1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu quy trình biên tập – xuất bản mảng sách ngoại văn tại nhà xuất bản thế giới

74 516 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 467,1 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè thế giới là điều cần thiết và quan trọng. Một trong những phương thức quảng bá đó là thông qua các xuất bản phẩm. Sách ngoại văn là một yêu cầu tất yếu cho nhu cầu phát triển và vươn mình ra Thế Giới của nước ta. Hiện nay, sách ngoại văn càng được phát triển không những ở thị trường ngoài nước mà còn với thị trường trong nước. Với khả năng, trình độ ngoại ngữ, với mong muốn hội nhập quốc tế, người Việt Nam trong nước càng muốn học ngữ thông qua những nét văn hóa – lịch sử thân quen. Đồng thời, với tình hình chính trị đang nóng như hiện nay, việc tranh thủ sự biết đến, sự đồng tình và giúp đỡ của bạn bè quốc tế trở thành vấn đề cấp bách, cần được tăng cường thực hiện. Xuất bản phẩm ngoại văn sẽ không chỉ là phương tiện ngoại giao thầm lặng mà còn là sự chứng minh chủ quyền chính thống cho nước ta. Ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thế Giới (trước đây là nhà xuất bản Ngoại Văn) đã và đang là đơn vị xuất bản sách ngoại văn hàng đầu. Hoạt động biên tập – xuất bản sách ngoại văn của cơ quan này cũng trở thành kiểu mẫu cho các nhà xuất bản muốn vươn tới thị trường quốc tế. Khi thực tập tại đây, tôi có thể rút ra nhiều bài học quý báu trong quá trình biên tập – xuất bản một loại sách còn khá mới đối với thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, vì đây là loại xuất bản phẩm đa dạng thể loại và phức tạp về quá trình xuất bản – phát hành, tôi nhận thấy còn nhiều vấn đề tồn tại trong quá trình xuất bản sách ngoại văn ở nước ta hiện nay. Với những lí do trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài Tìm hiểu quy trình biên tập – xuất bản mảng sách ngoại văn tại nhà xuất bản Thế Giới 2. Tình hình nghiên cứu Sách ngoại văn là mảng sách tất yếu của một quốc gia, dân tộc nhằm quảng bá hình ảnh đất nước mình đến với bạn bè quốc tế. Bởi vậy, đối với người nước ngoài, sách ngoại văn là hành trang đầu tiên để đến với đất nước, con người Việt Nam. Hiện nay, mảng sách này đang ngày càng phát triển và có chỗ đứng trong hoạt động xuất bản sách ở nước ta. Vấn đề biên tập – xuất bản mảng sách ngoại văn đã và đang thu hút nhiều đơn vị xuất bản khác cũng như những người nghiên cứu về hoạt động xuất bản ở nước ta trong xu thế toàn cầu hóa. Tính đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu đến mảng sách dịch thông qua các cuốn sách dịch cụ thể như: Tìm hiểu công tác biên tập – xuất bản bộ sách dịch tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon tại nhà xuất bản Công an nhân dân (khóa luận tốt nghiệp đại học – Đàm Thu Mai), Tìm hiểu công tác biên tập – xuất bản bộ sách dịch tiểu thuyết tình yêu 50 sắc thái của tác giả E.L.James tại công ty Alphabooks (khóa luận tốt nghiệp đại học – Phạm Thị Vân Anh), Tìm hiểu quy trình biên tập – xuất bản cuốn sách Tiểu sử Steve Jobs tại công ty cổ phần sách Alpha (khóa luận tốt nghiệp đại học – Đào Hải Hà)… Có thể thấy rằng, các đề tài về sách dịch đều tập trung vào nghiên cứu quá trình biên tập – xuất bản mảng sách dịch xuôi với mục đích đưa văn hóa nước ngoài đến với bạn đọc trong nước. Trong khi đó, việc nghiên cứu quá trình biên tập – xuất bản các xuất bản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chưa hề được đề cập đến. Đây là lần đầu tiên mảng sách dịch ngược nói chung và sách ngoại văn nói riêng được tập trung nghiên cứu. Vì vậy, có thể khẳng định đề tài khóa luận này không bị trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đó, đó là một hướng mới để nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Với xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, việc quảng bá hình ảnh đất nước, con ngườiViệt Nam đến với bạn bè thế giới là điều cần thiết và quan trọng Một trong nhữngphương thức quảng bá đó là thông qua các xuất bản phẩm Sách ngoại văn là một yêucầu tất yếu cho nhu cầu phát triển và vươn mình ra Thế Giới của nước ta Hiện nay,sách ngoại văn càng được phát triển không những ở thị trường ngoài nước mà còn vớithị trường trong nước Với khả năng, trình độ ngoại ngữ, với mong muốn hội nhậpquốc tế, người Việt Nam trong nước càng muốn học ngữ thông qua những nét văn hóa– lịch sử thân quen

Đồng thời, với tình hình chính trị đang nóng như hiện nay, việc tranh thủ sự biếtđến, sự đồng tình và giúp đỡ của bạn bè quốc tế trở thành vấn đề cấp bách, cần đượctăng cường thực hiện Xuất bản phẩm ngoại văn sẽ không chỉ là phương tiện ngoại giaothầm lặng mà còn là sự chứng minh chủ quyền chính thống cho nước ta

Ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thế Giới (trước đây là nhà xuất bản Ngoại Văn) đã vàđang là đơn vị xuất bản sách ngoại văn hàng đầu Hoạt động biên tập – xuất bản sáchngoại văn của cơ quan này cũng trở thành kiểu mẫu cho các nhà xuất bản muốn vươntới thị trường quốc tế Khi thực tập tại đây, tôi có thể rút ra nhiều bài học quý báu trongquá trình biên tập – xuất bản một loại sách còn khá mới đối với thị trường Việt Nam.Tuy nhiên, vì đây là loại xuất bản phẩm đa dạng thể loại và phức tạp về quá trình xuấtbản – phát hành, tôi nhận thấy còn nhiều vấn đề tồn tại trong quá trình xuất bản sáchngoại văn ở nước ta hiện nay

Với những lí do trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài Tìm hiểu quy trình biên tập – xuất bản mảng sách ngoại văn tại nhà xuất bản Thế Giới

2 Tình hình nghiên cứu

Sách ngoại văn là mảng sách tất yếu của một quốc gia, dân tộc nhằm quảng bá hìnhảnh đất nước mình đến với bạn bè quốc tế Bởi vậy, đối với người nước ngoài, sáchngoại văn là hành trang đầu tiên để đến với đất nước, con người Việt Nam Hiện nay,mảng sách này đang ngày càng phát triển và có chỗ đứng trong hoạt động xuất bản

Trang 2

sách ở nước ta Vấn đề biên tập – xuất bản mảng sách ngoại văn đã và đang thu hútnhiều đơn vị xuất bản khác cũng như những người nghiên cứu về hoạt động xuất bản ởnước ta trong xu thế toàn cầu hóa.

Tính đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu đến mảng sách dịch thông qua các cuốn

sách dịch cụ thể như: Tìm hiểu công tác biên tập – xuất bản bộ sách dịch tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon tại nhà xuất bản Công an nhân dân (khóa luận tốt nghiệp đại học – Đàm Thu Mai), Tìm hiểu công tác biên tập – xuất bản bộ sách dịch

tiểu thuyết tình yêu 50 sắc thái của tác giả E.L.James tại công ty Alphabooks (khóa

luận tốt nghiệp đại học – Phạm Thị Vân Anh), Tìm hiểu quy trình biên tập – xuất bản

cuốn sách Tiểu sử Steve Jobs tại công ty cổ phần sách Alpha (khóa luận tốt nghiệp đại

học – Đào Hải Hà)… Có thể thấy rằng, các đề tài về sách dịch đều tập trung vàonghiên cứu quá trình biên tập – xuất bản mảng sách dịch xuôi với mục đích đưa vănhóa nước ngoài đến với bạn đọc trong nước Trong khi đó, việc nghiên cứu quá trìnhbiên tập – xuất bản các xuất bản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chưa hề được đề cậpđến Đây là lần đầu tiên mảng sách dịch ngược nói chung và sách ngoại văn nói riêngđược tập trung nghiên cứu Vì vậy, có thể khẳng định đề tài khóa luận này không bịtrùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đó, đó là một hướng mới để nghiên cứu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Từ việc tổ chức bản thảo, mua bản quyền, cộng tác viên, biên tập, biên dịch, in ấn

và phát hành loại sách này của nhà xuất bản Thế Giới, khóa luận sẽ đưa ra một cái nhìntoàn diện hơn về thực tế biên tập - xuất bản của đơn vị này Đồng thời đánh giá, phântích những điểm mạnh, điểm yếu, những thành công, hạn chế của nhà xuất bản Từ đó

đề ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác biên tập – xuất bảnsách ngoại văn của nhà xuất bản Thế Giới trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu chung về nhà xuất bản Thế Giới – đơn vị đi đầu trong công tác xuấtbản sách ngoại văn sách ngoại văn ở nước ta

Trang 3

- Tìm hiểu công tác biên tập – xuất bản sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế Giới.

