Các chỉ tiêu tổng quát đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật (Trang 36)

THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NHẬT

2.3.1.Các chỉ tiêu tổng quát đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Qua việc phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn của JSC giai đoạn 2011 – 2013 ta đi vào đánh giá hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty.

Bảng 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty JSC giai đoạn 2011 - 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012- 2011 2013-2012 Vòng quay toàn bộ VKD Vòng 0,8 0,57 0,36 (0,23) (0,21) Suất hao phí VKD trong kỳ VNĐ 1,25 1,75 2,81 0,5 1,06 Kỳ luân chuyển VKD Ngày 457,57 638,3 1025,68 180,73 387,38

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của JSC giai đoạn 2011 - 2013)

37

Vòng quay toàn bộ VKD: Ta thấy chỉ tiêu này đang giảm dần qua các năm.

Năm 2011 là 0,8 vòng, năm 2012 là 0,57 vòng và năm 2013 chỉ còn 0,36 vòng. Những con số này thể hiện năm 2012, vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ quay được 0,57 vòng hay nói cách khác là một đồng vốn kinh doanh của Công ty bỏ ra chỉ thu được 0,57 đồng doanh thu thuần, giảm 0,23 đồng so với năm 2011. Sự suy giảm của chỉ tiêu này được lý giải là do lượng vốn được đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng cao, trong khi đó doanh thu thuần cũng tăng nhưng lượng tăng chậm hơn so với số vốn bỏ ra. Cụ thể, năm 2012 doanh thu thuần của Công ty tăng

156.358.721.368 đồng so với năm 2011 (tương ứng tăng 25,83%), tuy nhiên lượng vốn

bỏ vào để làm ra khoản tăng cho doanh thu trên lại lên tới 573.189.092.326 đồng (tương đương tăng 75,53%), làm cho hiệu quả sử dụng vốn nói chung giảm, vòng quay vốn kinh doanh giảm. Năm 2013, chỉ tiêu này tiếp tục giảm 0,21 vòng so với năm 2012, xuống còn 0,36 vòng. Nguyên nhân là do trong khi doanh thu thuần giảm 210.618.940.072 đồng (tương đương giảm 27,65%) so với năm 2012 thì tổng nguồn vốn bỏ vào kinh doanh lại tiếp tục tăng 216.584.811.358 đồng (tương đương tăng 16,26%) so với năm 2012 khiến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lại tiếp tục giảm. Từ đó, ta có thể thấy khả năng sử dụng vốn kinh doanh của Công ty đang kém hiệu quả đi qua từng năm, giá trị doanh thu thuần sinh ra chưa tương ứng với lượng vốn kinh doanh mà Công ty bỏ ra đầu tư hàng năm.

Suất hao phí VKD trong kỳ: Chỉ tiêu này thì đang có xu hướng tăng qua các

năm. Điều này là dấu hiệu không tốt cho Công ty bởi để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì số vốn kinh doanh mà Công ty phải bỏ ra qua các năm là tăng. Năm 2011 để thu được một đồng doanh thu thuần Công ty phải bỏ ra 1,25 đồng vốn kinh doanh. Đến năm 2012, số vốn phải bỏ ra này là 1,75 đồng, nhiều hơn 0,5 đồng so với năm 2011.Vào năm 2013, con số này còn tiếp tục tăng thêm 1,06 đồng so với năm 2012 và đạt mốc 2,81 đồng, tức là Công ty phải bỏ ra 2,81 đồng vốn kinh doanh để thu được một đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu suất hao phí VKD trong kỳ càng tăng lên hàng năm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty ngày càng giảm. Nguyên nhân là do Công ty sử dụng vốn kinh doanh đầu tư vào các dự án mang lại hiệu quả không cao.

Kỳ luân chuyển VKD: Nhìn bảng 2.3, ta thấy kỳ luân chuyển VKD của Công ty

đang có xu hướng tăng dần, cụ là năm 2011 là 457,57 ngày, năm 2012 là 638,3 ngày tăng 180,73 ngày so với năm 2011, và tiếp tục tăng vào năm 2013 lên tới 1025,68 ngày cao hơn năm 2012 387,38 ngày. Chỉ tiêu này cho biết mỗi vòng quay của vốn kinh doanh quay hết bao nhiêu ngày, điều này chứng tỏ vốn kinh doanh của Công ty đang ngày càng vận động chậm lại, nguyên nhân chính là do, chỉ tiêu này tỷ lệ ngược lại với chỉ tiêu vòng quay vốn kinh doanh, trong khi đó vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh cua Công ty lại giảm dần trong ba năm đã kéo theo kỳ luân chuyển VKD tăng dần trong ba năm.

