Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn (2011-2013)

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật (Trang 29)

THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NHẬT

2.2.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn (2011-2013)

tế Việt Nhật giai đoạn (2011 – 2013)

Nhờ chính sách quản lý hiệu quả và chiến lược kinh doanh tốt nên Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật luôn luôn đạt được bước tăng trưởng không ngừng. Sự tăng trưởng về lợi nhuận theo từng năm đã thể hiện quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng có chiều hướng mở rộng. Dưới đây sẽ là quá trình phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 3 năm 2011, 2012, 2013.

2.2.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn (2011-2013) (2011-2013)

Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cung cấp những thông tin tổng quát giúp cho việc phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Trên cơ sở đó, giúp cho việc kiểm tra, giảm sát tình hình sử dụng vốn kinh doanh và khả năng huy động các nguồn vốn kinh doanh vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá tình hình chấp hành và thực hiện các chính sách kinh tế tài chính của doanh nghiệp, dưới đây là báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ba năm (2011 – 2013) và những phân tích cụ thể.

Bảng 2.1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật từ năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: VNĐ

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 – 2012 Chênh lệch 2012 – 2013

2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị %

(A) (1) (2) (3) (4) = (2) – (1) (4)/(1) (5) = (3) – (2) (5)/(2)

Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ 605.380.968.275 761.739.689.643 551.120.749.571 156.358.721.368 25,83 (210.618.940.072) (27,65)

Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 0 0

Doanh thu thuần 605.380.968.275 761.739.689.643 551.120.749.571 156.358.721.368 25,83 (210.618.940.072) (27,65)

Giá vốn hàng bán 370.349.467.468 461.759.890.413 388.556.966.333 91.410.422.945 24,68 (73.202.924.080) (15,85)

Lợi nhuận gộp 235.031.500.807 299.979.799.230 162.563.783.238 64.948.298.423 27,63 (137.416.015.992) (45,81)

Doanh thu hoạt động tài chính 1.399.692.981 863.420.208 2.412.802.398 (536.272.773) (38,31) 1.549.382.190 179,45

Chi phí tài chính 34.775.651.486 41.845.585.971 50.306.196.198 7.069.934.485 20,33 8.460.610.227 20,22

-Trong đó chi phí lãi vay 22.326.033.508 39.423.338.627 48.364.504.509 17.097.305.119 76,58 8.941.165.882 22,68

Chi phí bán hàng 1.348.967.665 6.155.978.538 3.471.594.205 4.807.010.873 356,35 (2.684.384.333) (43,61)

Chi phí quản lý kinh doanh 26.466.261.167 27.595.181.827 30.992.905.956 1.128.920.660 4,27 3.397.724.129 12,31

Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh 173.840.313.470 225.246.473.102 80.205.889.277 51.406.159.632 29,57 (145.040.583.825) (64,39)

Thu nhập khác 7.890.601.231 2.372.753.783 3.095.780.657 (5.517.847.448) (69,93) 723.026.874 30,47

Chi phí khác 1.964.302.585 741.186.301 24.825.974.024 (1.223.116.284) (62,27) 24.084.787.723 3249,49

Lợi nhuận khác 5.926.298.646 1.631.567.482 -21.730.193.367 (4.294.731.164) (72,47) (23.361.760.849) (1431,86) Tổng lợi nhuận kế toán

trƣớc thuế 179.766.612.116 226.878.040.584 58.475.695.910 47.111.428.468 26,21 (168.402.344.674) (74,23)

Chi phí thuế TNDN 44.960.767.128 56.801.943.334 18.732.597.223 11.841.176.206 26,34 (38.069.346.111) (67,02)

31

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: của Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế

Việt Nhật chủ yếu là từ lĩnh vực bán các thiết bị y tế nhập khẩu và hoạt động liên kết với các bệnh viện. Từ bảng số liệu 2.1 ta có thể thấy được sự tăng giảm cụ thể của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ như sau: Từ năm 2011 đến năm 2012 có sự biến động doanh thu trong công ty từ 605.380.968.275 đồng năm 2011 lên 761.739.689.643 đồng năm 2012, năm 2012 tăng 156.358.721.368 đồng tương đương với tăng 25,83% so với năm 2011, bởi năm 2012 công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh liên kết thiết bị y tế ra các tỉnh thành phố như: Hải Phòng, Thanh Hóa… nhiều hơn so với năm 2011 chỉ tập trung tại địa bàn Hà Nội. Điều này dẫn tới doanh thu của công ty tăng, đặt mốc dấu hiệu thể hiện hướng đi đúng đắn của nhà quản trị, Công ty cần triển khai thêm dự án mở rộng phạm vi liên kết này để nâng mức doanh thu cao hơn nữa. Đến năm 2013, doanh thu của công ty là 551.120.749.571 đồng giảm (210.618.940.072) đồng, tương đương với 27,65% so với năm 2012. Sự sụt giảm này là do năm 2013 trên thị trường xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh trang cùng ngành khiến cho doanh thu thuần từ bán hàng hóa ra bên ngoài của công ty giảm. Vì vậy, Công ty cần đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh cũng như niềm tin vào sản phẩm tới khách hàng thông qua các chiến dịch marketing trong năm tới, không những thế Công ty cần nhanh chóng đưa các các công nghệ tiên tiến hơn vào thị trường để đuổi kịp với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.

