A. PHẦN MỞ ĐẦU Triết học Hy Lạp cổ đại là một di sản vĩ đại không chỉ của dân tộc Hy Lạp mà còn cả của nhân loại. Trong di sản ấy chứa rất nhiều điều bổ ích. Hơn thế, triết học Hy Lạp cổ đại còn chứa đựng mầm mống thế giới quan tồn tại cho đến ngày nay. Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại là lịch sử đấu tranh giữa đường lối Đêmôcrít và đường lối Platông. Những vấn đề đặt ra và giải quyết trước hết với đề tài trên là những vấn đề thế giới quan. Đó là hệ thống quan điểm, quan niệm con người về thế giới xung quanh, về bản thân con người, về vị trí cuộc sống con người trong thế giới đó cũng như những phương pháp luận về những nguyên tắc, nguyên lý chủ đạo mà con người tìm tòi, lựa chọn vận dụng để nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Triết học ra đời từ thời cổ đại từ đó đến nay triết học trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Trong quá trình phát triển đó, những khái niệm, đối tượng, vai trò, phương pháp luận của triết học cũng thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử. Thời cổ đại, khi mới bắt đầu có sự phân chia lao động chân tay và trí óc, tri thức loài người còn ít, chưa có sự phân chia giữa triết học và các khoa học khác thành các khoa học độc lập. Ở Trung hoa triết học gắn liền với vấn đề chính trị xã hội, ở Ấn độ gắn liền với tôn giáo, ở Hy lạp triết học gắn liền với tự nhiên và gọi là triết học tự nhiên, cũng vì vậy triết học nghiên cứu mọi lĩnh vực tri thức. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa về sau dẫn đến quan niệm triết học là khoa học của mọi khoa học. Thời kỳ này triết học đạt nhiều thành tựu rực rỡ, đặt nền móng về sau không chỉ đối với khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Triết học Hy Lạp được coi là đỉnh cao của nền văn minh cổ đại và một trong những điểm xuất phát của lịch sử triết học thế giới. Theo chữ Hy lạp triết học là philosophia, có nghĩa là yêu thích sự thông thái. Nhà triết học được coi là nhà thông thái, có khả năng nhận thức chân lý, làm sáng tỏ được sự vật. Về Triết học Hy Lạp cổ đại có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa trào lưu duy vật, duy tâm, biện chứng và siêu hình, hữu thần và vô thần. Trong đó, điển hình là cuộc đấu tranh giữa trào lưu duy vật của Đêmôcrit và trào lưu duy tâm của Platon. Để hoàn thiện tư duy lý luận xây dựng đất nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội thì chúng ta cần thiết nghiên cứu toàn bộ triết học trước đó đặc biệt là triết học Hy lạp cổ đại và đường lối Đêmôcrít. Người đã đặt nền móng cho triết học chủ nghĩa duy vật, đã đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của khoa học với đỉnh cao là chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
Triết học Hy Lạp cổ đại là một di sản vĩ đại không chỉ của dân tộc Hy Lạp mà còn cả của nhân loại Trong di sản ấy chứa rất nhiều điều bổ ích Hơn thế, triết học Hy Lạp cổ đại còn chứa đựng mầm mống thế giới quan tồn tại cho đến ngày nay
Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại là lịch sử đấu tranh giữa đường lối Đêmôcrít và đường lối Platông Những vấn đề đặt ra và giải quyết trước hết với đề tài trên là những vấn đề thế giới quan Đó là hệ thống quan điểm, quan niệm con người về thế giới xung quanh, về bản thân con người, về vị trí cuộc sống con người trong thế giới đó cũng như những phương pháp luận về những nguyên tắc, nguyên lý chủ đạo mà con người tìm tòi, lựa chọn vận dụng để nhận thức và trong hoạt động thực tiễn
Triết học ra đời từ thời cổ đại từ đó đến nay triết học trải qua nhiều giai đoạn phát triển Trong quá trình phát triển đó, những khái niệm, đối tượng, vai trò, phương pháp luận của triết học cũng thay đổi theo từng giai đoạn lịch
sử Thời cổ đại, khi mới bắt đầu có sự phân chia lao động chân tay và trí óc, tri thức loài người còn ít, chưa có sự phân chia giữa triết học và các khoa học khác thành các khoa học độc lập Ở Trung hoa triết học gắn liền với vấn đề chính trị xã hội, ở Ấn độ gắn liền với tôn giáo, ở Hy lạp triết học gắn liền với
tự nhiên và gọi là triết học tự nhiên, cũng vì vậy triết học nghiên cứu mọi lĩnh vực tri thức Đây cũng là nguyên nhân sâu xa về sau dẫn đến quan niệm triết học là khoa học của mọi khoa học
Thời kỳ này triết học đạt nhiều thành tựu rực rỡ, đặt nền móng về sau không chỉ đối với khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Triết học Hy Lạp được coi là đỉnh cao của nền văn minh cổ đại và một trong những điểm xuất phát của lịch sử triết học thế giới Theo chữ Hy lạp triết học là philosophia, có nghĩa là yêu thích sự thông thái Nhà triết học được coi là nhà thông thái, có khả năng nhận thức chân lý, làm sáng tỏ được sự vật Về Triết học Hy Lạp cổ
Trang 2đại có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa trào lưu duy vật, duy tâm, biện chứng và siêu hình, hữu thần và vô thần
Trong đó, điển hình là cuộc đấu tranh giữa trào lưu duy vật của Đêmôcrit và trào lưu duy tâm của Platon Để hoàn thiện tư duy lý luận xây dựng đất nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội thì chúng ta cần thiết nghiên cứu toàn bộ triết học trước đó đặc biệt là triết học Hy lạp cổ đại và đường lối Đêmôcrít Người đã đặt nền móng cho triết học chủ nghĩa duy vật, đã đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của khoa học với đỉnh cao là chủ nghĩa duy vật biện chứng
Trang 3B PHẦN NỘI DUNG Chương I SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI 1.1 Điều kiện tự nhiên - xã hội và các đặc điểm cơ bản:
1.1.1 Điều kiện tự nhiên - xã hội:
Hy lạp cổ đại là quốc gia có khí hậu ôn hòa rộng lớn bao gồm miền nam bán đảo Bancang, miền ven biển tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở biển Êgiê Có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi với nhiều dãy núi ngang dọc, đồng bằng rộng lớn, trù phú phì nhiêu với vùng bờ biển phía đông khúc khuỷu với nhiều vịnh
và đảo thuận lợi cho ngành hàng hải phát triển giao thương với các nước Tiểu
Á và Bắc Phi
Hy Lạp cổ đại cũng bước qua những bước thăng trầm lịch sử cũng đấu tranh và phát triển; cũng chuyển từ thời đại đồ đồng sang đồ sắt từ đó năng suất lao động được tăng cao, của cải vật chất dồi dào cộng với điều kiện thuận lợi Hy Lạp cổ đại sớm trở thành quốc gia chiến hữu nô lệ có nền công thương nghiệp phát triển, có chế độ dân chủ có nền văn hóa phát triển rực rỡ lúc bấy giờ