Bảng 2.4. ROE, ROA, đòn bẩy tài chính của Công ty JSC giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Tuyệt đối đối (%) Tƣơng Tuyệt đối đối (%) Tƣơng

ROE 0,36 0,24 0,04 (0,11) (32,02) (0,2) (82,84) ROA 0,18 0,13 0,03 (0,05) (28,12) (0,1) (79,9) Đòn bẩy

tài chính 2,02 1,91 1,63 (0,11) (5,43) (0,28) (14,61)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của JSC giai đoạn 2011 - 2013)

Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE): Tỷ suất này vào năm 2011 cho biết: cứ một

đồng VCSH thì tạo ra 0,36 đồng lợi nhuận ròng. Vào năm 2012 thì một đồng VCSH tạo ra 0,24 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,11 đồng so với năm 2011. Trong năm 2012, mặc dù lợi nhuận sau thuế tăng thêm 35.270.252.262 đồng (tương đương tăng lên 26%) so với năm 2011 nhưng vẫn nhỏ hơn mức tăng lên của VCSH trong năm 2012 so với năm 2011 là 321.670.643.250 đồng (tương đương tăng lên 75,53%), sự tăng lên của VCSH này nguyên nhân chính là do ngày 11 tháng 01 năm 2012 Công ty JSC đã phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho Quỹ DI Asian Industrial Fund, điều này đã làm cho VCSH của Công ty tăng lên so với năm 2011. Năm 2013, chỉ tiêu ROE tiếp tục giảm xuống chỉ còn 0,04 đồng, nghĩa là một đồng VCSH chỉ tạo ra được 0,04 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,2 đồng so với năm 2012. Lý do dẫn đến sự sụt giảm của ROE trong năm 2013 so với năm 2012 là do lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm 2013 giảm 130.332.998.563 đồng (tương ứng giảm 76,63%), trong khi đó VCSH lại tăng lên thêm 252.074.278.723 đồng, tương đương tăng 36,14% (để chuẩn bị cho chiến lược dài hạn của Công ty là mở rộng phạm vi hoạt động trong năm 2015) làm cho ROE giảm khá mạnh so với năm 2012. Nguyên nhân khiến ROE trong ba năm có xu hướng giảm là do: Công ty còn chưa đưa ra được những phương án đầu tư hợp lý, thêm vào đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các Công ty cùng ngành về mẫu mã ,chất lượng sản phẩm ,giá bán khiến khoản thu từ bán thiết bị y tế trong năm 2013 có phần giảm so với năm 2012.

Để đánh giá rõ hơn sự thay đổi của ROE là tích cực hay tiêu cực ta phân tích nó trong mối quan hệ sau: ROE ROA Đòn bẩy tài chính

Vào năm 2012, chỉ tiêu đòn bẩy tài chính giảm 0,11 lần, tức là giảm 5,43% so với năm 2011. Nguyên nhân là do Công ty đã huy động thêm một lượng lớn VCSH (tăng gần 300 tỷ đồng so với năm 2011), trong khi đó tổng nợ phải trả chỉ tăng khoảng 200 tỷ đồng so với năm 2011 làm chỉ tiêu đòn bẩy tài chính giảm. Cùng với sự sụt

39

giảm của đòn bẩy tài chính, chỉ tiêu ROA cũng giảm nhẹ từ từ 0,18 đồng năm 2011 xuống chỉ còn 0,13 đồng năm 2012. Tuy việc giảm của đòn bẩy tài chính giúp giảm thiểu được rủi ro tài chính, nhưng vì cả hai hệ số đòn bẩy tài chính và ROA cùng giảm khiến hệ số ROE đã giảm ở mức đáng kể làm việc sử dụng vốn kinh doanh của Công ty kém hiệu quả. Năm 2013, chỉ tiêu đòn bẩy tài chính tiếp tục giảm 0,28 lần so với năm 2012 xuống còn 1,63 lần. Nguyên nhân làm chỉ tiêu đòn bẩy tài chính giảm mạnh như vậy là do trong năm 2013, Công ty đã thanh toán bớt các khoản vay nợ ngắn hạn cho người bán và người mua ứng tiền trước (từ 616.603.998.875 đồng trong năm 2012 xuống chỉ còn 533.489.503.760 đồng năm 2013). Trong khi đó VCSH lại tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ lên thêm 252.074.278.723 đồng so với năm 2012 thành 949.518.569.450 đồng. Hai lý do trên đã giải thích lý do tại sao chỉ tiêu đòn bẩy tài chính của năm 2013 lại tiếp tục giảm mạnh xuống chỉ còn 1,63 lần. Mặt khác, chỉ tiêu ROA của Công ty năm 2013 cũng giảm 79,9% so với năm 2012 xuống còn 0,03 đồng điều này đã làm tích của hai chỉ tiêu này là ROE cũng giảm tới 82,84% so với năm 2012 chỉ còn 0,04 đồng.

