1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÔNG THỨC PHỐI TRỘN NGUYÊN LIỆU CÁM GẠO VÀ ĐƯỜNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NẤM BÀO NGƯ (Pleurotus sp.) TRÊN GIÁ THỂ CÀNH CAO SU TẬN DỤNG

65 493 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 772,28 KB

Nội dung

PHẠM THỊ NGỌC Đề tài đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 02/2010 đến 07/2010 tại trại thực nghiệm khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm xác định

Trang 1

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÔNG THỨC PHỐI TRỘN NGUYÊN LIỆU CÁM GẠO VÀ ĐƯỜNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA

NẤM BÀO NGƯ (Pleurotus sp.) TRÊN GIÁ THỂ

CÀNH CAO SU TẬN DỤNG

NGÀNH : NÔNG HỌC KHÓA : 2007 - 2011 SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ NGỌC NGÂN

Tp Hồ Chí Minh, tháng 08/2011

Trang 2

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÔNG THỨC PHỐI TRỘN NGUYÊN LIỆU CÁM GẠO VÀ ĐƯỜNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NẤM BÀO

NGƯ (Pleurotus sp.) TRÊN GIÁ THỂ CÀNH CAO SU TẬN DỤNG

Trang 3

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Phạm Thị Ngọc, người đã nhiệt tình hướng dẫn trong suốt thời gian em thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Bên cạnh đó là gia đình, tập thể lớp Nông Học 33, cùng những người thân quen luôn sát cánh, hỗ trợ và động viên em rất nhiều

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh Viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Ngân

Trang 4

Giáo viên hướng dẫn: ThS PHẠM THỊ NGỌC

Đề tài đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 02/2010 đến 07/2010 tại trại thực nghiệm khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm xác định tỉ lệ của các công thức phối trộn nguyên liệu cám gạo và đường phù hợp với sự sinh trưởng của nấm bào ngư trên giá thể cành cao su tận dụng

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố, 12 nghiệm thức, 3 lần lặp lại Các nghiệm thức:

Kết quả thí nghiệm đã cho thấy:

Về sinh trưởng: Nghiệm thức có phối trộn 5 % cám và 0 % đường có các đặc tính sinh trưởng tốt nhất và nghiệm thức có phối trộn 15 % cám và 6 % đường thì thấp nhất Các nghiệm thức có tỉ lệ phối trộn đường và cám càng thấp thì động thái tăng trưởng, tốc

độ tăng trưởng chiều dài tơ càng nhanh, thời gian tơ ăn trắng bịch và thời gian ra quả thể

Trang 5

sớm Về trọng lượng trung bình một chùm quả thể thì không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức khác

Về năng suất: Hầu hết các nghiệm thức đều cho năng suất quả thể không cao,

và sự chênh lệch không đáng kể dẫn đến thất thu về kinh tế

Về tình hình nấm bệnh: Hầu hết các nghiệm thức đều nhiễm nấm bệnh, nghiệm thức có tỉ lệ phối trộn càng cao thì tỉ lệ nhiễm càng cao, nhất là các nghiệm thức có tỉ

lệ đường cao Trong đó, nghiệm thức có phối trộn 10 % cám gạo, 6 % đường có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất 88,89 %, thấp nhất là nghiệm thức có phối trộn 5 % cám, 0 % đường 5,56 % Tỉ lệ bệnh cũng là yếu tố góp phần làm giảm năng suất vì nếu tỉ lệ nhiễm nấm trên bịch không cao thì tơ nấm vẫn có thể tiếp tục phát triển và cho năng suất

