1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG CÔNG THỨC PHỐI TRỘN KEM TRỊ MỤN TỪ CAO CHIẾT ỔI (Psidium guajava L.)

80 481 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 3,53 MB

Nội dung

Nghiên cứu này được thực hiện theo các phương pháp thường quy trong hợp chất thiên nhiên: - Chiết cao Ổi bằng phương pháp ngâm dầm với dung môi ethanol.. Hiện nay, có nhiều loại dược liệ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BỘ MÔN HÓA HỌC

-❧☼❧­­­

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: CỬ NHÂN HÓA HỌC

XÂY DỰNG CÔNG THỨC PHỐI TRỘN KEM TRỊ MỤN

TỪ CAO CHIẾT ỔI (Psidium guajava L.)

DƯƠNG THỊ YẾN PHI NGUYỄN THỊ THÚY LAN

Cần Thơ, 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

XÂY DỰNG CÔNG THỨC PHỐI TRỘN KEM TRỊ MỤN

TỪ CAO CHIẾT ỔI (Psidium guajava L.)

DƯƠNG THỊ YẾN PHI NGUYỄN THỊ THÚY LAN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS LÊ THANH PHƯỚC

Cần Thơ, 2017

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BỘ MÔN HÓA HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-❧✧❧ - NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

1 Cán bộ hướng dẫn: TS Lê Thanh Phước

2 Đề tài: Xây dựng công thức phối trộn kem trị mụn từ cao chiết Ổi (Psidium

guajava L.)

3 Sinh viên thực hiện: Dương Thị Yến Phi MSSV: B1304084

Nguyễn Thị Thúy Lan MSSV: B1304054

b) Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):

➢ Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:

c) Nhận xét đối với sinh viên thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung chính do sinh

viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

3 Sinh viên thực hiện: Dương Thị Yến Phi MSSV: B1304084

Nguyễn Thị Thúy Lan MSSV: B1304054

b) Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):

➢ Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:

c) Nhận xét đối với sinh viên thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung chính do sinh

viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):

Trang 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

3 Sinh viên thực hiện: Dương Thị Yến Phi MSSV: B1304084

Nguyễn Thị Thúy Lan MSSV: B1304054

b) Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):

➢ Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:

c) Nhận xét đối với sinh viên thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung chính do sinh

viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):

Trang 6

LỜI CẢM ƠN -❧•❧ -

Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã tích lũy được nhiều kiến thức

thực nghiệm cũng như nâng cao kỹ năng làm việc phòng thí nghiệm Để đạt được

kết quả hôm nay ngoài sự nổ lực cố gắng của chúng tôi thì còn có sự giúp đỡ tốt

nhất từ phía thầy cô, sự ủng hộ của gia đình và bạn bè

Đầu tiên xin cảm ơn Ban Giám Hiệu trường đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo

khoa Khoa học Tự Nhiên đã tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi được học tập và rèn

luyện tại trường

Xin chân thành cảm ơn toàn thể Cán bộ thuộc khoa Khoa học Tự Nhiên nói

chung và bộ môn Hóa Học nói riêng đã truyền dạy nhiều kiến thức quý báu và tận

tình giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Cảm ơn thầy Nguyễn Việt Bách, bộ môn Công nghệ Hóa, khoa Công nghệ đã

nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng tôi tiếp xúc với các trang thiết bị thí

nghiệm

Chúng tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Thanh Phước đã tận tình

hướng dẫn chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài Cảm ơn thầy đã truyền đạt

những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi áp dụng những kiến

thức đó vào thực tế, đó là hành trang quý báu để chúng tôi làm việc sau này

Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, cảm ơn cha mẹ đã

luôn ủng hộ, quan tâm, chăm sóc và là chỗ dựa tinh thần tốt nhất cho chúng tôi trong

suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn Cảm ơn tất cả các bạn lớp Cử nhân

Hóa học khóa 39 luôn nhiệt tình giúp đỡ khi chúng tôi gặp khó khăn

Dù đã cố gắng để thực hiện luận văn một cách tốt nhất, tuy nhiên do năng lực

và kiến thức còn hạn chế nên đề tài của chúng tôi có nhiều thiếu sót, rất mong nhận

được sự thông cảm cũng như những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và các bạn để

chúng tôi rút kinh nghiệm và hoàn thiện tốt luận văn này

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài “Phối trộn kem trị mụn từ cao chiết Ổi (Psidium Guajava L.)” với mục

tiêu chính là tạo ra một loại mỹ phẩm nguồn gốc từ thực vật có tác dụng trị mụn an

toàn và hiệu quả

Nghiên cứu này được thực hiện theo các phương pháp thường quy trong hợp

chất thiên nhiên:

- Chiết cao Ổi bằng phương pháp ngâm dầm với dung môi ethanol

- Khảo sát hàm lượng một số thành phần nhằm đưa ra công thức tối ưu

- Tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm theo các chỉ tiêu: đánh giá độ ổn

định nhũ tương, kiểm tra giới hạn nhiễm khuẩn, giới hạn kim loại nặng, mức độ kích

ứng da

Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã đưa ra được công thức phối trộn kem trị

mụn từ cao chiết Ổi Kết quả đánh giá cho thấy sản phẩm tạo ra có giá trị pH là 6,0,

kích thước hạt trung bình là 11,07 µm, ổn định trong điều kiện bảo quản tự nhiên

và đạt yêu cầu về giới hạn nhiễm khuẩn theo Quyết Định 3113/1999/QĐ-BYT Giới

hạn kim loại nặng đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn ASEAN và sản phẩm không gây kích

ứng cho da

Trang 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam kết tất cả số liệu sử dụng trong luận văn này hoàn toàn dựa

trên các kết quả nghiên cứu của chúng tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được

dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Cán bộ hướng dẫn

Cần Thơ, ngày tháng năm 2017

Sinh viên thực hiện

TS Lê Thanh Phước Dương Thị Yến Phi Nguyễn Thị Thúy Lan

Trang 9

MỤC LỤC

TÓM TẮT v

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC HÌNH xii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xiii

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Nội dung nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1 Sinh lý da 3

2.1.1 Cấu trúc da…… 3

2.1.2 Đặc điểm sinh lý da 5

2.2 Các con đường dẫn truyền hợp chất vào da 6

2.2.1 Quá trình xâm nhập và hấp thụ các hợp chất vào da 6

2.2.2 Các con đường dẫn truyền hợp chất vào da 7

2.3 Tổng quan về mụn 8

2.3.1 Mụn trứng cá và triệu chứng của mụn 8

2.3.2 Nguyên nhân và yếu tố gây ra mụn trứng cá 8

2.3.3 Mụn trứng cá hình thành như thế nào 11

2.4 Tổng quan về mỹ phẩm 13

2.4.1 Nhũ tương thuốc 13

2.4.2 Mỹ phẩm dạng nhũ 14

2.5 Tổng quan về cây Ổi ruột hồng 15

2.5.1 Danh pháp và phân loại 15

2.5.2 Đặc điểm hình thái 15

2.5.3 Nguồn gốc và phân bố 17

2.5.4 Thành phần hóa học 17

2.5.3 Ứng dụng của Ổi 21

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

3.1 Phương tiện nghiên cứu 24

3.1.1 Hóa chất 24

Trang 10

3.1.2 Dụng cụ và thiết bị 24

3.2 Bố trí thí nghiệm 25

3.2.1 Chiết cao Ổi bằng phương pháp ngâm dầm 25

3.2.2 Lựa chọn hệ nhũ 26

3.2.3 Lựa chọn quy trình phối chế 26

3.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm 29

3.3.1 Đánh giá chất lượng nhũ 29

3.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nhũ 30

3.3.3 Xác định kiểu nhũ 30

3.3.4 Khảo sát độ bền của hệ nhũ tương 30

3.3.5 Đánh giá độ ổn định của mỹ phẩm bằng phương pháp đo kích thước hạt 32

3.4 Đánh giá mức độ gây kích ứng trên da, giới hạn nhiểm khuẩn và khả năng trị mụn của sản phẩm 33