- Rút ra một số bài học và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượngmảng sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế Giới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Qui trình biên tập – xuất bản sách ngoại văn tại nhà xuất bản Thế Giới

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Lí thuyết về hoạt động xuất bản sách dịch ngược và thực tế qui trình biên tập – xuấtbản sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế Giới

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Đọc tài liệu, tracứu, thống kê, so sánh, liệt kê, thu thập tài liệu, phần tích, tổng hợp, đánh giá tài liệu

6 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chínhcủa khóa luận gồm ba chương:

Chương 1: Tìm hiểu chung về nhà xuất bản Thế Giới và mảng sách ngoại văn.Chương 2: Công tác biên tập – xuất bản mảng sách ngoại văn của nhà xuất bản ThếGiới

Chương 3: Đánh giá chung về công tác biên tập – xuất bản mảng sách ngoại văncủa nhà xuất bản Thế Giới và đề xuất ý kiến nâng cao chất lượng biên tập – xuất bảnsách ngoại văn ở nước ta hiện nay

Trang 4

Chương 1

TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI VÀ MẢNG

SÁCH NGOẠI VĂN 1.1 Tìm hiểu chung về nhà xuất bản Thế Giới – đơn vị đi đầu cho mảng sách ngoại văn tại Việt Nam

1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của nhà xuất bản Thế Giới

1.1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ

Theo Quyết định số 2006/QĐ-VH ngày 15-11-1991 và 790/QĐ ngày 22-6-1993của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch, nhà xuất bản ThếGiới là một nhà xuất bản tổng hợp và là một doanh nghiệp đặc thù hạng I vớinhiệm vụ chủ yếu là tuyên truyền đối ngoại bằng sách báo ngoại văn

Sách của nhà xuất bản Thế Giới ra có 9 thứ tiếng với đủ các loại đề tài bao quáttoàn bộ đời sống xã hội Việt Nam xưa và nay

Đối tượng phục vụ là người nước ngoài (bao gồm: nhà văn, nhà báo, sinh viên, giáoviên, giáo sư, doanh nhân, chính khách và khách du lịch các loại); người Việt Nam làm

ăn, cư trú ở nước ngoài và một bộ phận độc giả trong nước (có chọn lọc)

1.1.1.2 Phương thức hoạt động

Xuất phát từ đặc thù công việc và chức năng, nhiệm vụ của mình, nhà xuất bản luônkhuyến khích người lao động làm việc và sáng tạo gắn với số lượng, chất lượng sảnphẩm, trọng dụng người tài cũng như người có tâm huyết với sự nghiệp tuyên truyềnđối ngoại của đất nước Đồng thời nhà xuất bản thực hiện nguyên tắc trả lương theo kếtquả lao động

Phương thức này áp dụng với các khâu trong dây chuyền sản xuất của nhà xuất bảnlà: biên tập, biên dịch, in ấn, phát hành, chế bản và dữ liệu thông tin (dựa trên cơ sở củađịnh mức lao động và đơn giá theo sự điều tiết của thị trường)

Trang 5

1.1.2 Tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của các biên tập viên và biên dịch viên trong nhà xuất bản Thế Giới

- Ban Biên dịch tiếng Anh;

- Ban Biên dịch tiếng Pháp và các ngữ thuộc hệ Latin khác;

- Ban Biên dịch tiếng Trung và các ngữ không thuộc hệ Latin khác;

- Phòng ứng dụng công nghệ thông tin;

- Phòng Tài chính – Kế hoạch;

- Phòng Hành chính – Quản trị;

- Phòng Tiếp thị và Phát hành;

- Xưởng in;

- Trung tâm Dịch thuật và Tư vấn văn hóa du lịch;

- Tổ Tư liệu – Thư viện;

- Chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh

Cũng giống với các nhà xuất bản khác, bộ phận nòng cốt của nhà xuất bản Thế Giới

là Ban Biên tập sách Tuy nhiên, với chức năng, nhiệm vụ đặc thù của mình, nhà xuất

bản còn có hai bộ phận then chốt khác đó là Ban Biên dịch các thứ tiếng nước ngoài và Trung tâm Dịch thuật và Tư vấn văn hóa du lịch.

Nhà xuất bản Thế Giới hoạt động theo mô hình trực tuyến – chức năng Trên

cơ sở xác định hệ thống quan hệ dọc, ở từng cấp nhà xuất bản sẽ thiết lập quan hệngang theo chức năng Các chức năng này được tổ chức thành từng bộ phận riêng

và được tổ chức đan xen hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong một dây chuyền thốngnhất Đây là kiểu mô hình phù hợp nhất với hoạt động của các nhà xuất bản hiệnnay

Trang 6

Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của nhà xuất bản Thế Giới

1.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các biên tập viên và biên dịch viên trong nhà xuất

bản Thế Giới

a Biên tập viên và trách nhiệm của Biên tập viên

Biên tập viên được chia ra thành 3 ngạch:

- Biên tập viên

- Biên tập viên chính

- Biên tập viên cao cấp

Trách nhiệm của các biên tập viên:

- Do thực tế công việc của nhà xuất bản Thế Giới, trong ngạch biên tập viên được

chia ra làm 2 ngạch nhỏ như sau: phụ biên tập viên và biên tập viên Lương có hệ số từ

1.78 đến 2.02 được được xếp vào ngạch phụ biên tập Ở mức lương này, biên tập viên

chưa tham gia biên tập bản thảo, mà chỉ làm những việc thu thập tư liệu, chạy cộng tác

viên giúp các biên tập viên cao cấp, đọc bông bài, đánh máy bản thảo Từ bậc lương

Trang 7

2.26 trở lên mới được trực tiếp làm bản thảo theo sự hướng dẫn của lãnh đạo hoặc củabiên tập viên cao cấp, nếu thiếu việc vẫn phải làm những việc đánh máy, đọc bông bài,chạy cộng tác viên theo sự phân công của lãnh đạo.

- Từ biên tập viên chính trở lên phải làm những bản thảo khó và phức tạp (bảnthảo từ loại A3 trở lên); khuyến khích viết và dịch sách, báo

- Biên tập viên cao cấp (khi cần cả biên tập viên chính) có trách nhiệm phải giámđịnh bản thảo trước khi đưa biên tập viên các cấp tiến hành biên tập (sau khi giám địnhphải có nhận xét, đánh giá và kiến nghị cụ thể trình Tổng biên tập quyết định) và buộcphải viết sách và các bài nghiên cứu cho 2 tạp chí

- Bên cạnh đó, các biên tập viên cần phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: đề xuất

đề tài và tìm bản thảo; xây dựng đề cương hoặc phương án biên tập; tìm cộng tác viên;

tổ chức viết; biên tập bản thảo Ngoài ra, các biên tập viên còn phải tham gia phối hợpvới bộ phận biên dịch giám định bản thảo, đọc so bản dịch, dịch, duyệt lần cuối cùng

để đưa dịch hoặc đưa đi in; thực hiện các chính sách với cộng tác viên Mỗi biên tậpviên một năm phải đề xuất được 3 đề tài được chấp nhận đưa vào sản xuất; viết lời giớithiệu quảng cáo xuất bản phẩm cho tiếp thị và phát hành; làm hồ sơ tư liệu theo chuyênmôn được phân công

b Biên dịch viên và trách nhiệm của Biên dịch viên

Biên dịch viên được chia ra thành 3 ngạch:

- Biên dịch viên

- Biên dịch viên chính

- Biên dịch viên cao cấp

Trách nhiệm của biên dịch viên:

- Biên dịch viên là bộ phận tổ chức chuyển ngữ các bản thảo do biên tập viên giaotheo kế hoạch xuất bản (gồm cả dịch ngược và dịch xuôi)

- Các biên dịch viên có nhiệm vụ tổ chức mạng lưới cộng tác viên các ngữ đểdịch Làm việc với các dịch giả về đơn giá nhuận bút dịch và thời hạn giao bản thảo vàcùng với họ nắm đối tượng ngữ được dịch

Trang 8

- Đọc so bản dịch, có ghi chú những chỗ, phần dịch chưa đúng hay chưa chínhxác để làm việc trực tiếp với dịch giả hoặc trao đổi với người hiệu đính (chuyên gianước ngoài và các chuyên gia Việt Nam giỏi ngữ1) Tổ chức hoặc tự đánh máy, sửa lỗibông trên máy, đọc các loại bông (tiếng nước ngoài được 3 lần bông là: bông 1, bông 2

và bông can) Sau khi hoàn tất các phần việc phía trên, người đánh máy có bổn phậnsửa lỗi trên bông 1 và bông 2; còn bông để ra can thuộc về bộ phận biên tập viên kỹthuật (vi tính), biên tập viên giao cho người phụ trách duyệt lần cuối cùng trước khiđưa in (xem lướt tên đề mục, cách trình bày…)

- Trưởng ban hoặc biên dịch viên được trưởng ban ủy quyền có trách nhiệm duyệtbản dịch sau khi chuyên gia đã hiệu đính

- Đặc biệt biên dịch viên ở mức lương 2.98 trở lên bắt buộc phải dịch ngược

1.1.3 Vai trò đi đầu của nhà xuất bản Thế Giới trong công tác xuất bản sách ngoại văn

Theo Quyết định số 2915/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vềQuy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của nhà xuất bản Thế giớingày 01 tháng 7 năm 2008, chức năng của nhà xuất bản Thế giới là xuất bản, in ấn,phát hành các xuất bản phẩm bằng tiếng nước ngoài, song ngữ hoặc tiếng Việt để phục

vụ công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại của Đảng và Nhà nước và giao lưu, hợptác giữa Việt Nam với thế giới theo quy định của pháp luật Như vậy, nhà xuất bản thếgiới sẽ hoạt động dựa trên mục đích chính là truyền bá văn hóa Việt Nam đến với bạn

bè Quốc tế thông qua các xuất bản phẩm Với mục đích và nhiệm vụ được Đảng vàNhà nước giao cho như vậy, nhà xuất bản Thế Giới được coi là doanh nghiệp đặc thùhạng I

Nhà xuất bản Ngoại Văn trước đây và là nhà xuất bản Thế Giới bây giờ đã có lịch

sử hơn nửa thế kỷ với số lượng ấn phẩm lần lượt tung ra thế giới có thể chứa đầy mộtthư viện lớn Nội dung những ấn phẩm ấy phần lớn là những công trình khoa học cógiá trị, được trình bày bằng những ngoại ngữ thông dụng trên thế giới Văn chương,

1 Chuyên gia Việt Nam giỏi ngữ: từ chuyên môn của nhà xuất bản Thế Giới dùng để chỉ những người Việt Nam không chỉ giỏi tiếng nước ngoài mà còn có khả năng vận dụng linh hoạt ngôn từ, ngữ nghĩa của tiếng nước ngoài

Trang 9

ngôn ngữ được người trong các xuất bản phẩm của nhà xuất bản Thế Giới được bạnđọc nước ngoài đón nhận và đề cao Khi mới thành lập, vì hoàn cảnh của chiến tranhViệt Nam lúc bấy giờ, việc tuyên truyền đối ngoại chỉ được tuyên truyền trên mấytrang báo, mấy cuốn sách mỏng Rồi từng bước nhà xuất bản được bổ sung đội ngũngười viết, người dịch cùng với sự cộng tác của nhiều nhà văn hóa, khoa học , sự giúp