MỤC LỤC

Trang 6

Trang

TRANG TỰA i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG x

Chương 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3 Yêu cầu 2

1.4 Phạm vi đề tài 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Giới thiệu chung về nấm 3

2.1.1 Sơ lược về nấm 3

2.1.2 Giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu 3

2.2 Sơ lược về nấm bào ngư 5

2.2.1 Phân loại nấm bào ngư 5

2.2.2 Đặc điểm sinh học 6

2.2.3 Ảnh hưởng của môi trường 6

2.2.4 Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng 7

2.2.5 Một số giống nấm bào ngư phổ biến 8

2.2.5.1 Bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju) 8

2.2.5.2 Bào ngư Đài Loan hay bào ngư Nhật (Pleurotus cystidiosus) 8

2.2.5.3 Nấm bào ngư tím ( Pleurotus ostreatus) 8

2.2.5.4 Nấm bào ngư trắng (Pleurotus florida) 8

2.2.6 Cách bảo quản, chế biến nấm sau thu hoạch 9

2.2.6.1 Sự biến đổi nấm sau thu hoạch 9

2.2.6.2 Bảo quản nấm 9

2.2.6.3 Chế biến nấm 10

2.2.7 Nấm bệnh và biện pháp phòng trừ 10

Trang 7

2.2.7.1 Các dạng bệnh ở nấm 10

2.2.7.2 Một số biện pháp phòng bệnh trong trồng nấm 11

2.2.8 Tình hình nghiên cứu, sản xuất nấm trong và ngoài nước 11

2.2.8.1 Tình hình nghiên cứu, sản xuất trong nước 11

2.2.8.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất ngoài nước 13

Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16

3.2 Điều kiện thời tiết trong thời gian thí nghiệm 16

3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 17

3.3.1 Vật liệu 17

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 17

3.3.3 Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch 18

3.3.3.1 Chuẩn bị nguyên liệu và xử lí 18

3.3.3.2 Chăm sóc và thu đón quả thể 19

3.4 Phương pháp xử lí số liệu và các chỉ tiêu theo dõi 20

3.4.1 Phương pháp xử lí số liệu 20

3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi 20

3.4.2.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng 20

3.4.2.2 Các chỉ tiêu năng suất 20

3.4.2.3 Hiệu quả kinh tế 21

3.4.3 Tiến độ thực hiện 21

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22

4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng 22

4.1.1 Chiều dài tơ nấm 22

4.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tơ nấm 24

4.1.3 Thời gian tơ nấm ăn trắng bịch phôi 25

4.1.4 Thời gian ra quả thể 25

4.1.5 Trọng lượng trung bình một chùm quả thể 26

4.1.6 Tình hình nấm bệnh 26

4.2 Chỉ tiêu năng suất 27

4.2.1 Trọng lượng trung bình quả thể trên bịch 27

Trang 8

4.2.2 Năng suất ô thí nghiệm 28

4.3 Hiệu quả kinh tế 28

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 30

5.1 Kết luận 30

5.2 Đề nghị 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

PHỤ LỤC 33

Trang 9

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt (Kí hiệu) Viết đầy đủ

CV Coefficient of Variation

FAO Food and Agriculture Organization

NSLT Năng suất lý thuyết

NSTT Năng suất thực thu

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1: Bịch nấm đã phủ trắng tơ ở các nghiệm thức 33

Hình 2: Quả thể nấm của các nghiệm thức giai đoạn 1 ngày sau hình thành 34

Hình 3: Quả thể nấm của các nghiệm thức giai đoạn 2 ngày sau hình thành……… 34

Hình 4: Quả thể nấm của các nghiệm thức giai đoạn 3 ngày sau hình thành 34

Hình 5: Quả thể nấm của các nghiệm thức giai đoạn 4 ngày sau hình thành 34

Hình 6: Bịch nấm bị nhiễm mốc đen 35

Hình 7: Bịch nấm bị nhiễm mốc xanh 35

Hình 8: Bịch nấm bị nhiễm mốc cam 35

Hình 9: Bịch nấm bị úng nước sau rạch bịch 35

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tỉ lệ % so với chất khô 4

Bảng 2.2: Thành phần acid amin 4

Bảng 2.3: Hàm lượng vitamin và chất khoáng 5

Bảng 2.4: Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng hệ sợi nấm của một số loài nấm 7

Bảng 3.1: Các yếu tố thời tiết 16

Bảng 4.1: Động thái tăng trưởng chiều dài sợi tơ nấm của các nghiệm thức (cm) 22

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều dài sợi tơ nấm (cm/ngày) 24

Bảng 4.3: Thời gian tơ nấm ăn trắng bịch phôi (ngày) 25

Bảng 4.4: Thời gian ra quả thể (ngày) 25

Bảng 4.5: Trọng lượng trung bình một chùm quả thể (g) 26

Bảng 4.6: Tỉ lệ nhiễm nấm bệnh 26

Bảng 4.7: Trọng lượng trung bình quả thể trên bịch (g) 27

Bảng 4.8: Năng suất ô thí nghiệm (g) 28

Bảng 4.9: Tổng thu, tổng chi, lợi nhuận thu được ở các nghiệm thức (theo quả thể) 29

Bảng 2.5: Sản lượng một số nước sản xuất nấm ở khu vực Đông Nam Á qua các năm 36

Bảng 2.6: Sản lượng một số nước sản xuất nấm ở Châu Á qua các năm 36

Bảng 2.7: Sản lượng một số nước sản xuất nấm lớn nhất trên thế giới qua các năm 37

Trang 12

Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề

Nấm ăn là thực phẩm vừa giàu chất dinh dưỡng lại có giá trị dược liệu nên được nhiều nước trên thế giới quan tâm và phát triển Ở Việt Nam mặc dù có đủ tiềm năng để phát triển nghề nấm như nguồn nguyên liệu dồi dào, khí hậu thời tiết thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại nấm, gần 80 % dân số là nông dân có nhiều thời gian nông nhàn,… nhưng nghề trồng nấm vẫn gặp nhiều bấp bênh, trở ngại do sản xuất còn nhỏ lẻ, đầu ra chưa đảm bảo, các nghiên cứu còn hạn chế,… Nhận biết được tình hình trên, nhà nước đã phối hợp cùng với các đơn vị trên cả nước để tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, hỗ trợ và khuyến khích phát triển nghề nấm cũng như các nghiên cứu về nấm nhằm tạo cơ hội việc làm và cải thiện đời sống của người dân

Nguồn nguyên liệu cho trồng nấm khá phong phú như: rơm rạ, bã mía, mùn cưa và các loại gỗ không có tinh dầu, thân cây họ đậu, … Trong đó, phụ phẩm từ cây cao su được

sử dụng khá phổ biến trong ngành trồng nấm, nhưng chủ yếu là mùn cưa và một số ít là

gỗ lớn Những cành nhánh cao su nhỏ của các vườn cao su mới thanh lý cũng rất thích hợp làm nguyên liệu cho trồng nấm, vẫn chưa được quan tâm sử dụng Trồng nấm bào ngư trên gỗ cao su tận dụng vừa góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, vừa mang lại thu nhập cho người dân Và để người dân có thể áp dụng mô hình này một cách

dễ dàng và tiết kiệm chi phí thì công thức phối trộn thích hợp cũng cần được quan tâm

để cho năng suất cao nhất

Do đó với sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, và sự hướng dẫn của ThS Phạm Thị Ngọc - Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã thực hiện đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của các công thức phối trộn nguyên liệu cám gạo và đường đến sự tăng trưởng của nấm

bào ngư (Pleurotus sp.) trên giá thể cành cao su tận dụng”

