Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật (Trang 43)

THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NHẬT

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật trong giai đoạn (2011 – 2013) đang ở mức tương đối cao và có sự biến động không đồng đều qua các năm. Điều đó trở thành áp lực cho Công ty để quản lý và sử dụng có hiệu quả nhất vốn lưu động. Để tìm hiểu rõ hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty cần phân tích các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.7. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch tuyệt đối 2012 – 2011 2013 - 2012 Vòng quay toàn bộ VLĐ Vòng 1,09 0,74 0,53 (0,35) (0,21) Suất hao phí VLĐ trong kỳ VNĐ 0,92 1,34 1,89 0,42 0,55 Kỳ luân chuyển VLĐ Ngày 334,83 490,92 690,96 156,09 200,04 Tỷ suất sinh lời

VLĐ VNĐ 0,24 0,17 0,04 (0,07) (0,13)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của Công ty JSC giai đoạn 2011 – 2013)

Vòng quay toàn bộ VLĐ: Chỉ số này trong ba năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt

là 1,09 vòng, 0,74 vòng và 0,53 vòng. Trong năm 2011 chỉ số này có ý nghĩa là vốn lưu động quay được 1,09 vòng trong một năm, tức một đồng vốn lưu động bỏ ra thì tạo ra được 1,09 đồng doanh thu thuần. Năm 2012, một đồng vốn lưu động được đưa vào kinh doanh tạo ra được 0,74 đồng doanh thu thuần. Sự giảm xuống của vòng quay toàn bộ vốn lưu động này là do năm 2012 Công ty bỏ thêm 469.186.516.549 đồng vốn lưu động vào trong quá trình kinh doanh nhưng chỉ thu lại được 156.358.721.368 đồng doanh thu thuần, có sự chênh lệch giữa vốn lưu động bỏ ra là doanh thu mang lại là do năm 2012 tuy Công ty bán được nhiều hàng hơn so với năm 2011 nhưng lại không có các chính sách chiết khấu tín dụng nên khách hàng chậm trả nợ dẫn tới khoản phải thu khách hàng năm 2012 tăng lên 300.860.716.700 đồng so với năm 2011. Điều này đã làm cho chỉ số vòng quay toàn bộ vốn lưu động của Công ty giảm. Sang năm 2013, chỉ số tiếp tục giảm xuống 0,35 vòng so với năm 2012, tức xuống mốc 0,53 vòng. Nghĩa là một động vốn lưu động bỏ ra chỉ thu được 0,53 đồng doanh thu thuần (giảm 0,35 đồng so với năm 2012). Nguyên nhân chính là do năm 2013 Công ty bỏ thêm 18.770.159.013 đồng vốn lưu động vào trong quá trình kinh doanh, nhưng doanh thu thuần không những tăng mà còn giảm nhẹ so với năm 2012. Chỉ tiêu vòng quay VLĐ Công ty JSC trong năm 2013 là thấp nhất trong ba năm qua cho thấy việc sử dụng VLĐ của Công ty để tạo ra doanh thu thuần là kém hiệu quả đi. Nguyên nhân chủ yếu

của việc sử dụng VLĐ kém hiệu quả đi là do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ cùng ngành về mẫu mã, chất lượng các thiết bị y tế cũng như chi phí của dịch vụ khám và chữa bệnh (khiến doanh thu của Công ty tạo ra trong năm 2013 giảm so với năm 2012).

Suất hao phí VLĐ trong kỳ: Vì vòng quay toàn bộ VLĐ trong ba năm có xu

hướng giảm nên chỉ tiêu này sẽ có xu hướng tăng, cụ thể là năm 2011 là 0,92 đồng và năm 2012 là 1,34 đồng, tăng 0,42 đồng so với năm 2011, con số này tiếp tục tăng vào năm 2013 lên tới 1,89 đồng. Ý nghĩa của các con số này có nghĩa là năm 2011 Công ty muốn thu được một đồng doanh thu thuần thì cần 0,92 đồng vốn lưu động đầu tư và năm 2012 thì phải bỏ ra 1,34 đồng vốn lưu động, cuối cùng là năm 2013 Công ty cần bỏ ra 1,89 đồng vốn lưu động để thu được một đồng doanh thu thuần. Sự tăng lên của các chỉ số này là do Việt Nam đang dần chuyển đổi mô hình thương mại từ đóng cửa sang mở cửa, nên xuất hiện thêm nhiều các đối thủ cạnh tranh cùng ngành từ nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam, dẫn tới việc kinh doanh của các Công ty gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy để thu được một đồng doanh thu thuần Công ty cần bỏ thêm nhiều vốn lưu động hơn so với trước để tăng chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, Công ty cần tìm ra cách đi mới để làm giảm lượng đầu tư vốn lưu động mà vẫn thu được doanh thu thuần cao giúp cho việc sử dụng vốn kinh doanh trở nên hiệu quả hơn.

