Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật (Trang 48)

THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NHẬT

2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Trong giai đoạn 2011-2013, tình hình vốn cố định của Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật đang có những biến động nhất định do Công ty đang trong thời kỳ chuyển giao công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Cụ thể:

Bảng 2.9. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch tuyệt đối 2012 - 2011 2013 - 2012 Vòng quay toàn bộ VCĐ Vòng 2,97 2,48 1,09 (0,5) (1,39) Suất hao phí VCĐ trong kỳ VNĐ 1,51 1,81 12,72 0,30 10,91 Kỳ luân chuyển VCĐ Ngày 122,75 147,38 334,72 24,64 187,34 Tỷ suất sinh lời

VCĐ VNĐ

0,66 0,55 0,08 (0,11) (0,47)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của Công ty JSC giai đoạn 2011 – 2013)

Vòng quay toàn bộ VCĐ: Chỉ tiêu này trong ba năm gần đây nhất đang có xu hướng giảm dần, lần lượt trong ba năm 2011, 2012, 2013 là: 2,97 vòng, 2,48 vòng và 1,09 vòng. Năm 2012, vòng quay VCĐ giảm 0,5 vòng so với năm 2011 còn 2,48 vòng. Điều này có nghĩa là một đồng VCĐ bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2012 chỉ tạo ra được 2,48 đồng doanh thu thuần, giảm tới 0,5 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân vòng quay VCĐ giảm là do lượng VCĐ được đầu tư vào năm 2012 tăng 104.002.575.777 đồng so với năm 2011 (tương ứng tăng 51,09%) để mua thêm các TSCĐ mới nhằm mở rộng quy mô kinh doanh và tăng vốn đầu tư vào các Công ty liên kết nhằm hưởng cổ tức hàng năm. Trong khi đó lượng doanh thu thuần của năm 2012 cũng tăng 156.358.721.368 đồng, tương đương tăng 25,83% so với năm 2011 nhưng do mức tăng 51,09% của VCĐ cao hơn mức tăng của doanh thu thuần là 25,83% đã khiến chỉ tiêu vòng quay VCĐ sụt giảm. Năm 2013, một đồng VCĐ mà Công ty đưa

49

vào sản xuất kinh doanh tạo ra 1,09 đồng doanh thu thuần, giảm 1,39 đồng so với năm 2012. Chỉ tiêu này tiếp tục giảm trong năm 2013 là do lượng VCĐ được đầu tư nhiều hơn 197.814.652.345 đồng (tăng 64,31%) so với năm 2012. Khoản vốn này vẫn chủ yếu được đầu tư vào các Công ty liên kết. Trong khi đó doanh thu thuần trong năm 2013 lại sụt giảm 27,65% so với năm 2012 do trong năm 2013 doanh thu từ việc bán các thiết bị y tế bị giảm so với năm 2012. Ta thấy chỉ tiêu vòng quay VCĐ giảm dần qua ba năm (2011 – 2013) vì hàng năm Công ty đều đầu tư thêm vào VCĐ nhưng doanh thu hàng năm thu được lại không tương xứng với mức tăng lên của VCĐ khiến vòng quay của VCĐ giảm qua từng năm. Điều này thể hiện sức sản xuất của vốn cố định đang giảm vì vậy Công ty cần chú trọng hơn vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong những năm tới.

Suất hao phí VCĐ trong kỳ: Qua bảng 2.10, ta thấy chỉ tiêu suất hao phí VCĐ

đang tăng dần qua các năm 2011, 2012 và 2013, con số này lần lượt là 1,51 đồng, 1,81 đồng và 12,72 đồng. Tức là để có được một đồng doanh thu thuần Công ty phải bỏ ra 1,51 đồng VCĐ trong năm 2011 và bỏ ra 1,81 đồng vào năm 2012. Năm 2012, Công ty có nhiều hợp đồng đơn hàng hơn nhưng mức tăng không bằng lượng VCĐ được Công ty đầu tư khiến chỉ tiêu suất hao phí VCĐ tăng lên. Hệ số này tăng lên khá nhanh trong năm 2013 thành 12,72 đồng, tức là để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bỏ ra 12,72 đồng VCĐ, nhiều hơn 10,91 đồng so với năm 2012. Lý do thì có hai nguyên nhân, một là doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 27,65% do có ít đơn đặt hàng hơn năm 2012 bởi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các Công ty cùng ngành và lượng VCĐ được đưa vào đầu tư tiếp tục tăng lên 64,31% so với năm 2012.