3.4.1 Phương pháp thử kích ứng trên da 33

3.4.2 Giới hạn kim loại nặng 34

3.4.3 Giới hạn nhiễm khuẩn 35

3.5 Đánh giá chất lượng sản phẩm 36

3.5.1 Hình thức đánh giá 36

3.5.2 Chỉ tiêu đánh giá về cảm quan 37

3.5.3 Chỉ tiêu định lượng 38

3.5.3 Gây kích ứng da 40

3.6 Đánh giá giá thành sản phẩm 40

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41

4.1 Chiết cao Ổi ruột hồng 41

4.2 Xây dựng công thức phối trộn kem trị mụn 41

4.2.1 Khảo sát tỷ lệ W:O:S 41

4.2.2 Khảo sát hàm lượng chất làm đặc 43

4.2.3 Khảo sát hàm lượng Glycerine 45

4.2.4 Khảo sát hàm lượng IPM 46

4.2.5 Khảo sát hàm lượng cao chiết 47

4.3 Kết quả xác định kiểu nhũ 48

4.4 Khảo sát độ bền nhũ tương 48

4.4.1 Phương pháp thử nhiệt độ 48

4.4.4 Phương pháp phơi sáng 51

4.5 Đánh giá chất lượng sản phẩm 53

Trang 11

4.5.1 Chỉ tiêu đánh giá trên đối tượng sử dụng 53

4.5.2 Chỉ tiêu đánh giá trên sản phẩm 53

4.6 Đánh giá chất lượng sản phẩm bằng phương pháp xác định kích thức hạt 54

4.7 Kiểm tra các chỉ tiêu Hoá lý – Vi sinh 54

4.7.1 Giới hạn nhiễm khuẩn 54

4.7.2 Giới hạn kim loại nặng 55

4.7.3 Thử nghiệm mức độ kích ứng da 55

4.8 Đánh giá giá thành sản phẩm 56

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57

5.1 Kết luận 57

5.2 Kiến nghị 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

PHỤ LỤC 60

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Kết quả so sánh quy trình phối chế nóng và quy trình phối chế lạnh… 28

Bảng 3.2 Nguyên liệu phối trộn kem……….……… 28

Bảng 3.3 Hàm lượng các nguyên liệu được chọn cố định trong công thức kem….28 Bảng 3.4 Mức độ phản ứng trên da thỏ………34

Bảng 3.5 Phân loại các phản ứng trên da thỏ……… 34

Bảng 3.6 Các chỉ tiêu giới hạn kim loại nặng theo tiêu chuẩn ASEAN………… 35

Bảng 3.7 Thang điểm đánh giá………36

Bảng 3.8 Thang giá trị (%) của các chỉ tiêu đánh giá……… 36

Bảng 3.9 Thang đánh giá dạng và màu tự nhiên của kem……… 37

Bảng 3.10 Thang đánh giá độ phân pha……… 37

Bảng 3.11 Thang đánh giá độ bóng của kem……….… 37

Bảng 3.12 Thang đánh giá độ linh động của kem……….38

Bảng 3.13 Thang đánh giá độ chỉnh da………38

Bảng 3.14 Thang đánh giá độ mát của kem………38

Bảng 3.15 Thang đánh giá độ gây mùi lạ của kem……….38

Bảng 3.16 Thang đánh giá độ pH của kem……….39

Bảng 3.17 Thang đánh giá độ lún kim……….39

Bảng 3.18 Thang đánh giá sai biệt độ lún kim……….39

Bảng 3.19 Thang đánh giá độ tan trên da……….40

Bảng 4.1 Kết quả đo độ ẩm của bột dược liệu……….41

Bảng 4.2 Kết quả khảo sát tỷ lệ W:O:S 1……….42

Bảng 4.3 Kết quả khảo sát tỷ lệ W:O:S 2……….42

Bảng 4.4 Kết quả khảo sát hàm lượng chất làm đặc……….44

Bảng 4.5 Kết quả khảo sát hàm lượng Glycerine………45

Bảng 4.6 Kết quả khảo sát hàm lượng IPM……… 46

Bảng 4.7 Kết quả khảo sát hàm lượng cao chiết……….…47

Bảng 4.8 Công thức tối ưu kem trị mụn từ cao chiết Ổi……… 48

Bảng 4.9 Kết quả khảo sát độ bền nhũ bằng phương pháp thử nhiệt độ sau 36 giờ……… 49

Bảng 4.10 Kết quả khảo sát độ bền nhũ bằng phương pháp thử nhiệt độ sau 10 ngày……….49

Bảng 4.11 Kết quả khảo sát độ bền nhũ bằng phương pháp ly tâm……….51

Bảng 4.12 Kết quả khảo sát độ bền nhũ bằng phương pháp phơi sáng………52

Bảng 4.13 Kết quả đánh giá cảm quan khi sử dụng sản phẩm……… 53

Bảng 4.14 Kết quả kiểm tra giới hạn nhiễm khuẩn……… 55

Trang 13

Bảng 4.15 Giá thành trên 50 g kem trị mụn……… 56

Trang 14

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Cấu trúc của da……….…….3

Hình 2.2 Sự tăng tiết bã nhờn……….… 9

Hình 2.3 Sự tăng sừng……… …9

Hình 2.4 Quá trình thâm nhập của vi sinh vật………10

Hình 2.5 Sự viêm nhiễm……….10

Hình 2.6 Các loại mụn thường gặp……….12

Hình 2.7 Cây Ổi và các bộ phận cây Ổi……… 17

Hình 2.8 Công thức cấu tạo β-caryopyllene……… 19

Hình 2.9 Công thức cấu tạo của quercetin……… 19

Hình 2.10 Công thức cấu tạo của guajaverin……… ………19

Hình 2.11 Công thức cấu tạo của acid ascorbic……… 20

Hình 2.12 Công thức cấu tạo của acid gallic……… 20

Hình 2.13 Công thức cấu tạo của β-carotene……… 21

Hình 3.1 Kem Pond’s (mẫu đối chứng)……… 31

Hình 4.1 Cao chiết Ổi ruột hồng……….41

Hình 4.2 Kết quả khảo sát tỷ lệ W:O:S.…… ………43

Hình 4.3 Kết quả khảo sát lại tỷ lệ W:O:S.………….………43

Hình 4.4 Các mẫu kem ứng với giá trị hàm lượng chất làm đặc được khảo sát….44 Hình 4.5 Các mẫu kem ứng với hàm lượng Glycerine đã khảo sát….………45

Hình 4.6 Các mẫu kem ứng với hàm lượng IPM đã khảo sát……….…… 46

Hình 4.7 Các mẫu kem ứng với hàm lượng cao chiết đã khảo sát………….…… 47

Hình 4.8 Kết quả xác định kiểu nhũ……….48

Hình 4.9 Mẫu kem thành phẩm và kem đối chứng sau khi lưu nhiệt ở 50ºC…… 50

Hình 4.10 Mẫu kem thành phẩm và kem đối chứng sau khi lưu nhiệt ở 10ºC……50

Hình 4.11 Mẫu kem thành phẩm và kem đối chứng sau khi ly tâm……….51

Hình 4.12 Mẫu kem thành phẩm và kem đối chứng sau khi phơi sáng………… 52

Hình 4.13 Kết quả đo pH của mẫu đối chứng và sản phẩm thu được………53

Hình 4.14 Biểu đồ thể hiện kết quả xác định kích thước hạt……… 54

Trang 15

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Association of South East Asian Nations

BYT Bộ Y Tế

CHĐBM Chất hoạt động bề mặt

DĐVN IV Dược điển Việt Nam IV

O/W/O Oil in water in oil

PE 9010 Phenoxyethanol and Ethylhexylglycerine

QĐ-BKHCNMT Quyết định-Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường

Span 60 Sorbitan monostearate

Tween 80 Polyoxyethylene sorbitan monooleate

Trang 16

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Từ xa xưa con người đã biết đến làm đẹp, tuy nhiên với sự phát triển vượt bậc

của xã hội ngày nay đòi hỏi con người cần phải chỉnh chu và sang trọng hơn về hình

thức Do đó, việc làm đẹp đối với cả 2 phái nói chung và phụ nữ hiện đại nói riêng

đang dần trở thành một nhu cầu thiết yếu Theo đà phát triển của xã hội, các hình

thức làm đẹp cũng trở nên đa dạng và hiện đại hơn, từ những phương pháp truyền

thống đến hiện đại, từ kỹ thuật đơn giản cho đến những kỹ thuật phức tạp nhằm đáp

ứng kịp thời cho những nhu cầu bất tận của việc làm đẹp Các dòng sản phẩm trên

thị trường hiện nay ngày càng đa dạng về nguồn gốc, mẫu mã nhằm đáp ứng kịp

thời nhu cầu làm đẹp của con người Tuy nhiên, hiện nay các loại mỹ phẩm kém

chất lượng, mỹ phẩm có chứa chất cấm như Isopropylparaben, Butylparaben,

Talc,… xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều gây ảnh hưởng đến sức khoẻ,

thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng Do đó, mỹ phẩm có nguồn

gốc từ thiên nhiên luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng bởi chúng vừa có

giá thành hợp lý, vừa mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc chăm sóc và làm đẹp

da

Hiện nay, có nhiều loại dược liệu từ thiên nhiên được ứng dụng vào mỹ phẩm

do chúng có chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất cao như cà chua có chứa lycopen

có thể được sử dụng làm kem dưỡng trắng da, quả gấc có chứa hàm lượng β-carotene

khá cao, cũng được sử dụng để điều chế kem trắng da, trị mụn, bên cạnh đó loại quả

không thể không kể đến đó là Ổi ruột hồng, trái Ổi ruột hồng giàu vitamin C (gấp 3