đỡ tự nguyện của các nhà nghiên cứu người Pháp, Anh, Cuba Với sự nỗ lực của bảnthân và sự giúp đỡ từ những người bạn quốc tế, từ năm 1965, nhà xuất bản Thế Giới đã

có bề thế, xuất bản đều đặn các trang báo, trang sách tiếng nước ngoài, phục vụ tốt chocông tác đối ngoại của nước ta Sách, báo của nhà xuất bản đều chững chạc về nộidung và hình thức, được người viết, người đọc nước ngoài chờ đón Nhiều bạn đọcnước ngoài sang Việt Nam đã tìm gặp, trò chuyện và mời các tác giả sang thăm nước

họ Đồng thời, nhà xuất bản còn cử người thường xuyên tiếp xúc, đối thoại với ngườiđọc, đi thăm, tìm hiểu rõ nền văn hóa, lối sống của bạn đọc ở nước ngoài

Với số lượng hàng ngàn đầu sách, có lúc ra tới 8 thứ tiếng được xuất bản trong hơn

50 năm qua của nhà xuất bản Ngoại Văn trước kia và nhà xuất bản Thế Giới hiện nay,bao gồm đủ các mảng đề tài của đời sống xã hội, từ chính trị, thời cuộc, lịch sử, địa lý,văn hóa – văn nghệ, kinh tế - tài chính, khoa học – công nghệ, dân tộc đến hướng dẫn

du lịch, đầu tư cho người nước ngoài… gộp lại có thể coi là một “ Bộ bách khoa” kháhoàn chỉnh về Việt Nam cho người nước ngoài

1.2 Tìm hiểu về mảng sách dịch và mảng sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế Giới

1.2.1 Tìm hiểu chung về sách dịch

1.2.1.1 Định nghĩa

a Dịch thuật

Theo Từ điển thuật ngữ Xuất bản – in – phát hành sách của Cục xuất bản: Dịch là

hàng hóa trí lực của người dịch nhằm chuyển tải những gì mà tác giả đã thể hiện trongbản gốc, bằng ngôn ngữ gốc, sang ngôn ngữ dịch trong bản dịch Hoạt động dịch (haydịch thuật) phải đảm bảo tiêu chuẩn tín, đạt, nhã hay nói cách khác đảm bảo được tính

Trang 10

khoa học và tính nghệ thuật của bản dịch Người dịch phải có trình độ ngôn ngữ gốc đểhiểu được ý tưởng mà tác giả đã thể hiện trong nguyên bản; đồng thời người dịch cótrình độ ngôn ngữ dịch phong phú để có thể chuyển tải tương đối đầy đủ và hấp dẫnnhững điều tác giả đã phản ánh sang ngôn ngữ dịch Dịch còn là hoạt động sáng tạo,luật quyền tác giả coi dịch giả là tác giả bản dịch Tuy nhiên, sáng tạo của dịch giả luônnhằm sao cho người đọc hiểu đúng và hiểu rõ tác giả và tác phẩm Bản dịch luôn phảigiữ lại chức năng của tác phẩm và phong cách ngôn ngữ của tác giả

Theo Dịch thuật – Từ lý thuyết đến thực hành do Nguyễn Thượng Hùng biên soạn, định nghĩa về dịch được đặt ở giữa hai thái cực: một là dịch truyền thống, hai là dịch hiện đại:

+ Dịch truyền thống là quá trình thay thế một văn bản viết bằng ngôn ngữ gốc bằng

một văn bản viết bằng ngôn ngữ đích với mục đích là đạt được sự tương đương tối đa

về nghĩa

+ Dịch hiện đại là quá trình chuyển một thông điệp được thể hiện bằng một ngôn ngữ

gốc thành một thông điệp được biểu đạt bằng một ngôn ngữ đích với sự tương đương tối

đa của một hay nhiều bình diện nội dung của thông điệp, chẳng hạn quy chiếu (thông tin

vì mục đích thông tin), diễn cảm (tập trung vào người gửi thông điệp, chẳng hạn ngườinói), thông báo (tập trung vào người nhận, chẳng hạn sự rõ ràng), siêu ngôn ngữ (tậptrung vào mã, chẳng hạn từ điển), biểu cảm (tập trung vào sự giao tiếp, chẳng hạn phéplịch sự), thi vị (tập trung vào hình thức, chẳng hạn, chất thơ)

Vậy có thể hiểu một cách khái quát, dịch (hay dịch thuật) là quá trình xử lý thông tin đặcthù, chuyển thông tin ấy từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích và đạt được sự toàn vẹn vềchức năng của tác phẩm và phong cách của tác giả

Trang 11

động sáng tạo của họ khi thể hiện tác phẩm bằng một ngôn ngữ khác Tuy nhiên, quyềncủa người dịch không làm xâm hại đến các quyền của tác giả tác phẩm được dịch Việcdịch phải tuân theo sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm Bộ Luật dân sự củaViệt Nam quy định tác phẩm dịch là một trong những tác phẩm được Nhà nước bảo hộ.

Nó là loại tác phẩm được dịch chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác

1.2.1.2 Đặc điểm sách dịch

Tính đa dạng thể loại: Bản chất của sách dịch là thay đổi vỏ ngôn ngữ của nguyên

tác nhưng phải chuyển đến bạn đọc một cách trung thực những gì đã được thể hiện trongnguyên tác Bởi vậy, bất cứ thể loại, lĩnh vực nào của một nền văn hóa có ngôn ngữ riêngđều có chuyển hóa thành sách dịch để quảng bá văn hóa trong nước đến với bạn bè quốc

tế Có thể thấy, sách dịch có thể đứng ngang hàng với các thể loại sách khác nhưng cũng

có thể bao hàm các thể loại sách khác Sách lý luận chính trị, sách khoa học kỹ thuật,sách thiếu nhi, sách văn học – nghệ thuật… đều có thể là đối tượng của sách dich

Tính chủ thể và tính phụ thuộc: Sách dịch thể hiện tính chủ thể và tính phụ thuộc của

dịch giả khi dịch Dịch giả và sách dịch tồn tại nhờ vào nguyên tác, tuy nhiên vẫn có tínhđộc lập tồn tại trong đó Dịch giả có quyền tự lựa chọn tác phẩm để dịch và đưa vàotrong đó cảm nhận phong cách riêng của mình Tuy nhiên, sự sáng tạo của dịch giả trongsách dịch luôn dừng lại ở góc độ không làm mất tác giả mà theo hướng có lợi cho tácgiả Chính vì đặc điểm này, khi thực hiện một cuốn sách dịch, các đơn vị xuất bản cầnphải mua bản quyền của tác giả hoặc đơn vị độc quyền của cuốn sách, đồng thời khi dịchxong cần có sự cho phép của tác giả hoặc đơn vị độc quyền cuốn sách đó

Tính tái sáng tạo: Sách dịch mang tính tái sáng tạo đặc thù của dịch giả, cho dù dịch

giả vẫn phải kế thừa trung thực nguyên tác Mỗi bản dịch lại mang một hơi thở riêng,một phong cách rất riêng của tác giả Cùng một nguyên tác những mỗi người dịch lại cómột cách dịch khác nhau Điều này phụ thuộc vào phong cách sử dụng ngôn từ của dịchgiả, tùy thuộc vào khả năng cảm nhận thế giới xung quanh cũng như trình độ về việc sửdụng ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích của dịch giả Ở nước ta có thể kể đến những dịchgiả nổi tiếng như: Lý Lan, Thúy Toàn, Lệ Chi, Bích Lan… Đây là những dịch giả nổi

Trang 12

tiếng thổi vào bản dịch những làn gió mới hấp dẫn người đọc mà vẫn trung thành vớinguyên văn bản gốc

Đặc điểm về đối tượng độc giả: Mang trong mình đặc điểm về tính đa dạng thể loại,

sách dịch bao hàm mọi đối tượng độc giả Từ người lớn đến trẻ nhỏ, từ người lao độngtrí óc đến người lao động chân tay, từ thành thị đến nông thôn… Sách dịch mang tínhchất đối tượng cụ thể khi ta soi chiếu vào thể loại, nội dung của từng cuốn sách dịch Bởivậy, ta có thể khẳng định, đối tượng của sách dịch vừa mang tính bao hàm, vừa mangtính cụ thể, đặc thù

1.2.1.3 Vai trò của hoạt động dịch thuật và sách dịch

Dịch thuật là hoạt động vô cùng quan trọng, không thể thiếu ở bất kỳ quốc gia nào,lĩnh vực nào

Hoạt động dịch đóng vai trò to lớn trong giao lưu văn hóa, lan tỏa các nền văn minh,làm giàu them đời sống tinh thần cho các dân tộc, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa nhưhiện nay Bởi:

- Sách dịch có thể tác động mạnh tới hệ tư tưởng và ngôn ngữ của cả một dân tộc

- Sách dịch là một trong những loại hình truyền thông quan trọng nhất của giao tiếpngôn ngữ quốc tế

Tầm quan trọng của sách dịch với nền văn hóa Việt Nam:

- Qua Hán học, văn học dịch đã ảnh hưởng quyết định tới việc hình thành và pháttriển văn hóa dân tộc

- Nhờ có sách dịch mà trong buổi sơ khai của chữ quốc ngữ, các nhà văn đã vaymượn, sáng tạo cho tiếng ta them phong phú Nền văn học nước nhà có thêm các thể loạimới như truyện ngắn, tiểu thuyết

- Và với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, việc quảng bá nền văn hóa, hình ảnh đấtnước con người Việt Nam ra toàn thế giới là điều cần thiết Điều này sẽ giúp bạn bè quốc tếbiết, hiểu và yêu hơn con người và đất nước Việt Nam

Trang 13

1.2.1.4 Phân loại sách dịch

Sách dịch được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng có thể phân loại kháiquát nhất là theo tiêu chí ngôn ngữ dịch Theo tiêu chí đó, chúng ta có thể kể đến ba loạisách dịch như sau:

- Sách dịch xuôi: là sách dịch từ ngôn ngữ khác sang ngôn ngữ mẹ đẻ của ngườiđọc

- Sách dịch ngược: là sách dịch từ ngôn ngữ nguyên bản sang ngôn ngữ khác chongười đọc nước khác hay dân tộc khác

- Sách dịch trong nội bộ một nước đa ngôn ngữ

Với xu thế hội nhập thế giới hiện nay, bên cạnh việc du nhập nền văn hóa nước ngoàivào Việt Nam thông qua các xuất bản phẩm dịch thì việc truyền bá văn hóa Việt Nam ranước ngoài là điều vô cùng quan trọng và bức thiết hiện nay Bởi vậy, sách dịch ngược,đặc biệt là mảng sách ngoại văn cần phải có quan tâm và tăng cường xuất bản hơn nữa

1.2.2 Giới thiệu về mảng sách ngoại văn - đặc trưng của nhà xuất bản Thế Giới

1.2.2.1 Định nghĩa

Sách ngoại văn: sách được in bằng tiếng nước ngoài từ trong nước xuất khẩu ra nướcngoài, hoặc từ nước ngoài nhập khẩu vào trong nước Sách ngoại văn có thể là sách sáng tác(do tác giả viết bằng tiếng nước ngoài hoặc sách nhập khẩu) và là sách dịch ngược (in bảndịch từ tiếng mẹ đẻ ra tiếng nước ngoài) Đôi khi tồn tại sách ngoại văn song ngữ; in tiếng

mẹ đẻ trước, bản dịch sau

1.2.2.2 Đặc điểm mảng sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế Giới

Nhà xuất bản Thế Giới (trước đây là nhà xuất bản Ngoại Văn) được Đảng và Nhànước giao cho nhiệm vụ chính trị quan trọng đó là tuyên truyền đối ngoại bằng sách,báo ngoại văn Nhà xuất bản Ngoại văn trước đây là một nhà xuất bản tổng hợp ra sáchngoại văn duy nhất ở nước ta Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, đất nước tiếnhành công cuộc đổi mới và mở cửa, do nhu cầu của công tác thông tin đối ngoại trongtình hình mới, các phương tiện làm thông tin đối ngoại bắt đầu được bung ra Và bước

Trang 14

sang nửa sau thập niên cuối của thế kỷ XX, nó đã thực sự bùng nổ Người ta đua nhauxuất bản các ấn phẩm ngoại văn Mất thế độc quyền, nhà xuất bản Ngoại Văn điềuchỉnh chiến lược của mình, hoạt động với các xuất bản phẩm phong phú và đa dạnghơn Tuy nhiên, với lịch sử lâu dài, với nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó, nhà xuấtbản Thế Giới hiện nay vẫn là “anh cả” của công tác xuất bản sách, báo ngoại văn Và

dù nhà xuất bản Thế Giới đã thay đổi chiến lược với nhiều mảng sách phong phú hơnthì sách ngoại văn vẫn chiếm đa phần với vị trí chiến lược

Nhà xuất bản Thế Giới tập trung vào mảng sách dịch ngược, trong mảng sách dịchngược được chia thành hai loại cơ bản: Sách dịch ngược đơn thuần và sách ngoại vănphục vụ công tác đối ngoại Đặc điểm của hai loại sách này như sau:

Sách dịch ngược đơn thuần: Thường là dịch các tác phẩm văn học, nhạc

phẩm… từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài Loại sách này chỉ cần dịch, biên dịch

và hiệu đính là có thể xuất bản, không cần biên tập lại tiếng Việt

Sách ngoại văn phục vụ công tác đối ngoại (gọi tắt là sách ngoại văn): Đây là

mảng sách phục vụ cho công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, bởi vậy từ khâu kếhoạch đề tài đến khâu biên tập, biên dịch và cuối cùng là in ấn, phát hành đều đượcthực hiện dưới sự giám sát của cơ quan chủ quản là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.Với mục đích quan trọng, ảnh hưởng lớn tới hình ảnh đất nước, con người Việt Namnhư vậy, sách ngoại văn cần được biên tập phần tiếng Việt một cách kỹ lưỡng, vừakhông mắc phải những lỗi sai về nội dung, vừa “chuẩn bị” những từ ngữ dễ dàng dịch

ra tiếng nước ngoài cho các nhà dịch thuật Mảng sách ngoại văn của nhà xuất bản ThếGiới được chia thành 8 bộ sách: Chính trị - thời cuộc, Những vấn đề cấp bách của ViệtNam, Hồi ký và tổng kết chiến tranh của các tướng lĩnh, Kinh nghiệm Việt Nam, Vănhọc Việt Nam, Văn hóa Việt Nam, Giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam; hướngdẫn đầu tư và du lịch Việt Nam, Hỏi và đáp về Việt Nam Dưới đây là danh mục các bộsách với những cuốn sách ngoại văn tiêu biểu của nhà xuất bản Thế Giới trong nhữngnăm gần đây:

Trang 15

Bảng 1.1: Các bộ sách và danh mục sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế Giới

trong 10 năm trở lại đây

1 Chính trị - thời

cuộc

Vietnam on the move; 75 years of the communist party of Vietnam (1930 – 2005); Le Vietnam sur la voie du renouveau…

2 Những vấn đề cấp

bách của Việt Nam

Vietnam eine lange geschichie; Vietnam a long history; Vietnam – the country and its geographical regions…

4 Kinh nghiệm Việt

Nam

Cuộc đấu tranh chống nạn mù chữ ở Việt Nam; Múa rối nước Việt Nam

5 Văn học Việt Nam

Vietnamese Folk – tales Satire and Humour; Kieu; Chi Pheo; Chinh phụ ngâm; Nhật ký trong tù; Tắt đèn; Bước đường cùng; Dễ mèn phiêu lưu ký…

6 Văn hóa Việt Nam Quán Thánh temple; Ancient Town of Hoi An; Bạch

Mã temple – Hà Nội; Hà Nội – Past and Present…

7

Giới thiệu về đất

nước, con người

Việt Nam; hướng

Qua việc tìm hiểu sơ lược về nhà xuất bản Thế Giới – đơn vị đi đầu trong việc biêntập – xuất bản sách ngoại văn của Việt Nam, có thể rút ra được những đặc điểm vềphương thức hoạt động, cách thức tổ chức hoạt động biên tập – xuất bản tại đây Đồngthời, cùng với việc tìm hiểu chung về sách dịch và mảng sách ngoại văn (định nghĩa,

Trang 16

đặc điểm, chức năng, vai trò), tôi nhận thấy đây là loại sách có những đặc điểm riêngbiệt so với các loại sách khác và có thể rút ra những điều cần lưu ý khi biên tập – xuấtbản loại sách này Bên cạnh đó, nó còn đặt ra cho các biên tập viên, biên dịch viêncũng như cả đơn vị là phải làm thế nào để có thể tiếp tục phát huy thế mạnh vốn có vàkhắc phục những tồn tại để hoạt động xuất bản sách ngoại văn ngày càng phát triển,chất lượng

Trang 17

Chương 2 CÔNG TÁC BIÊN TẬP – XUẤT BẢN MẢNG SÁCH NGOẠI VĂN

CỦA NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI 2.1 Công tác tổ chức bản thảo

2.1.1 Nguồn bản thảo và phân loại bản thảo sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế Giới

2.1.1.1 Nguồn bản thảo sách ngoại văn

Nhà xuất bản Thế Giới với nhiệm vụ đối ngoại thông tin nên bản thảo thường đến

từ hai nguồn chính:

Nguồn thứ nhất: Các sách báo đã có sẵn của các nhà xuất bản trong nước hoặc của

các nhà xuất bản nước ngoài, của các tác giả trong nước và nước ngoài chưa xuất bảngửi tới Biên tập viên phải theo dõi, tìm đọc và đề xuất những sách hay, hợp với đốitượng, phục vụ tốt công tác thông tin đối ngoại và nâng cao dân trí bạn đọc trong nước,kinh doanh có lãi… Từ những bản thảo đã được xuất bản như vậy, các biên tập viênmua bản quyền tiếng Việt, sau đó biên tập lại sao cho dễ dàng dịch ra ngôn ngữ đíchnhất và đưa đi dịch, cuối cùng là công tác biên dịch Loại bản thảo này chiếm khoảng70% toàn bộ số bản thảo sử dụng trong năm

Nguồn thứ hai: Những đề tài mà bạn đọc nước ngoài và trong nước quan tâm, phù

hợp với phương hướng tuyên truyền và kinh doanh của nhà xuất bản Biên tập viên đềxuất, xây dựng đề cương, tìm cộng tác viên, tổ chức viết và làm công tác biên tập.Trong loại này có các bản thảo mà biên tập viên viết do lãnh đạo giao hoặc được lãnhđạo chấp nhận Loại bản thảo này chiếm khoảng 25% toàn bộ số bản thảo sử dụngtrong năm của nhà xuất bản

Ngoài ra còn có những bản thảo lai cảo được các tác giả viết và tự dịch ra các thứtiếng mang đến nhà xuất bản để biên tập, in ấn và phát hành Loại bản thảo này khôngnhiều nhưng cũng có ý nghĩa nhất định đối với nhà xuất bản

Bên cạnh đó, biên tập viên và biên dịch viên nhà xuất bản được khuyến khích viếtnhằm mục đích đào tạo tay nghề, rèn luyện ngòi bút Có thể viết sách, viết bài phục vụcho các tạp chí bằng tiếng Anh và tiếng Pháp của nhà xuất bản Phần viết bắt buộc đối

Trang 18

với biên tập viên là viết lời nhà xuất bản, giới thiệu tác giả ở cuốn sách mà mình phụtrách biên tập hoặc biên dịch Đối với các biên tập viên cao cấp, mỗi năm bắt buộc phải

có một cuốn sách tự biên soạn để xuất bản từ 100 trang trở lên Còn có trường hợpchính biên tập viên viết sách rất được khuyến khích và đề cao, ngoài việc được tínhđịnh mức và nhuận bút được hưởng còn được thưởng them 10% đơn giá biên tập

