Tình hình biến động và tỷ trọng của các thành phần vốn kinh doanh theo nguồn hình thành của Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật (Trang 34)

THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NHẬT

2.2.2. Tình hình biến động và tỷ trọng của các thành phần vốn kinh doanh theo nguồn hình thành của Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật

nguồn hình thành của Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật

Dựa vào bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 ta có thể thấy, nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn, cụ thể là năm 2011 nợ phải trả là 383.148.549.799 đồng, chiếm 50,49% trong tổng vốn kinh doanh. Năm 2012, nợ phải trả là 634.666.998.875 đồng, tăng 251.518.449.076 đồng (tương đương tăng 65,65%) so với năm 2011, nhưng chỉ còn chiếm 47,64% trong tổng vốn kinh doanh của Công ty. Năm 2013, tỷ trọng nợ phải trả chỉ còn chiếm 38,69% trong tổng vốn kinh doanh, tương đương với số tiền là 599.177.531.510 đồng, giảm 35.489.467.365 đồng (tương đương giảm 5,59%) so với cùng thời điểm năm 2012. Qua đó ta thấy, tỷ trọng nợ phải trả của Công ty đang có xu hướng tăng từ năm 2011 đến năm 2012 và giảm nhẹ vào năm 2013, điều này cho thấy rủi ro mất khả năng thanh toán của Công ty có xu hướng tăng. Mặt khác, ở cả ba năm 2011, 2012 và 2013 nợ ngắn hạn của Công ty đều lớn hơn nợ dài hạn, việc này sẽ làm ảnh hưởng đến sự ổn định của nguồn vốn kinh doanh, vì nợ ngắn hạn của Công ty lớn khiến Công ty phải thường xuyên lo trả nợ, trong khi nguồn vay nợ dài hạn được coi là nguồn vốn ổn định thì lại chiếm tỷ trọng quá ít trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Vì vậy, Công ty cần tìm thêm các kênh huy động vốn vay nợ dài hạn trong năm sau và giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn để nguồn vốn kinh doanh của Công ty được ổn định hơn.

Cùng với xu hướng tăng tỷ trọng của nợ phải trả, VCSH của Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật cũng không ngừng tăng lên mạnh mẽ qua các năm. Năm 2011 chỉ là 375.773.647.477 đồng thì đến năm 2012 con số này tăng lên thành 697.444.290.727 đồng, tăng 321.670.643.250 đồng (tương đương tăng 85,6%) so với năm 2011. Con số này tiếp tục tăng thêm 252.074.278.723 đồng giúp cho nguồn VCSH trong năm 2013 đạt 949.518.569.450 đồng. Nguyên nhân của sự tăng mạnh mẽ này là để chuẩn bị cho chiến lược mở rộng kinh doanh của Công ty ra ngoài đất nước Việt Nam trong năm 2015, lên để phục vụ cho chiến lược này cần huy động một lượng vốn thật lớn. Những đồng VCSH tăng thêm này được bổ sung từ chính kết quả sản xuất, kinh doanh có lãi của Công ty và đóng góp thêm hàng năm của các cổ đông trong Công ty.

35 050% 046% 004% 050% Năm 2011 061% 034% 004% 039% Năm 2013 052% 046% 001% 048% Năm 2012 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn

Bảng 2.2. Chi tiết nguồn vốn theo nguồn hình thành của JSC giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Tuyệt đối Tƣơng

đối (%) Tuyệt đối

Tƣơng đối (%) (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (4)/(1) (5)=(3)-(2) (5)/(2) A – NỢ PHẢI TRẢ 383.148.549.799 634.666.998.875 599.177.531.510 251.518.449.076 65,65 (35.489.467.365) (5,59) I. Nợ ngắn hạn 351.299.349.799 616.603.998.875 533.489.503.760 265.304.649.076 75,52 (83.114.495.115) (13,48) II. Nợ dài hạn 31.849.200.000 18.063.000.000 65.688.027.750 (13.786.200.000) (43,29) 47.625.027.750 263,66 B – VỐN CHỦ SỞ HỮU 375.773.647.477 697.444.290.727 949.518.569.450 321.670.643.250 85,60 252.074.278.723 36,14 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 758.922.197.276 1.332.111.289.602 1.548.696.100.960 573.189.092.326 75,53 216.584.811.358 16,26

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty JSC giai đoạn 2011 – 2013)

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tỷ trọng nguồn vốn của Công ty JSC giai đoạn 2011 - 2013

Tỷ trọng VCSH: Đại diện cho mức độ tự chủ và khả năng bù đắp tổn thất bằng

VCSH của Công ty. Hệ số này tăng lên rất cao sau từng năm hoạt động, năm 2011 chiếm 49,51% tổng nguồn vốn, năm 2012 là 52,36%, còn năm 2013 là 61,31%. Tỷ trọng VCSH tăng lên rất mạnh một phần là do lượng vốn đầu tư thêm của các chủ sở hữu tăng cao sau các năm, trong khi đó nợ phải trả có năm tăng nhưng không bằng lượng tăng của VCSH (năm 2012) và thậm chí còn giảm xuống gần 35,5 tỷ đồng (năm 2013), dẫn đến tỷ trọng nợ giảm mạnh, còn tỷ trọng VCSH lại tăng mạnh. VCSH phản ánh toàn bộ vốn thuộc chủ sở hữu của Công ty, nguồn hình thành nên tài sản của Công ty. Khi VCSH chiếm tỷ trọng cao như trên trong tổng nguồn vốn thì chứng tỏ JSC có khả năng tự chủ về mặt tài chính là rất tốt, từ đó Công ty sẽ chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Kết hợp với tỷ trọng nợ ta thấy được mức độ tự chủ của Công ty trong năm 2013 cao hơn và nếu có tổn thất xảy ra, việc bù đắp tổn thất sẽ là dễ dàng hơn so với năm 2012 và 2011.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)