Người Hy Lạp đã xây dựng nền văn minh vô cùng sán lạn với những thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực khác nhau Chúng là cơ sở hình thành nên văn minh phương tây hiện đại, vì vậy Ăngghen đã nhận xét: “không có cơ sở văn minh Hy Lạp và Đế quốc La Mã thì không có nền văn minh Châu Âu hiện đại được” Người Hy Lạp đã để lại một kho tàng thần thoại rất phong phú, những tập thơ chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn, phản ánh cuộc sống sôi động, lao động bền bỉ, cuộc đấu tranh kiên cường chống lại tự nhiên – xã hội…của người Hy lạp
Về nghệ thuật, Người Hy lạp đã để lại các công trình kiến trúc điêu khắc, hội họa có giá trị, về luật pháp đã xây dựng một nền pháp luật và thực hiện khá nghiêm ở thành bang Aten, về thành tựu toán học, thiên văn, vật lý được các nhà khoa học như Talet, Pytago, Ácximet, ƠcLit … sớm phát hiện ra đặc biệt Người Hy lạp để lại một di sản triết học đồ sộ và sâu sắc
Trang 41.1.2 Những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại:
Triết học Hy Lạp được coi là đỉnh cao của nền văn minh cổ đại và một trong những điểm xuất phát của lịch sử triết học thế giới Nền triết học này có những đặc điểm sau:
Một là: Triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị Nó là công cụ của giai cấp này duy trì trật tự xã hội và củng cố vai trò thống trị của mình
Hai là trong triết học Hy Lạp cổ đại có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa trào lưu duy vật, duy tâm, biện chứng và siêu hình, hữu thần và vô thần Trong đó, điển hình là cuộc đấu tranh giữa trào lưu duy vật của Đêmôcrit và trào lưu duy tâm của Platon, giữa trường phái siêu hình của Pácmênit và trường phái biện chứng của Hêcraclit
Ba là triết học Hy lạp cổ đại gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về lĩnh vực khác nhau nhằm xây dựng bức tranh về thế giới như một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật hiện tượng xảy ra trong nó Do trình độ nhận thức, phân tích tự nhiên chưa đạt trình độ chưa sâu sắc, chưa đi sâu vào bản chất sự vật, mà nó chỉ nghiên cứu tự nhiên trong tổng thể để dựng nên bức tranh tổng quát về thế giới Vì vậy các nhà triết học đồng thời là các nhà khoa học tự nhiên, họ quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên để rút ra kết luận triết học
Bốn là, triết học Hy Lạp cổ đại đã xây dựng nên phép biện chứng chất phác Các nhà triết học đã xây dựng phép biện chứng để nâng cao nghệ thuật hùng biện, để bảo vệ những quan điểm triết học của mình, để tìm chân lý Họ phát hiện ra phép biện chứng nhưng chưa trình bày chúng như một hệ thống
lý luận chặt chẽ
Năm là, triết học Hy Lạp coi trọng vấn đề con người Các nhà triết học
Hy lạp cổ đại đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về con người, cố lý giải linh hồn và thể xác, về đạo đức - chính trị - xã hội của họ Tuy còn nhiều bất đồng nhưng nhìn chung, các triết gia đều khẳng định con người là tinh hoa cao nhất của tạo hóa
Trang 5Chương 2: GIỚI THIỆU TRIẾT HỌC ĐÊMÔCRÍT VÀ PLATON 2.1 Giới thiệu triết học Đêmôcrít
2.1.1 Tiểu sử, tác phẩm, đường lối triết học Đêmôcrít
Đêmôcrit - nhà bác học toàn năng và nhà triết học duy vật lớn nhất của