2.1.1.2 Phân loại bản thảo sách ngoại văn và trách nhiệm của biên tập viên đối với từng loại bản thảo

Khác với công tác biên tập các loại sách khác là chỉ cần biên tập phần tiếng Việt,bản thảo sách ngoại văn cần được biên tập phần tiếng Việt trước và sau đó biên dịchphần tiếng nước ngoài Bởi vậy, bản thảo sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế Giớiđược chia thành hai loại rõ ràng ứng với hai khâu trong công tác biên tập sách, đó là:Bản thảo tiếng Việt và bản thảo dịch:

Bản thảo tiếng Việt (hay còn gọi là bản thảo biên tập): được chia thành ba nhóm,

trong từng nhóm được xếp loại khác nhau tùy thuộc vào nội dung và thể loại:

Nhóm A: Là những bản thảo đã có sẵn được chia thành 4 loại gồm những đầu sách

đã được các nhà xuất bản trong nước hay ngoài nước in hoặc gửi các tác giả trong vàngoài nước gửi in, các văn kiện, văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước đã đượccông bố… chỉ cần giám định lại về tư tưởng, học thuật và đối tượng phục vụ, làm chúthích cần thiết Nhóm A được chia thành 4 loại như sau:

+ A0: Các tài liệu đã được các nhà xuất bản in thành sách hoặc chưa in nhưng đãđược cấp có thẩm quyền duyệt, các nghị quyết, các văn bản pháp luật, các văn kiện…của Đảng và Nhà nước, đã được công bố (trong hoặc ngoài nước), không phải sửa chữa

gì, chỉ biên tập chữ nghĩa, hoặc lược bỏ và làm các chú thích cần thiết cho phù hợp vớiđối tượng phục vụ

+ A1: Có sự tham gia biên tập một phần, cắt bớt nội dung, chữa chữ nghĩa, làm cácchú thích cần thiết để phù hợp với đối tượng phục vụ

+ A2: Có biên tập nhiều và làm nhiều chú thích, thay đổi bố cục sách và bổ sungnhiều tài liệu để phù hợp với đối tượng phục vụ

Trang 19

+ A3: Có sự tham gia biên tập toàn bộ và sửa chữa nhiều, thay đổi bố cục sách và

bổ sung nhiều tài liệu để phù hợp với đối tượng phục vụ

Nhóm B: Là những bản thảo đã có sẵn, nhưng nằm tản mạn, phải tìm kiếm, chọn

lọc Việc sưu tầm, chọn lọc có thể do biên tập viên làm hoặc cộng tác viên thực hiện.Nhóm B được chia thành 3 loại:

+ B1: Các văn bản đã được in trên các loại hình xuất bản (sách, báo, tài liệu lưuhành nội bộ…), biên tập viên tuyển chọn và tập hợp theo chủ đề nêu trong đề cương,

có biên tập, làm các chú thích hoặc giải thích cần thiết cho phù hợp với đối tượng phụcvụ

+ B2: Các tài liệu đã có sẵn, nhưng tản mạn phải lên đề cương sưu tầm và nghiêncứu các văn bản, tài liệu, sách của nước ngoài đã đề cập hoặc xuất bản liên quan đếnnội dung đề tài phải thực hiện

+ B3: Tài liệu khó kiếm, phải dành nhiều thời gian sưu tầm, đọc nhiều tài liệu trong

và ngoài nước để có cơ sở biên tập Biên tập viên dành nhiều công sức để biên tập loạisách này và nâng cao chất lượng bản thảo

Nhóm C: Là những bản thảo do chính biên tập viên chủ động tổ chức biên soạn.

Nhóm này được chia thành 3 loại:

+ C1: Biên tập viên không tham gia chọn cộng tác viên Công việc chính là theodõi, đôn đốc, hướng cộng tác viên đi đúng đề cương sách, đọc và hoàn chỉnh bản thảo,làm chú thích, tham gia biên tập và sửa chữa sau khi trao đổi với cộng tác viên nếucộng tác viên đồng ý

+ C2: Biên tập viên tự đề xuất đề tài, xây dựng đề cương, tuyển chọn cộng tác viên

và hướng dẫn cộng tác viên thực hiện biên soạn (tùy theo từng loại sách) Tất cả côngđoạn tiếp sau khi cộng tác viên trả bản thảo, biên tập viên tổ chức hoàn chỉnh tiếp nhưđối với loại C1

+ C3: Công việc được tổ chức theo như các công đoạn nêu ở loại C2, nhưng docộng tác viên chưa thực hiện đúng yêu cầu nêu trong đề cương, biên tập viên phải sửachữa nhiều, thậm chí phải tự biên soạn lại để cho bản thảo đứng được và được sử dụng.Phần việc này biên tập viên được hưởng công đóng góp và hưởng phần chênh lệch sau

Trang 20

khi bản thảo được đánh giá xếp loại trên cơ sở hệ số K Trong trường hợp này, biên tậpviên có thể được đứng tên đồng tác giả, nếu tác giả nguyên bản chấp nhận.

Bản thảo dịch (hay còn gọi là bản thảo tiếng nước ngoài): Bản thảo này được chia

thành 5 loại:

Loại I: Nội dung rõ ràng, dễ hiểu, từ ngữ và văn phong đơn giản, viết gọn, mạch

lạc như các loại niên biểu, tin tức các loại, các bài tường thuật…

Loại II: Sách có nội dung bao hàm những khái niệm trừu tượng, lý luận, từ ngữ cần

chính xác, nhưng văn phong chưa phức tạp, như các bài xã luận, văn kiện hội nghị,bình luận, chuyên đề chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật…

Loại III: Nội dung cao, tế nhị, khó diễn tả, như các bài lý luận chính trị, quân sự,

kinh tế, hoặc nội dung không phức tạp lắm nhưng từ ngữ phong phú, tế nhị, văn phongsinh động như các bài xã luận, bình luận cao, phóng sự hay hồi ký, chuyện kể…

Loại IV: Tài liệu có nội dung văn học, từ ngữ phong phú, văn phong tế nhị, dịch

nhiều chỗ phải công phu tìm tòi, tra cứu

Loại V: Các tác phẩm thuộc thể loại thơ ca và các bản thảo đặc biệt.

2.1.2 Vị trí, vai trò của kế hoạch đề tài sách ngoại văn

Đối với bất cứ loại sách nào, công tác kế hoạch đề tài đều là khâu mở đường tronghoạt động biên tập – xuất bản, sách ngoại văn cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó Khâu

kế hoạch đề tài đối với sách ngoại văn được thực hiện một cách chặt chẽ, có sự giámsát tích cực của cơ quan chủ quản Vị trí, vai trò của kế hoạch đề tài sách ngoại vănđược thể hiện thông qua các khía cạnh như sau:

2.1.2.1 Quá trình xác lập kế hoạch đề tài sách ngoại văn là quá trình thể hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản Thế Giới

Quá trình này cần phải quán triệt định hướng công tác xuất bản của Đảng và phảibám sát thực hiện đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước Đây là căn cứ quantrọng nhất, quyết định nhất, nêu lên bản chất của một nhà xuất bản Bởi nếu không cónhững điều kiện tiên quyết như thế này, các nhà xuất bản nói chung đều sẽ chỉ chạytheo mục tiêu kinh tế mà đánh mất đi mục tiêu văn hóa của mình Từ đó, công tác kế

Trang 21

hoạch đề tài quy định những thuộc tính và bản chất của nhà xuất bản, mỗi nhà xuất bản

có chức năng, nhiệm vụ khác nhau thì có những kế hoạch đề tài khác nhau

Với nhà xuất bản Thế Giới, chức năng, nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao cho

là tuyên truyền đối ngoại bằng sách báo ngoại văn thì kế hoạch đề tài của nhà xuấtbản Thế Giới phải được tập trung nghiên cứu vào đời sống xã hội, chính trị, thờicuộc, lịch sử, địa lý, pháp luật, văn hóa – văn nghệ, kinh tế - tài chính, khoa họccông nghệ, dân tộc…của Việt Nam để giới thiệu đến người nước ngoài, Việt kiều

và những người Việt muốn học tiếng nước ngoài Từ đó cho ta thấy, sản phẩm chủyếu của đơn vị xuất bản này sẽ là sách ngoại văn Bởi vậy, việc xây dựng kế hoạch

đề tài sách báo ngoại văn là quá trình thể hiện rõ nhất chức năng, nhiệm vụ củanhà xuất bản Thế Giới

Như vậy, vị trí, vai trò của công tác kế hoạch đề tài sách ngoại văn thể hiện rất

rõ chức năng, nhiệm vụ truyền bá thông tin đối ngoại của nhà xuất bản Thế Giới

2.1.2.2 Quá trình xác lập kế hoạch đề tài thể hiện tính khoa học, tự chủ, tự giác của nhà xuất bản Thế Giới

Tính khoa học: Quá trình xác lập và xây dựng kế hoạch đề tài được thực hiện

từ trí tuệ, kinh nghiệm của tập thể biên tập viên và biên dịch viên Đối với các nhàxuất bản khác, việc xác lập và xây dựng kế hoạch đề tài mang tính chất cá nhânnhiều hơn, bởi mỗi đề tài lại được xây dựng bởi một biên tập viên Tuy nhiên, vớinhà xuất bản Thế Giới, việc xây dựng kế hoạch đề tài cần được kết hợp trí tuệ giữabiên tập viên lẫn biên dịch viên Bên cạnh đó, tính khoa học còn được thể hiệnthông qua việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, tình hình chính trị - xã hội, cũngnhư thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản

Tính tự chủ (hành động): Các biên tập viên nhà xuất bản Thế Giới luôn chủ

động đề xuất các kế hoạch đề tài cũng như chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt nhân lực lẫn

nguồn lực Điều này cho thấy nhà xuất bản không hề bị động và phụ thuộc Quy chế Quản lý, lao động và định mức nhà xuất bản Thế Giới đã quy định rõ, mỗi

biên tập viên trong nhà xuất bản một năm phải đề xuất được 3 đề tài được chấp

Trang 22

nhận đưa vào sản xuất Nếu không làm được định mức này coi như chưa hoànthành trách nhiệm cá nhân và phải chịu trách nhiệm trước tập thể