Trang 13

Thời gian thực hiện từ tháng 02/2011 đến 07/2011

Đề tài“Khảo sát ảnh hưởng của các công thức phối trộn nguyên liệu cám gạo và

đường đến sự tăng trưởng của nấm bào ngư (Pleurotus sp.) trên giá thể cành cao su tận dụng” được thực hiện trên giống nấm bào ngư (Pleurotus sp.) với giá thể cành cao su tận

dụng, tại trại thực nghiệm khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 14

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu chung về nấm

là nấm hoại sinh Các nấm chỉ sống trên các cơ thể sống gọi là nấm ký sinh Các loài nấm ăn đều thuộc nhóm hoại sinh Tuy nhiên, có một số ít loài nấm ăn tuy sống hoại sinh nhưng vẫn có thể sống được trên các cây sống

Nguồn gốc của nấm ăn vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng theo tài liệu khảo cổ thì Trung Quốc là nước trồng nấm sớm nhất, từ thời đại đồ đá cũ (5000 – 4000 năm trước Công nguyên) những cư dân nguyên thủy ở Trung Quốc đã biết thu lượm và sử dụng nhiều loại nấm ăn từ thiên nhiên (Nguyễn Lân Dũng, 2002)

2.1.2 Giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu

Nấm ăn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Hàm lượng đạm (protein) thấp hơn thịt, cá nhưng cao hơn các loại rau quả khác

Bảng 2.1 thể hiện thành phần hóa học chủ yếu của một số loại nấm ăn phổ biến so với trứng

Trang 15

thiết cho con người Việc bổ sung đạm trong nguyên liệu trồng nấm có thể làm biến đổi

lượng acid amin nhưng gần như không làm thay đổi lượng đạm trong nấm

Bảng 2.2: Thành phần acid amin

Đơn vị tính: mg/100 g chất khô

Tên nấm Lizin Histidin Arginin Threonin Valin

Meth-ionin Isoloxin Loxin

Trang 16

Bảng 2.3: Hàm lượng vitamin và chất khoáng

Đơn vị tính: mg/100 g chất khô

nicotinic Riboflavin Thimin

Acid ascobic Iron Canxi

Phos- pho

máu Riêng về hàm lượng chất béo (lipid) và tinh bột ở nấm thì thấp, phù hợp cho

những người bị tiểu đường, cao huyết áp

Nấm linh chi chứa các dược chất chống ung thư, kích thích hoạt động và điều chỉnh

hệ thống miễn dịch, kháng dị ứng, làm hạ cholesterol và làm hạ huyết áp

Nấm mỡ có chứa hợp chất ngăn cản enzym aromatas, một enzym liên kết với sinh

trưởng của khối u, hợp chất này điều trị và ngăn ngừa được ung thư vú

Nấm hương chứa chất lentinan, một polysaccharid tan trong nước là thuốc chống ung

thư,…

2.2 Sơ lược về nấm bào ngư

2.2.1 Phân loại nấm bào ngư

Nấm bào ngư (nấm sò, nấm dai, nấm hương chân trắng) có tên khoa học là Pleurotus

sp gồm nhiều loài thuộc hệ thống phân loại thực vật sau:

Trang 17

2.2.2 Đặc điểm sinh học

Theo Nguyễn Lân Dũng (2001), nấm bào ngư thuộc nhóm nấm hoại sinh, thức ăn là xác bã thực vật Nhóm nấm này có hệ men tiêu hóa tương đối mạnh phân giải được nhiều loại cơ chất Chúng có khả năng biến đổi cơ chất thành những phần đơn giản để có thể hấp thụ được

Nấm bào ngư có nhiều loại khác nhau về hình dạng, màu sắc, khả năng thích nghi với nhiệt độ Nấm có dạng phễu lệch, mọc thành cụm, hình dạng nấm có ba phần : mũ, phiến, cuống

Ở giai đoạn trưởng thành nấm sẽ phát tán bào tử nhờ gió, khi gặp điều kiện thuận lợi

sẽ hình thành sợi nấm sơ cấp với một nhân Hệ nấm sơ cấp phát triển đầy đủ hình thành

hệ sợi nấm thứ cấp, sau đó sẽ hình thành quả thể nấm hoàn chỉnh

Theo Nguyễn Hữu Đống và ctv (2003), quả thể nấm bào ngư phát triển qua nhiều giai đoạn dựa vào hình dạng tai nấm mà có tên gọi cho từng giai đoạn như: dạng san hô, dạng dùi trống, dạng phễu, dạng bán cầu lệch, dạng lá lục bình

Dạng san hô: quả thể mới tạo thành, dạng sợi mảnh hình chùm

Dạng dùi trống: mũ xuất hiện dưới dạng khối tròn, còn cuống phát triển cả về chiều ngang và chiều dài nên đường kính cuống và mũ không khác bao nhiêu

Dạng phễu: mũ mở rộng trong khi cuống còn ở giữa (giống cái phễu)

Dạng bán cầu lệch: cuống lớn nhanh ở một bên và bắt đầu lệch so với vị trí trung tâm của mũ

Dạng lục bình: cuống ngừng tăng trưởng nhưng mũ vẫn phát triển, bìa mép thẳng đến dợn sóng

2.2.3 Ảnh hưởng của môi trường

Trong quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng thông qua bề mặt sợi nấm, do sợi nấm rất mỏng nên dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, ánh sáng, độ ẩm…

Nhiệt độ : mỗi loài nấm khác nhau có các yêu cầu nhiệt độ khác nhau

Trang 18

Bảng 2.4: Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng hệ sợi nấm của một số loài nấm

Loài nấm Phạm vi nhiệt độ (oC) Nhiệt độ tối ưu (oC)

Ánh sáng chỉ cần trong giai đoạn ra quả thể khoảng 200 – 300 lux (ánh sáng khuếch tán), ánh sáng kích thích sự hình thành nụ nấm và giúp tai nấm phát triển bình thường