Kỳ luân chuyển VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để vốn lưu động

quay được một vòng. Vì vậy, nó có mối quan hệ mật thiết với vòng quay vốn lưu động, cụ thể là: Năm 2011 để quay được một vòng VLĐ Công ty mất 334,83 ngày. Năm 2012 để quay được một vốn lưu động Công ty mất 490,92 ngày, năm 2013 Công ty mất 690,96 ngày. Nhìn vào số liệu ta có thể thấy trình độ sử dụng vốn lưu động của Công ty ngày càng giảm, để quay được một vòng vốn lưu động Công ty mất thêm nhiều thời gian hơn so với trước, điều này là do vòng quay vốn lưu động giảm dần qua ba năm khiến chỉ tiêu kỳ luân chuyển tăng lên. Chính vì vậy, trong năm 2015 Công ty cần quản lý chặt chẽ hơn nữa các khoản mục phải thu khách hàng. Đặc biệt, Công ty cần áp dụng các chính sách chiết khấu tín dụng với các khách hàng trả tiền sớm để Công ty có thể thu hồi vốn nhanh hơn.

Tỷ suất sinh lời VLĐ: Vào năm 2011 cứ một đồng VLĐ được đưa vào sản xuất

kinh doanh thì tạo ra 0,24 đồng lợi nhuận sau thuế. Vào năm 2012, một đồng VLĐ được Công ty sử dụng mang lại 0,17 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,07 đồng so với năm 2011. Điều này cho thấy Công ty sử dụng VLĐ để tạo ra lợi nhuận trong năm 2012 là kém hơn so với năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm xuống này là do tuy lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm 2012 tăng thêm 35.270.252.262 đồng so với năm 2011. Nhưng khi đó lượng VLĐ mà Công ty đưa vào đầu tư lại tăng thêm

45

469.186.516.549 đồng so với năm 2011 để mua nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình kinh doanh, gia tăng lượng vốn lưu cũng là do Công ty nới lỏng chính sách tín dụng thương mại khiến lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng nhiều hơn so với năm 2011. Năm 2013, tỷ suất sinh lời VLĐ chỉ còn 0,04 đồng giảm 0,13 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân của sự suy giảm này đến từ hai lý do. Lý do đầu tiên là sự sụt giảm 130.332.998.563 đồng (tương ứng giảm 76,63%) của lợi nhuận ròng trong năm 2013 so với năm 2012. Lý do thứ hai là việc Công ty tiếp tục đầu tư thêm 18.770.159.013 đồng VLĐ (tăng 1,83% so với năm 2012) do sự tăng lên của HTK không bán được trong năm 2013. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời VLĐ giảm dần qua ba năm cho thấy khả năng quản lý VLĐ của Công ty đang dần đi xuống. Nguyên nhân là do sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài khiến việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn, và việc Công ty ngày càng nới lỏng chính sách tín dụng thương mại cũng khiến hiệu quả sử dụng VLĐ giảm đi. Nới lỏng tín dụng thương mại tuy giúp Công ty tăng doanh thu, mở rộng các mối quan hệ hợp tác kinh doanh bền chặt… nhưng cũng khiến Công ty phải đối mặt với các rủi ro như thu hồi vốn chậm hay mất không vốn do khách hàng không còn khả năng thanh toán.

Bảng 2.8. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các khoản phải thu, HTK và các khoản nợ phải trả Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch tuyệt đối 2012/20 11 2013/2 012 Vòng quay các khoản phải thu Vòng 1,39 1,02 0,98 (0,37) (0,05)

Thời gian quay vòng

các khoản phải thu Ngày 262 357,37 374,31 95,37 16,93 Vòng quay HTK Vòng 4,8 1,99 0,93 (2,81) (1,06) Thời gian quay vòng

HTK Ngày 76 183,43 391,51 107,43 208,09

Vòng quay các khoản

nợ phải trả Vòng 1,05 1 1,07 (0,05) 0,07

Thời gian quay vòng

các khoản nợ phải trả Ngày 348,23 364,94 339,66 16,71 (25,28) Thời gian quay vòng

tiền Ngày (10,24) 175,86 426,16 186,10 250,3

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của JSC giai đoạn 2011 - 2013)