Tính tự giác (ý thức): Khi xây dựng kế hoạch đề tài, các biên tập viên và biên

dịch viên đã ý thức được tầm quan trọng cũng như tính tất yếu của mỗi đề tài mìnhđang hướng đến Với công tác xây dựng đề tài sách ngoại văn, các biên tập viên vàbiên dịch viên không chỉ ý thức được với nghề nghiệp của mình mà còn ý thứcđược với tầm quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước

2.1.2.3 Kế hoạch đề tài mở đầu cho quy trình làm sách

Mọi hoạt động, định hướng dài hạn hay ngắn hạn của nhà xuất bản đều phảixuất phát từ khâu kế hoạch đề tài Khâu kế hoạch đề tài tại nhà xuất bản Thế Giớitrở thành căn cứu để nhà xuất bản tổ chức phân công đội ngữ biên tập viên, biêndịch viên, cộng tác viên tác giả, cộng tác viên dịch giả và cộng tác viên hiệu đính.Đồng thời, đây là cơ sở để chuẩn bị về mặt vật tư, tài chính, xây dựng các chiếnlược in ấn, phát hành, kinh soanh… Có thế khẳng định rằng, khâu mở đầu nếu cóchất lượn thì các khâu tiếp theo sẽ có hiệu quả và ngược lại

2.1.2.4 Kế hoạch đề tài sách ngoại văn là công cụ quản lý hoạt động xuất bản quan trọng của nhà xuất bản Thế Giới

Kế hoạch đề tài sách ngoại văn là công cụ quản lý trực tiếp điều hành việc kinhdoanh và sản xuất của nhà xuất bản Thế Giới Bởi với tôn chỉ, mục đích hoạt độngcủa mình, việc đề suất những đề tài sách ngoại văn là chủ yếu sẽ thể hiện trình độcũng như năng lực của từng cá nhân trong đơn vị xuất bản Từ đó khâu kế hoạch

đề tài sách ngoại văn sẽ góp phần xây dựng thương hiệu, xây dựng vị thế của nhàxuất bản trên thị trường sách nói chung và thị trường sách ngoại văn nói riêng

2.1.3 Nội dung và các bước xây dựng kế hoạch đề tài sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế Giới

2.1.3.1 Nội dung kế hoạch đề tài sách ngoại văn

Lập kế hoạch đề tài sách ngoại văn tại nhà xuất bản Thế Giới là quá trình phát hiện

và hoàn chỉnh ý tưởng xuất bản sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế Giới trong một

Trang 23

thời gian cụ thể Kế hoạch đề tài của sách ngoại văn cần được thiết lập dựa trên nhữngnội dung cụ thể như sau:

Xác định nội dung và hình thức của xuất bản phẩm ngoại văn sắp xuất bản:

Nội dung: Bao gồm tất cả thông tin tiếng Việt chứa đựng trong xuất bản phẩm nhưsau: kết cấu (thể hiện rõ ràng trong mục lục); chủ đề, tư tưởng của tác phẩm (sách báongoại văn là sách báo ngoại giao của nước ta, bởi vậy các biên tập viên và biên dịchviên không chỉ là những người “gác cổng” tri thức mà còn là người “gác cổng” ngoạigiao); khái quát nội dung chính của tác phẩm và đặc điểm của tác phẩm

Hình thức: Cũng giống các loại sách khác, hình thức của một xuất bản phẩm ngoạivăn cần được xác định rõ các điểm như sau: tên sách; tác giả; khổ sách; trang in; kiểuchữ; kiểu đóng bìa; thời gian ra sách; giá bán; kênh phát hành

Đưa ra dự đoán thị trường:

Phân tích và cung cấp tình hình nhu cầu của độc giả: Đưa ra được bản thống kê quy

mô dối tượng độc giả của sách ngoại văn nói chung và cuốn sách ngoại văn đang được

đề xuất nói riêng; Đưa ra được bản thống kê về tình hình độc giả thực tế và độc giảtiềm năng thông qua việc nghiên cứu những bộ sách thuộc tủ sách ngoại văn trước đócủa nhà xuất bản Thế Giới

Dự đoán tình hình xuất bản phẩm cùng loại trên thị trường: nhà xuất bản Thế Giớihiện nay không còn giữ thế độc quyền sách báo ngoại văn, bởi vậy trên thị trường córất nhiều đơn vị xuất bản đưa ra thị trường các xuất bản phẩm ngoại văn Từ đó, việcphân tích, so sánh các xuất bản phẩm ngoại văn đã có trên thị trường, so sánh số lượng

in, nội dung cơ bản, đưa ra những đặc điểm chủ yếu, khả năng tiêu thụ của chúng trênthị trường là việc làm cần thiết để đưa ra những dự báo chính xác cho khả năng tồn tạicủa mỗi xuất bản phẩm trên thị trưởng

Phân tích tính đặc sắc của đề tài: Sách ngoại văn là loại sách sẽ được đưa ra thịtrường nước ngoại, đến tay độc giả nước ngoài, bởi vậy tính đặc sắc của đề tài phải phùhợp với trình độ dân trí, hoàn cảnh sinh sống và phong tục tập quán của từng nơi trênThế Giới

Trang 24

Phương án thực hiện đề tài:

Lựa chọn cộng tác viên: Đối với sách ngoại văn, việc lựa chọn cộng tác viên sẽ cónhững điểm khác biệt so với các loại sách sách khác Cộng tác viên của loại sách nàybao gồm: cộng tác viên tác giả, cộng tác viên dịch giả và cộng tác viên hiệu đính Vớibản thảo nhóm C, các biên tập viên cần tổ chức kế hoạch đề tài và cần phải có đầy đủ

ba loại cộng tác viên này Còn với bản thảo nhóm A và nhóm B chỉ cần cộng tác viêndịch giả và cộng tác viên hiệu đính

Xây dựng bảng tiến độ thời gian thực hiện: Trong bản tiến độ thời gian thực hiệncần phải nếu rõ thời gian đưa bản thảo cho dịch giả, thời gian đưa bản thảo cho banngữ, thời gian nộp lại bản thảo cho trưởng ban, thời gian đưa in, thời gian ra sách

Kế hoạch tuyên truyền: Yêu cầu tuyên truyền cho ra sách trong các giai đoạn khácnhau, cùng với đó là phương thức tuyên truyền Đối với sách ngoại văn, việc tuyêntruyền quảng bá sách sẽ khó khăn hơn các loại sách khác Nhà xuất bản chủ yếu tuyêntruyền nhờ các đại sứ quán tại các nước, tuyên truyền tại các hội chợ, triển lãm sáchquốc tế…

Chiến lược kinh doanh: Từ đặc điểm của sách ngoại văn nói cung và của từng đề tàinói riêng, các biên tập viên phải nêu kiến nghị về chiến lược kinh doanh như: chiếnlược tiếp thị, chiến lược giá bán, xúc tiến bán hàng…

2.1.3.2 Các bước xây dựng kế hoạch đề tài sách ngoại văn

Xây dựng kế hoạch đề tài của sách ngoại văn được thực hiện chặt chẽ qua bốnbước: Thông báo xây dựng kế hoạch, luận chứng kế hoạch đề tài, xây dựng đề cương

đề tài, quyết định và phê chuẩn kế hoạch đề tài

Trang 25

Bảng 2.1: Các bước xây dựng kế hoạch đề tài sách ngoại văn

Bước 1: Thông báo

cương đề tài

Bao gồm đầy đủ thông tin về nội dung, hình thức của xuất bảnphẩm sắp được xuất bản, phương án thực hiện đề tài, cũngnhư đưa ra được những dự đoán về thị trường tiêu thụ

2.1.4 Công tác bản quyền sách ngoại văn

2.1.4.1 Phân loại bản quyền sách ngoại văn

Khác với các loại sách thông thường, sách dịch nói chung và sách ngoại văn nóiriêng bao gồm hai loại bản quyền: Bản quyền bản gốc và bản quyền bản dịch Đây làđiểm đặc biệt đối với sách dịch cũng như sách ngoại văn, điều đó tạo nên tính đặc thùcho hoạt động mua bản quyền sách dịch, trong đó có sách ngoại văn của nhà xuất bản.Như chúng ta đã biết, mỗi tác phẩm dịch là một sự tái sáng tạo mang phong cách riêngcủa dịch giả và thậm chí, đối với một số tác phẩm, dịch giả còn được coi là đồng tácgiả của tác phẩm đó Bởi vậy, việc bảo hộ quyền dịch giả là điều tất lẽ và chúng ta cầnphân biệt rõ ràng hai loại bản quyền này của sách ngoại văn như sau:

Bản quyền bản gốc sách được hiểu là việc bảo vệ các tác phẩm khoa học, vănchương dù đã được xuất bản hay còn ở dạng bản thảo với ngôn ngữ nguyên bảncủa nó Sách ngoại văn có những điểm khác biệt so với sách dịch xuôi thôngthường trong công tác mua bản quyền bản gốc Nếu như, việc mua bản quyền bản

Trang 26

gốc sách dịch xuôi phải được thực hiện thông qua quốc tế thì sách dịch ngượcđược mua bản quyền bản gốc một cách đơn giản và dễ dàng hơn Bởi các tác giả làngười Việt Nam, việc thực hiện mua bản quyền sẽ tuân theo Luật Xuất bản 2012,Luật Sở hữu trí tuệ 2009 và Nghị định số 18/2014/NĐ-CP của Chính phủ