Độ ẩm cơ chất 50 – 60 %, độ ẩm không khí 80 – 95 % (Lê Duy Thắng, 2001)

2.2.4 Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng

Các chất có kích thước phân tử lớn như chất xơ hoặc chất bột khi bị phân giải sẽ cho ra những thành phần đơn giản hoặc nhỏ hơn, sản phẩm cuối thường là D-glucose D-glucose

là một dạng đường đơn mà hầu như các loại nấm đều phải cần đến Nó là nguồn cacbon chính để tổng hợp các chất trong cơ thể nấm, bao gồm các thành phần cấu tạo nên sợi nấm và các hợp chất liên quan đến hoạt động sống Ngoài ra, nấm còn sử dụng đường như chất đốt cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể Nấm cần nguồn cacbon hay đường như một yếu tố bắt buộc, không có nó, nấm không thể tăng trưởng hay phát triển được

Bên cạnh nguồn cacbon, nitơ (đạm) cũng là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu ở nấm

Từ hai nguồn: cacbon và nitơ nấm sẽ tạo ra acid amin, để tổng hợp nên protein

Trang 19

Nhiều nguyên tố khoáng cũng rất cần thiết cho nấm như kali (K), phospho (P), canxi (Ca), lưu huỳnh (S), magie (Mg), sắt (Fe), đồng (Cu), kẽm (Zn),… P tham gia trong thành phần cấu tạo acid nucleic và các chất tạo năng lượng, nếu thiếu nó sẽ kìm hãm sự hấp thu glucose cũng như quá trình hô hấp của nấm K dự phần trong sự thẩm thấu và giữ nước của tế bào, tham gia các hoạt động trao đổi chất và biến dưỡng protein Mg rất cần cho sự biến dưỡng các chất đường Các nguyên tố vi lượng khác như sắt (Fe), kẽm (Zn), mangan (Mn), molipden (Mo), bo (B),… chỉ cần một lượng rất nhỏ tham gia vào việc hoạt hóa các enzym, tổng hợp các loại vitamin, hấp thụ các chất trao đổi, và quá trình hình thành quả thể một cách bình thường

2.2.5 Một số giống nấm bào ngư phổ biến

2.2.5.1 Bào ngư xám (Pleurotus sajor - caju)

Quả thể phẳng, đường kính mũ nấm 5 – 15 cm hay lớn hơn, kích thước cuống nấm: 1,5 – 3 x 3 – 10 cm (Nguyễn Lân Dũng, 2001) Đây là một loại nấm ngon, thịt chắc, ăn giòn, ngọt, hơi dai, được trồng phổ biến ở miền Nam, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh

và các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ, đây là nguồn nấm chủ lực cho thị trường

2.2.5.2 Bào ngư Đài Loan hay bào ngư Nhật (Pleurotus cystidiosus)

Quả thể to, đường kính mũ nấm 7 – 12 cm, đôi khi đến 35 cm, cuống rất ngắn, mọc ngang (Nguyễn Lân Dũng, 2001)

2.2.5.3 Nấm bào ngư tím ( Pleurotus ostreatus)

Quả thể vừa hoặc lớn, đường kính mũ nấm 5 – 21 cm Cuống nấm mọc xiên, ngắn hoặc hầu như không có, dài không quá 1 – 3 x 1 – 2 cm Nấm vừa ăn ngon vừa có giá trị dược liệu Nấm bào ngư tím còn được gọi là nấm hương chân ngắn (Nguyễn Lân Dũng, 2001)

2.2.5.4 Nấm bào ngư trắng (Pleurotus florida)

Quả thể vừa hoặc lớn, đường kính mũ nấm 5 – 21 cm, màu trắng, màu trắng tro, trắng xanh, nhưng khi mới nở có màu tím hoặc nâu xám Cuống nấm mọc xiên, ngắn hoặc hầu như không có, dài không quá 1 – 3 cm Nấm được trồng rộng rãi trên thế giới,

Trang 20

đặc biệt là Trung Quốc với sản lượng rất cao (khoảng 12.000 tấn mỗi năm) (Nguyễn Thị Phưởng, 2010)

2.2.6 Cách bảo quản, chế biến nấm sau thu hoạch

2.2.6.1 Sự biến đổi nấm sau thu hoạch

Mất nước: nấm thường chứa nhiều nước (85 – 95 %) và lượng nước cần thiết này mất rất nhanh do hô hấp và bốc hơi

Sự hóa nâu: do ở nấm có men (enzym) polyphenoloxidase xúc tác phản ứng oxid hoá hợp chất phenolic không màu của nấm thành quinon tạo màu đỏ đến nâu đỏ Tuy nhiên quá trình này diễn ra rất chậm, khi nấm hoá nâu sẽ làm giảm giá trị thương phẩm

Sự thối nhũn: thường nấm có ẩm độ cao hoặc nấm do bị nhiễm trùng, nấm mốc Nếu nấm nhiễm nấm mốc sẽ tích lũy độc tố và biến chất sản phẩm (Nguyễn Hoài Vững, 2011)

2.2.6.2 Bảo quản nấm

Sau khi thu hái nấm cần lấy dao sắc cắt bỏ phần tạp chất dính ở chân nấm, tách rời từng cánh nấm ra khỏi cụm nấm Cánh nào to phải xé dọc thành 5 – 6 cánh nhỏ, để chỗ râm mát 4 – 6 giờ cho ráo bớt nước, sau đó đem sấy từ 40 – 60 oC trong 2 giờ Sấy đủ khô thì để chỗ thoáng 1 – 2 giờ rồi đóng vào túi màng mỏng (túi 2 lớp màng mỏng) Đối với nấm tươi: giữ được thời gian ngắn bằng cách làm chậm sự phát triển, giảm cường độ hô hấp, chống thoát nước và bảo quản ở nhiệt độ thấp (ở 10 – 15 oC có thể giữ