Nhận xét: Ta thấy sự biến động của hai chỉ tiêu ROA và đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc tăng hay giảm của ROE. Đối với chỉ tiêu đòn bẩy tài chính: nếu giảm xuống quá thấp thì Công ty sẽ không tận dụng được nguồn vốn dồi dào từ vay của các tổ chức tín dụng, các khoản vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp hoặc khách hàng để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh bởi lượng vốn đầu tư của các chủ sở hữu Công ty cũng chỉ có hạn. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này tăng lên quá cao thì sau này Công ty sẽ gặp phải gánh nặng trả nợ. Giả sử hoạt động kinh doanh của Công ty không được thuận lợi, hàng hóa ế ẩm, việc tăng cường sử dụng vốn vay để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh ban đầu sẽ đặt Công ty vào tình trạng vô cùng khó khăn (không thu hồi được vốn do không bán được hàng mà vẫn phải thực hiện việc trả lãi vay…), mà nếu như không có biện pháp hữu hiệu để tháo gỡ thì khả năng Công ty bị phá sản là rất cao. Đối với chỉ tiêu ROA: nếu Công ty có kế hoạch đầu tư và sử dụng tài sản có hiệu quả sẽ giúp ROA tăng, từ đó kéo theo sự gia tăng của ROE. Ngược lại, nếu Công ty sử dụng tài sản không tốt sẽ khiến ROA giảm, kéo theo sự sụt giảm của ROE.

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) “Để đưa ra kế hoạch đầu tư và sử dụng tài

sản có hiệu quả ta sẽ phân tích rõ hơn về chỉ tiêu này”: Năm 2011, Công ty bỏ ra một

đồng tài sản đầu tư thu được 0,18 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012, chỉ tiêu này giảm xuống, Công ty chỉ thu về được 0,13 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,05 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012, mức tăng của lợi nhuận sau thuế (tăng 26% so với năm 2011) không bằng mức tăng của tổng tài sản (tăng 75,53% so với năm 2011), vì vậy đã khiến chỉ số này giảm vào năm 2012. Đến năm 2013, chỉ tiêu này tiếp

tục giảm mạnh từ 0,13 đồng xuống còn 0,03 đồng, sự sụt giảm này là do tổng tài sản năm 2013 tăng 16,26% so với năm 2012 nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 76,63% so với năm 2012. Sự giảm mạnh của chỉ tiêu ROA qua từng năm cho thấy dấu hiệu việc sử dụng tài sản của Công ty để tạo ra lợi nhuận sau thuế đang dần kém đi.

Để đánh giá rõ hơn sự thay đổi của ROA là tích cực hay tiêu cực ta phân tích nó trong mỗi quan hệ sau: ROA = Tỷ suất sinh lời trên doanh thu Vòng quay tài sản.

Bảng 2.5. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu và vòng quay tài sản của Công ty JSC giai đoạn 2011 – 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 – 2011 2013 - 2012

Tỷ suất sinh lời

trên doanh thu Lần 0,22 0,22 0,07 0 (0,15) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vòng quay tài

sản Vòng 0,8 0,57 0,36 (0,23) (0,21)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của JSC giai đoạn 2011 - 2013)