Kỳ luân chuyển VCĐ: Vì chỉ tiêu vòng quay toàn bộ VCĐ giảm dần qua ba năm 2011, 2011 và 2013 nên số ngày Công ty cần để quay được một vòng vốn cố định cũng tăng dần, cụ thể là: Năm 2011 là 122,75 ngày, năm 2012 là 147,38 ngày tăng 24,64 ngày so với năm 2011. Và tăng mạnh vào năm 2013 lên tới 334,72 ngày, tăng 187,34 ngày so với năm 2012. Thông qua đây ta thấy vòng quay VCĐ và kỳ luân chuyển VCĐ có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu muốn giảm chỉ tiêu kỳ luân chuyển VCĐ Công ty cần tăng vòng quay VCĐ bằng cách áp dụng chính sách chiết khấu thương mại để lôi kéo khách hàng, làm tăng doanh thu thuần của Công ty.

Tỷ suất sinh lời VCĐ: Qua bảng 2.10, ta thấy chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm qua các năm. Ý nghĩa của con số này trong năm 2011 là một đồng VCĐ được đưa vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra 0,66 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 thì một đồng VCĐ chỉ tạo ra 0,55 đồng lợi nhuận ròng, giảm 0,11 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do lượng VCĐ của năm 2012 tăng 51,09% so với năm 2011 nhưng lợi nhuận ròng chỉ tăng 26,16% so với năm 2011.

Mặc dù VCĐ được đầu tư tăng lên rất cao nhưng Công ty lại chủ yếu góp vốn vào cho các Công ty liên kết. Vào thời điểm này một số Công ty liên kết mà Công ty JSC đã đầu tư vốn vào làm ăn thua lỗ nên không thể tiến hành chia cổ tức, tuy nhiên cũng có Công ty có lợi nhuận sau thuế dương nhưng lại không chia cổ tức mà giữ lại để tái đầu tư cho các năm tiếp theo khiến khoản lợi nhuận ròng sau thuế của Công ty JSC bị mất đi hẳn một khoản doanh thu khá lớn mà họ rót phần lớn vốn kinh doanh vào để đầu tư. Tỷ suất sinh lời VCĐ giảm cho thấy Công ty sử dụng VCĐ để đem đi đầu tư ở năm 2012 kém hiệu quả hơn năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh nghiệm của các nhà quản lý còn chưa nhiều, chưa đưa ra được những phương án đầu tư hợp lý và hiệu quả nhất khi sử dụng phần lớn VCĐ để đầu tư vào một số Công ty liên kết làm ăn thua lỗ khiến đồng vốn mang đi đầu tư không thể sinh lời. Sang năm 2013, việc doanh thu từ bán hàng hóa của Công ty lại giảm 76,63% so với năm 2012, trong khi đó Công ty vẫn tiếp tục đầu tư thêm vào VCĐ khiến VCĐ của Công ty năm 2013 tăng thêm 64,31% so với năm 2012, điều này đã làm cho tỷ suất sinh lời VCĐ tiếp tục giảm 0,47 đồng so với năm 2012 xuống mức 0,08 đồng. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên VCĐ tiếp tục giảm trong năm 2013, đã phản ánh khả năng quản lý VCĐ của Công ty đang dần đi xuống. Công ty cần tìm hiểu thông tin kỹ càng về đối tác liên kết trước khi đầu tư, trách đầu tư vào những hạng mục không thu hồi lại được vốn do không có khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)