2.2.6.3 Chế biến nấm

Nấm tươi, nấm đông khô, nấm đóng hộp cũng như nấm sấy khô hoặc muối được chế biến theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào thị hiếu, khẩu vị và mục đích của các

Trang 21

món ăn Người ta có thể sử dụng nấm làm gia vị trong yến tiệc, chế biến nấm làm thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày như chiên, xào, nấu canh, kho, nấu cháo

Bệnh nhiễm: Yếu tố gây bệnh đa dạng, chủ yếu là các nhóm vi sinh vật như: vi trùng, nấm mốc, nấm nhầy, nấm dại và côn trùng Các tác nhân này ảnh hưởng gián tiếp lên sinh trưởng và phát triển của nấm, bằng cách cạnh tranh nguồn thức ăn và thay đổi

pH của môi trường Hậu quả là tơ mọc chậm, thưa, thậm chí ngừng lại Quả thể không tạo thành hoặc dị dạng, năng suất giảm Đối với bệnh nhiễm thì biện pháp phòng ngừa là cách làm tích cực nhất, trừ rất khó

Ở nấm bào ngư, có bệnh nhiễm chủ yếu : mốc xanh, mốc cam, mốc đen ảnh hưởng đến năng suất nấm

2.2.7.2 Một số biện pháp phòng bệnh trong trồng nấm

Chọn địa điểm: nơi trồng nấm phải xa nguồn bệnh như cống rãnh, rác rưởi, cây lá mục, phế liệu trồng nấm, chuồng trại chăn nuôi Ngoài ra, cũng nên tránh các nơi có nhiều bụi như nhà máy xay xát, chế biến nông sản, cưa xẻ gỗ

Trang 22

Hợp lý hóa quá trình sản xuất: Việc bố trí kho nguyên liệu, nơi dự trữ sản phẩm, phòng cấy, phòng ủ và nơi trồng cần tính toán để không lây nhiễm lẫn nhau

Xử lý môi trường và nguyên liệu: trước và sau mỗi đợt nuôi trồng cần vệ sinh kỹ nhà trồng như: nền đất, dàn kệ, kèo cột Cơ chất phải hấp khử trùng thật kỹ, vì bên trong

có nhiều thành phần thích hợp cho mầm bệnh mọc nhanh hơn bình thường

Ngăn chặn bệnh lây lan: trường hợp bệnh đã xảy ra phải cô lập ngay khu vực bệnh, như cách ly nguồn bệnh và phun thuốc diệt, phun ngừa khu vực xung quanh Phải

có kế hoạch chăm sóc, theo dõi định kỳ để có thể phát hiện sớm mầm bệnh, kịp ngăn chặn trước khi lây lan (Lê Duy Thắng, 2001)

Nhân lực: phải được trang bị các kiến thức cơ bản trong kỹ thuật trồng nấm bào ngư

2.2.8 Tình hình nghiên cứu, sản xuất nấm trong và ngoài nước

2.2.8.1 Tình hình nghiên cứu, sản xuất trong nước

Theo số liệu của FAO vào năm 2009, Việt Nam với sản lượng 20.091 tấn nấm, đứng hàng thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á, thứ 7 ở Châu Á và thứ 20 trên thế giới về sản lượng nấm, chứng tỏ nghề sản xuất nấm nói chung ở nước ta đang dần được chú trọng phát triển trong những năm gần đây (Phụ lục 2, Bảng 2.5, 2.6, 2.7)

Nhiều loại nguyên liệu mới được nghiên cứu để ứng dụng trồng nấm bào ngư như: Trồng nấm bào ngư trên bụi xơ dừa được ứng dụng tại cù lao Tắc Cậu (xã An Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) từ đầu năm 2006 và đang được nhân rộng Mô hình vừa giúp mang lại thu nhập cho người dân, vừa góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường (Chanh Đara, 2007)

Trồng nấm bào ngư trên cơ chất rơm rạ ven vườn cây ăn trái có sử dụng chế phẩm xử

lí rơm tại Vĩnh Long (Nguyên Vẹn, 2004)

Trồng nấm bào ngư trên trấu do kỹ sư Nguyễn Hoài Vững đã nghiên cứu thành công Nghiên cứu của anh đã được ứng dụng nhiều trong thực tế ở tỉnh An Giang (Nguyên Bửu, 2009)

Trang 23

Nghiên cứu sử dụng vỏ cà phê và cỏ lá gừng làm nguyên liệu trồng nấm bào ngư trắng của sinh viên Nguyễn Thị Phưởng ngành công nghệ sinh học trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Nguyễn Thị Phưởng, 2010)

Các tỉnh phía Bắc như Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Nội,… đã có nhiều cơ sở quốc doanh, tập thể, hộ gia đình trồng nấm

Nhiều tổ chức như Care (Dự án phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai) ở Đồng Tháp đã hỗ trợ gần 100 hộ nông dân trồng nấm bào ngư bằng cách cho tổ chức tham quan mô hình, tập huấn kỹ thuật và cung cấp bịch phôi nấm, nhờ đó mà nhiều hộ đã cải thiện cuộc sống gia đình (Hiếu Thảo, 2009)

Nhiều lớp tập huấn và chuyển giao kỹ thuật được tổ chức để tạo cơ hội làm ăn cho người dân như: tại thị xã La Gi tỉnh Bình Thuận tập huấn cho 300 nông dân, hội viên phụ

nữ tại các xã, phường (Hà Thanh Tú, 2008); tại Ủy ban nhân dân xã Nhơn Đức (Nhà Bè), Hội nông dân huyện phối hợp với Trạm khuyến nông và Trung tâm khuyến nông thành phố (Trương Thị Hà, 2010)