Vòng quay các khoản phải thu: Nhìn chung vòng quay các khoản phải thu của

Công ty đang giảm dần qua mỗi năm. Cụ thể, năm 2011, vòng quay khoản phải thu là 1,39 vòng. Sang năm 2012, chỉ tiêu này là 1,02 vòng, giảm 0,37 vòng so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012, khoản phải thu tăng 311.278.123.681 đồng so với năm 2011 (tương ứng tăng 71,63%) do Công ty thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng thương mại nhằm tìm kiếm thêm các khách hàng mới và tăng khả năng cạnh tranh trong ngành. Trong khi đó tuy doanh thu thuần vào năm 2012 nhiều hơn 156.358.721.368 đồng so với năm 2011 nhưng con số tương đối chỉ tăng 25,83% nhỏ hơn so với độ tăng tương đối của khoản phải thu nên vòng quay khoản phải thu khách hàng trong năm 2012 nhỏ hơn năm 2011. Sang năm 2013, chỉ tiêu này tiếp tục giảm 0,05 vòng so với năm 2011, xuống còn 0,98 vòng. Do doanh thu thuần của năm 2013 giảm 27,65% so với năm 2012 do Công ty tập chung vào đầu tư cho Công ty con Kyoto Medical Science nên đã không chú trọng vào việc kinh doanh bán sản phẩm dẫn tới doanh thu thuần giảm, mặc dù việc bán hàng chậm cũng ảnh hưởng đến các khoản phải thu khách hàng làm khoản phải thu giảm 180.649.777.925 đồng so với năm 2012, tương đương giảm 24,22% so với năm 2012, nhưng nhỏ hơn độ giảm của doanh thu thuần. Do đó, số vòng quay các khoản phải thu của Công ty giảm dần qua các năm.

Thời gian quay vòng các khoản phải thu: Ngược lại với chỉ tiêu vòng quay

khoản phải thu càng cao càng tốt thì chỉ tiêu thời gian quay vòng các khoản phải thu càng thấp lại càng tốt. Năm 2011, thời gian quay vòng các khoản phải thu là 262 ngày. Năm 2012, kể từ khi Công ty nới lỏng tín dụng tài chính thì thời gian quay vòng các khoản phải thu lại tăng lên là 357,37 ngày, tăng 95,37 ngày so với năm 2011. Năm 2013, thời gian quay vòng các khoản phải thu của Công ty là lớn nhất trong ba năm và lên tới 374,31 ngày. Thời gian quay vòng các khoản phải thu trong các năm qua đang tăng lên có thể được giải thích như sau: Do Công ty không quản lý tốt các khoản phải thu, làm Công ty bị chiếm dụng vốn, mặt khác Công ty không quản lý tốt việc kinh doanh bán hàng dẫn tới HTK bị ứ đọng trong kho tăng. Tất cả các lý do trên đã làm thời gian quay vòng các khoản phải thu của Công ty tăng.

Vòng quay HTK và thời gian quay vòng HTK: Trong năm 2011, hàng tồn kho

bình quân quay được 4,8 vòng, trung bình mỗi vòng quay hết 76 ngày. Năm 2011, vòng quay hàng tồn kho quay được nhiều là do giá vốn hàng bán có giá trị 370.349.467.468 đồng, cao hơn gấp 4 lần so với 77.110.792.345 đồng hàng tồn kho. Khiến chỉ số này cao làm thời gian luân chuyển hàng tồn kho trung bình ngắn. Điều này cho thấy tình hình bán hàng của Công ty khá nhanh. Sang năm 2012, vòng quay hàng tồn kho là 1,99 vòng và bình quân mất tới 183,43 ngày để hoàn thành một vòng quay HTK, tăng tới 107,43 ngày so với năm 2011. Đi vào sâu để tìm hiểu ta thấy có được điều này là do năm 2012 Công ty nhập thêm nhiều thiết bị y tế về Công ty khiến