Bản quyền bản dịch sách được hiểu là việc bảo vệ các tác phẩm khoa học, vănchương dù đã được xuất bản hay còn ở dạng bản thảo khi được chuyển từ ngôn ngữgốc sang ngôn ngữ khác Tác phẩm dịch thuộc loại hình tác phẩm phái sinh Nódiễn đạt lại tác phẩm một cách trung thành và chân thực, kể cả nội dung lẫn phongcách thông qua hoạt động chuyển đổi ngôn ngữ Quyền tác giả được trao cho cácdịch giả, để thừa nhận lao động sáng tạo của họ trong việc chuyển đổi tác phẩm từngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác Tuy nhiên, việc dịch tác phẩm không đượcxâm hại đến các quyền tác giả của tác phẩm được dịch Việc dịch tác phẩm phảituân theo sự cho phép, vì quyền dịch tác phẩm là một loại quyền độc quyền thuộcquyền làm tác phẩm phái sinh trong quyền tài sản của chủ thể nắm giữ quyền tácgiả Việc thực hiện mua bản quyền dịch phụ thuộc vào chất lượng từng bản dịch

và quy chế riêng của nhà xuất bản Thế Giới

2.1.4.2 Phương thức mua bản quyền

Như đã nêu ở trên, bản thảo sách ngoại văn có hai nguồn chính: một là, dịch từnhững tác phẩm đã xuất bản; hai là, dịch từ những bản thảo lai cảo hoặc đặt viết.Bởi vậy, việc mua bản quyền sách cũng được chia theo hai phương thức

Trước hết, nhuận bút đối với xuất bản phẩm căn cứ vào thể loại, chất lượng, sốlượng tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trong khung nhuận bút dưới đây:

Trang 27

8 Sách nghiên cứu lý luận về chính trị, văn hóa, xã hội, giáo

II Xuất bản phẩm thuộc loại phóng tác, cải biên, chuyển thể,

sưu tầm, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển 5 - 10%III Xuất bản phẩm thuộc loại dịch

2 Dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (trừ truyện tranh) 6 - 12%

3 Dịch từ một ngôn ngữ nước ngoài sang một ngôn ngữ nước

3 Dịch từ tiếng Việt sang tiếng các dân tộc thiểu số ở Việt 12 - 15%

Trang 28

( Nguồn: Nghị định số 61/2002/NĐ-CP của Chính phủ về Chế độ nhuận bút)

Đối với bản gốc, những tác giả có sách đã xuất bản, tiền bản quyền sẽ đượctính % theo hai cách: Theo đơn giá sách tiếng Việt hoặc theo đơn giá sách ngoạingữ ( tùy thuộc vào lựa chọn của tác giả) Công thức tính như sau:

Nhuận bút (đã XB) = Tỷ lệ % x (Đơn giá sách x số lượng bản in)

Trong đó: + Tỷ lệ phần trăm (%) là tỷ lệ trả nhuận bút

+ Đơn giá sách: Có thể là đơn giá sách tiếng Việt hoặc có thể là đơngiá sách ngoại ngữ

+ Số lượng bản in: Ở đây là số lượng bản in sách ngoại ngữĐối với các tác giả xuất bản đặt viết, tiền bản quyền được tính trọn gói vớiphương thức mua hoàn toàn Theo hợp đồng, nhà xuất bản phải ký kết với đại diệnpháp nhân của tác giả về lượng sách sẽ in, giá dự trù của cuốn sách… Và dựa vào

đó cùng với căn cứ cách tính nhận bút trong Nghị định số 18/2014/NĐ-CP củaChính phủ, đối tác sẽ tính giá bản quyền Cách tính giá bản quyền được cụ thể hóatheo công thức như sau:

Nhuận bút = Tỷ lệ % x Giá bán lẻ xuất bản phẩm x Số lượng in

Trong đó: + Tỷ lệ phần trăm (%) là tỷ lệ trả nhuận bút

+ Giá bán lẻ xuất bản phẩm là giá tiền in ở cuối trang bìa 4 hoặc giábán lẻ ghi trên hóa đơn bán xuất bản phẩm (đối với xuất bản phẩm không ghi giábán) vào thời điểm thanh toán trả tiền nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở quyền tácgiả

Trang 29

+ Trường hợp sau đó giá bán lẻ thay đổi, nếu không có thỏa thuậnkhác được ghi trong hợp đồng sử dụng xuất bản phẩm, giá bán lẻ để tính nhuận bútvẫn giữ nguyên

+ Số lượng in là số lượng ghi trong hợp đồng sử dụng tác phẩm

Đối với việc mua bản quyền dịch ngữ, nhà xuất bản mua bản quyền của ngữnào thì trả tiền cho ngữ đấy thông qua giao dịch trực tiếp với dịch giả, gia đìnhdịch giả hoặc người nắm giữ bản quyền của dịch giả Cách thanh toán cho dịch giảcủa nhà xuất bản Thế Giới được thể hiện cụ thể thông qua số chữ của bản gốc:

Bảng 2.3: Đơn giá dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài của nhà xuất bản Thế Giới

Loại bản thảo dịch Hệ số Đơn giá dịch từ tiếng Việt sang tiếng

Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu cộng tác viên giai đoạn 2005 – 2014 của nhà xuất bản Thế Giới

Trang 30

2.2.1.2 Nội dung và kỹ năng công tác cộng tác viên tác giả

Đối với nhà xuất bản Thế Giới, khoảng 30% sách ngoại văn được xuất phát từ bảnthảo lai cảo hoặc đặt viết Còn lại là những bản thảo sưu tầm từ những tác phẩm đãđược xuất bản hoặc từ những tác phẩm được tập hợp lại và sắp xếp để dịch Bởi vậy,lượng cộng tác viên tác giả đến với nhà xuất bản Thế Giới cũng chiếm một số lượngkhá lớn Một số tác giả tên tuổi trở thành cộng tác viên thân thuộc của nhà xuất bảnThế Giới như GS Phan Huy Lê; nhà khảo cổ học, nhà nghiên cứu văn hóa Việt NamNgô Văn Doanh; GS Đặng Nghiêm Vạn; họa sĩ Trần Khánh Chương; nhiếp ảnh giaNguyễn Văn Cự…

Trang 31

Đối với cộng tác viên nhà xuất bản đặt viết, quy trình công tác cộng tác viên tác giả

được thực hiện theo 3 bước như sau:

Lựa chọn cộng tác viên tác giả: Việc lựa chọn cộng tác viên tác giả của nhà xuất

bản Thế Giới cũng giống với các nhà xuất bản khác Trước hết là những tác giả “ruột”

của nhà xuất bản, gắn bó lâu năm với nhà xuất bản Sau đó là việc lựa chọn ra tác giả

phù hợp với đề tài mà người biên tập viên đã xây dựng trước đó Đặc biệt, người việc

lựa chọn những cộng tác viên tác giả dày dặn kinh nghiệm viết sách, nhà xuất bản Thế

Giới luôn chú ý đến những tác giả trẻ tuổi có trình độ chuyên môn cao và có khả năng

về ngoại ngữ

Tổ chức cộng tác viên tác giả: Sau khi chọn lựa được cộng tác viên phù hợp với đề

tài của mình, biên tập viên sẽ gặp gỡ và trao đổi với cộng tác viên tác giả để thỏa thuận

về đề tài đặt viết Nếu cộng tác viên đồng ý, biên tập viên và cộng tác viên cùng thỏa

thuận về việc xây dựng đề cương sách Sau đó, tác giả sẽ được viết thử một phần của

đề cương sách đã được lập Nếu đạt yêu cầu, tác giả tiến hành sáng tác với sự tham

mưu của biên tập viên

Bồi dưỡng, giúp đỡ các cộng tác viên trong quá trình sáng tác: Nhà xuất bản Thế

Trang 32

qua Hội nghị gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm cộng tác viên tác giả Đây là hoạt động ý

nghĩa của nhà xuất bản Thế Giới nhằm trao đổi trực tiếp với các tác giả về kế hoạchxuất bản sách ngoại văn hàng năm và những phương hướng ngoại giao mới của Đảng

và Nhà nước ta Đồng thời, đây là hoạt động nhằm tri ân những cộng tác viên thânthuộc của nhà xuất bản Bên cạnh đó, ban lãnh đạo của nhà xuất bản luôn yêu cầu biêntập viên phải có kỹ năng gặp gỡ, giao lưu, trao đổi trực tiếp với tác giả

Đối với cộng tác viên tác giả có bản thảo lai cảo, bản thảo thường đã được dịch ratiếng nước ngoài, quy trình làm sách sẽ được rút ngăn Chỉ cần đưa bản thảo hiệu đính

và biên dịch Nếu bản thảo phù hợp với những yêu cầu của nhà xuất bản, không viphạm những lỗi nhạy cảm thì bản thảo sẽ được đưa đi biên tập kỹ - mỹ thuật, in ấn vàphát hành Đây cũng sẽ là nguồn để tìm ra những cộng tác viên tác giả mới, có năngkhiếu và trình độ cho kho tư liệu về tác giả của nhà xuất bản

2.2.2 Cộng tác viên dịch giả

2.2.2.1 Khái niệm

Cộng tác viên dịch giả là người trực tiếp thực hiện việc chuyển đổi nội dung thôngtin từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích, sao cho bản dịch vừa phải mang tính sáng tạođặc thù vừa phải kế thừa nguyên tác

2.2.2.2 Tiêu chuẩn của dịch giả sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế Giới

Cộng tác viên dịch giả phải là người hiểu được toàn bộ ý và nghĩa của tiếng Việt.Đồng thời phải có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ dịch cũng nhưhiểu rõ về hai nền văn hóa

Phải chuyển tải được gần như trọn vẹn nội dung tác phẩm sang ngôn ngữ dịch Hạnchế một cách tối đa sự thêm bớt vào tác phẩm trừ khi theo hướng có lợi cho tác phẩm

Có lập trường tư tưởng vững vàng để tránh những vấn đề nhạy cảm xã hội, chính trịcũng như các lỗi nhạy cảm ngoại giao Đồng thời kết hợp cùng biên tập viên và biêndịch viên tránh rơi vào tình trạng vô tình trở thành “tay sai” cho những thế lực phảnđộng

Trang 33

Ngoài kiến thức về ngôn ngữ, khả năng ngoại ngữ, dịch giả còn phải đáp ứng cơbản những yêu cầu về kiến thức chuyên ngành

2.2.2.3 Quy trình dịch thuật

Khi dịch một văn bản tiếng Việt ra tiếng nước ngoài, bất cứ cộng tác viên dịch giảnào cũng cần tuân thủ theo bốn bước tuần tự như sau:

- Phân tích nguyên bản trong ngôn ngữ nguồn (Source Language) để “hiểu” thật

rõ tác giả “muốn nói” gì

- Xoá cách ngôn từ hoá của nguyên bản (Deverbalisation of the text)