– 4 lần so với cam), chứa hàm lượng lớn lycopen (nhiều hơn quả cà chua tươi) thích

hợp cho việc trị mụn, dưỡng da Do vậy, với mong muốn tạo ra một sản phẩm từ

thiên nhiên, vừa an toàn, vừa hiệu quả, nhóm đã chọn Ổi ruột hồng làm đối tượng

nghiên cứu để tạo ra một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu làm đẹp của người tiêu

dùng

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống người dân được cải thiện rõ rệt, nhu

cầu chăm sóc bản thân của mỗi người được chú trọng nhiều hơn Mối quan tâm của

cả hai giới tới ngoại hình càng lớn, do đó mỹ phẩm đã và đang trở thành sản phẩm

tiêu dùng quen thuộc Hiện nay có rất nhiều loại mỹ phẩm được giao thương trên

thị trường đặc biệt là các sản phẩm trị mụn, đa dạng từ mẫu mã đến chủng loại và

Trang 17

mức giá Tuy nhiên, thị trường mỹ phẩm cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố tác động đến

sức khỏe cũng như kinh tế của người dân như hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất

lượng,…

Đề tài “Xây dựng công thức phối trộn kem trị mụn từ cao chiết Ổi (Psidium

guajava L.)” nhằm tạo ra một loại mỹ phẩm trị mụn có độ an toàn cao với các

nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng

Từ mục đích đã nêu, mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm:

- Xây dựng công thức phối trộn kem trị mụn

- Đánh giá độ ổn định của sản phẩm

- Kiểm tra mức độ gây kích ứng da, giới hạn kim loại nặng và giới hạn nhiễm

khuẩn của sản phẩm

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Ổi ruột hồng thu được tại xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang,

ngày 05/01/2017

Mẫu được định danh dựa theo sách Cây cỏ Việt Nam, quyển III của Phạm

Hoàng Hộ [16]

1.4 Nội dung nghiên cứu

Cao chiết Ổi được chiết bằng phương pháp ngâm dầm với dung môi ethanol

Khảo sát tỷ lệ giữa các pha trong hệ nhũ tương W:O:S, từ đó tiến hành khảo

sát và xác định hàm lượng tối ưu cho sản phẩm

Tiến hành đánh giá độ ổn định của kem sau khi phối trộn nhằm đánh giá chất

lượng sản phẩm Dựa vào kết quả đánh giá có thể điều chỉnh công thức sao cho sản

phẩm đạt yêu cầu về độ ổn định

Thực hiện đánh giá một số chỉ tiêu Hóa lý – Vi sinh của kem thành phẩm như:

thử nghiệm mức độ gây kích ứng da, kiểm tra giới hạn nhiễm khuẩn và giới hạn kim

loại nặng để đánh giá mức độ an toàn của sản phẩm

Đánh giá chất lượng của kem thành phẩm theo các chỉ tiêu về cảm quan, định

lượng và đánh giá giá thành sản phẩm

Trang 18

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Sinh lý da

2.1.1 Cấu trúc da [6]

Cấu trúc của da gồm có 3 lớp: thượng bì (biểu bì), trung bì, hạ bì và các phần

phụ dưới da gồm có thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến bã, nang lông và móng

Hình 2.1 Cấu trúc của da

(Nguồn: Eucerin)

Thượng bì chia ra làm 5 lớp bao gồm lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp sáng và lớp

sừng

➢ Lớp đáy (basal stratum)

Ở lớp đáy có hai loại tế bào cùng nằm trên màng đáy là tế bào đáy (tế bào sinh

sản) và tế bào sắc tố

Tế bào đáy có hình trụ, nằm vuông góc với đường phân cách giữa thượng bì

và chân bì (màng đáy) Chúng có bào tương bắt màu kiềm nhẹ, nhân hình bầu dục

hay dài chứa nhiều chất nhiễm sắc Các tế bào này nằm sát nhau và dính với nhau

bằng các cầu nối bào tương Trong một số tế bào thường thấy hình nhân chia

Tế bào hắc sắc tố (các tế bào sáng hay các tế bào đuôi gai), có nguồn gốc thần

kinh, chúng có khả năng tổng hợp sắc tố melanin Khi nhuộm muối bạc thấy tế bào

có nhiều nhánh bào tương dài, trong bào tương có những hạt sắc tố đen Khi nhuộm

Trang 19

hematoxylin – eosin chúng là những tế bào sáng, nhân bắt màu sẫm, bào tương bắt

màu kiềm nhẹ

Màng đáy không bắt màu thuốc nhuộm thông thường Khi sử dụng thuốc

nhuộm acid schiff, màng đáy bắt màu đỏ (là một vạch mỏng, đậm đặc, thuần nhất,

vì nó chứa một lượng khá lớn polysaccarid) Nó là một hàng rào để khuếch tán các

hạt nhỏ như thuốc nhuộm vào chân bì

➢ Lớp gai (stratum spinosum)

Các tế bào lớp gai có hình đa diện, nằm trên lớp đáy, có từ 5 – 10 hàng tế bào

Các tế bào nằm sát nhau, nối với nhau bằng các cầu nối bào tương, rõ rệt hơn ở lớp

đáy Dưới kính hiển vi điện tử các tế bào này không nối hẳn với nhau mà chỉ tiếp

xúc bằng các thể nối (desmosome) chứa những hạt đậm đặc mà bản chất là

phospholipid Khi tách các tế bào gai rời nhau ra thì thấy trên bề mặt có những nhú

bào tương giống như những cái gai Trong bào tương có nhiều tơ trương lực quy tụ

vào các cầu nối, chúng có thể hợp lại thành bó Các tế bào gai cũng có khả năng

sinh sản bằng gián phân Hoạt động gián phân của lớp đáy và lớp gai đều mạnh mẽ

và liên tục, khoảng từ 19 – 20 ngày thượng bì của người lại được đổi mới một lần

➢ Lớp hạt (stratum glanulosum)

Các tế bào của lớp hạt gồm từ 3 – 4 hàng, chúng có hình dẹt, nằm trên lớp gai

Trong bào tương chứa các hạt sừng keratohyalin Những hạt này xuất hiện chứng tỏ

quá trình sừng hoá bắt đầu Keratin thuộc nhóm protein sợi có chứa nhiều gốc

aminoacid, arginin, lysin, cystidin, chúng khá bền vững với những tác nhân hoá

học như acid hoặc base Bề dày của lớp hạt dao động phụ thuộc vào mức độ sừng

hoá, lớp hạt dày ở những nơi có lớp sừng dày Ở những nơi có á sừng thì thường

không có lớp hạt

➢ Lớp sáng (stratum lucidum)

Lớp này chỉ có ở lòng bàn tay, bàn chân, nó nằm ở trên lớp hạt và gồm những

tế bào trong, thuần nhất, không có nhân, dẹt, chúng sắp xếp thành 2 hoặc 3 hàng

Các tế bào này chứa chất eleidin, hình thành do hoá lỏng các hạt sừng trong chứa

nhiều nhóm disulfit

➢ Lớp sừng (stratum corneum)

Lớp sừng ở trên cùng, các tế bào trở nên dẹt hoàn toàn, màng bào tương dày,

nhân biến mất Trong bào tương chỉ còn toàn những sợi sừng Mỗi tế bào biến thành

Trang 20

một lá sừng mỏng, chúng chồng chất lên nhau, những tế bào ở mặt trên cùng luôn

luôn bị bong rơi ra

➢ Sắc tố của thượng bì

Sắc tố ở da thuộc nhóm hắc tố, có tác dụng bảo vệ cơ thể tránh tác hại của tia

cực tím

Sắc tố (melanin) ở da do tế bào sắc tố (melanocyte) tổng hợp Cứ khoảng 10 –

15 tế bào đáy lại có một tế bào sắc tố Bình thường các tế bào sắc tố nằm xen lẫn

với các tế bào đáy, khi sắc tố cần nhiều thì tế bào sắc tố (melanocyte) có cả ở trong

lớp gai (vùng da bị rám nắng) và trong các đại thực bào ở chân bì

➢ Tế bào Langerhans

Là một loại tế bào riêng biệt, nằm ở lớp gai Cho tới nay phần lớn các tác giả

cho rằng tế bào này là tiền đề của hệ thống miễn dịch tế bào của cơ thể

2.1.2 Đặc điểm sinh lý da

Da là cơ quan quan trọng đối với cơ thể của chúng ta Da là rào chắn ngăn cách

nội mô với môi trường ngoài và giữ cho cơ thể có hình dáng nhất định Bề mặt da

có các phím mỡ với độ pH từ 4,5 – 6,5 làm hạn chế tác động của các acid, dung dịch

kiềm, ngăn cản nước ngấm từ bên ngoài vào cơ thể và ngược lại

Da là rào cản giúp chống lại sự sang chấn, va chạm, làm hạn chế khả năng xâm

nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào Bằng việc bài tiết tuyến mồ hôi và nhờ hệ mao

mạch, da tham gia điều hòa thân nhiệt và đào thải mốt số chất cặn bã

Với độ dày từ 1,5 – 4 mm, diện tích da khoảng 1,5 đến 2 m2, da thực hiện nhiều

chức năng quan trọng, có liên quan mật thiết với các cơ quan khác bên trong cơ thể

và có ý nghĩa quyết định đối với đời sống con người Da có nhiệm vụ cách ly giữa

nội mô và ngoại mô, giữ cho nội mô luôn luôn hằng định còn ngoại mô thì thay đổi

hàng ngày Chính vì vậy mà sự toàn vẹn và lành mạnh của da là yếu tố cần thiết để

đảm bảo sức khỏe chung cho toàn cơ thể

Nhờ có cấu trúc rất chặt chẽ của lớp Malpighi được tăng cường do các cầu nối

giữa các tế bào, nhờ vùng tiếp giáp trung – thượng bì vững chắc, nhờ sự dẻo, chắc,