Hy Lạp cổ đại Đêmôcrit sinh trưởng ở Apđerơ, một thành phố thực dân địa của Hy Lạp ở xứ Tơraxia, ven bờ phía Bắc của biển Êgiê Đêmôcrit là người đầu tiên giải thích cơ cấu của tự nhiên là nguyên tử Theo ông đó là những hạt nhỏ mà mắt người không thấy được, không thể phân chia được nữa và sự vận động của các hạt là sự vận động của tự nhiên
Ông nói rằng mọi hiện tượng trong vũ trụ đều là kết quả do sức hấp dẫn của các nguyên tử ảnh hưởng lẫn nhau mà sinh ra Ông cho rằng mọi biến động trong thế giới vật chất đều là những hiện tượng tự nhiên và hợp với quy luật Đêmôcrit đã áp dụng học thuyết nguyên tử của mình vào toán học Ông cho rằng mọi đại lượng hình học đều gồm những đại lượng - ban đầu là những "nguyên tử hình học"
Cống hiến của Đêmôcrit trong lịch sử toán học: Ông là một trong những người đầu tiên nghiên cứu vấn đề thể tích và chủ trương sử dụng một phương pháp nghiên cứu toán học, mà sự phát triển tiếp theo của nó đ ã đưa đến việc sáng lập lý thuyết các đại lượng vô cùng bé Đêmôcrit đã có nhiều công trình
về khoa học tự nhiên Luận văn "Về bản chất con người của ông" có những kiến thức giải phẫu sinh lý con ng ười rất có giá trị Ông đã thu nhập được những tài liệu phong phú về động vật học và thực vật học
Các Mác đánh giá Đêmôcrit là "trí thuệ vạn năng đầu tiên trong những người Hi Lạp" Đêmôcrit là người không tin có thần thánh Ông bác bỏ nguồn gốc thần thánh của vũ trụ Ông cho bản chất của vạn vật là các nguyên tử và các khoảng chân không Ông cho nguồn gốc của những quan niệm tôn giáo là
sự sợ hãi và dốt nát của con người Đêmôcrit đã giải quyết được những thiếu sót của các nhà duy vật trước ông và đã căn bản phê phán được học thuyết duy tâm cổ đại
Trang 62.1.2 Quan điểm và tư tưởng nổi bật:
Nguyên tử là hạt vật chất không thể phân chia được nữa, hoàn toàn nhỏ bé
và không thể cảm nhận được bằng trực quan Nguyên tử là vĩnh cửu không thay đổi trong lòng nó không có cái gì xảy ra nữa Nguyên tử có vô vàn hình dạng Theo quan niệm của Đêmôcrít, các sự vật là do các nguyên tử liên kết lại với nhau tạo nên Tính đa dạng của nguyên tử làm nên tính đa dạng của thế giới các sự vật Nguyên tử tự thân, không vận động, nhưng khi kết hợp với nhau thành vật thể thì làm cho vật thể và thế giới vận động không ngừng Linh hồn, theo Đêmôcrít, cũng là một dạng vật chất, được cấu tạo từ các nguyên tử đặc biệt có hình cầu, linh động như ngọn lửa, có vận tốc lớn, luôn luôn động và sinh ra nhiệt làm cho cơ thể hưng phấn và vận động Do đó linh hồn có một chức năng quan trọng là đem lại cho cơ thể sự khởi đầu vận động Trao đổi chất với môi trường bên ngoài cũng là một chức năng của linh hồn
và được thực hiện thông qua hiện tượng thở của con người Như vậy linh hồn
là không bất tử, nó chết cùng với thể xác
Đêmôcrít phân nhận thức con người thành dạng nhận thức do các cơ quan cảm giác đem lại và nhận thức nhờ lý tính Nhận thức đem lại do cơ quan cảm giác là loại nhận thức mờ tối, chưa đem lại chân lý Còn nhận thức
lý tính là nhận thức thông qua phán đoán và cho phép đạt chân lý, vì nó chỉ ra cái khởi nguyên của thế giới là nguyên tử, tính đa dạng của thế giới là do sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử Đêmôcrít đã có những quan điểm tiến
bộ về mặt đạo đức