Các khoản giảm trừ doanh thu: Trong ba năm liên tiếp từ năm 2011 đến năm 2013, khoản giảm trừ doanh thu của Công ty đều bằng 0 đồng. Điều này chứng tỏ trong ba năm liên tiếp Công ty không áp dụng chính sách chiết khấu thương mại cho khách hàng khi mua với số lượng lớn các thiết bị y tế và không có hàng trả lại do lỗi kỹ thuật, điều chứng tỏ Công ty đã thực hiện tốt khâu kiểm tra hàng hóa trước khi xuất kho bán cho người tiêu dùng.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: của Công ty trong ba năm

2011, năm 2012 và năm 2013 không đổi so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, vì trong ba năm các khoản giảm trừ doanh thu của Công ty đều bằng 0 đồng.

Giá vốn hàng bán: Thông qua bảng 2.1, ta thấy giá vốn hàng bán có quan hệ tỷ

lệ thuận với doanh thu, bởi khi doanh thu tăng do bán được nhiều hàng hóa hơn thì chi phí để mua nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất cũng tăng theo. Trong năm 2011, giá vốn hàng bán là 370.349.467.468 đồng, năm 2012 là 461.759.890.413 đồng tăng 91.410.422.945 đồng (tương ứng tăng 24,68%) so với năm 2011. Còn vào năm 2013, giá vốn hàng bán là 388.556.966.333 đồng giảm 73.202.924.080 đồng (tương ứng giảm 15,85%) so với năm 2012. Nếu so sánh giữa năm 2011 và năm 2013, ta sẽ thấy doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2013 thấp hơn năm 2011 nhưng giá vốn hàng bán của năm 2013 lại cao hơn so với

năm 2011. Điều này là do hàng hóa của Công ty chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài nên sẽ bị ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá và mức tăng giá tự nhiên của sản phẩm dẫn tới giá vốn hàng bán năm 2013 cao hơn so với năm 2011 mặc dù doanh thu năm 2013 thấp hơn so với năm 2011.

Lợi nhuận gộp: của Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật trong ba năm có sự

biến động không đồng đều giống như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, cụ thể là năm 2011 lợi nhuận gộp là 235.031.500.807 đồng, năm 2012 là 299.979.799.230 đồng tăng 64.948.298.423 đồng (tương đương tăng 27,63%) so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013 là 162.563.783.238 đồng giảm 137.416.015.992 đồng (tương đương giảm 45,81%) so với năm 2012. Sự giảm mạnh của lợi nhuận gộp trong năm 2013 này là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 giảm so với năm 2012.

Doanh thu từ hoạt động tài chính: Trong cả ba năm khoản thu này đều chiếm

tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty. Con số này trong 3 năm lần lượt là 1.399.692.981 đồng, 863.420.208 đồng và 2.412.802.398 đồng. Các khoản doanh thu này chủ yếu đến từ việc Công ty nhận được từ lãi tiền gửi. Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2012 giảm so với hai năm 2011 và năm 2013 là do năm 2012 Công ty dồn nhiều tiền mua hàng hóa phục vụ cho việc kinh doanh nên đã giảm lượng tiền gửi ngân hàng, dẫn tới lãi tiền gửi năm 2012 giảm so với hai năm còn lại.

Chi phí tài chính: Tổng chi phí tài chính của công ty là chi phí lãi vay và chi phí

lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và chưa thực hiện. Nhìn chung chi phí tài chính của công ty tăng đều qua mỗi năm, từ 34.775.651.486 đồng năm 2011 lên 41.845.585.971 đồng năm 2012 và tiếp tục tăng đến 50.306.196.198 đồng năm 2013. Trong những năm gần đây, Công ty đã liên tục mở rộng cơ sở, xây thêm các nhà kho và nâng cấp hạ tầng, số vốn được lấy ra để đầu tư phần lớn là vốn chủ sở hữu nhưng do vốn không đủ nên công ty đã lấy một ít từ nguồn vốn đi vay, vì vậy chi phí tài chính của Công ty tăng đều qua mỗi năm. Về chi phí lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và chưa thực hiện giảm dần qua các năm, cụ thể: Năm 2011 là 12.449.617.978 đồng, năm 2012 giảm so với năm 2011 còn lại 2.422.247.344 đồng và tiếp tục giảm vào năm 2013 chỉ còn 1.941.691.689 đồng. Nguyên nhân chính của việc giảm chi phí này là do thị trường chứng khoản đã khởi sắc dần qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013.