đàn hồi giữa các sợi tạo keo, sợi liên kết ở trung bì, nhờ lớp mỡ đệm dưới da mà da

có thể chống lại sự sây xát, chấn thương từ ngoại cảnh (da chịu được áp lực 1,8

kg/mm2)

Da có tác dụng ngăn cản sự tác dụng của ánh sáng, lớp sừng không cho ánh

Trang 21

sáng có bước sóng 200 nm xuyên qua, lớp trung bì ngăn cản bức xạ ánh sáng có

bước sóng 340 – 700 nm Các bức xạ có bước sóng dài gây biến đổi nhiệt làm tăng

chuyển hóa Các sắc tố da cũng có tác dụng ngăn cản sự tác động của các bức xạ

ánh sáng bảo vệ các cơ quan dưới da

Độ toan kiềm (pH) của da là yếu tố quan trọng chống lại vi khuẩn và nấm, pH

của da thay đổi theo từng vùng, dao động từ 4,5 đến 6,5 Những vùng da bị kiềm

hóa (vùng da có nhiều mồ hôi, dễ bị ẩm ướt như bẹn, kẽ ngón chân, nách…) dễ bị

nấm và vi khuẩn tấn công Thượng bì còn có khả năng trung hòa đối với các dung

dịch toan hoặc kiềm loãng đặt trên da (khả năng đệm)

Bên cạnh đó, da còn có vai trò điều hòa thân nhiệt, do một loại phản xạ đi từ

các cơ quan thụ cảm nhiệt ở trung bì đến trung tâm điều hòa nhiệt độ duới đồi thị

Da tham gia điều hòa thân nhiệt bằng 2 cơ chế chính là ra mồ hôi và phản ứng vận

mạch Khi nhiệt độ bên ngoài tăng cao, cơ thể phản ứng bằng giãn mạch máu dưới

da để tăng tỏa nhiệt, đồng thời tăng tiết mồ hôi và tăng bốc hơi làm giảm nhiệt (trung

bình tiết 1 lít mồ hôi tốn 500 calo)

Trên bề mặt da toàn cơ thể có khoảng 2 đến 5 triệu tuyến mồ hôi, ngoài nhiệm

vụ tham gia điều hòa thân nhiệt mồ hôi còn có nhiệm vụ thải trừ các chất cặn bã,

độc hại, chủ yếu là urê Ngoài ra, da còn có vai trò dự trữ, chuyển hóa các muối

khoáng, nước, da có khả năng tạo ra keratin và melanin đây có thể được coi là hai

chức phận đặc hiệu của tế bào thượng bì, đồng thời đây cũng là chức năng sơ đẳng

đảm bảo sự an toàn cho da và bảo vệ cơ thể Một chức năng không thể thiếu đó là

chức năng cảm giác Nhờ chức phận này mà cơ thể có thể thích ứng được với ngoại

cảnh và tránh được nhiều yếu tố có hại

2.2 Các con đường dẫn truyền hợp chất vào da [8]

2.2.1 Quá trình xâm nhập và hấp thụ các hợp chất vào da

Làn da là một hệ thống động có tình trạng và đặc tính phụ thuộc vào nhiệt độ,

độ ẩm, môi trường và một số yếu tố khác Vì vậy, khả năng hấp thu các hoạt chất

dùng ngoài có sự khác biệt đáng kể ở nhiều điều kiện khác nhau

Trong quá trình xâm nhập, cơ thể không hấp thu chất nào và chúng cũng không

làm ảnh hưởng đến hệ thống cấu trúc cơ thể Hấp thu qua da diễn ra khi các chất

được thoa lên da, xuyên qua rào cản trong cấu trúc da để vào mạch máu, hiệu quả

sẽ được xác định sau quá trình hấp thu

Có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập và hấp thu các hợp

Trang 22

chất vào da như:

- Thành phần hóa học của các chất mà da tiếp xúc (kích thước phân tử và tính

tan của chúng)

- Tình trạng da (độ dày của da, vùng da tiếp xúc là mỏng hay dày)

Một chất có thể được xâm nhập và hấp thu và da qua biểu bì, các tuyến mồ

hôi, vì thế đòi hỏi các tạo ra các phân tử hòa tan, có kích thước đủ nhỏ để có thể

được xâm nhập và hấp thu vào da một cách dễ dàng

2.2.2 Các con đường dẫn truyền hợp chất vào da [6]

Các lớp sừng, lớp ngoài cùng của da đóng vai trò như những rào cản chính

trong da Cấu trúc lớp sừng thường được so sánh như một bức tường gạch, lớp tế

bào sừng (lớp sừng bị keratin hóa) được ví như những viên gạch bao quanh bởi các

vữa là lipid gian bào lá mỏng Hai tuyến đường chính của da là thấm qua các lỗ

tuyến và qua lớp sừng Các tuyến đường qua lỗ tuyến còn được gọi là các tuyến

đường ống dẫn bao gồm thấm qua các tuyến mồ hôi và trên các nang tóc với tuyến

bã nhờn kết hợp của chúng

Có 3 con đường dẫn truyền các hợp chất vào da:

- Xâm nhập qua lớp sừng

- Xuyên qua lỗ chân lông

- Thấm qua tuyến mồ hôi

Các tuyến đường qua lớp sừng chứa hai con đường nhỏ, con đường dẫn truyền

xuyên qua tế bào và con đường dẫn truyền qua lớp lipid gian bào

- Con đường dẫn truyền xuyên qua tế bào là thông qua các tế bào sừng, sau đó

qua các lipid nội bào Do keratin cấu tạo nên lớp tế bào sừng đều có dạng hình que

hay hình trụ, tạo thành một cấu trúc có trật tự, ngoài ra cholesterol trong lipid gian

bào giúp cho lớp sừng trở nên lưu động, không bị hóa rắn nên phần lớn các hoạt

chất thiên nhiên ưa dầu có thể thấm qua con đường này

- Các tuyến đường dẫn truyền qua lớp lipid gian bào là xâm nhập một cách

liên tục qua các vùng lipid gian bào Do tính chất của lớp lamellar gel nên các hoạt

chất ưa dầu có thể đi qua đường này

Da lòng bàn tay đã được chứng minh là ít thấm hơn các vùng da khác trên cơ

thể con người, mặc dù nó có chứa nhiều gấp ba lần các tuyến mồ hôi trên một đơn

vị diện tích Do đó quá trình thấm vào da của các hợp chất qua lớp sừng và lỗ chân

lông là chủ yếu

Trang 23

2.3 Tổng quan về mụn

2.3.1 Mụn trứng cá và triệu chứng của mụn [6]

Mụn trứng cá là một bệnh lý về da, bắt đầu khi các tế bào chết và bã nhờn làm

tắt nghẽn lỗ chân lông, nếu vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông sẽ làm cho da bị

đỏ, viêm nhiễm và có mủ

Mụn trứng cá thường xuất hiện ở da nhờn, biểu hiện của mụn trứng cá trên da

là khi da bị nổi các đốm đỏ, viêm và sưng tấy thường thấy ở mặt, ngực, cổ và lưng

Mụn trứng cá được chia làm 3 mức độ là mức độ nhẹ – mụn đầu đen, đầu trắng

(Comedonica); mức độ trung bình – mụn có nhân trắng hoặc vàng (Papulopustulosa)

và mức độ nặng – mụn bọc (Conglobata) Mụn trứng cá phổ biến ở độ tuổi dậy thì

và có thể kéo dài đến độ tuổi trưởng thành Một số người không bị mụn trứng cá,

nhưng có thể bị ngay trước thời kỳ kinh nguyệt khi trưởng thành Bị mụn trứng cá

khiến tâm lý căng thẳng, khó chịu kéo dài và có thể để lại vết thâm và sẹo trên da