- Phân tích những đặc trưng trong nội dung và hình thức của nguyên bản (qua mộtsiêu ngôn ngữ ước định)

- Tái ngôn từ hoá bằng ngôn ngữ đích để có được một văn bản tương đương vớinguyên bản (Reverbalisation in the Target Language so that the text obtained would beequivalent to that written in the Source Language)

2.2.2.3 Phân loại nguồn dịch giả

Nhà xuất bản Thế Giới có ba nguồn dịch thuật như sau: Trung tâm dịch thuật và tưvấn du lịch văn hóa – nhà xuất bản Thế Giới, Đội ngũ cộng tác viên dịch giả trong vàngoài nước, Đội ngũ biên dịch viên của nhà xuất bản

Trung tâm dịch thuật và tư vấn du lịch văn hóa

Nhà xuất bản Thế Giới thành lập riêng cho mình một đơn vị dịch thuật với đội ngũdịch giả đông đảo và dày dặn kinh nghiệm Đơn vị ấy chính là Trung tâm dịch thuật và

tư vấn du lịch văn hóa – một đơn vị kinh doanh nằm trong nhà xuất bản, chấp hành mọiluật lệ mà Nhà nước quy định và quy chế của nhà xuất bản Thế Giới Trung tâm dịchthuật là đơn vị tập hợp nhiều dịch giả, nhận dịch tất cả các tài liệu, bản thảo của nhàxuất bản với nội dung và hình thức đã được biên tập bởi các biên tập viên Ban tiếngViệt Đồng thời, đây cũng là nơi tìm kiếm và tổ chức các cộng tác viên dịch giả nếucần thiết

Đặc điểm hoạt động của Trung tâm dịch thuật thuộc nhà xuất bản Thế Giới:

Trang 34

Chuyên viên dịch thuật và cộng tác viên dịch giả: Ngoài kỹ năng ngoại ngữ chuyên

biệt tất yếu, chuyên viên dịch thuật, cộng tác viên dịch giả của Trung tâm đều phải cóchuyên môn thứ hai, và chỉ được dịch tài liệu các lĩnh vực đúng chuyên môn của mình.Điều này đảm bảo bản dịch được chuyển tải không chỉ đúng ngữ pháp mà còn đượcngôn ngữ hoá, thuật ngữ hóa chuẩn nhất Trung tâm có thể đảm nhận dịch đa ngôn ngữnhư: Anh, Pháp, Nga, Hán, Hàn, Nhật, Tây Ban Nha, Ý… với đa chuyên ngành khácnhau tùy thuộc vào nội dung của từng bản thảo đề cập đến như: khoa học – kỹ thuật,văn hóa – xã hội, kinh tế - tài chính, pháp luật, chính trị, du lịch…

Từ điển, tài liệu chuyên ngành: Là những công cụ không thể thiếu được trong qui

trình dịch thuật Trung tâm có đầy đủ các loại từ điển, từ liệu và sách báo thuộc mọilĩnh vực khoa học, kinh tế, y học, xây dựng, pháp luật, chính trị…đóng vai trò quantrọng trong nâng cao tri thức chuyên ngành cho chuyên viên dịch thuật, giúp cho họ cókhả năng dịch thuật các lĩnh vực phong phú, đa dạng, tài liệu chuyên ngành hẹp Từđiển, tài liệu chuyên ngành của Trung tâm được cập nhật liên tục, bảo đảm cung cấpcho chuyên viên dịch thuật, cộng tác viên những sách công cụ cần thiết trong mọi lĩnhvực, để đạt được chất lượng cao nhất cho sách dịch

Công nghệ kỹ thuật: Ngoài yếu tố con người, Trung tâm còn tận dụng triệt để công

nghệ kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhất như các phần mềm ngôn ngữ, chuyên ngành, phầnmềm hỗ trợ dịch thuật, từ điển online, hệ thống máy chủ nối mạng, nâng cao tốc độtruyền tải dữ liệu, cùng với thiết bị văn phòng hiện đại giúp người dịch làm việc đạthiệu quả và chất lượng cao nhất

Qui trình quản lý chặt chẽ: Trưởng phòng dịch thuật chịu trách nhiệm những sản

phẩm dịch thuật: xem xét về nội dung, đảm bảo sự chính xác của bản dịch cũng nhưhình thức trình bày văn bản , sau đó đóng dấu xác nhận của công ty

Đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài nước

Ngoài các chuyên viên dịch thuật và các dịch giả được mời bởi trung tâm dịchthuật, các biên tập viên và biên dịch viên sẽ xây dựng riêng cho mình một đội ngũ cộng

Trang 35

tác viên dịch giả thân thiết Đội ngũ cộng tác viên này có thể là người Việt Nam, cũng

có thể là người nước ngoài Trong quá trình dịch giả tiến hành dịch, biên tập viên vàbiên dịch viên luôn luôn phải theo sát để hỗ trợ cho dịch giả Ngoài những hỗ trợ vềchuyên môn và vật chất, các biên tập viên và biên dịch viên cần phải có những hỗ trợ

về mặt tinh thần đối với dịch giả

Đội ngũ biên dịch viên của nhà xuất bản.

Một điểm đặc biệt của nhà xuất bản Thế Giới đó là dịch giả xuất phát từ một biêndịch viên ban ngữ hoặc dịch giả trở thành biên dịch viên ban ngữ Từ trước tới nay, cácdịch giả của Việt Nam cũng chính là cán bộ của nhà xuất bản Thế Giới phải kể đếnnhững cái tên như: Nguyễn Kim Cương, Nguyễn Đức Quý, Nguyễn Khắc Viện,Nguyễn Hữu Ngọc, Mai Lý Quảng… Và hiện nay, những thế hệ dịch giả mới xuất thân

từ biên dịch viên của nhà xuất bản cũng đang vươn lên như Trần Đoàn Lâm – Giámđốc nhà xuất bản Thế Giới kiêm Giám đốc Trung tâm dịch thuật và tư vấn du lịch,Mạnh Tứ - dịch giả tiếng Tây Ban Nha, sau trở thành trưởng ban dịch tiếng Tây BanNha của nhà xuất bản Thế Giới, Phạm Trần Long – Trưởng phòng Biên dịch kiêm PhóGiám đốc nhà xuất bản Thế Giới

2.2.2.4 Đơn giá trả cho cộng tác viên dịch giả

Đơn giá trả cho mỗi cộng tác viên dịch giả dựa trên thỏa thuận đối với từng dự án

cụ thể (có thể điều chỉnh tăng lên hoặc hạ xuống tùy vào độ khó của văn bản dịch, thờigian dịch, và chất lượng bản dịch) Bên cạnh việc trả giá dịch thuật thì cộng tác viên

dịch giả còn được trả tiền bản quyền dịch như đã trình bày ở mục 2.1.4.

Riêng với biên dịch viên tại nhà xuất bản, định mức dịch được quy định cụ thể nhưsau:

Bảng 2.4: Định mức đơn giá dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài theo hệ số lương

của các biên dịch viên nhà xuất bản Thế Giới

Hệ số lương Định mức dịch từ tiếng Việt ra

Trang 36

tiếng nước ngoài (đ/trang A4)

Trang 37

đủ ba chữ Tín – Đạt – Nhã, cộng tác viên hiệu đính phải chỉnh sửa, gọt rũa lại cho đúngnghĩa và phù hợp với văn hóa của nước ngoài

2.2.3.2 Nội dung và kỹ năng công tác cộng tác viên hiệu đính

Mỗi cuốn sách ngoại văn của nhà xuất bản Thế Giới đều cần phải được hiệu đínhsau quá trình dịch Cộng tác viên hiệu đính của nhà xuất bản Thế Giới phải là ngườinước ngoài hoặc người Việt Nam giỏi ngoại ngữ Cộng tác viên hiệu đính là ngườinước ngoài tiêu biểu của nhà xuất bản Thế Giới phải kể đến chuyên gia người Mỹ bàLady Borton, bà Matha Hess, bà Elijabeth Hodgkil, chuyên gia người Pháp ông FracoisCorrez…Những chuyên gia hiệu đính người Việt tiêu biểu của nhà xuất bản Thế Giớihầu hết lại là những “đầu tàu” của nhà xuất bản Có thể kể đến những cái tên như:Đặng Thế Bính – người đã đóng góp rất nhiều cho phần Anh văn của nhà xuất bản;Nguyễn Khắc Viện – nguyên Giám đốc nhà xuất bản Thế Giới; Đỗ Sỹ - nguyên trưởngban tiếng Tây Ban Nha…

Đối với cộng tác viên hiệu đính là người nước ngoài, nhà xuất bản cần đặc biệt coitrọng Bởi lẽ, ngoài việc giữ mối thâm tình giữa cộng tác viên với nhà xuất bản, côngtác cộng tác viên được thực hiện một cách chỉn chu sẽ tạo dựng mối quan hệ ngoại giaotốt đẹp giữa nước ta với bạn bè quốc tế Bởi vậy mới nói, nhà xuất bản Thế Giới là “sứgiả kép”, vừa là sứ giả văn hóa của Việt Nam, vừa là sứ giả ngoại giao thầm lặng Cộng tác viên hiệu đính được hưởng nhiều quyền lợi Hiệu đính bản dịch sẽ đượcnhận từ 10 – 30% so với nhuận bút dịch (tùy thuộc vào dung lượng bản thảo) Ngoàiviệc trả tiền hiệu đính, nhà xuất bản sẽ có những đãi ngộ riêng như: Thường xuyênthăm hỏi, tổ chức đi chơi dã ngoại cho các cộng tác viên (trong đó có cộng tác viênhiệu đính), cử người đến thăm các cộng tác viên khi họ quay trở về đất nước của họ,thậm chí, người hiệu đính có quyền ghi tên vào tác phẩm để thấy rõ trách nhiệm của họđối với tác phẩm…

2.3 Công tác biên tập bản thảo

2.3.1 Biên tập bản thảo tiếng Việt

2.3.1.1 Tiếp nhận bản thảo từ tác giả nguyên bản

Ngày đăng: 06/08/2018, 17:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w