Nhìn vào bảng 2.5, ta thấy vào năm 2012, ROA giảm là do vòng quay tài sản giảm, nguyên nhân làm cho chỉ tiêu vòng quay tài sản giảm là vì doanh thu thuần năm 2012 tăng 26% so với doanh thu thuần năm 2011 nhờ bán được các thiết bị y tế nhiều hơn, nhưng mức tăng đó vẫn nhỏ hơn mức tăng của tổng tài sản trong năm 2012, năm 2012 tổng tài sản tăng 75,53% so với tổng tài sản năm 2011. Việc tăng lên của tổng tài sản này là vì năm 2012 Công ty đầu tư thêm các TSCĐ mới khiến tổng tài sản của Công ty tăng cao. Năm 2013, ROA giảm xuống còn 0,03 đồng. Điều này là do hai nguyên nhân, thứ nhất là vì tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty năm 2013 giảm so với năm 2012 vì doanh thu thuần của năm 2013 chỉ giảm 27,65% so với doanh thu thuần của năm 2012 nhưng lợi nhuận sau thuế của năm 2013 lại giảm tới 76,63% so với lợi nhuận sau thuế của năm 2012, điều này cho thấy năm 2013 Công ty phải chi trả cho các chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và đặc biệt là khoản chi phí khác (lãi phạt chậm nộp thuế) cao hơn so với năm 2012. Nguyên nhân thứ hai là do vòng quay tài sản của Công ty năm 2013 giảm so với năm 2012, vì năm 2013 trong khi tổng tài sản tăng lên 16,26% so với năm 2012 thì doanh thu thuần lại giảm 27,65% so với năm 2012, đây là dấu hiệu cho thấy Công ty đang dần làm ăn không có hiệu quả, lượng vốn đầu tư bỏ ra không thu lại lợi nhuận như mong muốn.

Khả năng thanh toán: Tình hình hay tình trạng tài chính của Công ty thể hiện

khá rõ nét qua khả năng thanh toán. Một Công ty nếu có tình trạng tài chính tốt, lành mạnh, chứng tỏ hoạt động của Công ty đó có hiệu quả, Công ty không những có đủ mà còn có thừa khả năng thanh toán. Ngược lại, nếu Công ty ở trong tình trạng tài chính

41

xấu, chứng tỏ hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, Công ty không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ, uy tín của Công ty thấp. Thực tế cho thấy, nếu khả năng thanh toán của Công ty không đảm bảo, chắc chắn Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong mọi hoạt động, thậm chí Công ty sẽ rơi vào tình trạng phá sản. Chính vì vậy, việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán là việc cần thiết đối với mỗi Công ty, dưới đây là các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật.

Bảng 2.6. Bảng chỉ tiêu phán ánh khả năng thanh toán của Công ty JSC giai đoạn (2011 – 2013)

Đơn vị: Lần

Chỉ Tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh Lệch

2011 - 2012 2012 - 2013

Khả năng thanh toán hiện thời 1,58 1,66 1,96 0,08 0,3

Khả năng thanh toán nhanh 1,36 1,29 1,17 (0,07) (0,12)

Khả năng thanh toán tức thời 0,09 0,02 0,07 (0,07) 0,05

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật giai đoạn 2011 – 2013)

Khả năng thanh toán hiện thời: Qua bảng 2.6 ta thấy cùng với tốc độ tăng của

tài sản ngắn hạn, khả năng thanh toán hiện thời cũng tăng đều qua mỗi năm, cụ thể: Năm 2011 là 1,58 lần và năm 2012 là 1,66 lần, cuối cùng là năm 2013 là 1,96 lần, hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Công ty trong ba năm đều lớn hơn một, điều này chứng tỏ Công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Nhưng hệ số khả năng thanh toán hiện thời năm 2012 lớn hơn năm 2011 là do tốc độ tăng lên của tài sản ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng lên của nợ ngắn hạn, còn sự tăng lên trong khả năng thanh toán hiện thời của năm 2013 so với năm 2012 là do tài sản ngắn hạn của năm 2013 tăng lên so với năm 2012, nhưng nợ ngắn hạn của 2013 lại giảm xuống so với năm 2012. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán tài sản ngắn hạn của Công ty càng cao, tuy nhiên nó cũng cho thấy các khoản Công ty đi chiếm dụng vốn của các Công ty khác cũng bị giảm, khiến Công ty không thể tận dụng đối đa nguồn vốn kinh doanh.

Khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu này thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của TSNH (sau khi đã trừ đi hàng tồn kho) để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2011, Công ty có thể chuyển đổi 1,36 đồng TSNH của mình thành tiền để chi trả cho một đồng nợ ngắn hạn mà không cần bán hàng tồn kho. Chỉ số này trong năm

2012 giảm đi 0,08 lần so với năm 2011 xuống còn 1,29 lần. Nguyên nhân chính là do năm 2012 Công ty nhập mua các thiết bị y tế nhiều hơn so với năm 2011 khiến hàng tồn kho cuối kỳ cũng gia tăng, từ 77.110.792.345 đồng năm 2011 lên thành

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật (Trang 36)