiệuSố

khối

Tuyến khống chế

Khoảng cách giữa 2

Diện tích mặt cắt (m 2 )

Thể tích khối (m 3 )

Hệ số thu

Trữ lượng 121 (m 3 )

Trữ lượng 122 (m 3 )

Ghi chú

Trang 15

Trữ lượng huy động vào khai thác được tính theo phương pháp mặt cắtngang của các đường đồng mức

Công thức tính:

Q = V.k

Trong đó: Q: Trữ lượng đá xây dựng (m3)

V: Thể tích đá của khối tính trữ lượng (m3)

k: Hệ số thu hồi, đối với cấp 121: k= 0, 7, cấp 122: k = 0.5;

+ Thể tích (V) của khối trữ lượng xác định theo công thức:

- Trường hợp diện tích giữa 2 mặt cắt chênh nhau không quá 40%:

L

2

S S

L: Khoảng cách giữa hai đường đồng mức h =10m

- Trường hợp 2 mặt cắt chênh nhau quá 40% [(S1-S2)/S1>40%] thì áp dụngcông thức:

L

3

S S S S

Trang 16

Cấp trữ

lượng

Đường đồng mức

Diện tích (m 2 )

Khoảng cách (m)

Thể tích (m 3 )

Hệ số thu hồi

Khối lượng (m 3 )

Trang 17

CHƯƠNG 4.

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, CÔNG SUẤT VÀ TUỔI THỌ DỰ ÁN

4.1 Chế độ làm việc của mỏ

Chế độ làm việc của mỏ được xác định dựa trên số ngày làm việc của tháng

và số tháng làm việc trong năm

Căn cứ vào đặc điểm khí hậu khu vực khai thác nên chỉ khai thác vào mùakhô là chủ yếu, mùa mưa không khai thác được

- Số ngày làm việc trong năm : 250 ngày

- Số tháng làm việc trong năm : 10 tháng

- Số ngày làm việc trong tháng: 25 ngày

- Số ca làm việc trong ngày: 1 ca

- Số giờ làm việc trong ca: 8 giờ

4.2 Công suất và tuổi thọ dự án

- Công suất mỏ: Công suất mỏ được tính toán và lựa chọn là 60.000 m3 đá/năm (tương đương 108.000 m3 đá sau nổ mìn/năm)

Tkt : Thời gian khai thác mỏ

Tkt = A m

Q

= 683.197/60.000 = 11,4 năm = 136,8 thángVậy tuổi thọ của mỏ là:

T = Txdcb +Tkt = 7 + 136,8 = 143,8 tháng ≈ 12 năm

CHƯƠNG 5

MỞ VĨA VÀ TRÌNH TỰ KHAI THÁC

Trang 18

5.1 Mở vỉa

Mở vỉa khai thác là công việc đầu tiên ở mỏ nhằm mục đích tạo nên cácđường giao thông trên các tầng nối với mặt bằng công nghiệp Hệ thống mở vỉaphụ thuộc điều kiện địa hình, địa chất, thiết bị sử dụng và vị trí mặt bằng côngnghiệp, khu phụ trợ Ngoài ra, nó còn liên quan chặt chẽ đến hệ thống khaithác theo điều kiện kỹ thuật công nghệ và hiệu quả kinh tế, hạ giá thành sảnphẩm và bảo đảm an toàn vệ sinh lao động Khi tiến hành khai thác mỏ, yêu cầucông tác mở vỉa :

- Đảm bảo công suất máy tối đa; phát huy tối đa mạng kỹ thuật hiện có(hệ thống đường giao thông, đường điện )