Khi bị mụn, làn da ngày càng mỏng và yếu do bị bào mòn, dần dần sẽ mất đi

khả năng chống chọi với vi khuẩn có hại và môi trường bên ngoài Khi tiếp xúc với

môi trường bên ngoài như ánh nắng, tia cực tím,… da dễ bị sạm, nám, hoặc dễ bị

bệnh về da như viêm nhiễm, dị ứng Hơn nữa, khả năng tự phục hồi của da cũng

giảm sút và mất dần, da từ đó cũng nhanh chóng bị lão hóa

2.3.2 Nguyên nhân và yếu tố gây ra mụn trứng cá

2.3.2.1 Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá

Có 4 nguyên nhân chính góp phần vào sự hình thành mụn trứng cá: Sự tăng

tiết bã nhờn, sự tăng sừng, quá trình thâm nhập của vi sinh vật và sự viêm nhiễm

➢ Sự tăng tiết bã nhờn

Hiện tượng này xảy ra khi bã nhờn được sản xuất quá nhiều Về mặt sinh lý,

tuyến bã nhờn tiết ra một chất dầu gọi là bã nhờn nhằm bôi trơn tóc và da

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sản xuất bã nhờn như hormone, khí hậu, việc

dùng thuốc và các yếu tố di truyền

Quá trình tiết bã nhờn bị xáo trộn có thể gây nên chứng viêm da tiết bã, một

loại viêm phổ biến khiến da bị bong tróc, đóng vảy trắng hoặc vàng ở khu vực da

nhờn như ở đầu hoặc bên trong tai

Trang 24

Hình 2.2 Sự tăng tiết bã nhờn

(Nguồn: Eucerin)

➢ Sự tăng sừng

Sự tăng sừng là hiện tượng lớp sừng (lớp ngoài cùng của biểu bì) phía ngoài

da dày lên Những lớp tế bào chết bị sừng hóa bất thường khiến các ống dẫn của

tuyến bã nhờn bị bịt kín, làm nhiễu loạn hoặc gián đoạn quá trình tiết bã nhờn

Việc da sản xuất quá nhiều bã nhờn (sự tăng tiết bã nhờn) kết hợp với việc tích

tụ các lớp tế bào chết (sự tăng sừng) xảy ra ở nang lông dẫn đến sự bít tắc lỗ chân

lông Hiện tượng này khiến các vách nang phình lên, dẫn đến sự hình thành mụn

đầu trắng, hoặc mụn đầu đen nếu phần bị bít tắc ở gần bề mặt da

Hình 2.3 Sự tăng sừng

(Nguồn: Eucerin)

➢ Quá trình thâm nhập của vi sinh vật

Một số vi khuẩn thông thường sống trên da một cách vô hại (Propionibacteria

acnes) có thể phát triển mạnh và thâm nhập các nang bị bịt kín, dẫn đến sự hình

thành các nốt sần, mụn mủ, mụn bọc hoặc mụn nang

Trang 25

Hình 2.4 Quá trình thâm nhập của vi sinh vật

(Nguồn: Eucerin)

➢ Sự viêm nhiễm

Hậu quả của những hiện tượng trên khiến da ửng đỏ và viêm nhiễm Trong

một vài trường hợp, các vách nang vỡ ra ở giai đoạn cuối của quá trình viêm nhiễm

Chất béo, acid béo, tế bào sừng (đã chết), vi khuẩn và các mảnh tế bào được giải

phóng, tạo thành các vết viêm nhiễm rộng và sâu ở các mô lân cận

Hình 2.5 Sự viêm nhiễm

(Nguồn: Eucerin)

.2.3.2.2 Các yếu tố gây ra mụn trứng cá

Hormone đóng vai trò quan trọng dẫn đến sự hình thành mụn trứng cá ở độ

tuổi dậy thì Sự gia tăng nội tiết tố Androgens ở độ tuổi dậy thì khiến bã nhờn được

sản xuất nhiều hơn mức cần thiết, các tuyến bã nhờn nhạy cảm hơn cũng là một yếu

tố liên quan đến sự phát triển của mụn trứng cá Phần lớn mụn trứng cá biến mất

một cách tự nhiên sau tuổi dậy thì Tuy nhiên vẫn cần áp dụng các biện pháp chữa

trị hiệu quả để ngăn ngừa hình thành sẹo về sau Do tuyến bã nhờn đặc biệt nhạy

cảm với hormone, mụn trứng cá ở độ tuổi trưởng thành vẫn có thể xuất hiện ở phụ

nữ mắc các bệnh liên quan đến hormone như hội chứng đa nang buồng trứng Ngoài

ra, thần kinh căng thẳng cũng có thể gây nên mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành

Trang 26

Ở những người có da bị mụn, sự sản xuất bã nhờn vượt mức cần thiết tạo môi

trường lý tưởng cho các vi khuẩn mụn trứng cá (Propionibacterium acnes) phát triển

và sinh sôi nảy nở Điều này gây nên tình trạng viêm nhiễm và sự hình thành của

các đốm đỏ hoặc có thể chứa mủ Gen cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của mụn

trứng cá ở mỗi người Chính vì vậy, nếu cả cha và mẹ đều bị mụn trứng cá, tỷ lệ con

cái mắc phải cũng cao hơn Cha mẹ có mụn trứng cá ở độ tuổi trưởng thành, con cái

của họ cũng có nhiều khả năng gặp điều tương tự

Một số loại thuốc có hoạt tính Androgens cao như steroid hoặc lithium (một

loại thuốc an thần), isoniazid, phenytoin, corticosteroids,… được xác định có liên

quan đến sự hình thành mụn trứng cá ở một số người Có rất nhiều những suy đoán

liên quan đến mụn trứng cá, hầu hết đều đổ lỗi cho người bị mụn – chẳng hạn như

nguyên nhân của mụn trứng cá là do da bẩn, vệ sinh kém hoặc ăn uống không điều

độ, hay mụn trứng cá là bệnh truyền nhiễm Những suy đoán này hoàn toàn không

đúng với sự thật, thực chất việc vệ sinh quá mức với những sản phẩm có tính tẩy

rửa mạnh còn dễ khiến da bị kích ứng

Mặc dù không phải là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá, một số yếu tố sau

đây có khả năng khiến các triệu chứng của mụn trở nên trầm trọng hơn:

- Sự thay đổi hormone

- Yếu tố di truyền

- Khí hậu nóng ẩm

- Các mỹ phẩm pha dầu

- Trang phục quá chật, để tóc che phủ mặt

- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý

- Một số thuốc có hoạt tính Androgens cao

2.3.3 Mụn trứng cá hình thành như thế nào

Bình thường, dưới da có hệ thống tuyến nhờn tiết một lượng dầu vừa phải để

nuôi dưỡng và làm ẩm da, giúp da luôn khỏe mạnh Mỗi lỗ chân lông sẽ có một

tuyến nhờn nằm ngay dưới và chất nhờn có thể thoát ra ngoài lỗ chân lông

Tuy nhiên, ở giai đoạn dậy thì hoặc vì một số nguyên nhân khác nhau mà tuyến

này tăng cường hoạt động, tăng tiết chất nhờn hơn mức bình thường Chất nhờn khi

khô sẽ đọng lại trong lỗ chân lông, cộng với tế bào chết trên da sẽ gây bít lỗ chân

lông.Tình trạng bít tắc lỗ chân lông là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn kỵ khí (nhất

là Propionibacterium acnes) sinh sôi và phát triển mạnh, gây ngứa và xuất hiện các