Theo ông, phẩm chất con người không phải ở lời nói mà ở việc làm Con người cần hành động có đạo đức Còn hạnh phúc của con người là ở khả năng trí tuệ, khả năng tinh thần nói chung, đỉnh cao của hạnh phúc là trở thành nhà thông thái, trở thành công dân của thế giới
Ảnh hưởng của đường lối Democrit lên xã hội đương đại: Chủ nghĩa duy vật của Đêmôcrit đã ảnh hưởng rất mạnh đến sự phát triển tiếp theo của tư tưởng triết học tự nhiên phương Tây
Trang 72.2 Giới thiệu triết học Platôn
2.2.1.Tiểu sử, quan điểm và tư tưởng nổi bật Platôn (427 - 347 tr CN):
Platôn là nhà triết học duy tâm khách quan Điểm nổi bật trong hệ thống triết học duy tâm của Platôn là học thuyết về “ý niệm” Trong học thuyết này, Platôn đưa ra quan niệm về hai thế giới: thế giới các sự vật cảm biết và thế giới ý niệm
Theo ông, thế giới các sự vật cảm biết là không chân thực, không đúng đắn, vì các sự vật không ngừng sinh ra và mất đi, luôn luôn thay đổi, vận động, trong chúng không có cái gì ổn định, bền vững, hoàn thiện
Còn thế giới ý niệm là thế giới của những cái phi cảm tính, phi vật thể, là thế giới của đúng đắn, chân thực và các sự vật cảm biết chỉ là cái bóng của ý niệm Nhận thức của con người, theo Platôn không phải là phản ánh các sự vật cảm biết của thế giới khách quan, mà là nhận thức về ý niệm Thế giới ý niệm có trước thế giới các vật cảm biết, sinh ra thế giới cảm biết
Từ quan niệm trên, Platôn đưa ra khái niệm "tồn tại" và "không tồn tại"
"Tồn tại" theo ông là cái phi vật chất, cái được nhận biết bằng trí tuệ siêu nhiên, là cái có tính thứ nhất Còn "không tồn tại" là vật chất, cái có tính thứ hai so với cái tồn tại phi vật chất
Như vậy, học thuyết về ý niệm và tồn tại của Platôn mang tính chất duy tâm khách quan rõ nét Lý luận nhận thức của Platôn cũng có tính chất duy tâm Theo ông tri thức, là cái có trước các sự vật cảm biết mà không phải là
sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình nhận thức các sự vật đó Do vậy nhận thức con người không phải là phản ánh các sự vật của thế giới khách quan, mà chỉ là quá trình nhớ lại, hồi tưởng lại của linh hồn những cái đã lãng quên trong quá khứ Trên cơ sở đó, Platôn phân hai loại tri thức: tri thức hoàn toàn đúng đắn, tin cậy và tri thức mờ nhạt
Loại thứ nhất là tri thức ý niệm, tri thức của linh hồn trước khi nhập vào thể xác và có được nhờ hồi tưởng
Trang 8Loại thứ hai lẫn lộn đúng sai, là tri thức nhận được nhờ vào nhận thức cảm tính, ở đó không có chân lý
Những quan niệm về xã hội của Platôn thể hiện tập trung trong quan niệm về nhà nước lý tưởng Ông đã phê phán ba hình thức nhà nước trong lịch sử và xem đó là những hình thức xấu
Một là, nhà nước của bọn vua chúa xây dựng trên sự khát vọng giàu có, ham danh vọng đưa tới sự cướp đoạt
Hai là, nhà nước quân phiệt là nhà nước của số ít kẻ giàu có áp bức số đông, nhà nước đối lập giữa giàu và nghèo đưa tới các tội ác
Ba là, nhà nước dân chủ là nhà nước tồi tệ, quyền lực thuộc về số đông,
sự đối lập giàu - nghèo trong nhà nước này hết sức gay gắt
Còn trong nhà nước lý tưởng sự tồn tại và phát triển của nhà nước lý tưởng dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất, sự phân công hài hoà các ngành nghề và giải quyết mâu thuẫn giữa các nhu cầu xã hội