Việc chọn lọc, phục tráng giống bị thoái hóa cũng là một vấn đề đang được quan tâm Nghiên cứu của Phan Thị Nhiều và cộng sự đã chọn lọc, phục tráng thành công giống nấm bào ngư xám, một loại nấm ngon được trồng phổ biến hiện nay (V Giang, 2009)

Nhìn chung nghề trồng nấm bào ngư đang dần được quan tâm trên cả nước nhưng chưa đồng bộ, nhiều nơi còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm, người dân chưa có kinh nghiệm nhiều nên kĩ thuật còn yếu, năng suất chưa cao…

2.2.8.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất ngoài nước

Năm 2009, Trung Quốc là nước có sản lượng nấm lớn nhất trên thế giới với 4.680.726 tấn, tiếp đến là Mỹ 369.257 tấn, và Hà Lan 235.000 tấn (FAO, 2009)

Vấn đề nghiên cứu và sản xuất nấm ăn trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ,

nó đã trở thành một ngành công nghệ thực phẩm thực thụ Ở nhiều nước phát triển như

Trang 24

Hà Lan, Pháp, Italia, Nhật Bản, Mĩ, Đức,… nghề trồng nấm đã được cơ giới hóa cao từ khâu xử lí nguyên liệu đến khâu thu hái, chế biến nấm điều do máy móc thực hiện Các nơi ở khu vực châu Á như Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Singapore, Triều Tiên, Thái Lan,… nghề trồng nấm cũng phát triển rất mạnh

Ở nấm bào ngư ngoài phương thức treo các bịch nấm bằng các sợi dây ni lông còn có cách dùng ống tre nứa nhỏ đã chọc thủng các vách ngăn ở đốt và đục các lỗ thông khí trên ống sau đó xuyên suốt 5 – 6 bịch và treo thẳng đứng trên các giá phía trên cao Các ống này thường dài ngắn tùy theo chiều cao của giá so với mặt đất Các túi không được sát gần mặt đất để tránh chuột, gián, kiến… và tránh độ ẩm quá cao

Ở Thái Lan có gia đình xếp các bịch chồng khít lên nhau ở hai bên một cái giá gỗ xếp thành hình chữ A, bên dưới có ngăn gỗ thẳng góc với giá để đỡ các bịch dưới cùng, chỉ rạch ở phía ngoài để cho nấm mọc ra từ một phía

Ở Hà Lan các phân xưởng xếp nguyên liệu vào các khay nhựa dạng rổ hình khối chữ nhật không kín Mặt trống xếp ra ngoài Hai khay quay lưng lại nhau trên cùng một giá Nấm chỉ mọc trên bề mặt và có thang để hàng ngày thu hái nấm trên các tầng của giá

Ở Trung Quốc còn có kiểu sản xuất lớn ngoài trời Người ta đào các hố sâu cách mặt đất 1 m, rộng 2 m Đắp tường đất cao 0,7 – 1 m trên mặt đất, dày 0,5 m Trên cùng làm khung che vòm bằng tre nứa Phủ màng mỏng lên trên rồi phủ rơm rạ hay cỏ tranh lên trên cùng để che bớt ánh nắng Hai bên có rãnh thoát nước Dưới đáy hố có đắp 2 nền đất hai bên để xếp các bịch nấm lên trên, ở giữa có đường để đi lại chăm sóc và thu hái nấm

Còn có cách trồng nấm ngoài ruộng theo kiểu nuôi trồng dưới giàn bí, giàn mướp hay nuôi trồng xen lẫn với các hàng ngô để che bớt nắng cho nấm Luống để trồng nấm cao hơn luống để trồng ngô Luống trồng nấm rộng 30 cm, hai luống trồng nấm cách nhau 40 cm, luống trồng ngô ở hai bên, mỗi luống trồng ngô rộng 40 cm, và thấp hơn luống trồng nấm 2 – 5 cm Đợi ngô mọc cao (gần 2 tháng) đem các bịch phôi đã phủ

Trang 25

trắng tơ đưa vào nước ngâm 4 – 6 giờ Sau đó dỡ ra khỏi túi và xếp lên luống trồng nấm Ngoài ra còn có thể nuôi trồng nấm ở khu vực trồng rừng (Nguyễn Lân Dũng, 2002) Không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng mà nấm bào ngư còn được nghiên cứu trong việc làm giảm một số chất độc hại, và cải thiện môi trường như theo một nghiên cứu ở

Đức thì Pleurotus sp Florida có khả năng làm giảm lượng PAHs (hợp chất đa vòng thơm

ngưng tụ) trong dung dịch chất nền là rơm lúa mì có PAHs (Wolter và ctv,1997) PAHs như một chất ô nhiễm, có khả năng gây ung thư, gây đột biến, và quái thai

Hoặc theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ nói về sự ảnh hưởng từ nước thải của các nhà máy sản xuất sữa (DSW) lên các giai đoạn phát triển và năng suất của

hai loại nấm Pleurotus florida và Pleurotus sajor-caju DSW có chứa một lượng đáng

kể sữa, lactose, chất béo, protein, acid lactic, phosphate, canxi sunfat, kali, khoáng chất

khác và thành phần phân hủy sinh học DSW được thêm vào các loại giá thể khác nhau

như một chất phụ gia với các nồng độ khác nhau làm cho tốc độ lan tơ nhanh hơn nhưng chỉ tới một giới hạn nhất định là 20 % DSW trên giá thể lõi ngô và lúa mì là cao nhất, sau