- Tài nguyên khai thác đảm bảo chắc chắn, giảm thiểu sự rủi ro cho doanh nghiệp

- Thuận lợi cho công tác khai thác, vận tải,

- Đảm bảo tổn thất nhỏ,

- Giảm thiểu sự ảnh hưởng đến môi trường

- Khối lượng xây dựng cơ bản nhỏ

- Nhanh đưa mỏ vào sản xuất

- Phù hợp với hệ thống khai thác lựa chọn nhằm đạt hiệu quả kinh tế caonhất

5.1.2 Đặc điểm của khu khai thác

Khu vực mỏ nằm ở phía bắc Quốc lộ 9 (km 45), là một phần nhỏ của khối

đá gabro-diorit thuộc xã Đakrông - Hướng Hiệp, huyện Đakrông Diện tích mỏ

là đỉnh núi có độ cao từ 200 - 440m kéo dài theo phương á kinh tuyến, sườn núikhá dốc, nhiều nơi tạo thành các vách dốc 50 - 55o, độ cao chênh lệch từ 100 -240m Trên bề mặt địa hình đá gốc lộ khoảng 70 - 80%, thảm thực vật thưa thớt,phía nam và phía đông nam khu thăm dò tiếp giáp với khe Ba Ngào, chảy vềsông Đakrông, bề mặt địa hình đá gabro-diorit phong hoá thành sét màu đỏ nâuvới địa hình dạng đồi đất, một số nơi dân trồng các loại cây tràm hoa vàng, bạchđàn Khe Ba Ngào chảy bao quanh khu mỏ ở phía tây nam và đổ về sôngĐakRông, ở phía đông nam diện tích mỏ Ngoài ra còn có các hẻm cạn là nơi tụnước vào những ngày trời mưa

Căn cứ đặc điểm địa hính khu mỏ như trên để lựa chọn điều kiện kỹ thuậtkhai thác là hệ thống khai thác hỗn hợp cắt tầng vừa, theo hướng vào trung tâm,khấu theo lớp xiên, từ trên xuống, từ ngoài vào trong Khai thác hết phần caocủa khối núi, diện công tác được mở rộng, có thể đưa các thiết bị thi công sangạt và nhận tải dưới chân núi Trong quá trính khai thác vừa tiến hành khai thác

hạ thấp sườn mỏ tạo mặt bằng trên mỏ, đồng thời khai thác dưới chân hiện

Trang 19

trường từ ngoài vào trong Biện pháp khai thác tập trung cắt hạ thấp sườn mỏđảm bảo an toàn Khi phần sườn mỏ tạo được mặt tầng tương đối rộng đảm bảocho công tác bốc xúc, vận tải, khi đó hệ thống khai thác được tiến hành khai thácthành tầng, mỗi tầng 10m Thiết bị sử dụng: máy khoan BMK 5  105 mm; máycung cấp khí nén trục vít Dùng búa khoan con khoan nổ mìn đá quá cở lần

2, sử dụng máy xúc xúc lên phương tiện đưa về trạm đập nghiền chế biến Vớiphương pháp cắt tầng mở vỉa này phù hợp với điều kiện khu mỏ và điều kiệnkhai thác thực tế công tác bố trí sản xuất

5.1.3 Nội dung công tác mở vỉa

Nội dung cụ thể của công tác mở vỉa mỏ đá Ba Ngào bao gồm cáchạng mục công tác sau:

- Đường vận tải chính: là đường ôtô nối liền Quốc lộ 9 với mỏ

- Đường vận chuyển nội bộ: đường ôtô nối liền các moong khai thác đểvận tải đá vật liệu xây dựng thông thường đến các trạm nghiền

- Hào mở vỉa: được đào đầu tiên nhằm tạo mặt bằng cần thiết để tiến

hành công tác khai thác mỏ

- Hào chuẩn bị: được đào vuông góc với các tầng để tạo mặt bằng công

tác đầu tiên cho thiết bị xúc bốc vận chuyển làm việc

- Bóc tầng phủ: bóc lớp đất phủ trên bề mặt đá trong mỏ làm lộ đá gốc

phục vụ khai thác Một phần khối lượng đất phủ này trong giai đoạn đầu được

sử dụng san lấp mặt bằng công nghiệp, làm đê bao, khu phụ trợ Ngoài ra nó cònđược bán cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng

- Thoát nước mặt chảy tràn: Do khu mỏ cao hơn bề mặt địa hình nên sau

những cơn mưa nước chảy quanh khu vực mỏ và thoái ra khe Ba Ngào

5.1.4 Vị trí và phương pháp mở vỉa

5.1.4.1 Vị trí mở vỉa

Với công suất mỏ dự kiến khai thác là 60.000 m3/năm, đây có thể coi là

mỏ có công suất khai thác trung bình nhỏ Ngoài ra, đây là mỏ khai thác đá làmvật liệu xây dựng thông thường, thiết bị sử dụng thuộc loại chuyên dụng và tiêntiến hiện nay Do vậy công tác mở mỏ cần thiết tạo đủ mặt bằng để khai thác vàđảm bảo công tác vận tải thiết bị cũng như sản phẩm sau khi khai thác