2.2.2 Nhận xét của Arixtốt về đường lối Platon.
Aríxtốt với phương châm Platôn là thầy nhưng chân lý còn quý hơn nhiều, đã tiến hành phê phán Platôn trước hết là thuyết ý niệm
Về mặt bản thể luận việc Platôn chia thế giới thành thế giới ý niệm và thế giới sự vật là thiếu cơ sở và đầy mâu thuẫn; bời vì ý niệm là cái tồn tại bên ngoài và độc lập với sự vật làm sao có thể coi sự vật là cái bóng của ý niệm được hơn nữa ý niệm là cái trừu tượng phi cảm tính thì làm sao làm khuôn mẫu cho sự vật cảm tính được
Về mặt nhận thức luận, việc Platôn coi ý niệm là cái có trước và độc lập với so với sự vật là vô dụng và ngược đời; bởi vì nếu ý niệm có trước và độc lập so với sự vật thì làm sao ý niệm có thể dùng để nhận thức được sự vật Theo Arixtốt, sai lầm của Platôn là ở chỗ Ông tách bản chất của sự vật ra khỏi sự vật; biến cái chung, đáng lẽ là cái được khái quát từ sự vật riêng lẽ và thể hiện trong khái niệm chung thành cái riêng nằm bên trên có trước quyết định thế giới sự vật cảm tính, theo Arixtốt bản chất sự vật phải nằm ngay
Trang 9trong bản thân bên trong sự vật và phải được con người nhận thức khái quát thành cái chung dưới dạng khái niệm, quy luật, phạm trù
Về mặt đạo đức, chính trị: Arixtốt không cho rằng Hành vi hướng thiện là dùng lý trí khám phá ý niệm tuyệt đối khách quan trên trời Theo Ông cho rằng không phải hy vọng vào Thượng đế áp đặt để người công dân hoàn thiện về đạo đức mà việc phát hiện ra nhu cầu trên trái đất, phát triển những quyền lợi, chính trị khoa học mới tạo ra con người hoàn thiện trong chính trị đạo đức
Về mặt xây dựng nhà nước lý tưởng của Platôn là khó thực hiện Theo Arixtốt nhà nước phải thực hiện sứ mạng trên 3 lĩnh vực lập pháp, hành chính
và xét xử Chính quyền không thuộc về người giàu, không thuộc về người nghèo, chính quyền thuộc về tầng lớp chủ nô trung lưu Chế độ tốt nhất không thuộc về chế độ dân chủ hay chế độ quân chủ mà thuộc về chế độ cộng hòa quý tộc
Theo ông công bằng trong trao đổi sản phẩm là nền tảng của công bằng
xã hội và bình đẳng các cá nhân trong cộng đồng
Trang 10Chương 3 SỰ ĐẤU TRANH GIỮA ĐƯỜNG LỐI ĐÊMÔCRÍT VÀ ĐƯỜNG LỐI PLATON NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA
NÓ ĐẾN CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC 3.1 Sự đấu tranh giữa đường lối Đêmôcrit và đường lối Platon
3.1.1 Đấu tranh trong quan điểm về bản nguyên.
Đêmôcrit: Thuyết nguyên tử của Đêmôcrit:
Nguyên tử là hạt vật chất không phân chia hay biến đổi, luôn vận động giống nhau về chất khác nhau về lượng
Chân không, không có kích thước và hình dáng vô tận duy nhất là điều kiện để nguyên tử vận động
Nguyên tử vận động theo luật nhân quả, tất nhiên tuyệt đối; khi chúng tụ lại thì sự vật được tạo thành khi chúng tách ra thì sự vật biến mất
Platon: Thuyết ý niệm và linh hồn.
Thế giới ý niệm tồn tại trên trời mang tính phổ biến, chân thực tuyệt đối, bất biến, vĩnh hằng và duy nhất
Thế giới sự vật tồn tại dưới đất mang tính cá biệt, ảo giả, t ơng đối, khả biến thoáng qua và đa tạp
Ý niệm là cái có trước, là nguyên nhân, bản chất, khuôn mẫu của sự vật
Sự vật là cái có sau, là cái bóng được mô phỏng, sao chép lại từ ý niệm, xuất hiện từ ý niệm và sao chép từ ý niệm, xuất hiện từ ý niệm và có quan hệ ràng buộc với ý niệm
Sự ra đời của thế giới vật chất gắn liền với 4 yếu tố cơ bản : Tồn tại, không tồn tại, con số, sự vật cảm tính
Con người là sự kết hợp của thể xác khả tử ( đất, nước, lửa, không khí là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn) với linh hồn bất tử
Linh hồn con người là sản phẩm của linh hồn vũ trụ được thượng đế tạo
ra từ lâu; chúng ngự trị trên các vì sao, sau đó dùng cánh bay xuống ngự trị vào thể xác con người Khi đó nó quên hết mọi quá khứ Linh hồn con người gồm 3 bộ phận: cảm giác, ý chí và lý trí bất tử