47

giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 91.410.422.945 đồng, tương đương tăng 24,68% so với năm 2011 nhưng đến cuối năm HTK còn lại trong kho của Công ty lại tăng thêm 154.942.040.740 đồng so với năm 2011 (tương ứng tăng 200,93%). Chính nguyên nhân trên đã dẫn tới việc vòng quay HTK năm 2012 giảm so với năm 2011 và thời gian quay vòng HTK cũng từ đó tăng. Đến năm 2013, hệ số vòng quay hàng tồn kho giảm tiếp 1,06 vòng so với năm 2012 xuống còn 0,93 vòng, kéo theo thời gian quay vòng HTK tăng lên 208,09 ngày, thành 391,51 ngày. Điều này là do hai nguyên nhân, một là vì giá trị của hàng tồn kho trong năm 2013 cao hơn 184.728.860.148 đồng so với năm 2012, hai là khoản chi phí cho giá vốn hàng bán trong năm 2013 lại giảm xuống 73.202.924.080 đồng so với năm 2012, vì năm 2013 Công ty muốn tập trung tiền để mở thêm Công ty con nên giảm giá vốn hàng bán trong kỳ. Từ những đánh giá ở trên cho thấy, công tác quản lý hàng tồn kho ở Công ty JSC đang gặp một vấn đề cần xử lý: Lượng hàng tồn kho dự trữ trong Công ty ngày càng cao sẽ làm chi phí lưu kho, chi phí bảo quản tăng cao, ngoài ra HTK tăng cao còn khiến Công ty giảm khả năng thanh toán tức thời, gây mất uy tín của Công ty đối với các đối tác.

Vòng quay các khoản phải nợ phải trả và thời gian quay vòng các khoản nợ phải trả: Nhìn vào bảng 2.8 ta có thể thấy vòng quay các khoản nợ phải trả của Công

ty có sự biến động không bình thường, cụ thể là năm 2011 vòng quay các khoản nợ phải trả của Công ty là 1,05 vòng và Công ty mất 348,23 ngày để quay một vòng nợ phải trả, năm 2012 vòng quay các khoản nợ phải trả là 1 vòng và mất 364,94 ngày để quay một vòng các khoản nợ phải trả. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán năm 2012 có tăng lên so với năm 2011 nhưng lại nhỏ hơn so với mức tăng lên của nợ phải trả trong năm 2013. Đến năm 2013 vòng quay các khoản nợ phải trả tăng lên 1,07 vòng dẫn tới thời gian quay vòng các khoản nợ phải trả cũng giảm xuống còn 339,66 ngày. Điều này là do giá vốn hàng bán năm 2013 giảm xuống so với năm 2012 và cao hơn so với mức giảm của nợ phải trả vào năm 2013. Từ những phân tích trên ta có thể thấy trong ba năm 2011, 2012 và 2013 Công ty chưa có biện pháp nhất quán trong vấn đề trả nợ khiến vòng quay các khoản nợ phải trả tăng giảm bất bình thường, điều này có thể sẽ làm các đối tác đánh giá không tốt về khả năng quản lý nợ của Công ty dẫn tới khả năng hủy giao thương giữa hai bên. Chính vì vậy Công ty cần nhanh chóng hoàn thiện chính sách trả nợ trong năm tới và đưa ra phương hướng cho những năm tiếp theo.

Thời gian quay vòng tiền: Nhìn vào bảng 2.8 ta có thể thấy thời gian quay vòng

tiền của Công ty ngày càng tăng. Năm 2011 thời gian quay vòng tiền là (10,24) ngày, năm 2012 thời gian quay vòng tiền là 175,86 ngày, tăng 186,1 ngày so với năm 2011. Điều này là do năm 2012 Công ty quản lý không tốt thời gian quay vòng các khoản phải thu và đặc biệt là thời gian quay vòng HTK (tăng thêm 107,43 ngày so với năm

2011) khiến thời gian quay vòng tiền tăng. Con số này tiếp tục tăng mạnh vào năm 2013 lên tới 426,16 ngày, tăng 250,3 ngày so với năm 2012. Nguyên nhân chính là so năm 2013, tuy Công ty đã rút ngắn được thời gian quay vòng các khoản phải trả nhưng lại làm tăng thời gian quay vòng HTK từ 183,43 ngày năm 2012 lên thành 391,51 ngày năm 2013 vì năm 2013 Công ty không bán được hàng nên HTK ứ đọng lại trong kho nhiều làm thời gian quay vòng hàng tồn kho mất nhiều thời gian hơn so với trước, điều đó đã dẫn tới thời gian quay vòng tiền tăng từ 175,86 ngày năm 2012 lên tới 426,16 ngày năm 2013. Thông qua chỉ tiêu này ta có thể thấy việc quản lý hiệu quả sự dụng vốn lưu động của Công ty kém đi trong ba năm 2011, 2012 và 2013.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)