Từ điều kiện địa hình, thế nằm của khoáng sản, công suất mỏ và dự kiến

hệ thống khai thác áp dụng, vị trí mở mỏ được chọn có khối lượng mở mỏ là nhỏnhất, đồng thời tận dụng triệt để các công trình cơ sở hạ tầng gần khu vực khaithác Trên cơ sở đó vị trí mở mỏ được xác định tại điểm gốc số 1 tại cao độ +240m

Trang 20

5.1.4.2 Phương pháp mở vỉa

Phương pháp mở vỉa phù hợp với hệ thống khai thác đã dự kiến áp dụng

và điều kiện khu vực là phương pháp mở mỏ bằng hệ thống hào bán hoàn chỉnhđến hoàn chỉnh

Thực chất của công tác mở vỉa là làm các công việc sau:

- Tạo tuyến đường vận tải quanh khu mỏ đến các khoảnh khai thác vàđường lên các vỉa khai thác và vận tải đá khai thác

- Tạo các tuyến đường lên các sân công tác đang khai thác

- Tạo mặt bằng khai thác đầu tiên

5.1.5 Công tác tạo mặt bằng khai thác đầu tiên

5.1.5.1 Nhiệm vụ

Theo quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên(TCVN 5178 - 2004) quy định về công tác chuẩn bị khai trường, ngoài việc dọnsạch cây cối chướng ngại trên phạm vi mở tầng, tạo đường đi lại cho công nhânthì phải tạo mặt bằng chuẩn bị mở tầng khai thác

+ Buộc dây an toàn cố định theo đường đi phải leo trèo, có độ dốc lớn.Lắp đặt đường dây dẫn khí nén từ vị trí đặt nén khí tới độ cao cần thiết sử dụng

Bước 2:

+ Khoan nổ mìn từ trên mỏm núi theo phương pháp cắt tầng nhỏ Đất đá

bị phá vỡ sau khi nổ mìn tự lăn theo máng xuống chân hiện trường Dùng máyxúc xúc lên ô tô vận tải về trạm chế biến

Do địa hình sườn mỏ nhỏ kéo dài nên trong công tác bạt ngọn có sự phốihợp khoan khai thác tại các moong

5.2 Trình tự khai thác

- Trình tự khai thác được tiến hành từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong,hết lớp này đến lớp khác Thiết bị sử dụng búa khoan hơi ép cầm tay khoan nổmìn tạo thành tuyến công tác có chiều rộng lớn hơn 1,2m, đặt máy khoan BMK5

 = 105mm và di chuyển máy khoan trên tuyến công tác Sau khi hình thành cáctuyến công tác tiến hành lập hộ chiếu khoan; sử dụng máy khoan BMK5  =

Trang 21

105mm khoan lổ khoan sâu từ 8 - 12m thành hàng theo một tầng từ phần đỉnhtrước theo trình tự từ trên xuống Khi kết thúc công tác khoan tiến hành lập hộchiếu nổ mìn và nổ mìn cho lăn xuống sân công tác Tại sân công tác đá quá cỡđược gia công khoan nổ mìn lần hai đảm bảo đúng yêu cầu kích thước của hàmđập máy nghiền và bốc lên ô tô vận chuyển về các trạm nghiền chế biến đá dămcác loại.

CHƯƠNG 6

HỆ THỐNG KHAI THÁC, CÔNG NGHỆ KHAI THÁC

6.1 Lựa chọn hệ thống khai thác

- Các thông số cơ bản của khai trường: Biên giới khai thác đá làm vật liệu

xây dựng thông thường tại thôn Ba Ngào, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnhQuảng Trị: xác định dựa trên những nguyên tắc và cơ sở sau đây:

+ Biên giới trên mặt của khai trường có diện tích: 3,0 ha nằm trong ranhgiới diện tích đã được UBND tỉnh cấp phép