Chi phí bán hàng: của Công ty trong ba năm 2011, năm 2012 và năm 2013 tương đối thấp, cụ thể là: Năm 2011 là 1.348.967.665 đồng, năm 2012 là 6.155.978.538 đồng và năm 2013 là 3.471.594.205 đồng. Chi phí bán hàng năm 2012 tăng mạnh so với hai năm còn lại là do năm 2012 Công ty tập trung vào việc bán hàng nhiều hơn so với đầu tư như năm 2013 nên chi phí cho bộ phận bán hàng cũng tăng theo.

33

Chi phí quản lý kinh doanh: Lần lượt từ năm 2011 đến năm 2013 là

26.466.261.167 đồng, 27.595.181.827 đồng và 30.992.905.956 đồng. Nhìn vào bảng 2.1 ta có thể thấy chi phí quản lý kinh doanh của Công ty tăng đều qua mỗi năm, điều này là hợp lý so với việc mở rộng quy mô kinh doanh của Công ty trong ba năm liên tiếp dẫn tới khoản chi phí cho quản lý kinh doanh cũng tăng theo.

Thu nhập khác: Năm 2011 là 7.890.601.231 đồng. Năm 2012 là 2.372.753.783

đồng, giảm 5.517.847.448 đồng (tương đương giảm 69,93%) so với năm 2011. Năm 2013 là 3.095.780.657 đồng, tăng 723.026.874 đồng (tương đương tăng 30,47%) so với năm 2012. Nguyên nhân làm thu nhập khác giảm mạnh vào năm 2012 và năm 2013 là vì năm 2011, Công ty có nhập mua một số TSCĐ mới để thay thế dần cho các TSCĐ cũ, lạc hậu nên số lượng máy móc cũ này được bán thanh lý trong năm 2011 là nhiều nhất trong ba năm. Điều này làm cho tiền thu từ thanh lý TSCĐ tăng dẫn đến thu nhập khác của năm 2011 là cao nhất trong ba năm.

Chi phí khác: Năm 2011 là 1.964.302.585 đồng. Năm 2012 là 741.186.301 đồng, giảm 1.223.116.284 đồng (tương đương giảm 62,27%) so với năm 2011,nguyên nhân của chi phí khác năm 2012 giảm so với 2011 cũng đến từ việc thanh lý các TSCĐ cũ, vì năm 2011 có số lượng máy móc cũ được thanh lý nhiều nên chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũ cũng cao nhất. Nhưng đến năm 2013 lại tăng mạnh lên 24.825.974.024 đồng, tăng 24.084.787.723 đồng (tương đương tăng 3249,49%) so với năm 2012. Việc tăng đột biến này là do năm 2013, Công ty nộp thuế muộn nên bị phạt phí chậm nộp thuế cho Nhà nước làm cho chi phí khác của năm 2013 tăng mạnh so với hai năm còn lại.

Lợi nhuận sau thuế TNDN: Năm 2011 là 134.805.844.988 đồng. Năm 2012 lợi

nhuận sau thế TNND là 170.076.097.250 đồng, tăng 35.270.252.262 đồng (tương đương tăng 26,16%) so với năm 2011. Năm 2013 là 39.743.098.687 đồng, giảm 130.332.998.563 đồng (tương đương giảm 76,63%) so với năm 2012. Sự biến đổi lợi nhuận sau thuế TNND qua ba năm từ năm 2011 đến năm 2013 là phù hợp với tỷ lệ thuận của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong ba năm, nhưng sự giảm mạnh của lợi nhuận sau thuế TNDN so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty lại là điều đánh chú ý. Nguyên nhân của sự sụt giảm này đầu tiên xuất phát từ GVHB quá cao qua ba năm, nhưng cũng phải kể đến các khoản chi phí khác như: chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý kinh doanh và chi phí khác cũng chiếm tỷ trọng rất lớn làm cho lợi nhuận sau thuế TNDN Công ty nhận lại được rất ít so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ban đầu. Đặc biệt là khoản chi phí quản lý kinh doanh của Công ty trong ba năm quá cao và đang có xu hướng tăng đần qua các năm, điều này chứng tỏ Công ty chưa thực hiện tốt chính sách quản lý chi phi của

Công ty khiến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng giảm theo, Công ty cần nhanh chóng đưa ra biện pháp khắc phục cũng như những phương án đổi mới vào năm sau.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)