ổ viêm hình thành mụn trứng cá

Trang 27

Do lỗ chân lông cũng như tuyến sinh chất nhờn trong lỗ chân lông ở các vị trí

như mặt, cổ, vai lưng và ngực thường lớn hơn nên mụn trứng cá thường xuất hiện

nhiều ở những vị trí này

Biểu hiện thường là những nốt mụn nhỏ, có đốm mủ và tấy đỏ, có khi đốm

đen, có khi trắng tùy vào mức độ bít chân lông nhiều hay ít Với thể mụn nhẹ, mụn

chỉ nằm nông trên lớp da ngoài thì không để lại sẹo Nhưng với trường hợp nặng,

mụn trứng cá có thể nổi cục, viêm mủ tiến sâu vào trong da hình thành mụn mủ bọc

Khi bọc mủ vỡ ra ở bên trong da có thể lan ra thành những bọc mủ lớn hơn hoặc

gây sẹo, thậm chí nhiều khi những bọc mủ ăn thông với nhau ở dưới da rất khó điều

trị

Hình 2.6 Các loại mụn thường gặp

2.3.4 Phương pháp điều trị mụn

Có 3 phương pháp cơ bản trong vấn đề điều trị mụn: trị mụn bằng phương

pháp tự nhiên, trị mụn bằng mỹ phẩm và trị mụn bằng công nghệ cao Mỗi phương

pháp đều có ưu điểm riêng, tuy nhiên phương pháp điều trị mụn bằng mỹ phẩm là

phù hợp với đại đa số người dân Việc áp dụng phương pháp trị mụn đơn giản này

không những mang lại hiệu quả cao mà còn giúp tiết kiệm chi phí (so với phương

pháp trị mụn bằng công nghệ cao) và giúp rút ngắn quá trình điều trị

Khi áp dụng phương pháp trị mụn bằng mỹ phẩm cần tuyệt đối tránh chọn các

sản phẩm kem trị mụn chứa hóa chất, vì những sản phẩm này có thể điều trị mụn

nhanh chóng nhưng rất dễ gây kích ứng da Thay vào đó nên sử dụng các loại kem

trị mụn có chứa các thành phần từ thiên nhiên: vitamin A, E, C,… đặc biệt là các

Trang 28

sản phẩm có chiết xuất từ tinh dầu hoa oải hương, nha đam, tinh dầu trà,… Những

loại kem chứa các thành phần này đặc biệt phù hợp với da nhạy cảm hoặc da khô

2.4 Tổng quan về mỹ phẩm [17]

2.4.1 Nhũ tương thuốc

2.4.1.1 Định nghĩa

Nhũ tương thuốc là dạng thuốc lỏng hoặc mềm để uống, tiêm hoặc dùng ngoài,

được điều chế bằng cách sử dụng các chất nhũ hóa để trộn đều hai chất lỏng không

đồng tan được gọi theo quy ước là:

- Dầu (bao gồm các dầu, mỡ, sáp, tinh dầu, chất nhựa và những dược chất

không tan trong nước)

- Nước (bao gồm nước cất hoặc các dung dịch nước của các dược chất,…)

Trong nhũ tương thuốc, một trong hai chất lỏng là pha phân tán hoặc pha nội,

ở dạng tiểu phân có đường kính từ 0,1 µm trở lên, phân tán đều trong chất lỏng kia

gọi là môi trường phân tán hoặc pha ngoại

Khi dầu là pha phân tán và nước là môi trường phân tán thì nhũ tương là kiểu

dầu trong nước, có ký hiệu là O/W

Khi nước là pha phân tán và dầu là môi trường phân tán thì nhũ tương là kiểu

nước trong dầu có ký hiệu là W/O

Chất nhũ hóa quyết định kiểu nhũ tương và giúp ổn định chúng do ngăn cản

sự kết tụ các giọt nhỏ thành giọt lớn, dẫn đến sự tách lớp Chất nhũ hóa hòa tan

trong nước sẽ tạo ra kiểu nhũ tương O/W; chất nhũ hóa hòa tan trong dầu, mỡ, sáp

sẽ tạo ra kiểu nhũ tương W/O Các chất nhũ hóa là chất hoạt động bề mặt, khi có

lực phân tán, sẽ tập trung lên bề mặt tiếp xúc giữa hai pha tạo ra hàng rào ngăn cản

không cho các giọt kết tụ lại, mặt khác làm giảm sức căng liên bề mặt giữa hai pha,

nhờ vậy giúp sự nhũ hóa được dễ dàng Các chất cao phân tử thân nước thiên nhiên,

bán tổng hợp hay tổng hợp có thể được sử dụng phối hợp với chất nhũ hóa hoạt

động bề mặt trong các nhũ tương kiểu O/W do chúng tích tụ lên bề mặt tiếp xúc và

cũng làm tăng độ nhớt của pha nước, như vậy làm giảm sự kết hợp của các giọt Sự

kết hợp này thường sẽ dẫn đến hiện tượng: sự nổi kem do các giọt dầu lớn nổi lên

(trong nhũ tương O/W) hoặc sự lắng xuống đáy của các giọt nước lớn (trong nhũ

tương W/O)

Trang 29

2.4.1.2 Phương pháp điều chế

Tùy theo điều kiện trang thiết bị, nhũ tương có thể được điều chế bằng cách:

- Điều chế nhũ tương đậm đặc với chất nhũ hóa, dược chất lỏng và lượng vừa

đủ pha ngoại, sau đó pha loãng nhũ tương đậm đặc với pha ngoại

- Hòa tan chất nhũ hóa vào pha ngoại, sau đó cho dược chất lỏng vào từ từ vừa

dùng lực gây phân tán mạnh để nhũ hóa

- Cần cho thêm các chất bảo quản thích hợp vào nhũ tương do pha nước là môi

trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc Hiệu lực của các chất

bảo quản trong thành phẩm phải được kiểm tra

2.4.1.3 Yêu cầu chất lượng [1]

➢ Tính chất

Khi quan sát bằng mắt thường, nhũ tương đặc phải mịn và đồng nhất giống

như kem; còn nhũ tương lỏng phải đục trắng và đồng nhất giống như sữa

Nhũ tương được coi như đã bị hỏng khi hai tướng lỏng đã tách riêng nhau và

bằng cách khuấy lắc cũng không thể khôi phục lại trạng thái phân tán đồng nhất

Mỹ phẩm dạng nhũ chiếm một phần rất lớn và đa dạng trên thị trường hiện

nay Nhũ cho phép phân tán hiệu quả các hoạt chất có đặc tính tan khác nhau thành

một sản phẩm đồng nhất Có thể bản thân sản phẩm là dạng nhũ tương như các loại

cream, lotion… hoặc trong sản phẩm có mặt của nhũ tương để tăng cường các quá

trình khác

Nhũ tương được định nghĩa là một hệ hai pha chứa hai chất lỏng không tan lẫn

vào nhau Trong đó, một pha phân tán trong pha còn lại dưới dạng những giọt hình

cầu thường có đường kính trong khoảng 0,2 – 50 mm Đặc trưng chung của các hệ

nhũ trong mỹ phẩm là phải có một pha thân nước và một pha thân dầu Khi pha thân

nước (hay pha phân tán, pha nội) phân tán trong pha thân dầu (hay pha liên tục, pha

ngoại), ta có nhũ W/O và ngược lại, ta có nhũ O/W Ngoài ra, trong mỹ phẩm còn

có thêm các dạng nhũ kép W/O/W hoặc O/W/O

Trang 30

Tùy vào thành phần tương đối giữa hai pha mà sản phẩm nhũ có các tên gọi

khác nhau (cream, lotion, ointment) Trong đó, dạng lotion có độ nhớt thấp đến

trung bình, dạng cream và dạng gel có độ nhớt cao hơn dạng lotion

Tùy theo mục đích sử dụng mà sản phẩm dạng nhũ được phối ở độ nhớt thích

hợp Ví dụ như kem giữ ẩm toàn thân thường ở dạng lotion Mỹ phẩm dạng nhũ

thuận tiện và tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng khi so sánh với các hệ dầu không

nước khác Ngoài ra, sản phẩm dạng này còn tạo hiệu quả thị giác và hấp dẫn người

tiêu dùng

2.5 Tổng quan về cây Ổi ruột hồng [24]

2.5.1 Danh pháp và phân loại [15]

➢ Danh pháp

Tên khoa học: Psidium guajava L

Tên đồng nghĩa: Psidium guajava var pyriferum L., Psidium guajava var

pomiferum L

Tên gọi khác: bạt tử, thu quả, phan thạch lựu, phan nhẫm, kê thi quả, lãm

bạt,…

Tên nước ngoài: Commom guava (Anh), guave hoặc goejaba (Hà Lan),

guayabo (Tây Ban Nha), goiaba hoặc goaibeira (Bồ Đào Nha), goyavier hoặc

Cây Ổi có thân cao khoảng 3 – 4 m, phân thành nhiều cành, được bao bọc bởi

một lớp vỏ mỏng, trơn nhẵn, khi già bong ra thành từng mảng, phía dưới lại có 1

Trang 31

lớp vỏ mới nhẵn, màu trắng, hơi xanh Cành non có tiết diện hình vuông, có lông

mềm, khi già hình trụ nhẵn

Lá đơn, mọc đối và không có lá kèm, hình trái xoan hoặc hình trứng, dài 9 –

10 cm, rộng 3 – 6 cm, gốc tròn, đầu tù hơi nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới có

gân nổi rõ Cuống lá màu xanh, hình trụ và có rãnh cạn ở mặt trên

Hoa to, lưỡng tính, bầu hạ mọc đơn độc hoặc tập trung 2 – 3 cái ở nách lá,

cuống có lông mịn, đài nhỏ có ống 4 – 5 răng không đều, tràng 5 cánh dày, có lông

mịn, nhị rất nhiều, mùa ra hoa thường vào tháng 3 – 4

Quả mọng, hình cầu hoặc hình trứng, dài 3 – 10 cm tùy giống Vỏ quả còn non

màu xanh, khi chín chuyển sang, thịt vỏ quả màu trắng, vàng hay ửng đỏ Ruột màu

trắng, vàng hoặc đỏ, trong ruột Ổi hạt rất nhiều được bao trong khối thịt xốp Quả

chín có vị chua ngọt hay ngọt, có mùi thơm đặc trưng, mùa quả tháng 8 – 9

Hạt nhiều, màu vàng nâu hình bầu dục, có vỏ cứng và nằm trong khối thịt quả

màu trắng, hồng, đỏ hay vàng

Ổi là cây ưa sáng, sinh trưởng, phát triển tốt trong một giới hạn rộng của vùng

khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới Giới hạn về nhiệt độ từ 15 – 45°C, nhưng nhiệt