+ Kết quả đã thăm dò: Chất lượng đá đảm bảo đạt yêu cầu làm vật liệu xâydựng

+ Đảm bảo khoảng cách an toàn cho sản xuất, sinh hoạt của dân trong vùng

+ Chiều rông mặt tầng công tác min  105: 5m

+ Chiều rông mặt tầng công tác min  42: 2,5m

+ Mạng lưới lỗ khoan  105: 3,8m x 3,8m

+ Mạng lưới lỗ khoan  42: 1,5m x 1,5m

+ Chỉ tiêu thuốc nổ: 0,48kg/m3

+ Chiều rộng khai trường: 200m

+ Bán kính an toàn nổ mìn:

* Bán kính an toàn đối với người: 500m

* Bán kính an toàn đối với thiết bị: 200m

Trang 22

+ Chiều cao chân tầng khi kết thúc khai thác: bằng chiều cao địa hình cos220.

+ Góc dốc tầng khi khai thác:

* Góc nghiêng sườn tầng khai thác: 600

* Góc dốc tầng phủ: 300

+ Góc dốc sườn tầng khi kết thúc khai thác: 700

+ Góc dốc bờ mỏ: Chủ yếu phụ thuộc vào phương pháp khai thác đảm bảosao cho các tầng trên bờ đủ chiều rộng để thiết bị khai thác hoạt động được dểdàng và thoát nước Đối với mỏ đá Ba Ngào góc dốc bờ công tác được lựa chọn

là 120

6.2 Lựa chọn công nghệ khai thác

Mỏ đá làm vật liệu xây dựng thôn Ba Ngào, xã Đakrông, huyện Đakrông

có điều kiện địa chất công trình ít phức tạp, đối tượng khai thác là đá cứng, tínhchất cơ lý khá đồng nhất Khối lượng riêng trung bình 2,72g/cm3, cường độkháng nén trung bình 922,6KG/cm2, độ mài mòn (LA) trung bình 27,97%, độnén đập trong xilanh 15,92%, chứng tỏ đá có độ bền vững khá tốt

Từ điều kiện địa chất thì khoan nổ mìn là khâu công nghệ đầu tiên trongdây chuyền khai thác đá Nó ảnh hưởng trực tiếp tới các khâu công nghệ kế tiếp

và tới giá thành sản phẩm cuối cùng Thông thường chi phí cho công tác khoan

nổ mìn chiếm từ (22 - 25)% giá thành sản phẩm Trong đó chi phí cho khâukhoan từ (12 - 15)% Hiệu quả của công tác khoan nổ mìn phụ thuộc vào nhiềuyếu tố như tính chất cơ lý của đất đá, điều kiện địa chất thủy văn, địa hình

Tại mỏ đá Ba Ngào, để phá vỡ đá từ nguyên khối sử dụng nổ mìn lỗkhoan lớn Xử lý đá quá cỡ sử dụng bằng nổ mìn Sử dụng phương pháp nổ mìnđiện

6.2 Xác định các yêu cầu cho công tác khoan nổ

Công tác chuẩn bị đất đá bằng phương pháp khoan nổ mìn được áp dụngrộng rãi ở trên các mỏ khai thác đá lộ thiên để phá vỡ đất đá cứng chắc và cứngvừa Trên thực tế đây là phương pháp duy nhất để chuẩn bị cho đất đá cứngcông tác nổ mìn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đất đá nổ mìn được phá vỡ theo kích thước yêu cầu của thiết bị xúcbốc, vận tải nghiền đập và sàng tuyển Cỡ đá nổ mìn đồng đều phải ít đá quá vụnhoặc đá quá cỡ phát sinh

- Không có mô chân tầng

- Đảm bảo hình dạng, góc dốc sườn tầng theo yêu cầu, bên cạnh đóphải ít đá văng

Trang 23

- Chấn động do nổ mìn là ít nhất.