đó sẽ giảm cả tốc độ lan tơ và năng suất Điều này cho thấy hàm lượng đạm quá cao sẽ

ức chế sự tăng trưởng của nấm (Ram và ctv, 2011)

Ngoài ra cũng có những nghiên cứu trồng nấm bào ngư trên những chất thải khác nhau mang lại hiệu quả kinh tế và giảm bớt chi phí cho quá trình tái chế hữu cơ được áp

dụng trên ba loài Pleurotus columbinus, Pleurotus sajor-caju, Pleurotus ostreatus với

các loại nguyên liệu giấy văn phòng, bìa cactong, sợi thực vật, mùn cưa thì năng suất nấm trên giấy và bìa cactong cao hơn trên sợi thực vật và mùn cưa, năng suất trồng trong

túi polime cao hơn trong khay nhựa vì khả năng giữ ẩm tốt hơn, và nấm Pleurotus

sajor-caju có hàm lượng protein cao hơn hai loài còn lại, đặc biệt khi trồng trên sợi thực vật và

bìa cactong Đây là nghiên cứu của Khoa Khoa Học, Trường Đại Học Bahrain, Vương Quốc Bahrain (Mandeel và ctv, 2005)

Theo một nghiên cứu khác của Tiến sĩ Panjabrao ở Ấn Độ là sử dụng nấm

Pleurotus sajor-caju (Fr.) Singer để chuyển đổi phế phẩm nông nghiệp chất lượng thấp

như thân cây bông, thân và lá cây đậu, rơm lúa mì,… thành protein của nấm mà con người

sử dụng được Trong các nguyên liệu trồng nấm thì rơm được báo cáo là chất nền tốt nhất,

Trang 26

trong các loại rơm thì rơm lúa mì là tốt, nhưng nếu kết hợp được nhiều nguyên liệu với nhau thì năng suất sẽ cao hơn (Panjabrao và ctv, 2007)

Trang 27

Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian: Từ tháng 02 năm 2011 đến tháng 06 năm 2011

Địa điểm: Tại trại thực nghiệm khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thành

Phố Hồ Chí Minh

3.2 Điều kiện thời tiết trong thời gian thí nghiệm

Bảng 3.1: Các yếu tố thời tiết

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Tân Sơn Hòa, Tp.HCM, 2011)

Bảng 3.1 cho thấy: Trong 5 tháng đầu năm 2011, nhiệt độ trung bình tăng dần qua

các tháng và cao nhất vào tháng 5 (29,5 oC) Ẩm độ trung bình tương đối bằng nhau ở các

tháng, cao nhất vào tháng 5 (75 %) Lượng mưa thì rất ít, tháng 2 hầu như không mưa, lượng

mưa cao nhất là tháng 5 chỉ đạt 124,4 mm (tháng 6 chưa cập nhật được)

Nhìn chung, thời tiết trong thời gian thí nghiệm chưa thuận lợi cho việc trồng nấm

bào ngư, liên tục nắng nóng nhiều tháng liền, nhiệt độ cao, nguồn nước hạn chế và xa nhà

trồng Nhất là trong giai đoạn chuẩn bị thu đón quả thể (tháng 4, tháng 5) thì nhiệt độ

cao, ẩm độ thấp ảnh hưởng không tốt cho việc ra quả thể của các giống nấm bào ngư

Trang 28

3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Vật liệu

Meo giống của trại nấm DONA – 11 Vườn Thuốc, ấp Cây Da, Tân Phú Trung, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

Giá thể: gỗ vụn cao su

Chất phối trộn: cám gạo, đường, vôi 1 %

Các dụng cụ, thiết bị sử dụng như: Dụng cụ cấy meo, dao lam, bình xịt cồn, khây đựng, thùng phuy, cân, bình tưới

Nhà trồng (tre, bạt che)

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu

• Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố, 12 nghiệm thức, 3 lần lặp lại

• Yếu tố A: các mức tỉ lệ cám bổ sung vào giá thể

Trang 29

• Sơ đồ bố trí thí nghiệm

A1B4 A3B1 A2B2 A3B2 A1B3 A1B1 A1B4 A2B1 A3B4 A2B1 A2B3 A3B2 A1B1 A3B1 A2B3 A3B2 A2B1 A2B2 A1B2 A1B3 A2B3 A3B1 A1B2 A2B4 A3B4 A1B4 A3B4 A1B1 A1B2 A1B3 A2B4 A2B2 A3B3 A3B3 A3B3 A2B4

• Quy mô thí nghiệm

Thí nghiệm có 36 ô, mỗi ô thí nghiệm gồm 6 bịch nấm Tổng số bịch nấm trên toàn khu thí nghiệm là 216 bịch

Diện tích nhà trồng là: 18 m2 (3 m x 6 m)

3.3.3 Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch

3.3.3.1 Chuẩn bị nguyên liệu và xử lí

Nguyên liệu là những cành nhánh cao su nhỏ sau thanh lý không quá 1 tháng (không nên sử dụng những cành nhánh đã mục), gỗ khô vừa phải, đem cắt khúc, chẻ nhỏ, ngâm nước vôi 1 % ít nhất 24 giờ Sau đó vớt ra để ráo rồi bổ sung cám gạo và đường theo tỉ lệ thí nghiệm, cho thêm nước vừa đủ ẩm

Trộn đều cho vào túi PE (15 – 25 cm) trước khi đem hấp khử trùng Thời gian hấp từ

5 – 7 giờ, dụng cụ hấp là thùng phuy

Để nguội rồi cấy meo giống nấm bào ngư vào bịch

Trang 30

3.3.3.2 Chăm sóc và thu đón quả thể

Nguyên liệu đóng bao bì và thanh trùng xong, chờ nguội rồi cấy giống Sau đó, cần một thời gian để tơ ăn đầy bịch phôi (nuôi ủ tơ)