độ tốt cho cây sinh trưởng và ra nhiều quả từ 23 – 28°C Cây có thể chịu được hạn,

tuy nhiên điều kiện quá ẩm ướt, thường xuyên có sương mù làm cây ra hoa, kết quả

kém Ổi trồng được ở nhiều loại đất, pH thích hợp từ 4,5 – 8,2 Ổi không sợ gió

nhưng giống quả to, lá to khi gặp bão dễ rách lá, rụng quả

Trang 32

Hình 2.7 Cây Ổi và các bộ phận cây Ổi

2.5.3 Nguồn gốc và phân bố [4] [5]

Ổi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ Theo de Cadolle vùng phát sinh

của Ổi ở giữa Mexico và Peru, người Tây Ban Nha đã đưa cây đến các đảo ở Thái

Bình Dương và Philipines Người Bồ Đào Nha đã đưa cây du nhập đến Ấn Độ và

sau đó phát triển khắp các vùng nhiệt đới khác Trong quá trình trồng trọt và lai tạo

giống, người ta đã tạo nên rất nhiều giống Ổi khác nhau

Ở Việt Nam, Ổi là cây ăn quả khá phổ biến, hầu như Ổi được trồng ở khắp các

địa phương cả vùng đồng bằng lẫn miền núi, trừ vùng cao trên 1500 m Có khoảng

7 – 10 giống Ổi khác nhau: Ổi sẻ, Ổi đào, Ổi mỡ, Ổi nghệ,…

2.5.4 Thành phần hóa học

➢ Trong lá

Tanin (7 – 10%) gồm gallotanins, acid ellagic và các chất chuyển hóa

Tinh dầu (0,31%) trong đó bao gồm aromadendrene, β-bisabolene,

caryophyllene, neolidiol, selinene, limonene, các alcohol thơm,…

Các acid hữu cơ: acid mastinic, acid aleanolic, acid oxalic, acid grategolic,

acid psidiolic, acid ursolic,…

Sterol có β-sitosterol

Trang 33

Flavonoid gồm quercetin, leucocynidin, avicularin, guajaverin

Lá còn có Valatileoil và Eugenol

Thành phần chủ yếu của tinh dầu chiết xuất từ lá Ổi chứa các chất dễ bay hơi,

giàu các hợp chất sesquiterpene trong đó có 27 terpen cùng với 14 alcohol và 4

Quả Ổi giàu chất xơ, vintamin A, E, C, acid folic và giàu khoáng chất (Ca, P,

Fe, Zn, Na, K,…) và các đường hữu cơ như fructose, glucose, galactose,

saccarose,…

Các acid hữu cơ

Tinh dầu tạo mùi thơm thuộc các nhóm aldehyde và alcohol như etylacetat,

butyrate, humulene, myrcene, pinene, acid cinamic

Các sắc tố loại chlorophyl, anthocyanidin

Pectin methylesterase

Quả chín chứa nhiều vitamin C, các loại polysaccharide như fructose, xylose,

glucose, rhamnose, galactose,…

Ngoài ra trong rễ cây Ổi chứa acid Arjunolic, vỏ rễ cây có chứa tanin và acid

hữu cơ

Trang 34

➢ Một số hoạt chất trong lá Ổi non

Beta-caryophyllene

Hình 2.8 Công thức cấu tạo β-caryopyllene Công thức phân tử: C15H24

Các hợp chất Flavonoid gồm quercetin, leucocynidin, avicularin, guajaverin

trong đó, quercetin và guajaverin là 2 hợp chất có khả năng kháng khuẩn, chống

viêm cao

Quercetin

Hình 2.9 Công thức cấu tạo của quercetin Công thức hóa học: C15H10O7

Qercetin là chất chống oxy hóa cực mạnh có tác dụng kháng viêm nhiễm mãn

tính như suyễn, dị ứng, lở loét

Guajaverin

Hình 2.10 Công thức cấu tạo của guajaverin

Công thức hóa học: C20H18O11

Trang 35

➢ Một số hoạt chất trong quả Ổi

Vitamin C (Acid ascorbic)

Hình 2.11 Công thức cấu tạo của acid ascorbic Công thức phân tử: C6H8O6

Vitamin C trong quả Ổi có tác dụng:

- Kìm hãm sự lão hoá của tế bào: nhờ phản ứng chống oxy hoá mà vitamin C

ngăn chặn ảnh hưởng xấu của các gốc tự do, hơn nữa nó có phản ứng tái sinh mà

vitamin E – cũng là một chất chống oxy hoá – không có

- Kích thích sự bảo vệ các mô: chức năng đặc trưng riêng của viamin C là vai

trò quan trọng trong quá trình hình thành collagen, một protein quan trọng đối với

sự tạo thành và bảo vệ các mô như da, sụn, mạch máu, xương và răng

- Kích thích nhanh sự liền sẹo: do vai trò trong việc bảo vệ các mô mà vitamin

C cũng đóng vai trò trong quá trình liền sẹo

- Ngăn ngừa ung thư: kết hợp với vitamin E tạo thành nhân tố quan trọng làm

chậm quá trình phát bệnh của một số bệnh ung thư

- Tăng cường khả năng chống nhiễm vi khuẩn: kích thích tổng hợp

nên interferon – chất ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virus trong tế bào

Acid gallic

Hình 2.12 Công thức cấu tạo của acid gallic Công thức hóa học: C6H2(OH)3COOH

Acid gallic có thể ở cả dạng tự do hay là một phần của tanin Các muối và

esther của acid gallic được gọi là ‘gallate’

Trang 36

Acid gallic có tính kháng nấm và kháng khuẩn Acid gallic hoạt động như một

chất chống oxy hóa và giúp bảo vệ các tế bào khỏi nguy cơ bị oxy hóa Acid gallic

cũng có khả năng kháng các tế bào ung thư mà không gây hại đến các tế bào khỏe

mạnh

Polyphenol

Polyphenol là những hợp chất thơm có nhóm hydroxyl đính trực tiếp với nhân

benzene [7]. Chúng có nhiều trong thực vật như rau, quả, hoa Polyphenol tạo màu

sắc đặc trưng cho thực vật Ngoài ra, polyphenol còn 805 nghiên cứu sự biến đổi

hàm lượng vitamin C, polyphenol và hoạt tính kháng oxy hoá của quả Ổi trong quá

trình chín bảo vệ thực vật khỏi vi sinh vật hại, sự oxi hóa và tác hại của tia cực tím

Về y học, polyphenol là một trong những hoạt chất tự nhiên có nhiều tác dụng như

chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng và ngăn ngừa lão hóa [11]

β-carotene là tiền chất của vitamin A có tác dụng làm sạch những nguyên tử

oxy tự do đang dư thừa điện tử trong da

β-carotene còn có khả năng chống oxy hoá ưu việt vì nó có tác dụng khử hết

gốc tự do dư thừa trong cơ thể, góp phần làm chậm quá trình lão hóa, giảm nếp nhăn

và làm đẹp da

2.5.3 Ứng dụng của Ổi

Các bộ phận của cây Ổi như búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân đều được

dùng để làm thuốc Các bài thuốc dân gian từ cây Ổi được sử dụng ở Việt Nam,

Trung Quốc, Hawaii, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Caribe, Tây Phi,… Nghiên cứu dược lý

cho thấy dịch chiết các bộ phận của cây Ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn

Trang 37

se niêm mạc và cầm tiêu chảy

➢ Tác dụng kháng khuẩn

Joseph và Priya (2011) đã khảo sát tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm bằng

cách sử dụng kỹ thuật khuếch tán thạch đối với Staphylococcus aureus (vi khuẩn

gram dương), và hai vi khuẩn gram âm là Escherichia coli và Pseudomonas

aeruginosa, cùng với nấm Candida albicans Theo các tác giả này, tinh dầu Ổi có

khả năng tác động vào màng tế bào vi sinh vật, làm cho màng tế bào thấm nhiều

hơn hoạt chất kháng khuẩn Một số công trình nghiên cứu khác cũng cho thấy tinh

dầu Ổi có tính đề kháng mạnh mẽ chống lại Yarrowia lipolytica (nấm men gây

bệnh), ngoài ra chúng còn có khả năng chống lại Staphylococcus aureus,

Salmonella và Escherichia coli được phân lập từ tôm

Gần đây, tinh dầu Ổi được chứng minh có tác dụng ức chế, chống lại vi

khuẩn Bacillus cereus, Enterobactor aerogenes và Pseudomonas fluorescens

Lá Ổi có khả năng chống lại các vi sinh vật kể trên là do chứa nhiều flavonoid,

đặc biệt là quercetin Phần lớn hoạt tính sinh học của lá Ổi là do quercetin có hoạt

tính kháng khuẩn cao (Yoriko Deguchi và Kouji Miyazaki, 2010)