- Khối lượng đá phải đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả kinh tế cao

6.3 Công tác khoan

6.3.1 Lựa chọn máy khoan

Công tác khoan nổ ở mỏ lộ thiên chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tốnhư: độ cứng, độ nứt nẻ, điều kiện địa chất thuỷ văn, địa chất công trình

Tính chất cơ lý của đất đá được đặc trưng bởi hệ số kiên cố f và độ nứt

nẻ Thành phần đá của mỏ đá Ba Ngào thuộc loại khó khoan, vì vậy để khắcphục được những lực kháng của đá, ta chọn loại máy khoan BMK5 có đườngkính lỗ khoan là 105mm và YT 23 có đường kính lỗ khoan là 42mm

6.3.2 Chế độ làm việc của máy khoan.

Trong quá trình làm việc, để đảm bảo cho máy khoan đạt năng suất cao

ta cần có những biện pháp sau:

- Do ảnh hưởng của bãi nổ trước, trên mặt tầng có đá nứt nẻ nhiều Vìvậy khu vực này khi khoan cần giảm tốc độ khoan để tạo cho miệng lỗ khoanđược tròn và giúp công tác lấy phôi được tốt

- Khi khoan các lớp bị phân cách, biến chất mạnh có phương gần trùngvới phương khoan, khi đó cần thận trọng giảm lực nén dọc trục Khi qua tầngphân cách ta điều chỉnh để máy khoan làm việc ở chế độ bình thường

- Có biện pháp phối hợp tốt công nhân vận hành máy khoan với ngườiphục vụ khoan để máy hoạt động được nhịp nhàng chính xác và hiệu quả

6.3.3 Năng suất máy khoan

a Đối với máy khoan BMK5 105mm

Năng suất của máy khoan được xác định theo công thức sau:

Qca = V k.T c  , m/caTrong đó: Tc – Thời gian làm việc trong ca, Tc = 8 giờ;

η - Hệ số sử dụng thời gian trong một ca, η = 0,6;

Vk - Tốc độ khoan, m/h;

Vk = K f Q m d n k

.

.

d - Đường kính mũi khoan, d = 0,105 m

Thay số vào ta được:

Trang 24

Vk = 0,79x00,,49105x41

= 4,8 m/hVậy: Qca105 = 4,8 x 8 x 0,6 = 23 m/ca

b Đối với lỗ khoan YT 23  42mm

Qca = V k.T c  , m/ca

Vk = x x 5 , 4m/h

042 , 0 9

41 35 , 0 7 , 0

ca42 = 5,4 x 8 x 0,6 = 26 m/ca

6.3.3 1 Năng suất thực tế của máy khoan

QTT = Qca x Kn, m/cavới Kn - hệ số giảm năng suất phụ thuộc vào độ cứng của đất đá, Kn = 0,5Vậy: QTT105 = 23 x 0,5 = 11,5m/ca

QTT42 = 26 x 0,5 = 13m/ca

6.3.3 2 Năng suất năm của máy khoan:

QN = QTT x n x N, m/nămTrong đó:

n - Số ca làm việc trong ngày, n = 1ca;

N - Số ngày làm việc thực tế của máy khoan trong năm, N =250.Thay số vào ta được:

QN105 = 11,5 x 1 x 250 = 2.875 m/nămQN42 = 13 x 1 x 250 = 3.250 m/năm

6.3.3.3 Số máy khoan làm việc

a Đối với máy khoan  105mm

- Suất phá đá trung bình một mét lỗ khoan, = 8,2 m3/m;

Ad- Sản lượng đá nguyên khối ở trên núi:

a Đối với máy khoan  42mm

Trang 25

- Suất phá đá trung bình một mét lỗ khoan, = 5,8 m3/m;

Ad- Sản lượng đá quá cỡ phải khoan nổ mìn:

6.4 Công tác nổ mìn

6.4.1 Phương pháp khởi nổ và trình tự điều khiển nổ

Lượng thuốc trong lỗ khoan được khởi nổ nhờ máy nổ mìn tụ điện phóngđiện làm khởi nổ kíp điện, khi kích nổ sẽ kích dây nổ để truyền sóng kích nổ đếnlượng thuốc nổ trong lỗ khoan Sơ đồ bố trí lỗ khoan và trình tự điều khiển cóảnh hưởng tới chất lượng nổ về phá vỡ đất đá, mức độ bằng phẳng của mặt bằngcông tác và hình dạng của đống đá nổ mìn

Có 3 hình thức điều khiển:

* Phương pháp nổ tức thời: trong cùng một đợt nổ tất cả các lỗ mìn được

nổ đồng thời, không có khoảng co dãn về thời gian Với phương pháp nổ này,tác dụng chủ yếu của hàng lỗ mìn ngoài cùng hướng ra ngoài phía sườn tầng,còn trong hướng lên trên Do đó chất lượng tạo ra mặt tầng không tốt và chấtlượng đá tơi vụn sau khi nổ mìn của các hàng không cao

* Phương pháp nổ chậm: là phương pháp nổ có giãn cách về thời gian nổgiữa các lỗ mìn hoặc hàng mìn trong cùng một đợt nổ lớn hơn 250 ms Vớiphương pháp này, tuy chất lượng đá sau khi nổ mìn và mặt tầng tốt nhưng hìnhdạng đống đá sau khi nổ mìn không tập trung

* Phương pháp nổ mìn vi sai: Là nổ thứ tự từng lượng thuốc hoặc từngnhóm lượng thuốc với khoảng thời gian giãn cách bằng phần ngàn giây (người

ta còn gọi là phương pháp nổ mìn miligiây)

Nổ mìn vi sai nhiều hàng mìn nâng cao được hiệu quả của công tác nổmìn, chất lượng đống đá tơi vụn sau khi nổ cũng như hình dạng của đống đá nổmìn Phương pháp này lợi dụng ứng lực còn lại của phát nổ lần trước để tănghiệu quả cho phát nổ sau Mặt khác phương pháp nổ mìn vi sai nhiều hàng còncho phép giảm bớt được số lượng các phát nổ, nâng cao hiệu quả và năng suấtlàm việc của thiết bị khoan và xúc bốc

Trang 26

Để nâng cao hiệu quả của công tác nổ mìn, giảm khối lượng đá quá cỡ,tăng chất lượng của đống đá tơi vụn sau khi nổ mìn và chất lượng của mặt tầngcông tác, ta sử dụng phương pháp điều khiển nổ cho mỏ đá Ba Ngào là phươngpháp nổ mìn vi sai qua lổ.

6.4.2 Các thông số khoan nổ mìn

6.4.2.1 Chiều sâu lỗ khoan (L k )

a Đối với lỗ khoan 105mm:

Chiều sâu lỗ khoan (Lk):

Lk = H + Lkt, (m)Trong đó : H : chiều cao tầng, H = 10m Lkt : chiều sâu khoan thêm, Lkt = 0,1, H = 1mThay số ta có Lk105 = 11m

b Đối với lỗ khoan 42mm

Chiều sâu khoan trung bình: H = 1,5mThay số vào ta có Lk42 = 1,65m

6.4.2.2 Đường kháng chân tầng (W)

W = (30 ÷ 40)dk (m)Trong đó : dk : đường kính lỗ khoan

Vì đất đá ở mỏ có độ cứng trên trung bình nên ta lấy W = 36dk Như vậy,

+ Đối với lỗ khoan đường kính 105mm, W105 = 36 x 105 = 3,8m + Đối với lỗ khoan đường kính 42mm, W42 = 36 x 42 = 1,5m

6.4.2.3 Khoảng cách giữa các lỗ khoan (a)

a = m W (m)Trong đó : m : hệ số làm gần lỗ khoan, m = 1 (đất đá khó nổ trungbình)

W : đường kháng chân tầng

Thay số vào ta có

+ a105 = 3,8m+ a42 = 1,5m

6.4.2.4 Khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan (b)

Nổ mạng ô vuông nên

b = a Trong đó : a là khoảng cách giữa các lỗ khoanThay vào ta có:

+ b105 = a105 = 3,8m+ b42 = a42 = 1,5m

6.4.2.5 Lượng thuốc nổ trong một lỗ khoan ( Q)

Trang 27

6.4.2.8 Sơ đồ mạng lưới khoan và nạp mìn

Mạng lưới khoan Kết cấu lổ khoan và nạp mìn

a

L bua=1/3  2/3H

Trong đó : q là chỉ tiêu thuốc nổ,

Aq là sản lượng đá cần khoan hằng năm

6.4.2.9.1 Chuẩn bị mở moong khai thác, làm đường lên núi và bạt ngọn núi.

)2/5.KTN , Kg/m3 Trong đó:

Trang 28

QTN = 890 Cal/kg - Nhiệt lượng nổ của thuốc AD1

)2/5.KTN , Kg/m3 Trong đó:

QTC = 1.000 Cal/kg - Nhiệt lượng nổ của thuốc chuẩn

QTN = 890 Cal/kg - Nhiệt lượng nổ của thuốc AD1

.Thay số vào ta có:

- Qt = 0,48 x 60 000 = 28.800 (kg)

Trang 29

- Kíp điện : 28.800 x 1,8 = 51.840 cái

- Dây nổ: 28.800 x 0,6 = 17.280 m

- Dây điện trục: 19.000 mét

Bảng tổng hợp các thông số nổ mìn khai thác (lỗ khoan  105mm)

3 Khoảng cách giữa các lỗ khoan (a) 3,8 m

4 Khoảng cách giữa các hàng khoan (b) 3,8 m

5 Lượng thuốc nổ trong một lỗ khoan (Q) 64,98 kg

6 Chiều dài lượng thuốc trong lỗ khoan (Lt ) 6,6 m

8 Khối lượng thuốc trong một năm (Qt) 28.800 kg

6.4.2.9.3 Phá đá quá cở lần 2:

Khối lượng đá quá cở sau khi nổ mìn trên núi xuống thường chiếm một tỷ

lệ từ 8 - 10% Những cục đá này cần phải khoan nổ mìn lần 2 bằng lổ khoan con

 42mm, khoan sâu khoảng 2/3 chiều dày cục đá, và phá vở bằng phương pháp

nổ mìn Khối lượng đá quá cở cần khoan nổ mìn trong năm: 6.000m3

Thay vào ta có:

- Qtcb = 0,38 x 6.000 = 2.280 kg

- Kíp điện: 2.280 x 2,3 = 5.244 cái

- Dây điện truc = 2.000 mét

Bảng tổng hợp các thông số nổ mìn phá đá quá cở (lỗ khoan  42mm)

3 Khoảng cách giữa các lỗ khoan (a) 1,5 m

4 Khoảng cách giữa các hàng khoan (b) 1,5 m

5 Lượng thuốc nổ trong một lỗ khoan (Q) 2,0 kg

6 Chiều dài lượng thuốc trong lỗ khoan (Lt ) 0,99 m

8 Khối lượng thuốc trong một năm (Qt) 2.280 kg

6.4.3 Chọn vật liệu nổ và phương tiện nổ

6.4.3.1 Chọn vật liệu nổ

Trang 30

- Thuốc công nghiệp: Thuốc nổ công nghiệp có nhiều loại, nhưng để phùhợp với đất đá có f = 9 cho mỏ đá Ba Ngào, lựa chọn thuốc nổ loại AD1, Anfô,nhủ tương do các nhà máy quốc phòng Việt Nam sản xuất.

+ Kíp vi sai: Là thời gian giãn cách tính theo công thức t = k.W; ms

Trong đó: k = 0,3 : Hệ số phụ thuộc vào độ cứng đất đá

W = 3,8- Đường kháng chân tầng

Thay số tính toán:

t = 1,14 ms ta chọn kíp thời gian nổ chậm 2,55 ms

- Phương tiện điều khiển nổ:

+ Nguồn điện xoay chiều hoặc 1 chiều, máy nổ mìn, kíp số 8

+ Mồi lửa dùng nổ mồi kíp số 8

Sau khi kíp nổ số 8 nổ thì truyền sóng nổ tới hệ thống lỗ khoan đã nạpthuốc mìn bằng 2 cách:

Cách 1: Qua dây nổ với tốc độ truyền sóng nổ v = 4 000m/s

Cách 2: Qua kíp vi sai với thời gian dãn cách là: 25 ms

Sau đó truyền sóng nổ với hệ thống lỗ khoan đã nạp thuốc mìn bằng dây

nổ

6.4.4 Tính toán khối lượng vật liệu nổ sử dụng trong năm

Vật liệu nổ sử dụng Thuốc

nổ (kg)

Kíp điện (cái)

Dây nổ (m)

Dây điện trục (m)

1 Chuẩn bị moong, làm đường lên núi 1.900 4.370 0 1.600

6.5 Xác định các khoảng cách an toàn khi nổ mìn.

6.5.1 Khoảng cách an toàn do đá văng

Ngày đăng: 12/09/2018, 10:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w