Ở giai đoạn này, không cần ánh sáng, nhiệt độ cần giữ ở khoảng 20 – 30 oC Độ ẩm cũng rất quan trọng nên giữ từ 70 % trở lên

Cứ 5 – 7 ngày ta kiểm tra một lần nhằm phát hiện những bịch nhiễm bệnh để hủy

bỏ, không để lây nhiễm sang các bịch khác

Khi tơ đã phủ trắng bịch, chuyển sang nhà trồng, không nên để bịch phôi ở nơi có ánh sáng trực xạ, sau đó tiến hành tháo nút bông trên miệng bịch và dùng dao lam rạch từ 6 – 8 đường dài khoảng 3 – 4 cm đều quanh bịch phôi

Ở giai đọan này, vấn đề quan trọng nhất lại là độ ẩm của môi trường xung quanh Độ

ẩm cao cũng làm hạ nhiệt độ Đây là hai yếu tố chính trong việc kích thích tơ nấm kết

nụ và sau đó nụ nấm tiếp tục phát triển thành quả thể Độ ẩm có thể thực hiện bằng cách tưới hoặc phun nước

Nước tưới nấm phải sạch, không phèn, không chứa chất độc hại nấm Không tưới thẳng lên bịch phôi mà phun xịt tạo mưa nhẹ rơi từ trên xuống, tưới ướt các vách, nóc và nền nhà

để tạo độ ẩm không khí cần thiết cho nhà trồng nấm, nên để độ ẩm không khí từ 85 % trở lên Tưới nước nhiều hay ít tùy theo ẩm độ không khí của nhà trồng nấm Bình quân 2 lần/ngày, nếu khô thì từ 3 – 4 lần/ngày

Việc thu hái nấm bào ngư nên tiến hành ở giai đoạn trưởng thành, đó là lúc tai nấm chuyển từ dạng phễu lệch sang dạng lá lục bình (mũ nấm mỏng lại và căng rộng ra, mép hơi quằng xuống – nếu mép cong lên là nấm già) Khi thu hoạch không nên để nấm

to ra mới hái để có sản lượng cao Sản lượng nấm phụ thuộc vào chất lượng sợi nấm mọc trên cơ chất Chất lượng nấm lại phụ thuộc vào kích thước của mũ nấm Mũ nấm càng lớn (tức là càng già) thì chất lượng của nấm càng giảm Lưu ý không để sót gốc chân nấm trong bịch khi hái

Trang 31

Hái xong đợt đầu dừng lại 5 – 7 ngày không phun nước vào bịch mà chỉ tạo độ ẩm vừa phải cho không khí trong nhà trồng

3.4 Phương pháp xử lí số liệu và các chỉ tiêu theo dõi

3.4.1 Phương pháp xử lí số liệu

Số liệu thu thập được xử lý thống kê bằng phần mềm MSTATC, sử dụng chương trình

Microsoft Excel tính giá trị trung bình, năng suất thu hoạch, hiệu quả kinh tế

3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi

3.4.2.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng

Mỗi ô nghiệm thức chọn 3 bịch phôi để theo dõi các chỉ tiêu:

Động thái phát triển chiều dài sợi tơ (cm): Đo từ cổ bịch đến vị trí tơ dài nhất trên bịch phôi Thời gian theo dõi trong giai đoạn nuôi tơ là 3 ngày/lần

Tốc độ tăng trưởng chiều dài tơ nấm (cm/ngày): trung bình của chiều dài lần đo sau trừ chiều dài lần đo trước

Thời gian tơ nấm ăn trắng tất cả các bịch của mỗi nghiệm thức (ngày): Đếm số ngày

từ khi cấy meo giống đến lúc tơ ăn đầy kín tất cả các bịch phôi của mỗi ô thí nghiệm Thời gian ra quả thể (ngày): từ khi cấy đến khi 2/3 số bịch của mỗi nghiệm thức có quả thể đầu tiên nhú ra khỏi bịch

Trọng lượng trung bình 1 chùm quả thể (gram): trung bình trọng lượng của 1 chùm quả thể thu được ở mỗi bịch của mỗi nghiệm thức

Tỉ lệ bệnh (%) = (Số bịch bị nấm bệnh của mỗi nghiệm thức x 100)/Số bịch của mỗi nghiệm thức

3.4.2.2 Các chỉ tiêu năng suất

Trọng lượng trung bình quả thể/bịch (gram): trung bình trọng lượng quả thể của 3 bịch được chọn đo chỉ tiêu của mỗi nghiệm thức

Năng suất ô thí nghiệm (g/6 bịch) = Tổng khối lượng quả thể thu được trên mỗi ô thí nghiệm qua các lần thu hoạch

Trang 32

Năng suất thực thu (kg/1000 bịch) = (Năng suất ô thí nghiệm/Số bịch phôi) x 1000 Năng suất lý thuyết (kg/1000 bịch) = (Trọng lượng trung bình quả thể/bịch) x 1000

3.4.2.3 Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế tính trên 1000 bịch phôi

Tổng thu nhập = Tổng khối lượng nấm thu hoạch x Giá bán 1kg

Lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí

3.4.3 Tiến độ thực hiện

02/2011 – 10/03/2011

Chuẩn bị nhà trồng, nguyên liệu

Đóng bịch Hấp khử trùng 11/03/2011

– 14/04/2011

Cấy meo Nuôi ủ tơ, theo dõi và thu thập số liệu 15/04/2011

– 15/05/2011

Rạch bịch Chăm sóc, thu hoạch và thu thập số liệu 07/2011 Kết thúc đề tài

Ngày đăng: 11/06/2018, 08:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w