Adeyemi và cộng tác viên (2009), đã nhận thấy trong dịch chiết từ lá Ổi có

chứa các flavonoid, tanin, saponin, các steroid, và terpenoid Các tác giả này đã tiến

hành thử nghiệm trên chuột và kết quả cho thấy ký sinh trùng trong máu của chúng

giảm đi khi sử dụng chất chiết xuất từ lá Ổi Nghiên cứu này cũng đã chứng minh

khả năng làm tăng tuổi thọ của tất cả các con chuột bị nhiễm bệnh khi được điều trị

với dịch chiết từ lá Ổi Thời gian sống của chuột được kéo dài hơn từ 30 ngày đến

32 ngày so với chuột sau khi bị nhiễm ký sinh trùng mà không dùng dịch chiết từ lá

Ổi, chúng bị chết chỉ sau 8 ngày

➢ Tác dụng chống oxi hoá [12] [13] [14] [20]

Khả năng chống oxy hóa của các hợp chất phenol trong lá Ổi non cao gấp 1,88

và 8,72 lần so với các chất chống oxy hóa tổng hợp butylated hydroxy toluene

(BHT) và 1,75 lần cao hơn so với vitamin E (Witayapan và cộng tác viên, 2010)

Theo Qian và Nihorimbere (2004) các chất chiết xuất từ lá Ổi có tính chất

chống oxy hóa bằng cách trung hòa các gốc tự do Hầu hết hoạt tính này đều có liên

quan đến các polyphenol và flavonoid, tuy nhiên các chất chiết xuất từ lá Ổi cũng

chứa một số chất chống oxy hóa khác như acid ascorbic và carotenoids

Trang 38

Các nhà khoa học Thái Lan đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả

chống oxy hóa của các hợp chất phenol chiết xuất từ lá Ổi Các tác giả này đã chỉ ra

rằng quá trình tiền xử lý mẫu lá trước khi chiết xuất, phương pháp chiết xuất, và độ

tuổi của lá Ổi ảnh hưởng đến hàm lượng các hợp chất phenol và khả năng chống

oxy hóa của chúng (Witayapan và cộng tác viên, 2010)

Các hợp chất chống oxy hóa của lá Ổi trồng tại Thái Lan đã được Suganya

Tachakittirungrod và cộng tác viên (2007) phân lập dựa trên phương pháp phân tích

quang phổ và chiết xuất bằng methanol Các hợp chất này đã được thử nghiệm hoạt

tính chống oxy hóa in vitro Kết quả cho thấy ba hợp chất flavonoid, quan trọng đối

với hoạt tính chống oxy hóa của lá Ổi là quercetin-3-o-glucopyranoside Kết quả

này có thể được xem là cơ sở khoa học cho các phương pháp điều trị trong y học cổ

truyền

Ngoài tác dụng kháng khuẩn, chống oxi hóa, Ổi còn có tác dụng chống tiêu

chảy, phòng ngừa ung thư, hạ huyết áp,…

Trang 39

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Phương tiện nghiên cứu

Trang 40

Rót thêm dung môi ethanol vào bình sao cho xấp xỉ bề mặt bột dược liệu Ổi

Giữ yên ở nhiệt độ phòng trong khoảng 24 giờ Dung môi sẽ thấm vào nguyên liệu

và hòa tan các chất tự nhiên trong dược liệu

Sau đó dung dịch chiết được lọc qua giấy lọc, cô đặc dưới áp suất thấp sẽ có

được cao chiết Tiếp theo rót dung môi mới vào bình chứa bột dược liệu Ổi và tiếp

tục quá trình chiết cho đến khi chiết kiệt mẫu này Có thể gia tăng hiệu quả chiết

bằng cách thỉnh thoảng đảo trộn bột dược liệu Ổi hoặc dùng máy lắc để lắc nhẹ

Lưu ý: nguyên liệu sau khi thu hái được định danh để xác định loài, họ, Sau

đó thái nhỏ nguyên liệu, phơi hoặc sấy đến khô rồi nghiền thành bột có độ mịn nhất

định Bột dược liệu trước khi được đưa vào thực hiện quá trình ngâm và chiết cao

cần được xác định độ ẩm (là lượng nước tự do chứa trong 100 g dược liệu)

➢ Xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy khô

Dùng sức nóng làm bay hết hơi nước trong dược liệu Cân trọng lượng trước

và sau khi sấy khô, từ đó tính ra phần trăm nước có trong dược liệu H (%) theo công

thức

H (%) =𝑚1−𝑚2

𝑚1−𝑚0×100 Trong đó: 𝑚0: Khối lượng chén sứ sau khi sấy (g)

𝑚1: Khối lượng chén sứ sau khi thêm dược liệu (g)

𝑚2: Khối lượng chén sứ và dược liệu sau khi sấy (g)

Ngày đăng: 05/08/2018, 15:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Quy định tạm thời về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá. Quyết định số 2425/2000/QĐ-BKHCNMT Khác
[2] Tiêu chuẩn giới hạn vi khuẩn, nấm mốc trong mỹ phẩm và phương pháp thử kích ứng trên da. Quyết định số 3113/1999/QĐ-BYT Khác
[5] Đỗ, Tất Lợi, 1999. Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB y học, trang 431 – 432 Khác
[6] G. W. Barrett, 1969. Skin penetration. J. Soc. Cosmetic Chemists, 20: 487-499 Khác
[7] Lê, Ngọc Tú, 2003. Hóa học thực phẩm. NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.) Khác
[8] Nathan Rivas, 2011. The Impermeable Facts of Skin Penetration and Ab sorption Khác
[9] Lê, Thanh Phước. Bài giảng môn Hóa học ứng dụng. Khoa Khoa học Tự Nhiên, Trường Đại học Cần Thơ Khác
[10] Lê, Thanh Phước,2010. Phương pháp tổng hợp các hệ nhũ tương cơ bản với các chất hoạt động bề mặt có độ phân cực khác nhau. Nhà xuất bản Trường Đại học Cần Thơ Khác
[11] Scalbert A., C. Manach, C. Morand and C. Remesy, 2005. Dietary Polyphenols and the Prevention of Diseases. Critical Reviews in Food Science and Nutrition, 45:287-306 Khác
[12] Suganya Tachakittirungrod, Fumio Ikegami and Siriporn Okonogi, 2007. Antioxidant Active Principles Isolated from Psidium guajava.Scientia Pharmaceutica (Sci. Pharm.) 75, 179-193 Khác
[13] Qian H. and Nihorimbere V., 2004. Antioxidant power of phytochemicals from Psidium guajava leaf. National Center for Biotechnology Iformation, U.S. National Library of Medicine, volum 5, issue 6, June 2004 Khác
[14] Witayapan Yotawimonwat, Songwut Okonogi, Siriporn and Khác
[15] Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1978. Phân loại thực vật. Thực vật bậc cao. NXB ĐH và THCN Khác
[16] Vương, Ngọc Chính, 2012. Hương liệu mỹ phẩm. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM Khác
[17] Phạm ,Hoàng Hộ, 2003. Cây cỏ Việt Nam. Quyển III. Nhà xuất bản trẻ Khác
[18] Funan Hu, M.D, 1968. Melanocytes and Melanin Pigmentation. J. Soc. CosmeticC hemists, 19: 565-580 Khác
[19] Nguyễn, Kim Phi Phụng, 2007, Phương pháp phân lập các hợp chất hữu cơ. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh Khác
[20] P. Sampath Kumar, W. Sherly Beena, K. Vijaya Kumar, M. Shakeera Banu and A. Vijaya Anand, 2007. Antioxidative Activity of Psidium guajava Leaf Extract. Research Journal of Pharmacognosy and Phytochemistry, volum 3, issue 4, July-August 2011 Khác
[21] Huỳnh, Châu Bạch Thủy Tiên và Nguyễn Kim Trang, 2015. Xây dựng công thức phối chế kem dưỡng trắng da từ dầu cám gạo và acid kojic. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Cần Thơ Khác
[22] Thái, Phan Quỳnh Như, 2005. Nghiên cứu xây dựng các qui trình đánh giá độ ổn định của một số thuốc dễ bị biến chất lượng. Đề tài nghiên cứu cấp bộ. Viện kiểm nghiệm-Bộ Y tế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w